Bạn đang xem bài viết Www.honviet.com. Canh Chua Cá Lóc Miền Tây được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Canh chua cá lóc miền Tây
26 Tháng Tám 2010 7:00 SA
Bạn tôi hay nói đùa rằng, về miền Tây chẳng bao giờ “đói”. Ừa thì thiệt mà, một vùng đất trù phú, chín nhánh sông uốn lượn chở nặng phù sa, cho nguồn cá tôm rau trái… dồi dào như vậy làm sao mà “đói” được; cuộc sống của người dân vùng sông nước tưởng là “cơ cầu” nhưng lại rất đỗi an nhàn, nó cứ nhẹ nhàng trôi y như dòng sông vậy.
Sẵn có nguồn thực phẩm phong phú, nên người miền Tây thường “chế” ra các món ăn rất lạ và rất ngon, chưa đến đây thì thôi, chứ đã đến rồi thì đừng bỏ lỡ dịp thưởng thức nồi canh chua cá lóc, bởi chỉ riêng món ăn này thôi đã thể hiện được đầy đủ sự giàu có, trù phú của thiên nhiên miền Tây Nam Bộ và qua đó cũng thể hiện được sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên nơi đây.
Có lẽ vì là xứ nóng cho nên người miền Tây cực kỳ thích ăn món canh có vị chua: mùa mưa có cá chốt, bông so đũa ngọt (đầu mùa) nấu trái bần; mùa gió chướng nước lên nhiều có canh chua nấu cá rô đồng, bông điên điển…
Canh chua gà lá giang, canh chua cá lóc thì quanh năm, ưng ăn lúc nào cũng có. Canh chua bông so đũa, canh chua bông điên điển, canh chua gà lá giang… ngon thì ngon đấy nhưng không phải ai ăn cũng hợp khẩu, còn món canh chua cá lóc lại làm cho bất cứ ai ăn một lần cũng “ghiền”, nó như vẻ đẹp của thôn nữ, không cần tô son điểm phấn mà vẫn cứ đẹp, vẫn cứ khiến cho người ta say.
Xa nhà lâu ngày, không được ăn món ăn đậm đà hương vị miền quê này thì bứt rứt, đứng ngồi không yên như là phải lỗi hẹn với cô hàng xóm nơi quê nhà vậy.
Nồi canh chua cá lóc miền Tây là sự kết hợp nhiều loại rau: rau ngổ (ngò om), ngò gai, bông súng, rau nhút, bông so đũa đắng (cuối mùa), ngó sen, bạc hà, giá sống; nhiều loại trái, như: me, thơm, đậu bắp, cà chua và cá lóc. Không như ở miền Bắc, các bà nội trợ ưa dùng cơm mẻ để nấu canh chua, còn ở đây ta dùng vị chua của trái me.
Được mang danh là “canh chua”, đương nhiên chua là vị chủ đạo, tuy nhiên phải có sự kết hợp giữa vị chua và ngọt: chua đừng chua gắt, ngọt thì phải ngọt thanh. Hòa quyện trong vị chua phải có vị nhằng nhặng đắng của bông so đũa, vị chan chát của trái đậu bắp và một chút cay nồng của ớt đỏ. Đến khi ăn, múc canh ra tô thì ta rắc vào một chút rau ngò gai, rau ngò om và hành lá.
Một tô canh chua cá lóc phải đầy đủ nguyên liệu như thế mới toát lên được sự tươi tốt, dồi dào của đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ vậy, món canh chua cá lóc miền Tây không lẫn lộn với canh chua ở bất cứ vùng nào.
Tưởng rằng một nồi canh hầm bà lằn như thế thì làm sao mà ngon cho được. Thế nhưng, chính sự kết hợp tài tình ấy mới làm cho nồi canh trở nên đầy hương vị, đầy màu sắc, và như thế mới toát lên vẻ đẹp của sản vật và sự hào phóng của người dân nơi đây.
Vẻ đẹp và vị ngon của canh chua cá lóc hấp dẫn là vậy, nhưng đáng “trân trọng” hơn là canh chua cá lóc cũng là một món ăn dưỡng sinh, đảm bảo được sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường.
Bởi thế, “tiêu chuẩn” của một nồi canh chua ngon phải đủ năm vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng, nếu thiếu một trong năm vị ấy thì không thể nên nồi canh chua cá lóc miền Tây đúng nghĩa được.
Cá lóc có vị ngọt, không độc, thịt ít mỡ, giàu khoáng chất và vitamin nên được xem là thức ăn dưỡng sinh bậc nhất, chữa được nhiều bệnh. Cà chua, trái thơm, giá, bạc hà, rau nhút… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường. Ngò gai, ngò om, hành lá giúp dễ tiết mồ hôi giảm bớt độc tố, làm mát da, giải được cái nóng bức của thời tiết.
Ăn thịt nhiều thì cũng phải đổi món canh chua cá vì nó giúp người ta nhẹ bụng, ngủ ngon, nhất là đối với người bị bệnh cao áp huyết, phong tê thấp, suy nhược cơ thể. Một nồi canh chua đem lại cho người ăn nhiều lợi ích như thế, ai mà không muốn ăn.
Món canh chua cá lóc giúp giải nhiệt mùa nắng nóng. Miền Tây là xứ nóng nên ăn mùa nào cũng hợp. Những buổi chiều gió từ sông thổi vào lồng lộng, lay những tàu lá chuối kêu xào xạc, hay những khi trời mưa rả rích, những giọt mưa bị gió xô vào vách liếp, luồn vào nhà đem theo cái hơi se se lạnh, giữa khí hậu như thế thì được nồi cơm gạo mới, ăn với canh chua cá lóc và ơ cá rô đồng kho tộ vừa bùi vừa thơm thì còn gì sướng bằng.
Giữa tiết trời se se lạnh, gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm, thưởng thức cái vị chua và hương ớt cay nồng pha chút ngòn ngọt của tô canh chua đang bốc khói, vừa ăn vừa nói chuyện con cái học hành, chuyện thu hoạch mùa màng, chuyện thăm cô Tư, thím Bảy… hay mở thêm bản đờn ca tài tử, thì trước một khung cảnh bình dị, nên thơ như vậy, cũng đủ cho ta bằng lòng với niềm hạnh phúc của thế gian này.
Cũng trong cái niềm hạnh phúc ấy, chợt nhận ra rằng, ở nhà quê có người mẹ quê tần tảo sớm hôm, nấu những món quê dạt dào tình quê ấy mới chính là sức mạnh vượt trên cả tất cả sức mạnh níu chân người con quê về với đất quê. Dù rằng, đứa con quê ấy có đi biền biệt đến tận chân trời góc biển.
Canh Chua Cá Lóc Miền Nam
Canh chua cá lóc miền nam là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Vào những buổi trưa hè nắng nóng mà có được 1 tô canh chua cá lóc thì còn gì bằng nè, phải không cả nhà.
Nguyên liệu:
– 1 con cá quả (hay còn gọi là cá lóc) tầm 400g – 1-2 cây dọc mùng ( bạc hà) – 2 quả cà chua lớn – 10-15 quả đậu bắp – 2 lát dứa vừa ăn – 100g giá đỗ – 1 vắt me chua – 1 nhánh nhỏ cần tây – Rau mùi tàu (ngò gai), rau ngổ (ngò om) – Nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tỏi, hành khô.
Cách làm canh chua cá lóc miền nam:
Bước 1:
– Cá quả làm sạch, cắt khoanh tròn, nấu một nồi nước sôi thêm vào một ít muối, thả cá vào nấu chín, gắp ra đĩa để riêng.
Bước 2:
– Me chua cho vào bát, thêm một ít nước sôi, chần cho me tan, lọc bỏ hạt, giữ lại phần nước cốt me.
– Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát vừa ăn.
Bước 3:
– Dọc mùng tước vỏ, rửa sạch, cắt lát xéo.
– Đậu bắp, cần tây, rửa sạch, cắt lát xéo.
Bước 4:
– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
– Mùi tàu, rau ngổ rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 5:
– Đun nóng một ít dầu ăn, phi hành, tỏi thơm, cho cà chua vào xào, xào khoảng 2 phút thì cho tiếp dứa vào xào cùng.
Bước 6:
– Châm vào nồi cà chua khoảng hai bát lớn nước lọc, đun sôi thì cho nước cốt me vào đun cùng, nêm gia vị cho có vị ngọt, chua, mặn vừa khẩu vị.
Bước 7:
– Cho đậu bắp, cần tây vào đun cùng, đun khoảng 3 phút thì cho tiếp giá đỗ, bạc hà, thêm vào một ít nước mắm, cho cá vào đun cùng đến khi sôi lại thì tắt bếp.
– Múc canh ra bát lớn, rắc mùi tàu, rau ngổ lên bề mặt, dùng kèm với mặn mặn và ớt quả cắt nhỏ. Bạn có thể cho một ít tỏi phi lên bề mặt bát canh.
Cách Nấu Canh Chua Cá Lóc Đúng Chuẩn Miền Tây Nam Bộ
Canh chua cá lóc (cá quả) là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm gia đình với giá trị dinh dưỡng cao và dễ ăn. Hãy tham khảo ngay cách nấu canh chua cá lóc ngon chuẩn vị miền Tây Nam Bộ để chiêu đãi gia đình.
Món canh chua cá lóc là món ăn dân dã quen thuộc với người dân Việt đặc biệt là những vùng quê, sông nước, đồng ruộng. Món canh chua cá lóc có nhiều cách chế biến tùy theo những đặc trưng của từng vùng ở miền Bắc, miền Nam, miền Tây hay miền Trung. Để làm món canh chua này thơm ngon chuẩn vị không bị tanh cũng cần có bí quyết.
Nguyên liệu làm món canh chua cá lóc
– Cá lóc (cá quả): 800gr (Nên chọn cá có mắt trong sáng, mang cá đỏ hồng, bề ngoài sáng bóng, ấn vào thân có sự đàn hồi tốt thịt khá chắc)
– Dứa: 1 quả
– Cà chua: 2 quả
– Me chín 2 quả
– Hành, ớt, tỏi, rau răm, thì là
– Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn, bột tiêu,…
Cách làm canh chua cá lóc ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Cá lóc (cá quả) làm sạch, rửa qua với một chút nước muối hoặc rượu để cá sạch nhớt và không bị tanh. Cắt thành khúc vừa ăn.
– Bạn ướp cá cùng 1 ít mắm, muối, hạt tiêu, ớt và hành băm nhỏ trong 20 phút để cá ngấm đều gia vị.
– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái miếng nhỏ. Cà chua bổ miếng cau, hành rau răm, thì là, ớt nhặt rửa sạch thái nhỏ.
Bước 2: Cách nấu canh cá chuẩn vị Nam Bộ
– Bật bếp, cho dầu đun sôi và phi thơm hành khô đã băm nhuyễn rồi cho cá vào xào sơ qua để thịt cá săn lại và không bị tanh.
– Sau đó bạn cho cà chua vào và đảo nhẹ tay tránh làm cá bị nát. Khi thấy cá đã chín tới bạn cho nước lọc vào nồi sao cho vừa ăn và 2 quả me chín
– Đun đến khi nồi canh sôi thì bạn cho dứa vào đun nhỏ lửa trong 5 phút để dứa chín rồi nêm gia vị sao vừa ăn . Bạn vớt me đã chín dằm lấy nước cốt rồi nêm nếm sao cho độ chua nước canh vừa phải. Nước sôi thêm tầm 2 phút thì bạn cho hành, rau răm, thì là rồi tắt bếp.
Bước 3: Thành phẩm canh chua cá lóc
– Canh chua thơm mùi hành, răm, thì là, nước canh có màu vàng trong, ngọt thanh hấp dẫn. Khi ăn canh có vị chua thanh của me, ngọt dịu của dứa, hòa quyện chút chua của cà và đặc biệt cá lóc chắc thịt, ngọt thơm
Món canh chua cá lóc sau khi hoàn thành
MỘT SỐ CÁCH NẤU MÓN CANH CHUA CÁ QUẢ THEO VÙNG MIỀN
Món canh chua cá lóc được biến tấu theo các vùng miền với các loại nguyên liệu đặc trưng mang lại sự đa dạng khác nhau về hương vị. Về cơ bản cách nấu và chế biến cũng không khác nhau nhiều
1. Canh chua cá quả miền Bắc
– Nguyên liệu cần thêm: dọc mùng, giá đỗ, thay me bằng 5 trái sấu
– Vè cách chế biến: Thực hiện tương tự với cách chế biến của canh cá Nam bộ
– Thành phẩm: Canh chua cá lóc miền Bắc khi ăn có vị chua dịu đặc trưng của sấu hòa quyện cùng các loại rau thơm, gia vị của vùng miền mang lại những cảm nhận riêng biệt khi thưởng thức.
Canh chua cá quả chuẩn vị miền Bắc
2. Canh chua cá lóc miền Trung
– Nguyên liệu cần thêm: đậu bắp, dọc mùng, bông so đũa, rau ngổ,…
– Về cách nấu: Thực hiện giống hệt với cách nấu của canh cá Nam bộ
– Thành phẩm: Canh chua cá lóc miền Trung có hương vị thơm ngon của các loại rau đặc trưng vùng miền hòa quyện cùng cá quả ngọt mềm dai chắc sẽ để lại trong bạn ấn tượng khó quên.
Canh chua cá lóc Miền Trung thơm ngon đậm đà
3. Canh chua cá lóc miền Tây
– Nguyên liệu cần thêm: Bông điên điển, dọc mùng, rau ngổ
– Cách chế biến giống công thức làm canh chua cá lóc Nam bộ
– Thành phẩm: Canh chua cá lóc miền Tây có hương vị ngon ngọt của bông điên điển cung các loại rau hòa quyện cùng cá lóc dai mềm đậm đà giải nhiệt ngày hè oi bức
Canh chua cá lóc miền Tây nấu với bông điên điển thơm ngon hấp dẫn
Theo Bảo Minh Châu (Khám phá)
Cách Nấu Canh Chua Cá Lóc Thơm Ngon Đúng Vị Miền Tây Nam Bộ
Bạn có biết đại kỵ của món canh chua cá lóc này chính không là nên cho bột ngọt (mì chính / bột nêm)? Cá lóc nấu với thơm (dứa), cà chua, me ngào, ngò gai,… làm nên hương vị canh cá chua chua thanh thanh đặc trưng của miền Tây, không thể lẫn vào đâu…
Món canh chua thường rất dễ ăn và đưa cơm, nhất là trong những ngày hè thời tiết nóng bức. Canh chua cũng là cách đổi món khá thích hợp cho bữa cơm gia đình sau nhiều ngày ăn nhiều các loại thịt, đồ nướng,… Canh chua cá lóc nấu với me tươi hay me ngào đều mang lại vị chua thanh, ngọt dịu rất thơm ngon. Cách nấu cũng rất đơn giản, không cầu kỳ khó nhớ.
– Cà chua: 2 quả
– Thơm (quả dứa): ¼ quả
– Cây bạc hà (dọc mùng): 1 cây
– Me ngào: 30gr
– Đậu bắp: 200gr
– Tỏi: 2 tép
– Hành khô: 1 củ
– Ngò gai (mùi tàu): 1 mớ
– Rau ngổ (ngò om): 1 mớ
– Giá đỗ: 100gr
– Ớt sừng đỏ: 2 quả
– Gia vị: Dầu ăn, nước mắm (2 thìa), muối (40g), đường (30g)
Cách nấu canh chua cá lóc
Bước 1: Sơ chế cá lóc
– Cá lóc (hay còn gọi là cá quả) làm thịt, rửa sạch với muối và một ít rượu trắng hoặc giấm cho hết mùi tanh
– Cắt khúc cá vừa ăn khoảng 2-3 cm.
– Ướp cá với 1 chút hạt tiêu, nước mắm trong khoảng 10 phút.
Lưu ý:
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
– Ngò gai, rau ngổ nhặt, rửa sạch để ráo nước rồi cắt khúc ngắn
– Giá đỗ rửa sạch để ráo nước
– Cây bạc hà (dọc mùng): tước vỏ cắt khúc, ngâm với nước muối loãng cho bớt ngứa
– Đậu bắp rửa sạch cắt khúc
– Cà chua rửa sạch thái múi cau
– Dứa thái lát mỏng
– Hành, tỏi, bóc vỏ băm nhuyễn
– Ớt rửa sạch thái lát
Bước 3: Phi thơm hành, tỏi
– Đặt nồi lên bếp, đợi nồi khô hết nước thì cho vào một ít dầu ăn. Mở nhỏ lửa chờ dầu hơi nóng thì cho hành tỏi đã băm sẵn vào phi cho đến khi hành tỏi hơi ngả vàng và có mùi thơm
Bước 4: Chiên sơ cá lóc và chế nước canh cá
– Tiếp tục cho cá lóc vào chiên sơ, lật đều các mặt đến khi thịt cá chuyển màu trắng đục thì rồi cho 1,2 lít nước sôi cùng me ngào và thơm (dứa) vào và đun sôi hẳn lên, sau đó mở lửa vừa cho nồi canh sôi liu riu.
– Khi sôi, ạn dùng thìa lớn vớt hết bọt phía trên để nước canh chua được trong.
Lưu ý:
– Nước sôi khoảng 5 phút, cá sắp chín tới, bạn cho tiếp cà chua, đậu bắp, dọc mùng vào.
Bước 5: Trình bày món canh chua thành phẩm
– Gắp các miếng cá lóc ra tô lớn, cho thêm lên trên giá đỗ, các loại rau thơm, và một vài lát ớt (tuỳ theo khẩu vị ăn cay của gia đình) để tạo vị cay nồng đặc trưng cho món ăn. Sau đó, múc hết phần nước dùng vừa sôi còn nóng vào tô.
Món canh chua cá lóc này khi nấu phải cay một chút mới đúng vị miền Tây Nam Bộ. Vị chua thanh, ngọt dịu của món canh này khiến bữa ăn của gia đình cực kỳ đưa cơm đấy. Ăn mùa hè thì thanh mát, mùa đông thì cay ấm nóng, đều rất thơm ngon. Bạn cũng có thể nấu món canh chua này để ăn với bún, bún canh chua cá lóc nha.
Vậy là với chưa đến 40 phút, rất đơn giản, bạn đã nấu xong món canh cá lóc thơm ngon này rồi. Hi vọng cá lóc nấu canh chua sẽ là một trong các “món tủ” của bạn mỗi khi vào bếp.
Với đặc tính thịt chắc, ngọt, lại lành tính và bổ dưỡng nên cá lóc được dùng để chế biến nhiều món ngon khác nhau, trong đó có món canh chua cá lóc. Ngoài ra, trên Blog PasGo với hơn 10.000 công thức nấu ăn ngon, còn có nhiều món canh chua khác cũng rất thơm ngon, mời các bạn tham khảo nha:
Hoàng Dung & PasGo Team Tổng đài hỗ trợ đặt bàn & tư vấn: 19006005 dungvt
Cập nhật thông tin chi tiết về Www.honviet.com. Canh Chua Cá Lóc Miền Tây trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!