Xu Hướng 3/2023 # Việt Nam Sẽ Bồi Thường Cho Repsol Để Rút Lui Khỏi Dự Án Cá Rồng Đỏ? # Top 9 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Việt Nam Sẽ Bồi Thường Cho Repsol Để Rút Lui Khỏi Dự Án Cá Rồng Đỏ? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Việt Nam Sẽ Bồi Thường Cho Repsol Để Rút Lui Khỏi Dự Án Cá Rồng Đỏ? được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

6-9-2019

Một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa cho tôi biết: Vào sáng ngày 06-9-2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

Theo nguồn tin, PVN và Repsol sẽ không đưa nhau ra tòa trọng tài quốc tế mà sẽ tự thỏa thuận đền bù cho Repsol. Thỏa thuận đền bù dân sự này cao hơn tổng mức đầu tư mà Repsol đã đầu tư vào Cá Rồng Đỏ là 300 triệu USD nhưng không vượt quá 1 tỉ USD.

Vào tháng 7-2017 và tháng 3-2018, phía Trung Quốc đã gây sức ép mạnh mẽ lên Việt Nam bằng cách yêu cầu Việt Nam đơn phương yêu cầu Repsol hủy bỏ dự án Cá Rồng Đỏ tại hai lô 136.03 và lô 07.03. Yêu cầu của phía Trung Quốc nêu rõ, nếu Việt Nam không yêu cầu Repsol hủy bỏ dự án Cá Rồng Đỏ, Trung Quốc sẽ tấn công một số thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó, thay mặt nhà nước Việt Nam, PVN đã đàm phán với Repsol, theo đó, Việt Nam sẽ cấp phép cho- đền bù cho Repsol tiếp quản và khai thác mỏ Petronas Carigali đã hết hạn khai thác vào năm 2017. Nhưng Repsol từ chối với lí do mỏ Petronas Carigali được cấp phép vào năm 1992, sau 25 năm khai thác đã không còn trữ lượng thương mại khả quan.

***

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là một thuật ngữ có nhiều cách hiểu. Nếu xét về địa chất, Tư Chính là bãi ngầm có diện tích 700 km2, nhưng vùng nước bãi Tư Chính có diện tích lớn hơn, và không được xác định chính xác. Vùng nước này có thể là 700 km2 nhưng cũng có thể là 70.000 km theo ý chí bảo vệ chủ quyền của Vie64t Nam hay tham vọng của Trung Quốc.

CÁ RỒNG ĐỎ VÀ NHỮNG HẬU QUẢ ĐAU ĐỚN

Việc Việt Nam quyết định hủy dự án Cá Rồng Đỏ ở biển Đông đã ngay lập tức gây ra nhiều hậu quả. Còn trong tương lai gần, các hậu quả khủng khiếp hơn sẽ diễn ra.

HÀNG NGÀN NGƯỜI MẤT VIỆC LÀM

Sáng ngày 26-3-2018, tại các cảng dịch vụ dầu khí thượng lưu và hạ lưu ở Vũng Tàu, sự vắng lặng hiện lên rất rõ: xe cộ ít, công nhân vào cảng cũng ít ỏi so với ngày thường. Tại sao lại thế? Câu trả lời rất đơn giản: tại các bến cảng này có hàng loạt cơ sở dịch vụ hậu cần cho ngành công nghiệp dầu khí, chủ yếu là các cơ sở thiết kế và đóng mới giàn khoan dầu khí biển, sản xuất các kết cấu thép trong ngành dầu khí phục vụ cho ngành dầu khí, trong đó có việc phục vụ dự án Cá Rồng Đỏ.

Giám đốc một công ty chuyên cung ứng nhân lực chuyên môn cao trong ngành dầu khí, đề nghị được giấu tên, cho VNTB biết: Mấy năm nay, do giá dầu thấp nên công ty của ông lâm vào cảnh thiếu việc làm. Dự án Cá Rồng Đỏ không chỉ là niềm hi vọng của công ty ông mà còn là hi vọng của rất nhiều công ty khác nữa. Vào đầu tháng 2 này,Repsol đã đề nghị công ty ông cung ứng 10 nhân lực chất lượng cao. Rất vất vả để “săn đầu người” với chi phí cao, thế nhưng chỉ sau 25 ngày làm việc, 10 nhân sự cao cấp này đã buộc phải thôi việc.

Cty VN, một công ty lớn trong dịch vụ cơ khí dầu khí và cung ứng nhân lực dầu khí cũng đành phải ôm “quả đắng”. Cuối tháng 02-2018 công ty tuyển dụng gần 400 công nhân tay nghề cao để làm dự án Cá Rồng Đỏ, và tất cả họ chỉ được phép làm 25 ngày, từ ngày 01 đến ngày 25 tháng 3-2018. Ông tổng giám đốc công ty VN nói như mếu máo:” Đau đớn không thể tưởng tưởng được. Mất mát nhiều không thể tưởng tượng được. Có lẽ chết cả nút thôi.”

VIỆT NAM PHẢI ĐỀN BÙ BAO NHIÊU CHO REPSOL?

Hai dự án Cá Rồng Đỏ do tập đoàn dầu khí Repsol và các đối tác triển khai thăm dò khai thác ở lô 136-03 và lô 07-03 thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, bị đình chỉ thăm dò và khai thác trước áp lực của Trung Quốc đã đặt ra nhiều câu hỏi. Câu hỏi lớn nhất, đau xót nhất đã được nhiều người nêu ra: Từ lâu, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với các lô này trong khi Trung Quốc coi hai lô này là vùng tranh chấp, vậy tại sao Việt Nam lại cúi đầu trước áp lực của Trung Quốc, và việc cúi đầu này có làm mất chủ quyền biển đảo của đất nước? Câu trả lời chỉ có thể có từ chính quyền Việt Nam, mọi trả lời khác đều chỉ là phán xét và suy đoán.

Quanh vụ Cá Rồng Đỏ, hiện chưa có ai đặt câu hỏi: Chính quyền Việt Nam liệu có phải bồi thường thiệt hại cho Repsol và các đối tác khi ra lệnh cho họ ngừng khoan và ngừng triển khai khai thác thương mại? Câu trả lời chắc chắn là có. Trong vấn đề khai thác dầu khí ở Việt Nam, theo thông lệ quốc tế, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đại diện cho nhà nước Việt Nam ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí với 01 hoặc 02 đối tác dầu khí nước ngoài. Theo lẽ thường, và cũng theo thông lệ quốc tế, hợp đồng này không được các bên tham gia công bố, hoặc công bố cho một pháp nhân nào đó không tham gia hợp đồng.

Trong hợp đồng này sẽ có các điều khoản rất chi tiết về khả kháng và bất khả kháng. Liệu quyết định của nhà nước Việt Nam yêu cầu Repsol ngừng khoan trước áp lực của Trung Quốc là điều kiện khả kháng hay bất khả kháng trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí? Chắc chắn rằng, đó không phải là bất khả kháng. (Bất khả kháng là thiên tai, tai ương không thể né tránh).

Cá Rồng Đỏ không phải là một canh bạc của Việt Nam và Repsol, nhưng trong thực tế đã trở thành canh bạc của Việt Nam. Và trong canh bạc đó, Việt Nam thua cháy túi, Repsol vẫn có lãi như ý muốn, còn kẻ thắng bạc lớn nhất là cướp biển Trung Quốc.

Không Có Chuyện “Việt Nam Hủy Bỏ Dự Án Cá Rồng Đỏ, Đền Tiền Cho Repsol Vì Sợ Áp Lực Trung Quốc”

Thời gian qua, Trung Quốc liên tục leo thang căng thẳng ở biển Đông bằng hàng loạt những hành động ngông cuồng từ việc đưa tàu thăm dò Hải Dương 8,4 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đâm chìm tàu cá của nước ta và tuyên bố tập trận ở quần đảo Hoàng Sa. Song song đó, cũng có thông tin tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha rút khỏi dự án khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ. Ngay lập tức sau đó, trang FB “Việt Tân”, VOA Tiếng Việt, Chân trời mới meida, Hội Anh em dân chủ tại Châu Âu đã lu loa rằng “Việt Nam phải đền cho Repsol hơn 1 tỷ USD vì hủy bỏ dự án khai thác dầu khí do áp lực của Trung Quốc”.

Từ xưa đến nay, Việt Nam là đất nước có núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển với Trung Quốc. Ông cha ta đã mất cả 1000 năm đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước này, chưa bao giờ cúi đầu khuất phục. Ngày nay khi Việt Nam đã độc lập tự chủ về kinh tế, chính trị thì càng không có khái niệm “sợ Trung Quốc” kể cả khi đất nước láng giềng này liên tục gây chuyện trong vùng biển của nước ta. Đơn cử như vụ việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào gây áp lực khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng biển của Việt Nam, mặc cho tình hình lúc bây giờ vô cùng căng thẳng nhưng Việt Nam vẫn hạ đặt thành công giàn khoan Sao Vàng – Đại Nguyệt. Từ đây, Sao Vàng-Đại Nguyệt đã trở thành cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam trên biển. Vậy thì làm gì có chuyện Việt Nam “sợ áp lực của Trung Quốc” ở đây.

Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã và đang khai thác 25 mỏ dầu khí ở trong nước bao gồm Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Sư Tử Vàng, Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Ruby, Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch-Mộc Tinh,… Trong đó, chúng ta cũng đã biết Lan Tây, Lan Đỏ là hai mỏ khí có trữ lượng rất lớn thuộc bể Nam Côn Sơn, ngoài khơi lô 06.1, cách tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 370km. Hai mỏ khí này từng nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc khi họ liên tục gây áp lực cản trở hoạt động khai thác của các tập đoàn dầu khí nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam nhưng cuối cùng anh bạn láng giềng thâm hiểm cũng không thể làm gì trước hành động cứng rắn tiếp tục duy trì hoạt động khai thác của Việt Nam. Thậm chí, chúng ta còn mở rộng thăm dò và khai thác các lô dầu khí mới nhiều hơn nữa, có thể kể đến dự án Cá Voi Xanh (nằm trong Lô 118 trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam). Cũng từng có nghi vấn về việc nhà đầu tư ExxonMobil (Mỹ) rút khỏi dự án này nhưng tại buổi họp báo thường kỳ ngày 12/9/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: Hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ExxonMobil vẫn triển khai theo kế hoạch. Từ đó, đập tan hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc “Việt Nam sợ Trung Quốc” ở thời điểm đó.

Nói về việc công ty con Talisman của tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha) ngừng hợp tác dự án khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ. Nếu đó là sự thật thì cũng không có gì khó hiểu cả bởi lẽ việc chấm dứt hợp tác hoặc cắt giảm các hoạt động thăm dò, khai thác không hề hiếm gặp và thường gắn liền với câu chuyện ngân sách và bài toán kinh tế, thương mại, tình hình thực tế. Trong một báo cáo của Tập đoàn Nghiên cứu và Tư vấn năng lượng Wood Mackenzie (Anh) cho biết đã có đến hơn 68 dự án khai thác dầu bị hủy bỏ do giá dầu xuống dốc kỷ lục. Nhất trong trong bối cảnh cuối năm 2019, đầu năm 2020, cả thế giới phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, kinh tế có dấu hiệu suy thoái, giá dầu thế giới cũng tụt dốc không phanh thì chuyện Repsol rút khỏi dự án Cá Rồng Đỏ là điều có thể hiểu được. Hơn nữa, tại sao chúng ta không nhìn nhận về đối tác của mình? Vị trí đất nước Tây Ban Nha nằm cách xa Việt Nam gần nửa bán cầu, có thể họ chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế chứ không quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam và bản thân họ cũng không mặn mà hợp tác với Việt Nam đến cùng. Chấm dứt hợp đồng với Repsol, biết đâu chúng ta sẽ tìm được nhiều đối tác tốt hơn như Rosneft (Nga), ExxonMobil (Mỹ), Idemitsu (Nhật Bản), KNOC (Hàn Quốc) và Perenco (Pháp),…

Như đã biết, dự án khai thác mỏ khí Cá Rồng Đỏ nằm lô 136-03, rìa đông nam thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo như trang tin Archyde, sau một thời gian làm hạ tầng khai thác khu vực thì Talisman của tập đoàn Repsol là đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC), tức là trong đó cổ phần tại mỏ khí Cá Rồng Đỏ. Và chính các trang như VOA Tiếng Việt, “Việt Tân” cũng từng đưa thông tin về vụ chuyển nhượng này. Vậy mà nay cũng chính các trang đó tung tin xuyên tạc “Việt Nam phải đền bù hủy dự án vì áp lực Trung Quốc”. Nói năng bất nhất như thế, há chẳng phải chúng đang tự nhổ nước bọt lên trời để rớt xuống chính mặt mình?

Điều cần phải hiểu rõ, nếu như đã là chuyển nhượng thì tất nhiên Việt Nam sẽ phải bỏ ra một số tiền để mua lại cổ phần. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa có một thông tin chính thức nào được truyền thông hai nước cho biết về số tiền chuyển nhượng. Vậy mà “Việt Tân”, “Chân trời mới media”, VOA Tiếng Việt, Hội Anh em dân chủ tại Châu Âu,… đã vội vàng vẽ ra bức bình phong trá hình là “thông tin mật” để thu hút sự chú ý của dư luận. Chứng cứ “thông tin mật” ở đâu, ai cung cấp “thông tin mật”? Xin mời trình bày ra cho người dân biết chứ “khua môi múa mép” suông như thế thì ai mà chẳng làm được. Cuối cùng cũng phải quay về bản chất xuyên tạc của những trang tin phản động kể trên và những kẻ đứng sau chúng. Chưa bao giờ chúng thôi thêu dệt, dựng chuyện chống phá chính quyền, lôi kéo người dân tin theo những điều sai trái, gieo rắc sự hoài nghi trong lòng dân về nỗ lực chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước ta.

Những năm qua, Việt Nam đã kiên quyết cứng rắn bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế nào có lẽ mỗi người dân yêu nước đều biết rõ, từ việc xây dựng nhà giàn DK, hạ đặt giàn khoan, phát triển các huyện đảo; lượng chấp pháp kiên trì bám biển, sẵn sàng ứng phó với việc Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 và Hải Dương 4 vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ ngư dân ra khơi an toàn. Tại các hội nghị ngoại giao, Việt Nam cũng kêu gọi các nước chung tay giữ gìn hòa bình trên biển Đông. Không ai khác, chính Việt Nam gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Vì vậy, “vàng thật không sợ lửa”, Việt Nam không bao giờ sợ áp lực của Trung Quốc như những kẻ phản nước hại dân đang nói mà trong cuộc chiến bảo vệ, duy trì hòa bình biển Đông, ngược lại, chúng ta đang là tấm gưowng sáng để các nước quốc tế phải học hỏi.

Đặng Trường

Việt Nam Yêu Cầu Đối Tác Repsol Dừng Dự Án Khai Thác Dầu Tại Biển Đông

Hãng tin BBC hôm thứ Sáu (23/3) cho biết Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) mới đây đã yêu cầu đối tác Tây Ban Nha – công ty năng lượng Repsol dừng dự án Cá Rồng Đỏ ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam do áp lực từ phía Trung Quốc.

Đây là lần thứ hai trong chưa đầy một năm, Việt Nam đã phải hủy bỏ kế hoạch phát triển khai thác dầu khí lớn tại biển Đông do bị áp lực mạnh từ Trung Quốc. Vào cuối tháng 7 năm ngoái, trước sức ép từ Bắc Kinh, chính quyền Hà Nội đã yêu cầu Repsol dừng dự án thăm dò, khai thác dầu tại Lô 136 -03 thuộc bãi Tư Chính, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 160km.

Quyết định mà giới chức Hà Nội đưa ra lần này đúng vào thời điểm công ty Repsol đang chuẩn bị các công đoạn cuối cùng để đưa dự án Cá Rồng Đỏ vào khai thác thương mại chính thức.

Theo thông tin từ Petro Vietnam, dự án Cá Rồng Đỏ thuộc Lô 07/03 – Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440km.

Theo BBC, công ty Repsol có 51,75% cổ phần trong dự án Cá Rồng Đỏ. Doanh nghiệp năng lượng của Tây Ban Nha này đã ký hợp đồng thuê giàn khoan trị giá khoảng 473 triệu USD để bắt đầu khai thác tại Lô 07/03 vào năm 2019.

BBC, dẫn theo nguồn tin giấu tên từ ngành năng lượng, cho hay giàn khoan Ensco 8504 mà Repsol thuê dự kiến trong ngày thứ Năm (22/3) sẽ rời Singapore để về địa điểm triển khai dự án Cá Rồng Đỏ.

Với việc phía Việt Nam yêu cầu đình chỉ dự án, có thể gây thiệt mại cho Repsol khoảng 200 triệu USD tiền đầu tư.

BBC, dẫn theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Repsol năm 2017, cho biết công ty này đã chi khoảng 41 triệu USD vào hoạt động thăm dò dầu khí tại dự án Cá Rồng Đỏ trong năm ngoái.

Cả phía Repsol và Petro Vietnam đều đưa ra đánh giá Cá Rồng Đỏ là một trong những dự án có thể đem lại lợi nhuận cao trong tương lai.

Trang chúng tôi vào tháng Hai đã đăng bài báo thông tin rằng dự án Cá Rồng Đỏ có thể sản xuất 25.000 – 30.000 thùng dầu/ngày và 60 triệu m 3 khí/ngày.

Reuters cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không trả lời email của hãng tin này yêu cầu thông tin về dự án Cá Rồng Đỏ.

Hùng Cường (T/h)

Dịch Tài Liệu Dầu Khí Cho Repsol Vietnam Với Mỏ Dầu Cá Rồng Đỏ

Dịch tài liệu dầu khí cho Repsol Vietnam về tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng hải và HSE Sức khỏe An toàn Môi trường

Repsol là một công ty đa lĩnh vực với một chuỗi cung ứng sản phẩm giá trị. Từ thăm dò, sản xuất và tinh chế đến nghiên cứu, phát triển và tiếp thị năng lượng mới: chúng tôi mang lại năng lượng hiệu quả, bền vững và cạnh tranh cho hàng triệu người.

Trụ sở công ty Repsol nằm tại Madrid, Tây Ban Nha và văn phòng khu vực Bắc Mỹ có trụ sở tại Calgary. Repsol hoạt động tại hơn 37 quốc gia, phân phối và bán sản phẩm trên 90 quốc gia với đội ngũ đa dạng và đa ngành bao gồm hơn 25.000 nhân viên với hơn 84 quốc tịch trên toàn thế giới.

Repsol là nhân tố chính trong ngành dầu khí Canada, có lợi ích tập trung vào chất lỏng và tài sản khí đốt ở khu vực Greater Edson của Alberta, tài sản dầu nặng thông thường ở khu vực Chauvin của tỉnh Alberta/ Saskatchewan và tài sản khí giàu chất lỏng ở Duvernay của Alberta

Với sự chăm chỉ, tài năng và nhiệt huyết, Repsol cố gắng xây dựng một tương lai tốt hơn thông qua việc phát triển các giải pháp năng lượng thông minh.

Bạn có thể tham khảo và tải một số bản dịch miễn phí do Master cung cấp để sử dụng cho mục đích bất kỳ

Đánh giá dự án, Phê duyệt, Phân bổ và Dịch thuật

Đánh giá dự án là một trong những phần quan trọng nhất của bất kỳ dự án dịch thuật nào. Trong giai đoạn này, các chuyên gia sẽ xác định mức độ chuyên môn của dự án. Sau đó tùy thuộc vào kết quả đánh giá mà chúng tôi sẽ giao dự án cho một đội ngũ dịch giả thích hợp có đầy đủ chuyên môn cần thiết. Đây là yếu tố rất cần thiết cho chất lượng đầu ra của bản dịch.

Biên tập và chỉnh sửa

Các dịch giả thiếu kinh nghiệm có thể hiểu sai ngữ cảnh của nội dung và gây ra lỗi nghiêm trọng. Để đảm bảo những rủi ro như vậy không xảy ra, chúng tôi đã lựa chọn các chuyên gia ngôn ngữ chuyên nghiệp. Họ sẽ đảm bảo sự thống nhất về ý nghĩa văn bản và nội dung trong bản dịch cuối cùng không chứa bất kỳ từ hoặc câu nào được coi là không phù hợp trong ngôn ngữ hoặc văn hóa đó.

Hiệu đính bởi các chuyên gia

Đội ngũ dịch thuật Master bao gồm những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hiệu đính nội dung chuyên môn. Tất cả bản dịch được hiệu đính hai lần bởi những người khác nhau. Chuyên viên sẽ kiểm tra kỹ từng từ của nội dung để đảm bảo không có lỗi chính tả và lỗi dấu câu trong bài. Ngoài ra, chuyên gia cũng kiểm tra các từ vựng, các chữ cái có dấu và các số liệu của bài phát biểu đã được sử dụng trong nội dung.

Sửa đổi lần cuối và bàn giao sản phẩm

Sau khi được các chuyên gia ngôn ngữ xem xét và chỉnh sửa, các dịch giả giàu kinh nghiệm nhất sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra cuối cùng. Trong lần kiểm tra cuối cùng sẽ có 2 dịch giả cùng kiểm tra lại nội dung. Sau khi trải qua bước này, bản dịch đã sẵn sàng để được gửi đến khách hàng.

Hoặc chỉ đơn giản là để lại thông tin và đội ngũ nhân viên Master sẽ liên hệ bạn ngay

Cập nhật thông tin chi tiết về Việt Nam Sẽ Bồi Thường Cho Repsol Để Rút Lui Khỏi Dự Án Cá Rồng Đỏ? trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!