Bạn đang xem bài viết Tuyệt Chiêu Cách Làm Mồi Câu Cá Diếc Bất Bại Cho Tất Cả Mọi Người được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một số điều cần biết về cá diếcCá diếc là một cái tên vừa quen vừa lạ, đặc biệt người dân miền Bắc sẽ không mấy xa lạ với giống cá nhỏ này. Tuy nhiên dân sống tại khu vực miền Nam và miền Trung không phải ai cũng biết hình dáng cá diếc như thế nào. Cá diếc nằm trong họ cá chép, thuộc một chi trong đó và có tên gọi khoa học là Carassius. Không chỉ có tên là cá diếc mà nhiều người còn gọi chúng là cá giếc.
Đặc điểm hình thái của cá diếcĐược tìm thấy khoảng năm 1832, cá diếc còn có tên gọi khác là Carassius phân bố tại đại lục Á- Âu. Thân hình của cá diếc khá dẹt, thân trên của cá nở rộng và khá tròn, dần thu hẹp nhỏ về phần đuôi. Kích thước trung bình của cá diếc không quá lớn nhưng có trường hợp cá diếc trưởng thành trọng lượng lên tới 3kg và chiều dài đạt 45cm. Để nhận diện cá diếc với dòng cá khác bạn có thể dựa trên các đặc điểm như sau:
Phần đầu của cá diếc khá nhỏ, nếu so sánh với tỷ lệ cơ thể thì đầu nhỏ hơn nhiều lần. Hai mắt của cá vị trí cân đối và có màu đỏ nổi bật.
Muốn câu cá diếc thì bạn cần hiểu rằng chúng là giống cá nước ngọt, môi trường sống phần lớn ở vùng sông, ao hồ hoặc khu ruộng của đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc. Tập tính của cá diếc là kiếm ăn theo đàn ở cạnh các mảng bèo và khoảng trống rộng giữa khoảng bèo cái. Cần thủ nên ưu tiên nơi nhiều bèo, cỏ hay đáy bùn và gần bờ sâu 1m đến 1,5m là thích hợp. Không chỉ vậy, bạn chọn điểm câu êm, tránh xa dòng nước chảy xiết.
Thuộc loài ăn tạp nên thức ăn của cá diếc cũng vô cùng phong phú và đa dạng từ các dòng thực vật cho đến động vật tươi sống. Thức ăn dưới nước của cá diếc gồm các vi sinh vật, động vật không xương sống, sinh vật phù du, tảo biển và vụn hữu cơ. Đặc biệt cá diếc rất thích ăn giun đỏ, kích thước nhỏ như sợi bún. Bạn có thể tìm thấy ở vị trí mương nước thải, gốc cây mục.
Mùa câu cá diếc bội thu thành quảMùa cá diếc đẻ trùng với mùa cá chép đẻ. Tức là cá diếc đẻ sẽ vào khoảng tháng 3 âm lịch, nhưng mùa câu diếc sẽ lùi thời gian một chút thường là 4 tháng đến 7 tháng để cá nhỏ đủ trưởng thành. Từ đó, cần thủ sẽ xác định được thời điểm câu cá diếc tốt nhất là từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch. Nếu câu cá trước mùa thì chúng chỉ nhỏ cỡ 3 ngón tay nhưng khi bước sang tháng 7 cá sẽ trở nên to hơn.
Cá diếc được câu kéo dài từ mùa thu năm nay sang đến mùa xuân năm sau. Muốn câu cá diếc bạn cần chọn các ngày:
Mùa thu: trời chuyển se se lạnh, có gió heo may, mây kín trời sau cơn mưa ngâu
Mùa đông: sau trận gió bấc, trời lạnh nhưng không quá giá rét
Mùa xuân: ngày ấm áp phảng phất mưa bụi.
Ai cũng cho rằng ngày đông lạnh thường khó câu cá, nhưng cá diếc thì câu ngày lạnh vẫn hiệu quả như ngày nóng (dành cho câu hồ dịch vụ). Câu cá diếc mùa đông cũng là một thú vui tao nhã mà bạn khó lòng bỏ qua.
Đồ nghề cần thiết mang đi câu cá diếcCâu cá diếc không chỉ đòi hỏi biết giật đúng cách mà còn yêu cầu bạn nắm rõ địa hình đáy sông, ao hồ, hiểu hướng gió và dòng chảy thế nào. Cá nhỏ nên cần câu phải mềm, nhất là ở nơi dòng nước chảy mạnh thì phải chú ý xem phao câu chuyển động thế nào. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị mồi, cần, lưỡi, cước không quá cầu kỳ và không tốn thời gian.
Cần câu: dùng cần máy hoặc cần tay đều được. Chọn cần câu tay ưu tiên loại trọng lượng nhẹ, mũi cần mảnh dài khoảng 3,6m đến 5,3m. Còn về cần máy thì sử dụng cần chuyên dụng câu diếc hồ với kích thước thích hợp. Theo kinh nghiệp thì cần máy đem lại hiệu quả cao hơn.
Hầu hết những ai đã từng trải nghiệm đi câu cá diếc đều nằm lòng tập tính ăn mồi của giống cá này. Phao lông gà kích thước khá nhỏ và dài khoảng hai đốt ngón tay, rất nhạy khi có cá cắn cấu và phần lớn chìm hoàn toàn dưới mặt nước, tầm nhìn lập là lập lờ. Khi bắt đầu thả xuống, phao lông gà hơi nhún nhún, sau đó mới mún thêm một xíu, rồi nổi ngang bồng bềnh trên mặt nước. Phao chuyển động nhẹ là cảm nhận được con cá diếc vảy trắng lấp lóa. Cách câu cụ thể như sau:
Đầu tiên hãy tìm các đoạn sông, các ao hồ hoang hoặc ngòi có cá, chọn điểm câu tốt nhất là ở khoảng trống lớn giữa ao bèo hay cạnh mảng bèo rộng. Thả thính khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu triển khai câu cá.
Móc giun đỏ ở mũi lưỡi câu thừa ra khoảng 1cm, thả trực tiếp xuống ổ thính. Khi thấy mồi chạm đáy thì nhấc lên từ 2cm đến 3cm, hai giây sau mới thả xuống như cũ. Chờ vài giây thì lặp lại liên tục chu kì như trên.
Khi gặp cá diếc cắn câu phao sẽ nhanh chóng nháy báo hiệu, mỗi lần phao bềnh nhẹ nhàng trên mặt nước thì cần thủ chú ý bung đầu cần, cá diếc ở dưới sẽ lượi lại vài vòng rồi mới thúc thủ. Nhấc cá diếc lên rồi đựng trong lồng cá, nhớ đặt cá sâu trong nước nhưng vẫn có khoảng trống để chúng hô hấp, tránh tình trạng cá chết cá ươn.
Cá diếc khá phàm ăn và hoạt động theo đàn nên chỉ cần đi một buổi câu là thu hết nguyên đàn về nhà. Môi cá diếc mỏng manh, vì vậy đi câu chúng không giật mạnh tay, nếu giật mạnh thì cần thủ chỉ có thành quả là vành môi cá diếc thôi.
Nếu ao hay hồ có nguồn cá diếc dồi dào, bạn có thể đạt được một lúc 2kg đến 3kg cá trong một buổi câu. Thịt cá diếc độ dinh dưỡng cao, bổ, ngon, được dùng làm bài thuốc nâng cao sức khỏe và chữa bệnh rất hay. Trứng cá diếc là loại trứng cá sống ở nguồn nước ngọt ngon nhất, thơm, ngậy, vị bùi và không bứ.
Tổng hợp công thức cách làm mồi câu cá diếc cực nhạy Cách làm mồi câu cá diếc bằng giun đỏNhư bạn đã biết, cá diếc rất thích mồi bằng giun đỏ. Hãy tận dụng nguồn mồi tự nhiên này mang đi câu cá diếc. Cách làm mồi câu cá diếc bằng giun đỏ không phải chuẩn bị quá nhiều, thao tác cũng đơn giản mà hiệu quả đem lại sẽ khiến bạn bất ngờ. Nguyên liệu cần có:
Giun đỏ: 300g (hay còn gọi là trùn quế)
Gạo: 500g
Bước 1: rang gạo trên chảo với lửa liu riu, đảo đều tay cho đến khi xuất hiện màu vàng sậm, mùi thơm dậy lên, sau đó nghiền gạo rang thành bột mịn.
Bước 2: giun đỏ cho vào rổ rửa sạch cùng nước, rồi băm nhỏ gium rồi chia vào hai hộp riêng biệt.
Bước 3: khi tới địa điểm đi câu thì bạn chỉ cần trộn bột gạo rang mịn cùng giun đỏ băm nhuyễn, thêm chút nước ở bờ. Đảo đều rồi nặn mồi to như nắm tay, rồi ném viên mồi lớn xuống hồ. Lúc này các bác chỉ cần ngồi đợi cho tới khi mặt nước sủi thăm, mồi còn lại thì vê thành viên tròn nhỏ gắn đầu lưỡi câu. Thả mồi xuống và câu cá.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng ngũ vị hương và cám gạoCá diếc ăn khá tạp, không chỉ thích mùi thuốc bắc mà còn nhạy trước ngũ vị hương. Công thức cách làm mồi câu cá diếc từ ngũ vị hương và cám gạo này vô cùng nhanh gọn, nguyên liệu chính gồm 4 loại như:
Cách làm mồi câu cá diếc bằng khoai langKhoai lang là một nguyên liệu quen thuộc thường dùng trong các công thức chế biến mồi câu cá: cá mè, cá trê, cá rô đồng và trong đó có cả cá diếc. Mồi từ khoai lang phần lớn là mềm, nhanh tan, mùi thơm dễ thu hút há. Với cách làm mồi câu cá diếc bằng khoai lang này, bạn cần chuẩn bị thêm các thành phần khác như:
Khoai lang: 500g
Bột ngô: 100g
Đỗ xanh: 300g
Gạo: 100g
Trứng vịt: 2 quả
Chuối chín: 2 quả
Thuốc bắc tổng hợp: 1 gói
Cách làm mồi câu cá diếc bằng cơm nguộiTiếp ngay sau đây lại là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc đó là cơm nguội. Cá diếc yêu thích mồi cơm nguội khi kết hợp cùng gạo, cám gạo và tôm khô. Bạn cần chuẩn bị các thành phần không thể thiếu sau:
Bước 1: cơm nguội là nguyên liệu hầu như gia đình nào cũng có, nếu như hôm trước nhà bạn ăn hết cơm thì hãy nấu mẻ mới, để nguội cho hôm sau làm mồi câu cá diếc. Cơm nguội thì chỉ cần dầm nát dẻo nhuyễn là được.
Bước 3: trộn tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị lại với nhau, đảo đều cho tới khi bột gạo, cám gạo, bột tôm khô quyện cho tới khi dẻo, sau đó viên mồi thành các viên tròn mang đi câu ngay được.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng bột mìCông thức tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn là cách làm mồi câu cá diếc bằng bột mì với nguyên liệu giá thành rẻ, dễ tìm mua ở bất kỳ cửa hàng nào. Bạn cần chuẩn bị:
Bước 1: cám gạo luôn phải trải qua bước rang vàng dưới lửa liu riu, rồi nghiền nát thành bột mịn. Còn trùn quế thì chỉ cần băm nhỏ là được.
Bước 2: trộn bột mì, cám gạo, cám chim cùng trùn quyế băm vào với nhau, lúc trộn bạn sẽ thành hỗn hợp này khô, hãy thêm một chút nước giúp hỗn hợp dẻo. Chú ý cho từng lượng nước từ từ, mồi loãng sẽ không vo viên được.
Nhiều cần thủ chuyên nghiệp đã khẳng định rằng cách làm mồi câu cá diếc này sẽ khiến đàn cá diếc từ từ cắn câu bạn mà không mất quá nhiều thời gian đợi chờ.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng bột hoa hồi và mẻMẻ chua cũng là thành phần không thể thiếu khi chế biến mồi câu cá. Mồi câu cá diếc từ mẻ sẽ có thêm sự góp mặt của bột hoa hồi. Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị thêm các nguyên liệu như sau:
Cách làm mồi câu cá diếc bằng mồi bộtĐối với những cần thủ không có nhiều thời gian thì bạn có thể áp dụng câu cá diếc bằng bột. Mồi câu cá diếc từ bột là loại công nghiệp bán sẵn trên thị trường, hơn nữa giá thành hợp túi tiền. Nhưng bạn cũng nên hiểu rằng câu cá bằng bột mồi hiệu quả sẽ không cao so với mồi tự làm.
Bán phổ biến nhất hiện nay phải kể đến loại như:
Mồi bột câu cá diếc D2, D3
Mồi bột câu cá diếc Phú Thành 5,7,9
Mồi bột câu cá diếc vua rừng Cát Bà
Cách 1: pha bột câu sẵn cùng nước, đảo đều để tạo thành hỗn hộ dẻo vo thành cục bột được.
Cách 2: pha bột câu cùng sữa và trứng nhào cho tới khi dẻo, làm xong mồi thì nắn thành cục, đến điểm câu thì ném cục bột xuống vị trí câu, chờ tới khi nước sủi tăm có nghĩa là xuất hiện cá, lúc này bắt đầu câu được. Dùng mồi câu bằng dến, giun đỏ hoặc mồi vê tròn nhỏ.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng lúaVới cách làm mồi câu cá diếc bằng lúa này, bạn sẽ không mất nhiều thời gian mua nguyên liệu nhưng khá mất công chế biến trong nhiều ngày liền. Vì mồi từ lúa yêu cầu phải ủ 4 ngày hoặc năm ngày. Đầu tiên là bước chuẩn bị thành phần:
Bước 1: Rang đều tay cám gạo dưới lửa nhỏ, để kiểm tra xem cám gạo đúng chuẩn chưa thì bạn dựa vào màu sắc, cám màu vàng sậm là được.
Bước 2: rửa sạch lúa, luộc bằng nồi áp suất khoảng 30 phút. Luộc xong thì đổ lúa ra rá cho tới khi nguội (không dùng rổ vì lỗ rổ lớn). Nhặt sạch vỏ trấu và chỉ giữ lại hạt gạo bên trong chín mềm.
Bước 3: trộn gạo vừa tách cùng với men rượu đã chuẩn bị, sau đó ủ hỗn hợp ở hộp kín khoảng 4 ngày đến 5 ngày. Khi đi câu chỉ cần mang theo tất cả nguyên liệu cùng hỗn hợp này.
Bước 4: đến địa điểm câu thì bớt lại 100g cám rang, số còn lại thì trộn cùng hỗn hợp lúa men rượu, hạt xốp và thêm chút đất ngay chỗ câu.
Bước 5: nắm mồi thành viên tròn kích thước bằng quả chanh, sau đó đập bẹp ép chặt rồi lăn qua cám gạo khô. Cám gạo khô ngay khi tiếp xúc với mặt nước sẽ tan nhanh, dẫn dụ cá diếc cực hiệu quả.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng đậu phộngCông thức cuối cùng mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn đó là cách làm mồi câu cá diếc bằng đậu phộng. Phương pháp này chỉ mất chút thời gian sơ chế nguyên liệu, còn chế biến thì rất nhanh gọn chỉ gói gọn trong một nốt nhạc. Nguyên liệu gồm:
Đậu phộng: 200g (miền Bắc gọi là lạc)
Gạo nếp: 300g
Gạo tẻ: 200g
Vừng trắng: 200g (tên khác là mè trắng)
Rượu: 500ml
Một số lưu ý khi chọn lưỡi câu cá diếc mùa đôngMuốn câu cá diếc mùa đông hiệu quả thì bạn nên chọn câu lục, câu đơn vì độ nhạy cao, câu lăng xê chỉ tốt khi bạn chọn khu vực nước chảy xiết ở vùng núi phía Bắc.
Câu lục: lục bềnh sẽ giúp bạn câu cá đạt thành quả cao hơn dự tính vì độ nhạy của phao khá cao. Nhất là vào mùa lạnh, cá diếc ăn mồi nhẹ nhàng, nháy phao kẽ đôi khi bạn còn không nhận ra, vì thế phao chì nhạy, dễ phát hiện. Lưỡi lục câu diếc nên chọn loại cỡ từ 6-12 tùy thuộc vào hồ câu. Lực câu lục giật rất mạnh, cần lục chọn loại hơi cứng một chút, không lo mất cá to.
Câu đơn: mùa đông câu đơn hiệu quả không kém, phao tiêu chuẩn câu cá diếc là phao số 3. Phao số 3 kích thước viên chì như hạt đỗ đen cân bằng phao.
Câu đơn cần tay: bầu phao bằng nhựa tăng độ nhạy, cần máy chọn bầu phao bằng gỗ thêm độ nặng khi búng lưới, độ nặng chì sẽ tỉ lệ thuận với hiệu quả và độ nhạy khi câu.
Khi đã hiểu rõ cách làm mồi câu cá diếc trên thì việc còn lại của cần thủ là luyện tập thường xuyên để tay nghề nâng cao. Nhờ đó mà mỗi chuyến đi câu sẽ chỉ có thành công mà không xuất hiện hai từ “thất bại”. Mong bài viết này hữu ích cho ai đang có dự định đi câu cá diếc.
Cách Mà Cá Diếc Sinh Sống Khiến Mọi Người Bất Ngờ
Cá diếc, cái tên vừa lạ vừa quen. Đối với người dân miền Bắc nước ta, chắc hẳn không xa lạ với loài cá diếc này.
Chi Cá giếc là một chi trong họ Cá chép. Các loài trong chi này có tên gọi thông thường là cá giếc hay cá diếc, mặc dù các tên gọi này về cơ bản thường được dùng để chỉ loài C. carassius.
Được biết đến nhiều nhất có lẽ là cá vàng, được chọn giống từ cá giếc Phổ. Các loài trong chi này có sự phân bố trên khắp đại lục Á-Âu, dường như bắt nguồn xa hơn về phía tây so với các loài có dạng cá chép điển hình, bao gồm cả cá chép.
Cá diếc là loài cá vô cùng phổ biến ở khu vực phía Bắc nước ta. Cá diếc không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Để hiểu hơn về loài cá này, chúng tôi sẽ đưa ra đầy đủ đặc điểm, nguồn gốc và môi trường sống của cá diếc.
Cá diếc có thân hình khá dẹt, phần thân trên của cá khá tròn và nở rộng, thu hẹp lại ở phần đuôi. Cá diếc có kích thước trung bình, một chú cá diếc trưởng thành có cân nặng lên đến 3kg và chiều dài của cá đạt khoảng 45cm.
Cá diếc có phần đầu khá nhỏ, nhỏ hơn nhiều lần so với tỷ lệ cơ thể của chúng. Mắt của cá diếc cân đối và có màu đỏ.
Phần miệng của cá khá nhỏ, răng nhỏ và sắp xếp cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Xung quanh phần miệng của cá diếc không có râu.
Phần thân của cá diếc được bao phủ một lớp vảy sáng ánh bạc nhìn vô cùng đẹp. Phần gần nắp mang của cá có 2 vây ngực nhỏ khá mềm.
Vây bụng của cá khá cứng, phần vây lưng dài trải dài và khá cứng. Vây đuôi của cá khá lớn và được chia đôi ở thùy giữa.
Phần lưng của cá thường có màu sẫm hơn so với phần bụng. Tùy từng môi trường sống cá sẽ màu sắc đậm nhạt khác nhau.
Cá diếc là loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng vô cùng đa dạng từ thực vật cho tới động vật. Thức ăn của chúng gồm có các vi sinh vật, sinh vật phù du, động vật không xương sống, các loại vụn hữu cơ và tảo biển.
Cá diếc là một loài cá nước ngọt, môi trường sống của chúng chủ yếu ở các vùng ao, hồ, sông, các khu ruộng ở vùng đồng bằng cho tới vùng miền núi phía Bắc. Trên thế giới, cá diếc phân bổ rộng rãi toàn bộ khu vực Châu Á cho tới khu vực Châu Âu.
Cá diếc là loài sinh sản theo hình thức đẻ trứng. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 3 cho đến tháng 8 âm lịch – đây là khoảng thời gian cá diếc diễn ra quá trình sinh sản. Một chú cá diếc bắt đầu kỳ sinh sản đầu tiên là khi chúng đạt 1 tuổi.
Câu cá diếc mùa đông: Vì cá diếc kết thúc kì sinh sản vào cuối tháng 8 âm lịch, phải đến thời điểm cuối năm mới là thời kỳ đánh bắt cá diếc. Cá diếc có thể đánh bắt bằng lưới hoặc câu cá diếc bằng mồi bột.
Kỹ Thuật Làm Mồi Câu Cá Diếc
Đối với câu cá diếc thì về khoản mồi câu và thính dẫn dụ không cần kỳ công đầu tư như câu cá chép vì cá diếc cũng háu ăn gần như cá rô.
Ao hồ sông ngòi Việt Nam vô cùng nhiều cá Nhưng cùng với cá Diếc.Nhiều khi chủ bụng đi câu cá chép với mồi và thính dùng cho việc câu cá chép nhưng sản phẩm thu hoạch được lại là một túi cá diếc.
1- Mồi xả (thính, nhậy): Dùng cám xay xát gạo , rang vàng , trộn với đất lấy ngay tại điểm câu.Nên trộn trước 2h để cám được lên men sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
2- Dây câu(Cước): Dùng cước 0.1 tới 0.2
3- Lưỡi câu: Loại nhỏ như câu rô đồng.Chì dùng chí lá cuốn cách lưỡi câu khoảng 1,5cm nhưng phải đủ sức kéo chìm phao vì đây là hình thức câu đáy.
4- Phao: Dùng phao bằng lông cánh ngỗng hoăc phao câu nhỏ.
5- Mồi câu: Dùng duy nhất giun đỏ ( có nơi gọi giun quế )
6- Kỹ thuật câu: Tìm các ao hồ hoang , các đoạn sông , ngòi có cá , chọn điểm câu , điểm câu tốt nhất là cạnh các mảng bèo , hoặc các khoảng trống rộng giữa ao bèo cái .
Thả thính , sau 15 phút ta bắt đầu câu . Móc giun đỏ thừa ra mũi lưỡi câu khoảng 1cm , thả xuống ổ thính , khi mồi vừa chạm đáy ta nhấc lên khoảng 2 – 3 cm để khoảng 2 giây sau đó lại thả xuông như cũ, chờ 10 giây , sau đó ta lại lặp lại chu kỳ như trên liên tục .
Khi cá cắn câu , phao nháy nhanh , khi nào phao bềnh lên mặt nước ta bung nhẹ đầu cần , chú diếc lượn đi lượn lại vài vòng sau đó mới chịu thúc thủ , nhấc cá lên cho vào lồng đựng cá.
Nhớ để cá sâu trong nước nhưng cũng phải có khoảng trống ở trong lồng đựng cá cho chúng thở . Cá diếc là loại phàm ăn , và đi ăn theo đàn , có khi ta câu 1 buổi là hết nguyên cả đàn luôn .
Chú ý: Môi cá diếc rất mỏng , vì vậy chúng ta không được giật cần mạnh , nếu như vậy chúng ta chỉ được có vành môi cá diếc mang về thôi . Nếu ao hồ có nhiều cả diếc ,chúng ta câu có thể được 2 – 3 kg một buổi câu .
Thịt cá diếc rất ngon và bổ , ông cha ta xưa dùng cá diếc làm các bài thuốc chữa bệnh rất hay và bồi bổ cơ thể . Trứng cá diếc là loại chứng cá nước ngọt ngon nhất , vị của chúng rất bùi , ngậy , thơm , không bứ .
Cách Làm Mồi Câu Cá Diếc Bắt Trọn Cả Ổ Tại Nhà Chỉ Với 30 Phút
Chúng là động vật ăn tạp, với nguồn thức ăn của chúng là sinh vật phù du, động vật không xương sống, thực vật, vụn hữu cơ.
Cách làm mồi câu cá diếc Cách làm mồi câu cá diếc từ khoai lang
Khoai lang: 500g
Đỗ xanh: 300g
Bột ngô: 100g
Gạo: 100g
Chuối chín: 2 quả
Trứng vịt: 2 quả
Thuốc bắc tổng hợp: 1 gói nhỏ
Cách làm mồi câu cá diếc từ khoai lang như sau:
Gạo bạn đem rang rang vàng rồi nghiền thành bột mịn.
Đỗ xanh trần qua nước nóng.
Khoai lang luộc chín, dùng thìa dầm nát
Bột ngô đem rang lửa nhỏ cho đến khi có mùi thơm
Trộn các nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào với nhau. Đảo liên tục cho các nguyên liệu hoà quyện vào nhau.
Thuốc bắc xay nhuyễn.
Trộn thêm thuốc bắc, trứng và chuối vào hỗn hợp ở trên.
Cách làm mồi câu cá diếc từ giun đỏ
Gạo: 500g
Giun đỏ (hay còn gọi là trùn quế): 300g
Cách làm mồi câu cá diếc từ giun đỏ khá đơn giản:
Gạo rang đến khi có màu vàng sậm và thật thơm thì đem nghiền thành bột mịn.
Giun đỏ băm nhỏ, rồi cho cả 2 vào hộp riêng
Khi đến điểm câu trộn giun, gạo rang và một chút đất ở bờ nước. Nặn thành nắm tay rồi ném xuống hồ. Các bác chờ đến khi nào mặt nước sủi tăm thì vê mồi thành viên nhỏ gắn vào lưỡi câu rồi bắt đầu câu.
Mồi câu cá diếc từ cám gạo và ngũ vị hươngCách làm mồi câu cá diếc từ cám gạo và ngũ vị hương được thực hiện như sau:
Cần thủ Việt câu cá diếc bên Hàn Quốc
Với cách làm mồi câu cá diếc này các bác còn có thể tận dụng để câu cá chép luôn nữa đấy.
Cách làm mồi câu cá diếc từ mẻ như sau:
Mồi câu cá diếc từ mẻ và bột hoa hồi
Cám gạo rang đến khi có màu vàng sẫm.
Trộn tất cả các nguyên liệu vào với nhau.
Đến điểm câu thì trộn thêm ít đất bùn ven bờ
Nắm thành nắm nhỏ ném xuống hồ. Chờ đến khi hồ sủi bọt là lúc cá diếc đã bị dẫn dụ và đang ăn mồi
Gắn trùn quế vào lưỡi câu thả mồi rồi ngồi chờ kết quả.
Một buổi câu diếc của cần thủ Nguyễn Toàn Chơi Cách làm mồi câu cá diếc từ cơm như sau:
Ở cách làm mồi câu cá diếc từ mẻ này điều quan trọng nhất là các bác phải trộn thật kỹ để các nguyên liệu quyện vào nhau.
Cách làm mồi câu cá diếc từ lúa như sau:
Cách làm mồi câu cá diếc từ cơmVới cách làm mồi câu cá diếc từ cơm này, phần tôm các bác trộn từ từ vào, đừng đổ cả tránh chỗ có chỗ không.
Cách làm mồi câu cá diếc từ bột mì như sau:
Cách làm mồi câu cá diếc từ lúaCách làm mồi câu cá diếc từ lạc như sau:
Cám gạo rang đều tay nhỏ lửa đến khi bốc khói và có màu vàng sậm.
Lúa rửa sạch, luộc khoảng 30 phút bằng nồi áp suất. Khi luộc xong cho lúa ra rá để nguội. Loại bỏ vỏ trấu chỉ lấy hạt gạo chín bên trong.
Trộn men rượu vào gạo vừa tách ở trên. Cho hỗn hợp vào hộp và ủ từ 4 – 5 ngày
Khi đi câu mang tất cả các nguyên liệu ở phía trên
Đến nơi bạn để lại khoảng 100g cám rang, 400g còn lại trộn với các nguyên liệu kia và thêm một chút đất ở chỗ câu.
Nắm hỗn hợp thành nắm bằng quả chanh, đập bẹp, ép chặt rồi lăn qua một lớp cám gạo rang. Lớp cám gạo này khi xuống nước sẽ tan rất nhanh và dẫn dụ cá cực tốt.
a. Một số loại mồi bột câu cá diếc thông dụng nhất hiện nay
Cách làm mồi câu cá diếc từ bột mì Cách làm mồi câu cá diếc từ lạc
Gạo nếp: 300g
Gạo tẻ: 200g
Vừng trắng (hay còn gọi là mè trắng): 200g
Lạc: 200g
Rượu: 500ml
Lạc các bạn rang, đảo đều tay cho đến khi cháy.
Gạo nếp và gạo tẻ rang cho đến khi có khói trắng bốc lên là được.
Vừng rang nhỏ lửa đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
Nghiền nát tất cả thành bột mịn.
Cho bột vào hộp và để dùng dần
Khi đi câu bạn mang bột và rượu đi.
Đến nơi đổ rượu vào bột, nhà kỹ cho đến khi thành cục bột dẻo.
Vê thành viên tròn thành nắm đấm ném xuống hồ chờ sủi bọt là bắt đầu câu được.
Câu cá diếc bằng mồi bộtVới các bác không có nhiều thời gian có thể áp dụng cách câu cá diếc bằng mồi bột. Mồi bột câu cá diếc là mồi công nghiệp có bán sẵn trên thị trường rất nhiều. Mồi bột câu cá diếc giá thành phải chăng. Tuy nhiên với cách câu cá diếc bằng mồi bột này đem lại hiệu quả không cao như việc tự tay làm mồi.
Trên thị trường có rất nhiều loại mồi bột câu cá diếc với giá thành đa dạng, và phổ biến nhất trong số đó phải kể đến các loại sau:
Mồi bột câu cá diếc phú thành 5,7,9
Mồi bột câu cá diếc D2, D3
Mồi bột câu cá diếc Vua rừng Cát bà…
Có 2 cách làm mồi bột câu cá diếc như sau:
Cách 1: pha bột câu cá với nước. Đổ nước từ từ để tạo thành cục bột dẻo là được
Cách 2: pha bột câu cá với trứng, sữa, nhào đều tay đến khi dẻo.
Khi đã làm xong mồi câu, thì cách cây cá diếc bằng mồi bột như sau:
Ném cục bột bằng nắm tay xuống nước.
Chờ đến khi nước sủi tăm có nghĩa là cá cắn câu thì bắt đầu câu.
Dùng mồi câu vằng viên mồi vê nhỏ hoặc giun đỏ, dế…
Với cách câu cá diếc bằng mồi bột này đòi hỏi các bác phải có tay nghề câu cao vì mồi bột công nghiệp thường không hấp dẫn các diếc bằng các loại mồi tự làm.
Khi đã biết câu cá diếc bằng mồi gì thì việc còn lại của các bác là luyện tập thường xuyên để nâng cao tay nghề và tăng hiệu quả tối đa khi câu.
2 Cách Làm Mồi Câu Cá Bông Lau Hiệu Quả Bất Ngờ
Cá bông lau là một loại cá rất giống với cá tra sống tại vùng sông Mekong. Loại cá này thuộc họ cá da trơn, sinh trưởng trong môi trường nước lợ. Vì thế thức ăn của chúng cũng khá đặc biệt.
Cá bông lau là loại cá sông, nhưng không phải bất cứ đoạn sông nào cũng câu được nó, chỉ những khúc sông rộng, nước sâu mới có nhiều cá bông lau tựu về sinh sống.
Cá bông lau có thói quen đi ăn theo đàn: đàn nhỏ chừng ba bốn con, đàn lớn cả chục con. Sống chung với bông lau còn có nhiều loại khác như cá tra, cá thiều, có con nặng cả chục ký.
Cá bông lau thường ăn nước chìm, nhưng tuỳ vào nhiệt độ nước nên có ngày chúng lại bỏ thói quen mà ăn nước nổi. Vì vậy, người đi câu phải biết rõ điều này để điều chỉnh cục mồi cho đúng vị trí mới câu được chúng.
Cách Làm Mồi Câu Cá Bông Lau Thông ThườngTrùn biển là một loại thức ăn mà cá bông lau thích nhất. Để làm mồi bằng loại trùn biển này bạn có thể làm như sau.
Bước 1: Đầu tiên phải bứt bỏ đầu con trùn biển đi,tránh việc chúng tự phân thân thành nhiều mảnh.
Bước 2: Sau khi bỏ đầu, bạn móc lưỡi câu từ đầu trùn, nơi bạn vừa bứt bỏ. Nếu bạn móc lưỡi câu từ đuôi thì trùn biển cũng sẽ tự phân thân thành nhiều mảnh.
Bạn kéo cho con trùn dài hết toàn bộ phân lưỡi câu để cá không phận biệt được phân lưỡi câu và dễ dàng hơn trong việc câu cá. Ngoài ra bạn có thể dùng thị bò thái con chì để làm mồi câu cá bông lau.
Một loại mồi câu nữa bạn cũng có thể áp dụng là ruột vịt phơi nắng cho se lại và bốc mùi. Bạn cắt phần ruột vịt thành khúc dài cỡ gần gang tay, sau đó móc vào lưỡi và để chúng lòng thòng như vậy. Khi xuống nước chảy đoạn mồi sẽ lòng thòng như đang vẫy xuôi để thu hút cá bông lau.
Gián đem về nuôi cho ăn thêm phô mai ít thôi để tăng thêm mùi hôi. Gián kỵ gió nên để ở nơi tối, không có gió lùa. Nên cho thêm một ít giấy báo vào chuồng. Nhớ vò giấy báo để tạo thành những hình khối giúp gián đậu lên và ăn nếu đói. Ngòai ra cũng giúp hút chất thải của các con gián thải ra.
Nhờ vậy gián sống được lâu hơn. 1 hoặc 2 ngày nhớ phun ít nước ít thôi, ngậm vào miệng và phun ra. Tránh làm cho giấy báo bị ướt sũng. Không nên cho gián ăn chất tinh bột như cơm, vì gián sẽ có mùi như tinh bột lên men kém hấp dẫn. Khi di chuyển đuờng xa nên bịt thùng đựng dán bằng giấy báo để tránh gió.
2. Chuẩn bị mồi câu
Cánh gián sẽ phất phơ trong nước nên chỉ chọn những con gián có cánh để câu. Tuy nhiên nếu đã hết mồi rồi thì chơi ráo luôn, có còn hơn là hok có, Khi ngâm lâu trong nuớc nhớ phải thay mồi vì gián đã bị hết mùi sẽ mất nhạy.
Bạn phải sử dụng luỡi túm để câu bằng mồi gián nhưng đầu dây túm thừa ra từ lưỡi câu phải được cắt sát và xéo theo chiều lưỡi câu thì ruột gián mới không bị bể ra khi móc mồi. Móc từ cổ xuống bụng. Mỗi lưỡi móc từ 3-5 con dán tùy vào luợng mồi mang theo, nước chảy mạnh hay yếu,
Ngoài ra, câu cá bông lau còn có mồi khác như con hà đỏ có nơi gọi là con sâu lá, ruột gà vịt, tùy vùng mà con bông lau lại nhạy với loại mồi này so với loai mồi kia.
Trước khi nói về phần kỹ thuật, tui muốn nói đến con cá bông lau, nơi sinh sống, tập quán ăn, ở, và di chuyển của chúng. Biết được những điều này cộng với kỹ thuật câu, kinh nghiệm và dĩ nhiên với một chút may mắn nữa, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận và bắt được chúng.
Cá bông lau thuộc họ cá da trơn, cùng họ với cá tra, basa. Nhiều người lần đầu nhìn thấy cá bông lau cứ tưởng là cá tra hay basa cho thấy sự giống nhau về hình dáng của chúng. Nhưng nếu chú ý một chút bạn sẽ thấy cá bông lau có cái đuôi màu vàng thay vì xanh như cá tra, basa.
Cá bông lau sống ở vùng nước lợ, vùng nước nhiễm mặn tiếp giáp giữa sông và biển. Nó sinh sản tự nhiên và không thể nuôi hay nhân giống như cá tra hay basa.
Vì là cá tự nhiên nên thịt nó ăn ngon hơn hẳn các lọai cá da trơn được nuôi tù đọng trong các ao hồ hay bè ở ven sông. Sự hiếm có này khiến giá của nó đắt hơn các loại cá cùng họ và có lẽ cũng là lý do người ta thích săn bắt chúng.
Có một điều lạ là cho đến giờ người ta vẫn không biết được cá bông lau sinh sản như nào. Chỉ biết rằng vào mùa sinh sản chúng sẽ quay ngược về phía cửa sông và đẻ trứng.
Nhưng theo lời những người dân địa phương thì người ta chưa bao giờ bắt được cá bông lau có trứng cả. Qua mùa sinh sản, chúng lại từng đàn đi sâu vào sông ngòi. Càng vào sâu chúng càng lớn dần và có xu hướng đi riêng rẽ.
Đặc tính di cư của bông lau đã hình thành nên hai mùa câu riêng biệt đó là câu đón và câu xổ.
Câu đón: là khi con bông lau sinh sản xong kéo theo cả họ hàng đi sâu vào sông ngòi. Người ta nói rằng nó bị xót con mắt vì thời điểm này là mùa khô (tháng 1 đến tháng 6), nước sông thấp hơn nước biển nên độ nhiễm mặn cũng cao hơn.
Vào mùa này bạn sẽ có nhiều cơ hội bắt được cả đàn cá hay còn gọi là trúng đàn đôi khi chỉ câu một chỗ và chỉ trong một con nước bạn có thể bắt hơn chục con. Đi câu mùa này cũng đỡ cực hơn vì không phải đi quá xa, có khi phải ra rất gần cửa biển như mùa câu xổ.
Câu xổ: là khi mùa mưa đến khoảng tháng 6 đến tháng 11, lúc này do mưa nhiều nên nước sông ngọt dần và con bông lau lúc này đã béo ú căng tròn, lại di chuyển dần ra biển. Đi câu mùa này bạn sẽ cảm nhận được thiên nhiên rộng lớn và dĩ nhiên sóng gió cũng rất nhiều.
Lúc này khả năng trúng đàn rất thấp nhưng câu được con nào thì ra con nào. Rất hiếm khi bắt được những con bú bình nhưng cá cũng thưa hơn vì cá lớn có xu hướng đi riêng rẽ và ghe thuyền phải di chuyển rất nhiều để săn chúng.
Những con bông lau còn sót lại sau hai mùa câu đón và câu xổ lại trở về cửa biển và thực hiện bản năng của chúng: sinh sản tháng 11 đến tháng 1.
Thời điểm này coi như hết mùa đánh bắt bông lau nhưng nếu cơn ghiền nổi lên, bạn đi câu mùa này cũng có khả năng bắt được chúng mặc dù xác suất bắt được rất thấp.
Cá bắt được mùa này gọi là cá ở tức là cá không quay về nguồn do lạc đàn hoặc cũng có thể do chúng đã thích nghi với môi trường nước nên không muốn quay về nữa.
Bông lau đi ăn hay nương theo những giọt hay luồng lạch vì chúng sống nơi nước chảy và giọt là nơi nước chảy mạnh nhất. Giọt cũng là nơi nước sâu và được hình thành do đặc tính uốn lượn của con sông lâu ngày tạo nên sự xói mòn.
Một khúc sông tùy theo lớn hay nhỏ, thẳng hay khúc khuỷu mà số lượng giọt cũng khác nhau. Chỉ có nhà ghe hay dân địa phương là người biết rõ vị trí của từng giọt và chúng ta phải nương nhờ vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ mà neo ghe và thả câu vào đúng giọt.
Và cũng rất thường xuyên ta phải đổi sang giọt khác khi không có cá. Đặc biệt, nếu chỗ giọt ta thả câu nằm gần đầu vàm đầu ngã 3 sông hoặc những nơi có vùng xoáy)thì xác suất câu được bông lau rất cao.
Một điều cần lưu ý là những kinh nghiệm tui nói ra có thể đúng với vùng này, nhưng có thể không đúng tại vùng khác nhưng nhìn chung thì những sự khác nhau đó là không lớn và nếu có cơ hội ta lại học hỏi thêm để áp dụng cho thật hiệu quả.
Câu cá để giải trí nhưng câu cá bông lau cần một sự đầu tư nghiêm túc, lòng kiên trì, niềm đam mê cộng với sức chịu đựng sóng-gió-mưa-nắng-muỗi mòng và dĩ nhiên thêm một chút kinh phí nữa.
Nếu bạn có đầy đủ những điều kể trên thì tui tin chắc rằng sẽ có ngày bạn sẽ tận tay bắt được những chú bông lau đuôi vàng đã làm say mê bao người.
Tất Tần Tật Về Mồi Câu Cá Chép
Anh em cần thủ quan tâm mồi câu cá chép năm 2023: Cách làm mồi, kỹ thuật câu các loại cá, loại lưỡi, địa điểm, mùa vụ. Tôi xin luận bàn cách làm mồi câu cá chép hiệu quả…
Câu cá chép trở thành môn nghệ thuật đỉnh cao
Xin chào anh em !
Chắc hẳn anh em thấy tôi dạo đầu trên sẽ thắc mắc, không biết thằng cha này sẽ viết nhăng viết cuội gì đây. Xin thưa, tôi sẽ “gãi” đúng “chỗ ngứa” của anh em.
Thưa anh em, câu cá là một thú vui tao nhã để xả stress và rèn luyện bản tính con người. Thú câu cá rèn cho con người ta một đức tính “Nhẫn”, điềm tĩnh nhưng kiên định, dứt khoát mà vẫn thong thả tâm hồn. Đó là những giá trị mà không có môn thể thao nào đem lại.
#Công Thức Mồi Câu Cá Sông
Câu cá chép là nghệ thuật hội tụ những điều tinh túy nhất của bộ môn câu cá. Bởi lẽ câu cá chép, đặc biệt chép to, cá chép cụ sẽ cực kỳ khó. Cá chép sống lâu lên lão làng, kinh nghiệm nhiều lần thoát chết chết nhiều lần của các loại bẫy của các cần thủ thứ thiệt. Do đó mà bộ não của nó trở nên tinh quái hơn. Thêm nữa, vị giác của nó đặc biệt nhạy cảm nên sẽ không bao giờ mắc câu với loại mồi tầm thường và kỹ thuật hạng xoàng.
Ngay cả những cần thủ chuyên nghiệp cũng khó đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật câu cá chép. Vì sao vậy? Bởi lẽ, để đến cảnh giới đó, không chỉ thể hiện ở tinh thần đam mê, kiên nhẫn, cũng không chỉ ở mức độ áp dụng bài mồi mà còn phải sáng tạo bài mồi, cách thức câu để phù hợp với mọi hoàn cảnh để câu được cá chép.
Các cụ đã dạy rằng, “nếu cho tôi 6 tiếng để chặt một cây gỗ lớn, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài dìu”. Anh em sẽ còn nhiều buổi, nhiều ngày, thậm chí nhiều năm để say với thú vui câu cá đã ngấm vào máu cơ mà. Hà cớ chi lại tiếc chút thời gian để đọc bài này. Không những chỉ đọc mà còn phải áp dụng, sáng tạo để có được thứ mồi câu tuyệt hảo. Đó mới là nghệ thuật câu cá đỉnh cao.
# Công Thức Mồi Câu Cá Sông
Theo hiểu biết hạn hẹp của tôi, hiện có rất nhiều anh chị thường xuyên lên youtube xem video cách làm mồi câu cá chép, “lùng xục” tất cả các diễn đàn, “xới tung” trang website và các bài viết của cửa hàng bán mồi câu cá chép. Tuy nhiên vẫn chưa giải đáp được những “uất ức” trong lòng.
Thấu hiểu những nỗi “khổ tâm” của anh em, tôi cũng nhiều đêm không ngủ, “vắt óc” viết ra mấy dòng để chia sẻ với anh em. Tôi mò mẫm thì biết anh em quan tâm về mồi câu cá chép năm 2023 chủ yếu xoay quanh một số vấn đề như: cách làm mồi, chế mồi, kỹ thuật câu các loại cá, câu các loại lưỡi, địa điểm câu và những lưu ý về mù vụ câu cá chép. Do đó, tôi sẽ “xoáy” sâu vào những “chỗ ngứa” đó.
Để câu được cá chép ta phải hiểu được tập tính của loài cá chép Lược qua thói quen của cá chép
Muốn câu được cá chép ta phải nắm rõ tập tính của chúng. Phải biết được cá chép thích điều gì và sợ điều gì?
Cá chép ít ăn mồi trong những trường hợp sau. Anh em cần thủ cần rất chú ý đến các vấn đề sau:
Cá chép ưa ăn mồi ở nơi nước sạch: Vùng nước bị ô nhiễm, bùn rác bẩn, có những mùi khác lạ, như mùi túi rác cháy, mùi thuốc cỏ.. nó sẽ tránh xa.
Hôm nào nước quá đục, giống như màu đỏ phù sa, hay đục ngầu, chép gần như không thấy mồi, hoặc nếu có thấy cũng ít ăn.
Nước quá trong, trong văn vắt như nhìn xuống thấy đáy, cá sẽ sợ nên cảnh giác, không ăn. Lúc đó thả câu thì chỉ tội cá mương phá mồi.
Vùng nước qúa nông, dưới 1m nước, chép không ăn mồi. Chúng chỉ hay ăn mực nước từ 2 – 3,5m, sâu quá cũng ít ăn, vì nhiệt độ giảm, chép ít hoạt động nơi đáy bùn lạnh.
Vùng nước quá gần bờ, câu chép không hiệu quả. Chép to hay ăn vùng nước xa bờ từ khoảng 10 – 20m, nhất là những nơi có hốc sâu giật cấp như cầu thang (khác với cá trôi thích ăn gần bờ)
Nơi có quá nhiều con dọn bể hay cá ngạch, chép kị với các loài cá này, nên chúng sẽ không tiếp cận vùng câu, mà nhường chỗ cho bọn đó.
Tuyệt đối kiêng kỵ tiếng ồn. Nói chuyện, cười đùa hay có những âm thanh ồn ã quá to, chép sẽ giật mình, chỉ lởn vởn cày tăm, ăn mồi rụt rè. Do đó câu chép phải giữ im lặng gần như tuyệt đối, nhất là chép cụ.
Tránh ngày gió quá to, sóng quá lớn, kiểu như gió Tây thổi mạnh, chép ẩn không ăn nữa. Lúc im sóng, gió thì nó mới hoạt động mạnh mạnh và kéo phao dứt khoát.
Không nên câu cá chép vào buổi trưa và buổi sáng sớm. Buổi trưa, chúng hay rúc vào khu vực ổ là hốc đá hay cành cây để nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn. Sáng sớm chúng cũng ít ăn vì thời tiết khi đó còn lạnh, ít di chuyển. Cá chép chỉ hoạt động nhiều về đêm nên câu thời điểm này là hợp lý nhất.
Cá chép chỉ ở nơi nước sâu, sạch, tĩnh, màu nước có màu xanh sâm sẫm như màu tảo. Khu này là nơi chép cụ hay ở. Đặc biệt là nơi xuất hiện tăm nhỏ lên nhiều là dấu hiệu ổ cá chép gần đó. Hãy câu gần vị trí đó, sau 2-3 giờ ngồi câu, chép cụ cũng sẽ ăn vào lúc này.
Nên câu trước ngày bão to, mưa lớn đổ bộ về 1 hôm. Lúc này cá sẽ ăn mồi mạnh để dự trữ thức ăn tránh bão. Sau khi bão tan 5 – 10 tiếng, chép ăn mạnh vì rất đói, lúc này thực là dễ bắt. Đói làm liều, lúc này chép cũng mất khôn, mất cảnh giác. Chép sau khi đẻ trứng 3-5 ngày cũng dễ câu vì chúng đói, mệt, nên cần bổ sung các vitamin và khoáng chất khác.
Luận về về mồi câu theo đặc tính cá chép
Cá chép là loài cá nước ngọt. Tuổi thọ của nó có thể kéo dài vài chục năm. Cá chép có đến 5 cơ quan thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác đều phát triển mạnh, chúng dễ nhận biết được nguy hiểm liền kề. Chúng được mệnh danh là loài cá khó câu nhất đồng thời cũng vô cùng kỹ tính khi chọn mồi ăn. Ngoài ra cá chép còn có đặc tính bầy đàn có thể thông tin cho nhau địa điểm có đồ ăn ngon cũng như cảnh báo cho đồng loại phát hiện nguy hiểm.
Cá chép là loài động vật ăn tạp dưới đáy sông hồ, nó ăn nhiều thứ từ thực vật lẫn động vật. Nhiệt độ nước và thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến việc ăn mồi của cá chép. Nước càng ấm thì mồi càng ngọt, nước càng lạnh thì mồi càng có nhiều a-xít hữu cơ. Cá chép ăn rất ít, thậm chí không ăn khi nhiệt độ nước xuống dưới 10 độ C vì nó tiêu hóa hồi rất ít trong môi trường này. Do đó, câu cá mùa đông lạnh cần nắm được tập tính này của nó.
Khứu giác về hoá chất của cá chép có giác quan mạnh nhất để tìm thực phẩm. Cá chép khỏe mạnh bắt buộc phải được cung cấp, bổ sung các chất dinh dưỡng giàu protein. Mồi câu có nhiều protein sẽ rất hấp dẫn cá chép.
Cá chép cũng rất nhậy với loại mồi có tẩm hóa chất độc hại. Cụ thể, có người hỏi rằng, tại sao hoa hồi mua ở chợ và hoa hồi nguyên chất làm mồi lại khác nhau. Xin thưa rằng, hoa hồi ở chợ hay các hiệu thuốc đông y đã không còn nguyên chất vì đã bị chiết xuất tinh dầu. Thậm chí còn bị tẩm hóa chất bảo quản. Do đó, một loại cá nhạy về khứu giác như vậy, khi ngửi thấy loại mồi không chuẩn thì nó biết ngay, còn lâu mới “đớp” thính.
Nguồn thức ăn của cá chép có thể là do Chitin. Chitin là giác tố và chính là chất Nitrogen chứa đựng thành phần Polysaccharide. Chitin là 1 chất tạo nên các vỏ, vẩy, xương, sừng trong loài vật. Nó là hợp tố đôi, đứng thứ 2 trong cấu trúc vật thể trên trái đất. Nó làm tăng thêm sức hoạt động của gan mà nơi đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể và giúp cho cấu trúc cơ thể cá chép tăng trưởng.
Men chua là nguồn cung cấp nhiều nhất chất Chitin, nhiều Protein và lẫn chủng Vitamin B của nhóm Niacin và Phosphorus để cá hỗ trợ cho sự tiêu hóa. Suy ra làm mồi câu cá chép cần có chất men chua.
Mạn đàm về chất dụ cá. Đó là chất Capsaicin (có nhiều trong quả ớt) có chứa phần lớn chất vị tinh dầu lôi cuốn từ xa. Một số thực vật như trái ớt đỏ, cây thuốc lá, quả cà chua, trái cà pháo, và củ khoai tây tất cả đều hữu dụng làm mồi câu cá chép. Cơ thể cá cũng cần chất Betain (có nhiều trong dịch nôn mửa” hay còn gọi là a-xít bao tử. Đó là lý do vì anh em cần thủ thường ủ mồi qua đêm.
Dù trong Men chua đã có Protein nhưng chưa đủ liều cho cá chép ăn, cho nên ta phải cần có thêm nguồn Protein khác cho vào mồi. Thức ăn cho mèo là sự lựa chọn hữu hiệu.
Phụ liệu của các loại mồi câu cá chép nên dùng mật bắp. Nó vừa dễ trộn vừa có hương vị đặc biệt hấp dẫn chép. Bên cạnh đó, hạt kola, rễ cam thảo, rễ bạc hà, hạt cỏ đuôi ngựa, hạt mầm, củ cải đường lúa mì, cây hoắc hương, và cỏ thi.
Một số anh em cần thủ thường dùng thuốc Tây để thêm phụ liệu. Lý do, trong đó có thành phần biệt dược là Tums và Rolaids kích thích giác quan thứ 4 của cá chép.
Tiếp theo là vị ngọt trong mồi cá cũng rất quan trọng. Đường giúp cá chép tổng hợp năng lượng. Do đó, cá chép cực kỳ ưa mồi ngọt. Theo kinh nghiệm, nên bổ sung đường trong trái cây, trong sữa, chất ngọt cam thảo. Các chất ngọt nhân tạo như sodium saccharin, aspartame cũng không phải lựa chọn tồi. Anh em cân nhắc vị này cho cân đối.
Tuy nhiên, theo khoa học nghiên cứu, đúc rút từ những kinh nghiệm của nhiều anh em cần thủ nổi tiếng chất ngọt được ủ lên men một cách tự nhiên, thủy phân ra chất ngọt khiến cho mồi hấp dẫn hơn.
Đặc biệt, chất Vanillin trong mùi vị hạnh nhân có tác dụng như rượu để lôi cuốn cá chép. Hoá hợp Vanilla được dùng như hương vị thêm trong kẹo chocolate giống hoá chất đồng phân như eugenol từ tỏi trích ra. Chất này làm ra từ sự lên men tinh dầu cây Lignin gọi là Talin cho mùi hương nồng hơn là những hương vị khác lấy từ chất dầu. Hoặc bổ sung chất iso-eugenol từ tỏi để mồi hấp dẫn hơn.
Bài 1: Bột bắp, vỏ vụn bánh mì, bột lúa mạch, bột ớt, lạc rang ghiền nhỏ, phô mai cũ, nước men chua, 1 hộp thức ăn của mèo.
Cách làm: Tất cả nhồi chung lại, không làm quá dẻo, vừa đủ để rã sau 10 phút ngâm dưới nước là tốt nhất.
Bài 2: Khoai lang luộc chín xong nướng cháy vỏ, cơm nguội (hoặc bún), thính đậu tương , thuốc dụ cá của Trung Quốc có mùi kem dâu, một túi rượu nếp, thóc ngâm đã lên mầm, cám ngô, ốc vặn đập dập ủ 2 ngày, lạc rang giã nhỏ, cánh hồi nướng giã dập.
Bài 3: Cám tanh và bột ruốc. Cách chế bột ruốc chuẩn: Ruốc mua về cho vào chảo rang khoảng 15 phút với mức lửa nhỏ nhất. Thấy nó chuyển sang màu vàng cháy là được. Để ruốc nguội khoảng 10 – 15 phút cho giòn và xốp, sau đó cho vào máy nghiền nát.
Trộn mồi với tỉ lệ 1 chén cám tanh với 3 muỗng cafe bột ruốc. Cho nước sôi vào khuấy thật dẻo. Dùng nước sôi để cám nở hoàn toàn, mồi sẽ dậy mùi hơn là dùng nước lạnh. Sau đó cho vào lọ đậy kín để dùng dần.
Bài 4: Khoai lang nướng chính là một trong những mồi câu cá chép hiệu quả nhất. Anh em cho một phần khoai lang nướng thơm cháy, bỏ vỏ chỉ lấy ruột mịn vàng óng, trộn với một phần ruột bánh mỳ (hoặc bột mì) + một chút pho -mai nhào thật nhuyễn.
Cho dần dần đến khi nào bột dẻo mượt, không còn dính tay nữa là được. Mồi đạt tiêu chuẩn phải mịn, dẻo, dễ dàng vo kín lưỡi, không bị tan khi ngâm trong nước, cũng không nên cứng quá để khi giật nhẹ, hoặc cá đớp mạnh là mồi vỡ, lưỡi đóng ngay vào miệng cá.
Mồi câu cá chép vàng đơn giản
Bài mồi câu cá chép vàng được anh em mách nhau như sau:
Nguyên liệu: Bột ngô mịn, bột mì, bột đậu xanh, trứng gà, bột nở để làm bánh, một số hương liệu như sầu riêng, vany, dâu, đường.
Cách làm: Trộn các tinh bột đều vào với nhau. Lấy 1 túi nilon đổ các thứ bột vào, trộn cho đều. Thổi hơi đầy cho túi căng, vặn chặt lại, lắc đều. Khuấy đều trứng. Vừa khuấy vừa cho dần bột vào. Cho thêm ít đường. Sau đó cho bột nở vào với lượng vừa đủ.
Cho lượng làm sao ta nắm vào tay mà không bị dính. Gói kín ủ. Nếu nhiệt độ cao trên 30 độ để 3 tiếng. Nếu nhiệt độ thấp hơn nên để qua đêm. Sau khi ủ, ta vo lại từng viên bằng tay bé nhỏ.
Cho dầu vào chảo, đun sôi, cho viên bột vào rán. Mỗi viên 1 cm sẽ phồng lên gấp 2 – 3 lần bình thường. Sau khi rán đều sẽ cho ra rá để nguội, chảy ráo mỡ, cho ra bát sạch lót giấy ăn. Hạt nào bị cháy, quắt lại thì bỏ đi. Hạt đẹp có thể đem câu. Hoặc có thể đóng lọ cất đi câu dần.
Lưu ý, có thể thử mồi bằng cách dùng dao cắt. Nếu ở bên trong viên nó xốp, giòn như bánh, ăn rất ngon nên nó sẽ rất nổi. Nếu chiếc nào bị đanh, cứng thì ở trong nó dẻo, tuy ăn ngon nhưng câu lại chưa đạt.
Đặc biệt loại mồi này khi cho xuống nước. Nó có thể ở yên hàng giờ không bị vỡ nát, màu vàng hết sức hấp dẫn, thơm ngon. Đây là loại mồi câu cá chép vàng đơn giản rất nhạy.
Kinh nghiệm làm mồi câu cá chép cụ to lớn khủng
Để câu được cá chép đã khó. Câu được cá chép lớn, cá chép cụ, cá chép khủng thì càng khó hơn. Bởi lẽ, chép già “sống lâu nên lão làng”, đã bao lần thoát chết nên càng tinh quái hơn. Không có cách nào khác là người câu cũng phải biến hóa hơn.
Anh em cần am hiểu về đặc tính cá chép, áp dụng phương pháp luận về mồi câu theo đặc tính cá chép mà tôi chia sẻ ở trên. Bên cạnh đó, cần hiểu được thời tiết, địa điểm và kỹ thuật câu. Cách câu phải biến hóa theo mùa vụ.
Thường thì chép cụ cực kỳ thích chất tanh của ốc.
Cá chép khủng thường kiếm ăn ở xoáy hõm gần cửa cống xả nước, những cửa cống vào nước trong hồ. Khu vực gần cửa cống có cỏ nước cũng là địa điểm lý tưởng của cá chép lớn.
Anh em cẩn trọng khi chọn dây và lưỡi cẩn trọng. Câu cá chép bằng lưỡi lục bạn nên chọn dây nhỏ, mỏng, lưỡi cũng nhỏ. Bởi cá chép càng già càng quái, chỉ cần thấy bất ổn là chúng không ăn mồi.
Cao thủ câu cá chép cụ còn nhìn bọt nước mà đoán được cá chép đang tiến về ổ thính nặng bao nhiêu cân.
LOẠI CẦN CÂU VÀ LƯỠI CÂU Mồi câu cá chép cần tay
Bài 1. Anh em hay gọi bài mồi câu này là “mồi câu 8x”. Cụ thể, nguyên liệu gồm 1 bịch cám tanh 8k (đã xay nhuyễn,1 hộp sữa dâu cô gái Hà Lan 110ml, 1 ít bơ Tường An (1/4 hộp, một hộp đánh được 4 lần).
Nên trộn sữa với cám trước lúc vào hồ. Khi tới hồ, lấy 1/2 hòa với nước hồ sệt sệt để xả mồi. Rửa dụng cụ trộn mồi, nước rửa tạt ra chỗ xả. Còn 1/2 phần còn lại trộn với bơ, nếu cứng thì cho thêm nước hồ câu vào. Đảm bảo cá đớp liên tục.
Bài 2. Nguyên liệu: l ạc 01 lạng + đỗ xanh 01 lạng + vừng 01 lạng + bắp (ngô) 01 lạng + gạo nếp 02 lạng + hạt dổi 02 hạt + cám tanh 02 lạng + cám chim 02 lạng + cám chim ngũ cốc rang vàng xay nhuyễn sau đó cho cám tanh vào, ủ qua đêm ngày sau câu được. Lưu ý trộn mồi trước khi câu 30 phút. Trước khi câu nên nướng 02 cánh rồi cho vào trộn đều.
Mồi câu cá chép sông bằng móc lưỡi đơn siêu nhạy
Nguyên liệu: Bột đậu xanh 150 gram (bột thơm, tốt, loại pha nước uống được), sữa chua 2 hộp (có vị rất chua, loại để gần quá hạn, chưa hỏng), đường đỏ 150 gram (loại đường mật dùng nấu chè), tỏi ta 1 củ, ớt tươi chín đỏ 3 quả, ốc vặn 2 kg, trứng gà 1 quả, bột phụ trợ bột ngô tươi, bột mì.
Cách sơ chế nguyên liệu: Ốc vặn đập nát, thật nhuyễn. Trộn đều 6 nguyên liệu với nhau bao gồm: ốc vặn đập nát, bột đậu xanh, sữa chua hộp, đường đỏ, tỏi ta, ớt. Ủ kín hỗn hợp trên trong khoảng 3 ngày.
Cách làm mồi: Hỗn hợp sau ủ, mang đến điểm câu, trộn thêm bột ngô tươi hoặc đất. Nắm lại thành từng cục như quả chanh, không bở, không chặt. Mỗi vùng câu ném xuống 1 cục làm mồi dụ cá rất hiệu quả.
Làm mồi lưỡi đơn: Xay nhuyễn 20 gram ruột ốc tươi. Trộn lẫn vào hỗn hợp sau ủ. Trộn thêm lòng đỏ trứng gà, kết hợp thêm chút bột mì cho dẻo dẻo là dùng được. Đây là bài mồi sử dụng lưỡi câu đơn hiệu quả nhất (có thể dùng cho lưỡi lục)
Mồi câu cá chép lưỡi lục
Trọn dây link nhỏ loại dây link 20, lưỡi lục bé, lưỡi số 5 để câu. Chọn chỗ yên tĩnh, không ồn ào, độ sâu từ 1,2m – 1,6m, đáy bằng phẳng có bùn, ngồi im, chờ cá đớp rồi “đóng”.
Cách tự làm mồi câu cá chép lưỡi lục
Nguyên liệu: 01 túi rượu nếp + thóc ngâm đã lên mầm + cám ngô + cơm nguội + ốc vặn đập dập ủ 2 ngày (đừng ủ quá sẽ có mùi rất kinh) + lạc rang giã nhỏ + khoai lang luộc chín xong nướng cháy vỏ + cánh hồi nướng giã dập + thính đậu tương cho một ít + thuốc dụ cá của Trung Quốc có mùi kem dâu.
Cách làm: Trộn túi rượu nếp, thóc ngâm đã lên mầm, cám ngô, cơm nguội với nhau khoảng 5 ngày. 2 ngày trước khi đi câu, trộn ốc vặn, lạc rang giã nhỏ, khoai lang luộc chín cháy vỏ, đậu tương, thuốc dụ cá Trung Quốc và hoa hồi chuẩn.
Mồi câu cá chép dạng câu đài
Xin mạn đàm về mồi câu cá chép trong câu đài
Câu đài cần 3 loại mồi kết hợp mới đạt hiệu quả cao. Mồi dụ: các chất hữu cơ, chất hóa học tan nhanh trong nước, thu hút, kích thích khứu giác của cá để dụ chúng đến ổ câu. Mồi tụ: Mê hoặc cá ở lại trong ổ câu. Có thể dùng hạt kê ngâm rượu khúc. Hạt kê rất nhỏ nên chúng sẽ phải ăn từ từ. Mồi câu: Anh em vận dụng vào tập tính của cá, mù vụ, thời tiết, địa điểm câu, thời gian… để đưa ra bài mồi phù hợp.
– Đặc tính: Mồi câu phải đạt độ cứng mềm, trọng lượng, sương mù hóa, độ tan và độ bám lưỡi.
+ Tính sương mù hóa: Hiểu nôm na là tốc độ phủ của mồi. Giúp cho mùi vị của mồi câu lan tỏa nhanh chóng, kích thích thị giác, khống chế tầng cá, giảm bớt trọng lượng của mồi câu. Căn cứ vào tình hình cá, phải làm sao để cho mồi câu sương mù hóa ít ở tầng đáy. Giai đoạn đầu dụ cá thì sử dụng mồi có tính sương mù hóa nhanh, khi câu bình thường thì độ sương mù hóa phải thích hợp, tính sương mù hóa nhanh khi câu lửng, chậm khi câu đáy. Cá ăn bình thường thì tốc độ sương mù hóa có thể nhanh tí, cá ăn khôn thì sương mù hóa chậm tí, khi tầng cá ổn định thì tốc độ sương mù hóa nên nhanh, khi có nhiều tầng cá không ổn định thì tốc độ sương mù hóa phải chậm. Nước sâu thì sương mù hóa chậm, nước cạn thì tốc độ sương mù hóa nhanh.
Điểu khiển tốc độ sương mù hóa bằng cách tăng giảm tỉ lệ phụ gia có tính chất sương mù hóa khi trộn mồi câu. Số lần nhồi mồi ít thì tốc độ sương mù hóa nhanh, nhồi mồi nhiều thì sương mù hóa chậm. Thêm nước ít thì mồi cứng nên sương mù hóa chậm, thêm nước nhiều thì mồi mềm nên tốc độ sương mù hóa nhanh. Tính sương mù hóa tạo cảm giác an toàn cho cá cắn câu.
– Tính tan: Khi câu cá lớn, mồi câu có độ tan thích hợp sẽ câu tốt hơn. Cá chép thường nếm những mảnh vụn của mồi. Ta hiểu nôm na, đó là mồi đã chết, cá thấy an toàn nên “đớp”. Kinh nghiệm cho thấy, mồi câu quá cứng, quá dai, cá hoài nghi, không ăn.
Điều khiển tính tan của mồi bằng cách: Cho thêm phụ liệu như bột năng, bột gạo, bột kéo sợi để hạn chế tốc độ tan của mồi câu. Thêm hạt bắp vụn, lúa mạch để gia tăng tốc độ tan của mồi câu. Kỹ thuật pha chế như cho ít hay nhiều nước cũng ảnh hưởng đến tính tan của mồi.
– Tính bám lưỡi: Độ bám lưỡi nên căn cứ vào tình hình cá. Phù hợp nhất với tính sương mù hóa và độ tan của mồi câu, thông qua một bộ phận mồi câu bị sương mù hóa, tan rã để cho mồi câu còn sót lại bám trên lưỡi câu làm nhiệm vụ dính cá, đó chính là thông qua một lượng lớn mồi câu bên ngoài bị tan rã để mà thu hút cá ăn mồi câu bên trong, khiến cho cá lớn bị mắc lừa.
Cách làm mồi câu lăng xê cá chép sông suối cực nhạy
Lăng-Xê là thuật ngữ chỉ thể loại câu ném mồi ra xa giữa hồ hay lòng sông, không hạn chế độ sâu, độ rộng của sông hồ. Nó rất hữu hiệu trong việc săn những cá khủng, khôn ngoan nhất.
Yêu cầu chuẩn đối với bài mồi này: Mồi phải bám dính tốt vào phít – đơ lò xo. Mồi chắc, khi ném không bị vỡ nhưng phải dễ tan rã trong nước khi cá chép mút mồi. Các lưỡi câu nên được cắm thêm hạt xốp giúp nổi trong nước, tăng hiệu quả mắc câu. Với kỹ thuật lăng xếp chìm, lưỡi câu gắn chân lưỡi sâu vào cục mồi. Với kỹ thuật lăng xê nổi, bọc kín từng lưỡi bằng mồi.
Bài 1: Nguyên liệu: Bột ngô 500 gram + Mẻ chua 50 ml (hoặc sữa chua hộp) + Bánh mì khô 500 gram + Khoai lang 300 gram
Cách làm:
Bột ngô đồ hấp chín. Đến khi ngửi thấy mùi thơm của ngô là đủ. Khoai lang nên lựa chọn loại ruột vàng (nếu không có dùng loại trắng cũng tạm được). Rửa sạch vỏ, luộc chín tới. Đảm bảo khoai bở, tơi, không sống sượng, thái thành từng lát mỏng (không cần bóc vỏ).
Bánh mì khô thái lát mỏng dạng như bánh sandwich.
Sử dụng máy nghiền, xay nhỏ, trộn lẫn các hỗn hợp để nghiền trộn (Bánh mì khô + Khoai lang luộc + Bột ngô chín). Nếu không có máy nghiền thì chịu khó dùng tay bóp nhỏ.
Đổ thêm mẻ chua vào hỗn hợp, bóp nhỏ. Có thể dùng sữa chua hộp. Trộn đều tới khi không dính tay là được.
Bài 2. Nguyên liệu cần chuẩn bị: mẻ chua 50ml, 500 gram bột ngô, bánh mì khô 500 gram, khoai lang 300 gram
– Cách làm mồi câu:
Đem bột ngô đi hấp chín cho đến khi thấy mùi ngô thơm.
Khoai lang đem luộc chín (tốt nhất nên lựa chọn khoai lang ruột vàng), thái thành từng lát mỏng.
Bánh mì khô đem thái thành từng lát mỏng.
Sau đó cho bánh mì, khoai lang, bột ngô vào máy nghiền mịn. Tiếp đó cho thêm mẻ chua vào trộn đều cho tới khi thấy hỗn hợp không bị dính tay.
ĐỊA ĐIỂM CÂU Cách làm mồi câu cá chép ao
Câu cá chép hồ có nhiều đặc điểm khác so với câu cá chép sông vì cá thường nuôi ở ao thả đã rạn hơn nhưng lại có quá nhiều mồi thả trong một hồ nhỏ nên việc cạnh tranh giữa các cần thủ cũng trở nên gay gắt hơn, cá chép có nhiều sự lựa chọn ăn mồi hơn.
Tiếp theo cho thêm: ớt bột nửa lạng + sữa lợn ba thìa + gạo rang cháy hai lạng để nguyên hạt + ốc vặn 4 kg và 2 kg đập lát để lan tỏa mùi và 2 kg đập nứt vỏ.
Muốn câu chép cũ, trước 50 phút khi thả mồi, đập vỏ vì cá chép cũ sau khi bị một vài lần chết hụt chúng sẽ rất rón rén cảm giác mồi cũ chúng mới vào, với chép mới thì không cần đập sớm.
Trộn đều tất cả với nhau, để lưỡi lục cách ổ thính từ 10 – 30 cm, vì chép có đặc tính ăn rìa ngoài, hiếm khi phi thẳng vào giữa ổ để đớp.
Cách làm mồi câu cá chép hồ dịch vụ hiệu quả nhất
Đối với cách làm mồi câu cá chép hồ thì phức tạp hơn cách làm mồi câu cá chép sông rất nhiều.
Để làm ra 5 kg mồi câu cá chép thì bạn nên chuẩn bị: 3 lạng cám gạo + 2 lạng đỗ tương + 1 lạng lạc + 1 lạng vừng đen (tất cả những thứ trên giang vàng hơi cháy một chút trộn đều với nhau).
Sau đó trộn thêm 0,5 g bột ớt (để tránh cá con phá mồi bột ớt thu hút cá chép) + 3 thìa con sữa lợn + 2 lạng gạo giang cháy để nguyên hạt + 4 kg ốc vặn, 2 kg đập lát, 2 kg đập nứt vỏ (muốn câu cá chép cũ thì đập ốc để trước 50 phút cá chép mới thì không cần). Tất cả trộn đều với nhau thả thính cách chân phao 10 phân.
Mồi câu lăng xê cá chép sông
Nguyên liệu cần chuẩn bị: gạo nếp, khoai lang, táo tây, dâu tây tươi, mẻ chua, mật ong nguyên chất.
Cách làm: Đem gạo nếp rang vàng, thơm rồi giã nhỏ. Sau đó đem nghiền mịn và càng nhỏ càng tốt. Khoai lang đem nướng chín, bỏ vỏ. Đem thái lát mỏng táo, dâu tây. Mẻ chua đem đun nóng. Mồi câu đảm bảo độ dính tốt. Sau khi đã chế biến sau các nguyên liệu, cho tất cả vào máy xay sinh tố (không cho bột gạo nếp) rồi xay nhuyễn. Tiếp đến đổ ra chậu rồi cho bột gạo nếp vào trộn đều đảm bảo sao mồi chắc, không dính tay.
Mồi câu cá chép bể
Đầu tiên ta nên hiểu cá chép bể là gì?. Có ý kiến cho rằng, đó là cá chép cũ ở những hồ lâu năm, tinh khôn như ranh. Có người lại nói, đó nó chẳng khác gì cá chép sông hồ thông thường, nhưng do bị đánh nhiều quá, khiến nó sợ. Hay cá từng bị thương do câu mà thoát được, nên rất sợ ăn, sợ dây, sợ bóng người. Trong quá trình trốn chui lủi, nó ăn tảo thực vật, tôm tép, hay ngay cả những thứ rau quả rơi xuống nước.
Chọn thời điểm câu: Từ 5 giờ đến 9 giờ sáng; Từ 5h30 đến 7 giờ tối; Từ 11 giờ 30 đến 1 giờ sáng.
Lưu ý, cá chép trong ao hồ phần lớn chỉ ngửi mồi, chỉ có thể câu bằng lưỡi lục.
Mồi câu:
con ong non (loại ong mật, nếu được ong bò vẽ non càng tốt), trứng kiến con to. Một trong 2 thứ này bạn xào nó bằng thứ nước cốt luộc khoai lang còn sót lại sao cho con ong non hay trứng kiến cứng lại một chút, ngả màu trắng đục là được. Lưu ý, khoai lang luộc khi sôi nước người ta hay đổ nước đi chỉ bớt lại tí ti dưới đáy nồi cho khỏi cháy khoai rồi đun riu riu lửa cho tới kho khoai mềm nẫu ngọt lừ, xem xém mùi cháy, cực kỳ hút cá.
Dùng con trùng huyết thật nhỏ. Sau đó, bạn dùng lọai lưỡi câu thật mảnh và nhỏ (nhưng phải đủ độ cứng) móc con mồi kia vào, vặt chân ong sao cho thật gọn, móc trùm hết chuôi lưỡi câu.
Anh em ngồi kiên trì chờ đợi. Cá có nháy mồi nhè nhẹ đừng giật vội. Chỉ khi cái đít phao (phao thật nhỏ) chìm hẳn hay bềnh ngang thì “đóng” mạnh. Sau đó nhốt cá không được gần chỗ câu, tránh làm con khác hoảng sợ.
Một số lưu ý, khi anh em sử dụng loại mồi này, điều kiện không có bọn cá lòng tong, rô phi lai xẻ… phá mồi. Khắc phục bằng cách cho cục chì lớn một tí để chìm nhanh tới đáy trong khi đó rải cám rang hay ném tí trứng kiến lên mặt nước cho chúng tập trung nổi lên ăn. Lúc này ta thả mồi xuống dưới cho cá chép cần câu.
MÙA CÂU Mồi câu cá chép mùa xuân
Câu cá chép vào mùa Xuân, Hè: Đây là hai mùa mà không chỉ cá chép mà tất cả các loài cá đều phàm ăn và phát triển mạnh. Nhưng câu chép hiệu quả nhất vẫn là sáng sớm(nhiệt độ nước không dưới 5 độ C) và chiều tối. Tránh câu lúc nắng nóng, vì nhiệt độ cao cá sẽ ít ăn hơn. Mùa xuân là mùa sinh sản, vì vậy chép hay vào gần bờ. Vì vậy các cao thủ có câu, tháng 8 câu xa, tháng 3 câu gần là vì lẽ này.
Nguyên liệu: Bột đậu xanh 100 gram rang vàng xay mịn + 200 gram khoai lang hấp, luộc bỏ vỏ + 1 quả chuối chín, 1 trái ớt tươi bỏ hột băm nhuyễn + 100 gram bột gạo nếp rang vàng xay thật mịn + Bột mì 200 gram. Cái này anh em dùng tùy ý sao cho mồi có độ kết dính phù hợp.
Lòng đỏ trứng gà 1 quả + Pho mai con bò 1 miếng và 1 thìa đường kính hoặc mật ong càng tốt nếu có sữa bột của trẻ em cũng rất rất tốt
1 ít hoa hồi rang vàng xay hoặc dã mịn. Anh em lưu ý, nên cho hoa hồi vừa phải, theo tỷ lệ 1 kg hoa hồi nên cho 2 – 3 cánh hoa hồi sẽ giúp mồi thơm lâu hơn, dụ cá tốt hơn.
Với các nguyên liệu trên, khi đã sơ chế xong, anh em ủ qua đêm là có bài mồi câu cá chép mùa xuân chực chuẩn rồi.
Câu cá chép vào mùa Thu
Mùa thu thời tiết hơi se lạnh, cá ít ăn hơn nhưng vẫn có thể đi câu vào sáng sớm hay chiều tối để đạt được hiệu quả cao.
Vào mùa này cá chép lại tập trung ở những nơi có dòng chảy chậm, góc khuất và thường khá xa các cửa cống lấy nước vào hồ. Để có một chỗ nước tĩnh cá chép chọn các cọc chìm, chân lều, bãi ngâm gỗ… Khu vực có nhiều lục bình, rau muốn, um tùm cũng là nơi cá chép trú ẩn. Bài mồi áp dụng thông thường.
Mồi câu lăng xê cá chép mùa đông lạnh
Mùa đông là mùa chép ăn mạnh nhất, vì vậy các cần thủ hay săn hàng vào mùa này. Tất nhiên trừ những hôm quá lạnh, nhiệt độ quá thấp dưới 5 độ C. Với thời tiết này cá chép sẽ thường chọn những vị trí sâu nhất của hồ để nhiệt độ ấm hơn cũng như để nghỉ ngơi yên tĩnh hơn.
Nguyên liệu cần có: 500 gram khoai lang, 100 gram mực tươi, 5 củ hành khô, 3 thìa cà phê mật ong, ngô bung, bát con cơm nóng, 2 thìa cà phê muối.
Cách làm:
Bước 1: đem hạt ngô luộc chín bung. Xay nhỏ mực tươi. Luộc chín khoai lang rồi bỏ vỏ.
Bước 2: Nghiền nát cơm nóng, hành khô băm nhỏ.
Bước 3: cho ngô, khoai lang, mực, cơm, hành khô vào xay nhuyễn. Sau đó trộn thêm mật ong với muối.
Bước 4: đem hỗn hợp sau khi pha trộn hâm nóng và đảm bảo khi đem ra điểm câu vẫn còn ấm nóng.
MỘT SỐ LOẠI MỒI CÂU CÁ CHÉP NĂM 2023 NỔI BẬT NHẤT A. Một số cách tự làm mồi câu cá chép đơn giản Cách làm mồi xả câu cá chép
Công đoạn chuẩn bị mồi xả đi câu cá chép cực kỳ quan trọng. Bởi, để câu được cá thì phải biết cách làm mồi xả để dụ chúng đến.
Khi chuẩn bị mồi xả cần chú ý về tỷ lệ hài hòa, tránh ảnh hưởng đến khả năng tan của chúng khi bị rơi xuống khu vực đáy sâu cần câu. Thêm nữa, nó phải dễ nhìn thấy. Quan trọng nhất là tránh để nó tan trên mặt nước hoặc lơ lửng giữa tầng mà không đến đáy. Do đó, cần trộn đủ ẩm, nắm lại thành từng cục.
Trước tiên nên xả một ít nước vào mồi xả rồi nhào thật mạnh toàn bộ hỗn hợp này. Sau khi trộn xong, để một lát cho hỗn hợp mồi này nở ra rồi thêm từ từ nước vào rồi lại trộn tiếp, cho đến khi cảm thấy mồi đã vừa đặc là tốt.
Anh em nên ủ mồi xả khoảng 10 phút để tạo sự đồng nhất trên toàn bộ các cục mồi xả. Mồi xả sẽ nở ra vừa đủ, đồng nhất từ trong ra ngoài. Chính vì thế khi vào nước tác dụng thu hút cá của mồi sẽ tốt hơn rất nhiều. Chúng ta có thể biết được mồi xả đã thực sự đủ độ ẩm hay chưa, để có thể làm ẩm thêm khi cần thiết, bởi có nhiều hỗn hợp sẽ hút nước nhiều hơn các hỗn hợp khác.
Cách làm mồi câu cá chép bằng khoai lang
Nguyên liệu: Khoai lang nhật hoặc khoai lang mật (ruột vàng) + C sủi (thuốc tây) (hương chanh tốt hơn nhưng hơi khó tìm) + C nhộng 500mg (thuốc tây) + Calcigenol (canxi sữa dành cho em bé) (thuốc tây) + Viên dầu cá Omega 3 (thuốc tây) + Berocca (thuốc tây) + Bơ Nauy hoặc bơ pháp + Trứng kiến + Bột tôm + Sữa chua không đường (Yaua) + Mật ong + Tinh sữa hoặc sữa bột em bé.
Cách làm: Bài tổng hợp (công thức cho 1kg khoai đã bóc vỏ): Khoai rữa sạch hấp hoặc luộc, để nguội rồi bóc vỏ. Nghiền – quết hoặc xay nhuyễn. Tản đều ra, tách 5 viên C nhộng rắc đều(không nên lạm dụng sẽ bị đắng mồi), tán 1.5 viên Berocca rắc đều, tùy theo mồi khô hoặc ướt mà thêm 50 – 120gr bơ.
Các nguyên liệu trên tùy theo thuận tiện mà bổ sung, thiếu 1 vài nguyên liệu cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến mồi.
Lưu ý: Khoai vừa chín tới, thăm khoai bằng chiếc đũa chọc thủng củ khoai dể dàng là được. Nếu có Omega3 thì nhỏ vào 3-5 viên (mùi vị tanh – mùa mưa hoặc trời âm ui nên dùng). Calcigenol nếu có đổ vào 5 nắp. Mật ong nếu có bỏ vào 3 thìa café. Nếu không có Berocca có thể thay thế bằng 3-4 viên C xủi (đa số nhà thuốc bán vị cam, nếu tìm được vị chanh thì tốt hơn). Nếu có tinh sữa thì vô 1 muỗn cafe hoặc sữa bột em bé thì 8-10 muỗn cafe.
Trộn – nhồi – xay, càng đều càng tốt. chia nhỏ ra từng cục bằng quả cam, gói giấy báo rồi cất vào tủ đông hoặc bỏ vào bọc kín rồi bỏ tủ đông.
Ra hồ, lấy từng lượng mồi nhỏ như quả cam ra trộn với trứng kiến là có thể câu, khi cá chậm ăn hoặc cá phi cày tăm nhiều thì vê mồi xong lăn thêm bộ tôm là chiến thôi.
Các loại cá ăn bài mồi này: Rô phi + Trôi + Mè + Chép
Mồi câu cá lăng xê cá chép bằng tôm tươi
Nguyên liệu: 200g tôm tươi; 300g khoai lang luộc; 2 thìa cà phê muối; 200g bột. Cách làm Đem tôm tươi thái nhỏ rồi băm nhuyễn. Khoai lang luộc rồi bỏ vỏ, đem nghiền nhuyễn. 2 nguyên liệu trên đem trộn với nhau với một chút muối. Sau đó cho thêm chút bột mì để hỗn hợp chắc hơn và bớt dính hơn là được.
Hoa hồi làm mồi câu cá
Hoa hồi là cây dược liệu nổi tiếng ở Lạng Sơn. Hoa hồi có mùi thơm làm mồi câu cá sẽ lâu mất mùi trong nước, lan tỏa nên dụ được những con cá ở xa, cá đớp thính chuẩn.
Cách làm: Trộn các nguyên liệu gồm thóc đã ngâm lên mầm, rượu nếp, cơm nguội, cám ngô và ủ chúng lại. Khi thính có mùi thơm trộn lẫn cùng ốc vặn vào. Tiếp tục trộn thêm cánh hoa hồi nướng giã nhỏ, thuốc dụ cá, lạc rang đã giã nhỏ, khoai lang luộc chín nướng cháy vỏ vào với hỗn hợp trên tạo thành mồi câu sền sệt có màu vàng. Đây là thứ mồi câu cực kỳ hấp dẫn với cá chép.
B. Một số loại mồi câu cá chép bán chạy nhất trên thị trường
Theo tìm hiểu, hiện trên thị trường có bán mồi viên câu cá chép làm sẵn hoặc các loại bột, thính dụ cá chép làm sẵn. Tuy nhiên, chất lượng cũng rất phập phù. Do đó, anh em cần tìm hiểu kỹ chất lượng của mồi câu. Tôi xin chia sẻ với anh em một số loại mồi đang bán sẵn trên thị trường cho anh em bận bịu hoặc lười làm mồi.
Mồi gạch câu cá chép hiệu quả
Đây là loại mồi bột được nén lại để sâu linh câu,sử dụng đơn giản nhưng hiệu quả hơn rất nhiều so với mồi truyền thống. Anh em không còn mất thời gian làm mồi, xả ổ, rất tiện lợi. Thời gian để tan hết 1 viên mồi gạch khoảng 60 phút. Mồi gạch phát tác trong nước từ từ theo thời gian sẽ tạo nên một màn sương mồi quanh lưỡi thu hút cá đến ăn mồi theo cách hoàn toàn tự nhiên.
Mồi gạch có thể dùng câu cá chép, diếc, rô, trôi…
Mồi câu cá chép d1 d2
Mồi câu cá Định Đồng Diều D1 là mồi câu cá dạng cám dùng để câu đơn, pha vào ổ mồi câu lục hay câu đài. Mồi có xuất sứ Việt Nam được các nghệ nhân câu cá sáng tạo ra và phân phối trên thị trường.
Mồi câu D2 do xuất sứ Việt Nam nên mồi sử dụng các nguyên liệu thân thiện và mùi vị thì các loại cá ở việt Nam rất thích. Mồi câu cá D2 thích hợp câu cá chép, cá rô phi, cá trắm và cá trôi. Tỉ lệ Pha trộn cũng như hướng dẫn sử dụng đã được in ở phía sau túi mọi người có thể tham khảo và sử dụng thuận tiện hơn.
Mồi câu cá chép – marukyu:
Theo thời tiết nóng bức: Lấy mồi MARUKYU mã số: 1342 +1311 +1204+1274. Mồi Lão Quỷ 6203 hoặc cục số 01 nhãn hiệu Nam Bắc. Tất cả đều là tỷ lệ 1:1 trộn đều với nhau. Sau đó pha một phần nước, xong trộn đều để từ 3-5phút rồi sử dụng .
Theo thời tiết mưa: Lấy mồi MARUKYU mã số : 1342 +1311 +1204+1235. Mồi Lão Quỷ 6203. Tất cả đều là tỷ lệ 1:1 trộn đều với nhau. Sau đó pha một phần nước, xong trộn đều để từ 3-5 phút rồi sử dụng .
Mồi câu cá chép Quyền Râu
Cách làm mồi câu cá chép Quyền Râu
Thương hiệu “Mồi câu Quyền Râu” được ra đời cách đây hơn chục năm trước bởi tâm huyết và niềm đam mê của một cần thủ gạo cội. Anh mê câu cá từ khi còn trẻ, lặn lội đi khắp nơi cho thoả đam mê. Nhờ kinh nghiệm và đam mê, anh đã nghiên cứu và sản xuất các loại mồi câu cá để phục vụ nhu cầu. Năm 2014 nhãn hiệu ” Mồi câu Quyền Râu” đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ là nhãn hiệu độc quyền. Hiện nay xưởng sản xuất đã được mở rộng, đảm bảo an toàn trong khâu sản xuất và thành phẩm. Là sản phẩm sinh học thân thiện.
Nguyên liệu: Ốc vặn rửa thật sạch (vớt hết con chết nổi , xay hoặc đập dập), cho mồi Chuyên Chép vào (tùy nhiều hay ít ốc) , vì gói mồi này xử dụng cho từ 5 – 7 kg ốc, trộn thật đều cho vào túi nilon buộc kín lại – mùa hè nên ủ ít nhất được 2 tiếng – nhiều nhất là 4 tiếng. Mùa đông nên ủ từ 4 – 8 tiếng , tùy theo nhiệt độ thời tiết mà tính thời gian cho phù hợp.
Những nguyên liệu cho thêm trước lúc thả mồi: Gạo nếp, cơm nguội, chuối tiêu chín nhừ, khoai lang, thóc nấu nứt ủ lên men rượu thơm, thóc thối (trộn thêm để bắt chép tự nhiên, chép cũ), Mồi Quyền Râu mầu xanh số 3 trộn thêm để bắt (cá chép mới thả). Xin anh lưu ý là các phụ thêm trên, chỉ trộn vào cùng ốc ủ trước lúc thả mồi.
Mồi câu cá chép Kim Ngư
Đây là một thương hiệu về các loại mồi câu cá. Đặc biệt là mồi câu cá chép Kim Ngư cũng có tiếng.
Sản phẩm Mồi Câu Cá Kim Ngư rất được ưa chuộng và tin dùng trong giới dân câu cá. Mồi bột được sản xuất từ nguyên vật liệu 100% tự nhiên không hóa chất nguy hiểm, không độc hại, không gây ô nhiễm. Sản phẩm an toàn cho con người, vật nuôi và đặc biệt thân thiện với môi trường.
Công dụng: Chuyên câu cá Rô Phi, cá Điêu Hồng, cá Trắm Cỏ, cá Chép và cá Diếc.
Có thể trộn chung với các loại mồi khác để tăng hiệu quả cao hơn khi câu.
Mồi câu cá chép 139
Bài mồi 139 là bài mồi chuyên câu cá tra, cá chép. Dùng chuối, mít, hột vịt lộn ủ 10 ngày khi câu mang bao tay đập hột vịt vào ly mũ hay chén mũ. móc cơm nguội hoặc bánh mì rồi nhúng vô xong là câu.Sau đó cho gan heo cắt nhỏ vừa lưỡi câu trộn với cám gạo và hột vịt ủ 3-4 ngày lấy ra câu là chuẩn.
*************************
Cuối cùng xin cảm ơn anh em cần thủ đã đọc bài viết của tôi. Túm lại là bài thì rất nhiều nhưng mỗi người nên vận dụng và cải tiến nó đi để hợp điều kiện câu của mình.
Xin chúc anh em đạt đến cảnh giới cao nhất của nghệ thuật câu cá chép. Mỗi lần đi câu là một lần tinh thông và biến hóa vô lường.
Nguồn: Sưu Tầm
Cập nhật thông tin chi tiết về Tuyệt Chiêu Cách Làm Mồi Câu Cá Diếc Bất Bại Cho Tất Cả Mọi Người trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!