Bạn đang xem bài viết Xuất Khẩu Da Cá Tra Sang Singapore Làm Snack được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xuất khẩu da cá tra sang Singapore làm snack
Thay vì bán phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi, da cá tra Việt Nam đã tìm đường xuất khẩu sang Singapore với giá trị cao.
Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Trường Giang, Phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân gạo Cỏ May có trụ sở ở Đồng Tháp cho biết, nếu trước đây da cá tra chủ yếu bán phụ phẩm để chế biến thức ăn chăn nuôi thì mới đây sản phẩm của đơn vị này được doanh nghiệp ở Singapore đề nghị mua làm sản phẩm ăn liền (snack).
“Cách đây 4 tháng, nhiều khách hàng Singapore và châu Âu đề nghị chúng tôi cung cấp da cá tra đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế với giá hấp dẫn. Sau quá trình khảo sát, đối tác Singapore đã ký kết hợp đồng bao tiêu với công ty”, ông Giang nói và cho hay nếu trước đây giá phụ phẩm chỉ 6.000 – 8.000 đồng một kg thì khi bán cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm giá đã tăng 71,4% (giá nhập tại kho); nếu có thêm chi phí đóng gói, cấp đông… thì có thể tăng gấp 3 lần, khoảng 22.000 -24.000 đồng một kg. Snack da cá tra tại thị trường Singapore hiện có giá 8 SGD (khoảng 136.000 đồng) cho gói nhỏ 230gram.
Da cá tra sau khi chế biến thành snack.
Hiện mỗi tháng Cỏ May xuất sang thị trường Singapore 50-60 tấn da cá. Qua 2018, công ty sẽ mở rộng nhà máy để nâng công suất lên cao hơn. Hiện tại lượng hàng xuất đi cung không đủ cầu. Tuy nhiên, để xuất được, da cá phải đảm bảo các chứng nhận an toàn về vệ sinh thực phẩm quốc tế, không có các dư lượng về thuốc bảo vệ thực vật, hóa học.
Da cá tra là nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, giàu collagen và gelatin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều nhà máy ở Việt Nam chưa thể tận dụng nguyên liệu này để sản xuất sản phẩm ăn liền. Để đón đầu xu hướng, ngoài xuất khẩu, sắp tới Cỏ May sẽ nghiên cứu khẩu vị, cách tẩm ướp của các nước như Singapore, Malaysia, châu Âu, Việt Nam để chế biến ra sản phẩm phù hợp và xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm snack từ da cá tra đầu tiên tại Việt Nam.
Ông Giang cũng cho biết, để có 35 tấn phi lê cá tra thì cần có 100 tấn nguyên liệu đầu vào. Trước đây, các phụ phẩm như da, đầu, vây, bao tử, bong bóng của cá đa phần bán để làm thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, ngoài doanh nghiệp Cỏ May thu được giá trị cao từ da cá tra nhờ xuất khẩu, thì trong nước, mới chỉ có Vĩnh Hoàn xây nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra với công suất 2.000 tấn một năm. Kết thúc quý I/2017, doanh thu từ collagen và gelatin của Vĩnh Hoàn đạt 700.000 USD. Doanh thu năm ngoái của mảng này khoảng 1 triệu USD và kỳ vọng sẽ tăng lên 5 triệu USD năm nay.
Cỏ May ra đời năm 1986 với việc sản xuất xà bông, nhưng đến 1990 vì gặp khó nên ngừng sản xuất mặt hàng này và chuyển sang kinh doanh lương thực. Ngoài sản xuất gạo cho thị trường trong nước và Singapore, công ty còn trồng nấm, chế biến cá tra…
Thi Hà – Vnexpress
Các sản phẩm khác
Cá Tra Xuất Khẩu Sang Trung Quốc Gặp Vướng Mắc – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Lô hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc gặp vướng mắc
Ngày 21/6/2019, Nafiqad đã có văn bản gửi các cơ sở chế biến, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng về việc xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc gặp vướng mắc. Văn bản cho biết, Nafiqad nhận được thông tin các lô hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc gặp vướng mắc khi thông quan do ghi nhãn sai tên thương mại bằng tiếng Trung của cá tra là cá basa, không đúng với tên khoa học Pangasius hypophthalmus trên bao bì xuất khẩu. Doanh nghiệp lại sử dụng thông tin này để khai báo nhập khẩu với cơ quan Hải quan Trung Quốc. “Thông tin này không đúng với bản chất lô hàng và thông tin trên chứng thư do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp”, Nafiqad khẳng định.
Do đó, Nafiqad yêu cầu các cơ sở chế biến, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc phải rà soát kỹ các thông tin ghi trên nhãn/bao bì sản phẩm, bảo đảm ghi đúng tên thương mại tiếng Trung của cá tra và tương ứng với tên khoa học (Pangasius hypophthalmus), phù hợp với các thông tin đã đăng ký, kiểm tra và được Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng chứng nhận trong chứng thư. Đồng thời, Nafiqad đề nghị các đối tác khi làm thủ tục khai báo nhập khẩu lô hàng cá tra với Hải quan Trung Quốc cũng cần khai rõ, chính xác tên thương mại tiếng Trung, tên khoa học của cá tra.
Cá tra và cá basa cùng thuộc họ cá tra, có hình thể khá giống nhau và khó phân biệt. Do đó, các nhà thương mại thường gọi hai mặt hàng trên là cá basa do mặt hàng này được thương mại hóa trước và được thị trường ưa chuộng, nhưng điều này là không minh bạch, các nước nhập khẩu không cho phép. Cá basa hiện trên thị trường không có nhiều do giá thành sản xuất cao, không cạnh tranh nổi với cá tra.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đang nổi lên là thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam. Hồi cuối tháng 5, Trung Quốc quyết định miễn thuế cho 33 mặt hàng thủy sản của Việt Nam, trong đó có cá tra. Đây là động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam khi sang thị trường này. Hiện, có hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, trong đó có khoảng 45 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.
Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt khoảng 690 triệu USD, giảm nhẹ so cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc, Mỹ và EU chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Thủ Tục Xuất Khẩu Bột Cá Sang Trung Quốc
Fanpage FB:
QUY TRÌNH THỦ TỤC XUẤT KHẨU BỘT CÁ SANG TRUNG QUỐC
Kể từ 2011, bột cá của doanh nghiệp chưa đăng ký sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ cử đoàn kiểm tra sang Việt Nam vào thời điểm thích hợp để đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh của doanh nghiệp cũng như hệ thống giám sát tại các địa điểm cụ thể.
Đọc công văn: 3304/BNN-HTQT: V/v triển khai thực thi Lệnh 118 của Trung Quốc đối với sản phẩm bột cá xuất khẩu sang Trung Quốc
Tổng cục Thủy sản cung cấp các văn bản quản lý trong thu hoạch, chế biến và kiểm tra vệ sinh an toàn đối với sản phẩm bột cá làm thức ăn chăn nuôi.
Cục Thú y cung cấp mẫu giấy kiểm dịch và chứng nhận vệ sinh đối với sản phẩm bột cá làm thức ăn chăn nuôi xuất khẩu sang Trung Quốc (50 bản có đóng dấu để phía Trung Quốc lưu hồ sơ)
Trước khi xuất khẩu lô hàng đi Trung Quốc cần kiểm dịch động vật và kiểm tra vệ sinh. Phải làm với từng lô.
Cục Chăn nuôi cung cấp tài liệu về tiêu chuẩn đối với bột cá làm thức ăn chăn nuôi.
Tiêu chuẩn bột cá phải phù hợp với Cục Chăn Nuôi.
Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh lập danh sách các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu bột cá, đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu bột cá sang Trung Quốc.
Phải đăng ký công ty xuất khẩu với Sở Nông Nghiệp và PTNT. Để được có tên trong danh sách xuất khẩu.
230120: Bột mịn, bột thô và viên, từ cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hay động vật thủy sinh không xương sống khác:
23012010: Từ cá, có hàm lượng protein dưới 60% tính theo trọng
23012020: Từ cá, có hàm lượng protein từ 60% trở lên tính theo trọng lượng
Vì hàng xuất nên hải quan chỉ quan tâm những giấy tờ này thôi. Còn những giấy tờ kia là để Trung Quốc họ nhận hàng đầu bên Trung Quốc.
https://www.facebook.com/LogeasyFastAndReliable/
#thủ tục xuất khẩu bột cá sang trung quốc
Mọi chi tiết liên hệ cho mình !!!
D9t/Zalo: 0947632371 (Nguyễn Ngọc Trai)
nguyenngoctrai3333@gmail.com
Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Quay Đầu Giảm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam cùng với 3 nước Đông Nam Á khác là Thái Lan, Indonesia và Philippines đang là nguồn cung cá ngừ chế biến đóng hộp lớn nhất cho thị trường Nhật Bản trong giai đoạn này.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn còn rất khiêm tốt so với 3 nước kia.
Hơn thế nữa, sau khi tăng trưởng tốt trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng giảm. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 6 đã giảm 39,4% so với tháng 5/2020, đạt hơn 1,7 triệu USD.
Về từng mặt hàng, nửa đầu năm 2020, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến khác của Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng tăng cao, trong khi xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và đóng hộp giảm. Điều này đã khiến tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến tăng từ 61% trong quý II/2019 lên gần 77% trong cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến khác, đặc biệt các sản phẩm loin cá ngừ hấp đông lạnh mã HS16041490 tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm 2019.
So với cùng kỳ năm 2019, giá trung bình xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến sang Nhật Bản giảm, trong khi giá các sản phẩm thịt/philê cá ngừ đông lạnh có xu hướng tăng.
Hiện, dịch bệnh COVID-19 tại Nhật Bản vẫn chưa được kiểm soát, điều này dự kiến sẽ tiếp tục tác động đến nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản. Nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.
Người dân Nhật Bản đang phải thay đổi thói quen tiêu thụ cá ngừ của mình bằng cách chuyển từ ăn nhà hàng sang ăn tại nhà. Các nhà hàng sushi mặc dù đã chuyển đổi sang hình thức mua hàng mang về nhưng doanh số vẫn sụt giảm.
Bên cạnh đó, sự gián đoạn của các chuyến bay đã ảnh hưởng tới nguồn cung cá ngừ tươi nguyên con ướp đá. Việc huỷ bỏ lễ hội mùa xuân và dời lịch tổ chức Thế vận hội 2020 sang 2021 cũng đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại thị trường này suy giảm.
Lê Thúy
Từ 16 giờ 30 phút ngày 12/4, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ từ 70 – 117 đồng/lít/kg. Kỳ điều hành lần này, nếu không tiếp …
Với 17 Hiệp định FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành trung tâm của các dòng chảy thương mại toàn cầu. Cùng với tham gia WTO, …
Cập nhật thông tin chi tiết về Xuất Khẩu Da Cá Tra Sang Singapore Làm Snack trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!