Xu Hướng 3/2023 # Vàng Lá, Rụng Trái Cây Cà Phê Và Giải Pháp Xử Lý # Top 10 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vàng Lá, Rụng Trái Cây Cà Phê Và Giải Pháp Xử Lý # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Vàng Lá, Rụng Trái Cây Cà Phê Và Giải Pháp Xử Lý được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc xác định đúng nguyên nhân của vấn đề này để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo sản xuất cà phê bền vững.

Vàng lá, rụng quả do cây cà phê bị bệnh thối rễ

Cây cà phê bị bệnh thối rễ thường xuất hiện triệu chứng vàng lá (do thiếu đạm hoặc lân hoặc ma giê tùy vào giai đoạn và nhu cầu của cây cà phê đối với từng nguyên tố dinh dưỡng). Thông thường cây cà phê bị bệnh thối rễ (do tuyến trùng và nấm gây ra) thì cây không hút được dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là đạm nên biểu hiện lá cà phê bị vàng trên toàn cây là điển hình, trái non bị rụng nhiều. Nếu bộ rễ bị bệnh nặng thì cây bị vàng lá rất nhanh, sinh trưởng chậm lại và có thể bị chết.

Cần tập trung phòng trừ bệnh thối rễ là ưu tiên hàng đầu. Nếu bị nhẹ thì dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng và nấm theo khuyến cáo. Sau khi cây hồi phục, bệnh đã được kiểm soát thì mới có thể bón phân cho cây với liều lượng tăng dần từ thấp đến cao. Không được bón lượng phân hóa học với liều cao vì rễ cây cà phê có nguy cơ gia tăng mức độ thối, do vậy làm cho cây bị vàng lá nặng hơn, không hút được dinh dưỡng và dễ bị chết.

Trong giai đoạn này cần ưu tiên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây cà phê nhằm giúp cây hồi phục và tăng khả năng chống chịu với bệnh hại. Phân bón lá được phun định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần, ít nhất 3 – 4 lần cho đến khi cây cà phê hồi phục trở lại.

Hiện tượng cây cà phê bị vàng lá, rụng quả sau khi bón phân hóa học

Một số vườn cà phê hiện nay đã bị bệnh thối rễ do tuyến trùng và nấm gây ra, song ở mức độ nhẹ, chưa biểu hiện triệu chứng vàng lá trên cây nên vườn cà phê vẫn có thể được xem là bình thường (xanh, ra hoa, đậu quả….).

Cây bị bệnh ở mức độ nhẹ, tỷ lệ rễ tơ bị tổn thương là không đáng kể nên vẫn có thể hút được dinh dưỡng cung cấp cho cây cà phê. Vào giai đoạn mùa mưa, do nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cao nên nông dân thường có xu hướng bón phân với lượng khá cao để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của cây nhằm mục đích tăng khả năng phát sinh cành thứ cấp dự trữ năng suất cho vụ sau, hạn chế rụng quả và tăng khối lượng hạt cà phê nhân.

Tuy nhiên do vườn cà phê đã dắt đầu bị bệnh vàng lá do thối rễ gây nên (mức độ nhẹ); hệ rễ hút của cây cà phê đã bị tổn thương khi tiếp xúc với lượng phân hóa học cao trong đất sẽ dẫn đến tình trạng rễ bị thối với tốc độ nhanh hơn, mức độ nặng hơn, hậu quả là cây không hút được dưỡng đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu của cây, dẫn đến cây bị vàng rất nhanh trên đồng ruộng sau khi bón phân và trái bị rụng rất nhiều…

Giải pháp phòng ngừa hiện tượng vườn cà phê bị vàng lá sau khi bón phân hóa học

– Cần kiểm tra, đánh giá thường xuyên nguy cơ vườn cà phê bị bệnh thối rễ gây vàng lá. Nếu vườn cà phê bình thường, hệ rễ phát triển tốt thì việc bón phân vô cơ cho cây cà phê thực hiện theo quy trình.

– Nếu vườn cà phê bị bệnh thối rễ ở mức độ nhẹ, triệu chứng vàng lá chưa thể hiện rõ hoặc mới thể hiện với tỷ lệ lá bị vàng từ 3 – 5 % thì cần ưu tiên biện pháp xử lý phòng trừ bệnh thối rễ cà phê kết hợp với việc cung cấp dinh dưỡng qua lá. Bón phân hóa học cho cây cà phê nhiều lần với lượng từ thấp đến cao dần; mỗi lần cách nhau khoảng 20 – 25 ngày. Tuyệt đối không bón bón hóa học cho vườn cà phê bị bệnh thối rễ vàng lá với liều cao.

Đối với cây cà phê bị bệnh thối rễ nặng, cây vàng lá, rụng lá thì phải nhổ bỏ, xử lý đất để trồng lại.

Khuyến cáo Quy trình bón phân cho cà phê kinh doanh trong mùa mưa Trong điều kiện bình thường

Đầu mùa mưa có thể sử dụng loại phân bón NPK Đầu Trâu Tăng trưởng của Bình Điền với lượng bón từ 600 – 800 kg/ha/lần; giữa và cuối mùa mưa bón một trong các loại phân bón NPK Bình Điền như Đầu Trâu Mùa Mưa hoặc Đầu Trâu Chắc hạt với lượng bón từ 600 – 800 kg/ha/lần…

Trong điều kiện thời tiết bất thuận (nắng hạn, mưa dầm hoặc vườn cây bị bệnh rễ)

Tăng cường sử dụng các loại phân bón lá cao cấp của Công ty CP Bình Điền – MeKong như Đầu Trâu MK Vi lượng Cà phê MK-FaViGa, phun từ 2 đến 4 lần, cách nhau khoảng 10 – 20 ngày, kết hợp với bón các loại phân NPK Bình Điền giữa và cuối mùa mưa như trên.

Lưu ý lượng phân bón cho mỗi lần giảm so với khuyến cáo và tăng số lần bón để giúp cây hút dinh dưỡng tốt hơn và tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Bệnh Vàng Và Rụng Lá Cà Phê

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh vàng và rụng lá cà phê

Hiện nay do giá cà phê thương phẩm đang có xu hướng tăng nhanh nên cà phê là cây trồng đang được quan tâm trở lại của hầu hết bà con nông dân vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Để giúp bà con nông dân xác định được nguyên nhân, tình trạng dinh dưỡng cũng như sâu bệnh trên cây tiêu, chúng tôi xin chia sẽ một vài kinh nghiệm và biện pháp khắc phục hiện tượng vàng rụng lá làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê.

1- Nguyên nhân dinh dưỡng: Thiếu một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, sắt, đồng, mangan, molypđen… đều làm cà phê vàng lá, rụng lá, rụng trái. Cụ thể biểu hiện qua các triệu chứng sau :

• Nếu cà phê bị vàng các lá già (bắt đầu từ giữa lá, sau lan ra toàn bộ lá) và chuyển dần lên các lá non, chồi non kém phát triển, cây cằn cỗi thì đây là triệu chứng cây thiếu đạm. Khi thiếu đạm cành dự trữ ngắn, cà phê ít trái, trái nhỏ, năng suất thấp.• Nếu lá già không sáng bóng, chồi non kém phát triển, số hoa và trái ít thì đây là biểu hiện của cà phê thiếu lân. • Nếu lá già vàng dần từ mép lá trở vào, chóp lá trở xuống, sau khô dần và rụng sớm, rụng hàng loạt nhất là vào cuối mùa mưa khi trái tăng trưởng mạnh về kích thước thì đây là triệu chứng thiếu kaki. Khi thiếu kali, trái nhỏ, trái bị rụng nhiều, năng suất thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp. Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùa mưa, vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao trong khi lượng bón kali thường không đủ.• Nếu lá già bị vàng nhưng gân lá còn xanh, ban đầu vàng nhẹ ở phần thịt lá, sau lan ra toàn bộ lá nhưng phần quanh gân lá vẫn xanh thì đây là biểu hiện của cây thiếu magiê. Thiếu magiê dẫn đến cây sinh trưởng phát triển kém, trái ít, năng suất thấp. • Nếu lá già bị vàng trắng, lá mỏng dễ rách, cành dễ gãy, vỏ trái bị nứt nhiều là triệu chứng của thiếu canxi. Thiếu canxi thường xảy ra trên các loại đất chua, đất dốc và ít bón vôi và cũng làm giảm năng suất rất đáng kể.• Nếu chùm lá non trên ngọn chuyển vàng, lá mỏng thì đây là triệu chứng thiếu lưu huỳnh. Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở cà phê kiến thiết cơ bản, vườn cà phê kinh doanh ít bị thiếu do nhà vườn thường có sử dụng phân SA hay NPK có chứa lưu huỳnh. • Khi lá non vàng nhưng gân lá còn xanh, chùm lá non ngắn, xù ra và không nở lớn được thì đây là biểu hiện thiếu kẽm. Khi thiếu kẽm, cành dự trữ không phát triển được, cây còi cọc, năng suất và chất lượng đều thấp và năm sau rất khó có năng suất do cành không phát triển được. • Thiếu bo làm cho chồi non bị teo dần và chết, lá đọt rất nhỏ và khô dần từ mép, tỷ lệ đậu trái thấp và tình trạng rụng trái non rất nhiều làm năng suất và chất lượng đều giảm. Thiếu bo cũng làm cành dự trữ không phát triển được, lá rụng nhiều chỉ còn lại cành mang ít trái, trơ trụi.• Nếu các lá non vàng trắng nhưng còn những đường gân mờ xanh nhưng kích thước lá không quá nhỏ (như thiếu kẽm), cây kém phát triển thì đó là biểu hiện thiếu mangan. Thiếu mangan cũng làm năng suất và chất lượng cà phê thấp. Nếu cây còi cọc, chồi non yếu, teo dần, bị nấm bệnh tấn công nhiều thì đó là triệu chứng thiếu đồng. • Khi chùm lá đọt bạc trắng trong khi các lá dưới vẫn xanh bình thường thì đó là triệu chứng thiếu sắt. Trong thực tế thiếu sắt chỉ xảy ra ở những vườn bón quá nhiều lân và vôi.

Thiếu dinh dưỡng cũng làm cho cây cà phê bị suy kiệt và yếu nên sâu bệnh dễ tấn công. Trong thực tế những vườn cà phê thiếu dinh dưỡng thường bị rất nhiều sâu bệnh, trong khi những vườn được bón phân cân đối và đầy đủ lại ít bị sâu bệnh. Một số vườn cà phê có biểu hiện thiếu dinh dưỡng rất rõ mặc dù bón phân khá nhiều là do đất quá chua, đất nhiều boxit nên rễ cà phê kém phát triển nên không hút được dinh dưỡng từ phân bón.

Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển sang mùa mưa cũng là lúc cà phê đang mang trái, tình trạng thiếu dinh dưỡng như magiê, kali, kẽm…làm cho cà phê bị vàng lá rất nhiều, nhà vườn cần xác định đúng nguyên nhân để bổ sung các nguyên tố thiếu hụt một cách kịp thời. Bổ sung bằng phân bón lá là cách khắc phục nhanh và hiệu quả. Thiết kế lô trồng, trồng cây che bóng, chắn gió, chọn giống, tỉa cành tạo tán phải hợp lý. Bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Biện pháp khắc phục: Bón đầy đủ phân đa lượng, theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây, lưu ý những loại phân bón có thêm các nguyên tố vi lượng (thường ghi là TE).

• Nắm vững những đặc điểm cây cà phê trên đất trồng của mình để bổ sung những dinh dưỡng cho phù hợp.• Trên thực tế chúng ta có thể sử dụng phân bón Multi-K để cung cấp chất kali nhất là giai đoạn từ khi cà phê cho trái non giúp cho trái chín đều và chắc hạt, sử dụng sản phẩm Polyfeed 15.15.30 để bổ sung các nguyên tố vi lượng (trên các vùng cà phê thuộc ĐakLak nhiều bà con nông dân sử dụng rất thành công sản phẩm này).• Với hiện tượng rụng trái non có hiện tượng nứt vỏ trái non chúng ta nên bổ sung chất canxi thông qua việc sử dụng phân bón Calcium Nitrate.

2- Nguyên nhân sâu bệnh: Hiện nay có rất nhiều loại sâu bệnh làm cho cà phê bị vàng, rụng lá như bệnh khô cành, khô quả do nấm Colletotrichum cofeanum Noack, vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. Garcae, bệnh gỉ sắt, nấm hồng, rệp sáp, tuyến trùng, lở cổ rễ…và ve sầu gây hại. Tùy theo từng loại bệnh mà bà con nông dân cần sử dụng đúng thuốc phòng trừ. Hiện tại, nhiều bà con có thói quen phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc trong 1 lần phun. Điều này không đem lại hiệu quả do các loại thuốc có thể phản ứng với nhau làm giảm hiệu lực của thuốc, mặt khác lại tốn thêm chi phí.

Biện pháp khắc phục • Trừ ve sầu: Hiện nay chúng ta có nhiều sản phẩm dùng trừ ve sầu hiệu quả, có thể dùng sản phẩm Sagosuper 3G (đã đăng ký trừ đối tượng ve sầu), hoặc dùng chất điều tiết sinh trưởng côn trùng như Butyl 10WP tưới vào đất lúc ve sầu rơi xuống đất thấy nhiều lỗ xung quanh gốc cà phê

• Bệnh khô cành khô quả: Thực tế hoạt chất Carbenzim 50WP, 500FL vẫn rất hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta cũng cần sử dụng luân phiên với sản phẩm gốc đồng như Copforce Blue 51WP hay sản phẩm có thành phần hoạt chất Mancozeb như Dipomate 80WP, khi chúng ta sử dụng các thuốc trừ bệnh này thì bản thân cây cà phê còn được bổ sung chất kẽm, mangan, đồng ….• Để chủ động phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cà phê chúng ta có thể sử dụng luân phiên 2 sản phẩm : Saizole 5SC và Copforce Blue 51WP.

SPC – KS. Bùi Khánh Trường

Phương Pháp Chữa Trị Cho Cây Cà Phê Bị Vàng Lá Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị cây cà phê bị vàng lá

Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh

Thiếu đạm: Cây sinh trưởng phát triển kém, cây thấp không cân xứng, ít cành, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển vàng trắng rồi tới vàng úa, bắt đầu từ lá già đến lá non. Thiếu đạm đầu cành bị khô, lá già sẽ rụng dần để lại cành trơ trụi, quả dễ rụng. Dư đạm: Chồi non phát triển quá mạnh, nhiều chồi mọc ngược, cành vươn dài, song rất nhỏ, yếu, đốt thưa. Bộ lá quá rậm rạp và có màu xanh tối, lá to nhưng lá mỏng, dễ rách, gãy. Chùm quả thưa, tỷ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ rụng quả cao. Thừa đạm dẫn tới thiếu lưu huỳnh, kẽm, mangan…. năng suất thấp đó là những triệu chứng bị bệnh do dinh dưỡng cho cây cà phê.

Thiếu lân: Thể hiện rõ ở những lá già của cành nhiều quả. Lá có màu vàng chanh dần chuyển sang hồng, nếu thiếu nặng sẽ chuyển sang màu đỏ sỉn đến nạu tím rồi chết. Sự chuyển màu ở lá bắt đầu từ đầu lá, sau lan dần toàn bộ lá. Lá non có màu xanh tối, dễ rụng lá. Thiếu lân làm rễ cà phê kém phát triển, hoá gỗ yếu, hạn chế quá trình hình thành mầm hoa. Thừa lân: Thể hiện không rõ ràng, thừa lân thường dẫn tới thiếu các vi lượng như sắt, mangan.

Thiếu kali: Trên lá xuất hiện các đốm hoặc sọc vàng hơi đỏ, sau chuyển thành các vệt màu nâu đen và đan dọc rìa lá, lan từ đỉnh lá xuống và sau đó bắt đầu rụng. Thiếu kali lá già rụng nhiều, quả rụng nhiều, quả nhỏ hạt lép.Thừa kali: Biểu hiện không rõ ràng, thừa kali dẫn tới thiếu magiê, canxi.

Thiếu Canxi: Chóp lá cong không đều vào phía trong cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây cà phê bị bệnh vàng lá.

Thiếu Magiê: Các gân lá có nhiều gân màu xanh đen, rồi phát triển thành các vệt màu xanh ôliu lan từ giữa lá ra phía ngoài. Xuất hiện những vệt vàng song song với gân chính, sau đó loang rộng ra. Vùng giữa các gân lá chuyển từ màu ôliu sang xanh lá mạ rồi sang màu vàng và cuối cùng thành màu đồng thau, tiếp tới rụng lá.

Thiếu lưu huỳnh: Lá cà phê chuyển sang màu vàng nhạt, đặc biệt xuất hiện trên lá non, rìa lá bị uốn cong. Lá dòn, dễ gãy, dễ rách và lá chết từ ngoài mép vào trong lá. Các lá già bị rụng nhiều, chỉ còn các lá non có màu vàng nhạt. -Thừa lưu huỳnh: Làm đất chua, làm hoà tan các ion kim loại độc như nhôm, sắt làm bộ rễ cà phê bị tổn thương, rễ chuyển sang màu đen, có thể dẫn tới thối rễ, vàng lá.

Thiếu kẽm: Lá ngắn, nhỏ có dạng hình lưỡi dao, hệ thống gân nổi trên nền lá xanh nhạt hoặc vàng. Chùm lá trên ngọn mọc sít nhau.Các chồi phát triển chậm, không vươn ra được. Khi thiếu nhiều lá bị chết và rụng.

Thiếu Bo: Các chồi non bị chết, chồi toả ra như cái quạt, lá biến dạng, một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo, bản lá hẹp và dài, ngọn lá có màu xanh ôliu hoặc xanh vàng. Thừa Bo lá vàng úa, xuất hiện rải rác các đốm chết màu nâu trên lá.

Thiếu Mangan: Cặp lá xoè ra cuối cùng chuyển từ màu vàng sang xanh nhạt, hay xanh ôliu thành màu vàng có đốm trắng. -Thừa Mangan: Cây bị nhẹ, phiến lá hoá vàng nhưng gân lá màu xanh. Khi bị nặng, lá nhỏ, lá hình mác, lóng bị rút ngắn, chồi ngọn thường bị chết và mọc ra chồi cấp 2, 3.

Do sâu bệnh: Hiện nay có rất nhiều sâu bệnh làm cho cà phê bị vàng lá sau đó dẫn tới rụng lá, bệnh khô cành, khô quả do nấm và vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh.

Cách chữa trị: Tùy theo từng loại bệnh mà nhà vườn cần sử dụng đúng thuốc phòng trừ. Hiện tại, nhiều nhà vườn có thói quen sử dụng phối hợp vài loại thuốc trong 1 lần phun. Điều này có thể không có hiệu quả vì các loại thuốc có thể phản ứng với nhau làm giảm hiệu lực của thuốc, không phòng trừ được đối tượng, mặt khác lại tốn thêm chi phí….

Hồ Cá Koi Bị Cúp Điện Sẽ Ra Sao? Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả Nhất

THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI, THI CÔNG TRỌN GÓI Hotline 091 621 5057 (Ms Loan) Báo Giá Nhanh – Chuyên Nghiệp – Giá Cạnh Tranh Thiên An Garden

Nắm Bắt Thời Gian Cúp Điện

Thông thường, nhà cung cấp điện sẽ thông báo lịch cúp điện trong vòng một tuần đến với mọi khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế, nếu chúng ta có nuôi cá koi thì cũng cần phải quan tâm và nắm rõ lịch cúp điện này. Từ đó có sự chuẩn bị tốt cho hồ cá koi của mình.

Các hành động cần phải thực hiện và chuẩn bị ngay trước ngày cúp điện khoảng 3 ngày như: không nên cho chúng ăn trước 2 ngày cúp điện, thường xuyên vệ sinh và giữ cho hồ cá koi luôn sạch và trong. Bởi cá sẽ không chết nếu nhịn đói 3-4 ngày, và việc giữ vệ sinh hồ sạch cũng sẽ hạn chế tình trạng cá sống trong nước bẩn quá lâu.

Làm Gì Khi Hồ Cá Bị Cúp Điện

Tình trạng cúp điện hay mất nguồn điện đột ngột rất dễ xảy ra thường xuyên. Trước hết bạn phải nắm đầy đủ kiến thức để phòng tránh. Đây là điều cần nên biết để phòng tránh trường hợp này xảy ra. Sau khi phát hiện điện bị cúp thì việc làm đầu tiên bạn cần phải làm ngay đó chính là ngắt nguồn điện thông với hồ cá. Đặc biệt là hệ thống lọc, bởi nếu điện có lại đột ngột sẽ làm cho các chất bẩn, chất độc hại quay ngược trở lại hồ. Điều này làm tăng đột ngột lượng độc tố trong môi trường nước, gây stress cá bất ngờ, dẫn đến chết cá.

Chúng ta có thể cung cấp oxy cho cá trong thời gian cúp điện bằng cách dùng máy sủi hoạt động bằng bình ắc quy. Hoặc cũng có thể thực hiện bằng cách thủ công là dùng ca múc nước trong hồ cá rồi đổ xuống để tạo bọt oxy cho cá. Và trong thời gian này, chúng ta cũng nên vệ sinh hệ thống lọc nước cho sạch sẽ. Như vậy vừa giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, vừa giúp bộ phận lọc và xử lý nước hoạt động tốt hơn.

Những Điều Lưu Ý Khi Hồ Cá Koi Bị Cúp Điện

Không cho cá ăn trong thời gian mất điện. Trong những tháng ấm hơn, ăn uống và tiêu hóa sẽ sử dụng oxy nhiều hơn. Vào mùa đông, cá của bạn có khả năng có nhiều oxy, nhưng với sự trao đổi chất chậm, nó có thể sẽ không quan tâm đến thức ăn. Thức ăn không được làm sạch sẽ chỉ gây ô nhiễm hồ cá. Hầu hết cá có thể sống sót vài ngày hoặc thậm chí vài tuần mà không cần thức ăn.

Nhiệt độ

Trong mùa đông, cách nhiệt bể cá của bạn bằng chăn, túi ngủ hoặc báo. Trong mùa hè, loại bỏ bất cứ thứ gì khỏi bề mặt nước để tăng diện tích. Điều này sẽ khiến tác dụng lớn cho hiệu quả trao đổi khí. Theo dõi nhiệt độ nước bằng nhiệt kế hồ cá. Hầu hết các loài cá nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ ngay cả trong . Khi nhiệt độ giảm xuống giữa những năm 50, hãy tăng nhiệt độ bằng các tùy chọn sau:

Sử dụng nguồn điện thay thế để chạy lò sưởi và bơm / bộ lọc. Đây có thể là một máy phát hoặc dây mở rộng được sử dụng sáng tạo vào nguồn điện.

Sử dụng nguồn nhiệt bên ngoài thay thế hoặc an toàn như lò sưởi propane hoặc dầu hỏa.

Di chuyển cá đến một vị trí ấm hơn; túi Ziplock nặng làm việc tốt. Đổ đầy túi bằng một phần ba nước và hai phần ba không khí (oxy tinh khiết thậm chí còn tốt hơn không khí). Nếu nhiệt độ bên ngoài đủ, cá đóng gói rộng rãi sẽ tồn tại trong ít nhất 36 giờ. Các lựa chọn thay thế cho việc vận chuyển: một cái xô, bồn hoặc bình lớn.

Di chuyển hồ cá là một lựa chọn, mặc dù đầy thách thức.

Nếu nước quá ấm, giảm thiểu hoặc loại bỏ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Nếu cá không thể di chuyển và nhiệt độ nước quá thấp, hãy thêm nước khử clo ấm vào bể cá. Sử dụng nhiệt kế để đo sự thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ nước thay đổi 10% mỗi giờ trong hai lần để không gây nguy hiểm cho cá.

Chất lượng nước

Cá càng sống lâu trong nước không lọc thì chất lượng nước càng kém. Kiểm tra nồng độ amoniac tăng cao.

Ánh sáng

Đây là ít lo lắng nhất của bạn.

Cúp điện là sự cố mà chúng ta có thể phòng bị trước được. Với những bạn không đủ điều kiện để đầu tư máy phát điện thì có thể áp dụng hai giải pháp xử lý hồ cá koi bị cúp điện theo gợi ý trên. Nếu có nhu cầu cần thiết kế hồ cá koi thì Thiên An là địa chỉ đáng tin cậy. Đảm bảo bạn sẽ hài lòng về chất lượng cũng như đạt yếu tố hợp với khuôn viên xung quanh.

THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI, THI CÔNG TRỌN GÓI Hotline 091 621 5057 (Ms Loan) Báo Giá Nhanh – Chuyên Nghiệp – Giá Cạnh Tranh Thiên An Garden

Cập nhật thông tin chi tiết về Vàng Lá, Rụng Trái Cây Cà Phê Và Giải Pháp Xử Lý trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!