Xu Hướng 3/2023 # Triển Vọng Nuôi Thuần Hóa Cá Quý Ở Tây Nguyên # Top 7 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Triển Vọng Nuôi Thuần Hóa Cá Quý Ở Tây Nguyên # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Triển Vọng Nuôi Thuần Hóa Cá Quý Ở Tây Nguyên được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hai loài cá “đặc sản” rô cờ và mõm trâu có nguồn gốc tự nhiên được thử nghiệm nuôi thuần hóa thành công bước đầu, mở ra triển vọng phát triển thành thương phẩm.

“Chuyển nhà” cho rô cờ

Theo thạc sĩ Phan Lệ Anh, Trưởng văn phòng đại diện Tây nguyên của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ NN-PTNT), rô cờ là loài cá đặc hữu của lưu vực sông Mê Kông, phân bố chủ yếu ở sông Sêrêpốk và sông Sê San (Tây nguyên). Những năm gần đây, sản lượng cá giảm nhiều và không còn khả năng khôi phục quần đàn sau khi hệ thống bậc thang thủy điện được xây dựng dày đặc trên các sông này.

Từ tháng 9.2017, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 chủ trì thực hiện đề tài khoa học Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa và sản xuất giống cá rô cờ tại tỉnh Đắk Lắk. Hoạt động này có nhiều ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gien quý hiếm của tự nhiên; đồng thời mở rộng thêm giống cá “đặc sản” cho nghề nuôi trồng thủy sản địa phương.

Bà Phan Lệ Anh, chủ nhiệm đề tài khoa học, cho biết trước tiên để thuần hóa giống cá này, bà cùng đồng nghiệp tổ chức khá công phu việc thu mua cá mẫu từ tự nhiên (sông Sêrêpốk và sông Sê San), bảo quản cá sống và “chuyển nhà” cho chúng về môi trường nhân tạo ở TP.Buôn Ma Thuột và H.Krông Bông (Đắk Lắk). Kết quả nghiên cứu cho thấy cá hoàn toàn có thể thích nghi và sinh trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện nuôi ở ao đất và nuôi lồng ở các địa phương của Đắk Lắk.

Triển vọng nuôi thương phẩm

Ông Nguyễn Văn Đại, ở xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột, một trong những hộ nuôi thử nghiệm cá rô cờ, cho biết trong điều kiện nuôi ao hoặc lồng, có thể sử dụng cho cá các loại thức ăn công nghiệp, cá tạp, bắp nấu chín, rau quả… Hiện ở ao nuôi hộ ông Đại có trên 130 con cá rô cờ lớn, bình quân 2 kg/con. “Mặc dù chậm lớn so với các giống cá thông thường như rô phi, trắm, chép; nhưng bù lại cá rô cờ có thịt chắc, thơm, giá bán khá cao nên tôi cho rằng nuôi đại trà vẫn có hiệu quả kinh tế”, ông Đại nhận xét.

Cũng trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu trên, đơn vị thực hiện đã thử nghiệm sản xuất giống cá rô cờ thành công. Theo bà Anh, từ kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích đẻ và ấp trứng, cho thấy cá rô cờ có thể sinh sản thành thục trong điều kiện nuôi ao và phương pháp cho cá đẻ tự nhiên, không cần tiêm chất kích thích sinh sản.

“Hiện đơn vị nghiên cứu chúng tôi có thể chủ động cung cấp một lượng cá rô cờ giống nhất định cho các hộ nuôi trên địa bàn”, bà Anh cho biết.

Ông Phạm Thế Trịnh, Trưởng phòng Quản lý khoa học Sở KH-CN Đắk Lắk (đơn vị quản lý đề tài cá rô cờ), cho biết đề tài do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 triển khai đã được nghiệm thu cấp cơ sở, sắp tới sẽ nghiệm thu ở cấp hội đồng khoa học tỉnh.

“Quá trình theo dõi chúng tôi thấy các mục tiêu của đề tài đã cơ bản hoàn thành; những mô hình nuôi thuần hóa, cũng như nhân giống cá rô cờ đều có thành công. Khảo sát cho thấy cá rô cờ thích nghi với môi trường nuôi nhân tạo như trong ao đất, lồng bè. Điều này mở ra triển vọng nuôi cá rô cờ thương phẩm đại trà trong tương lai”, ông Trịnh nhận định.

Cá Quý Bắc Tây Nguyên

Ít ai biết dòng Sê San hùng vĩ chảy qua hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum, ngoài trữ năng thủy điện khổng lồ còn chứa trong lòng nó những đặc sản mà thiên nhiên ban tặng. Đó là loại cá tiến vua Anh Vũ, cá Sọc Dưa có tên trong Sách đỏ thế giới hay các loại cá Chiêng, cá Lăng… ngon nức tiếng. 

Những làng người Jrai ở hai bên bờ sông vẫn còn nhớ nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện đầy tự hào của các lão ngư đã từng một thời tung hoành trên dòng Sê San. Vận may vẫn đến khi họ may mắn bắt được những loại cá quý này… 

Bí ẩn cá tiến Vua

Vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và vì có ít quá nên cá Anh Vũ được tương truyền là thức tiến cho vua chúa ngày xưa. Loại cá này vinh dự được nhắc đến trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí với hình ảnh là một loại cá quý, hay trong sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi cũng có viết: “Cá Anh Vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh(…), để tiến Vua”. Điều này chứng tỏ lịch sử đã dành cho cá Anh Vũ một vị trí ưu ái trong các thức ngon đất Việt. Quý hiếm là vậy nên thời nay, nó luôn được các tay sành ăn tìm kiếm để thỏa khẩu vị.

Cá Anh Vũ

Sê San là một trong số ít những dòng sông trên đất Việt có cá Anh Vũ. Cá chỉ nặng chừng 5-6 kg, trông bên ngoài giống cá trôi nhưng vảy óng ánh và đầu cá rất lạ. Ở phía Bắc có nơi gọi là cá Lợn vì đầu cá hao hao đầu lợn. Theo nhiều lão ngư sống gần dòng Sê San thì thức ăn của cá là các loại rong, tảo bám trên những vách đá dưới sông. Ngư dân phải lặn sâu xuống vùng có cá (thường là những vùng nước sạch, yên tĩnh và có nhiều hang hốc-P.V) rồi dùng các loại lưới vây bắt. Khi bắt được cá người ta thường mổ lấy ruột ngay vì cá rất dễ chết và sẽ trương lên, bốc mùi khó chịu rất nhanh, ăn cũng không còn ngon nữa.

Theo nhiều người, cá Anh Vũ không còn nhiều ở dòng Sê San, bởi chịu nhiều tác động của con người. Để bắt được cá, ngư dân phải đi ngược lên rất xa phía thượng nguồn, nơi có dòng nước sạch và yên tĩnh. Có khi nhiều chuyến phải về không vì cá ngày càng hiếm. Một số nhà hàng ở TP. Pleiku thường có món cá Anh Vũ nấu măng. Vị ngọt của thịt cá, mùi thơm của gia vị, vị chua của măng rừng quyện vào nhau, xộc vào mũi khách làm… ướt nhòe cả chân răng.

Ngư dân dọc sông Sê San lấy việc bắt được cá Anh Vũ làm điềm may. Nhưng ngay cả ngư dân từ lâu lắm rồi cũng quên cả vị cá, bởi giá trị của nó khá cao và hiếm dần. Mỗi con cá bán đi mua được hơn cả trăm kg gạo. Vậy là đành tiếc rẻ bán cho các thương lái. Hình như chưa có cơ sở, đơn vị nào nuôi, nhân giống thành công loại cá quý hiếm này.

Loại cá có tên trong Sách đỏ thế giới

Dòng Sê San còn là môi trường sống của một loại cá đặc hữu khác là cá Sọc Dưa (ở phía Nam gọi là cá Trà Sóc). Loại cá này có mặt ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Philippine, Malaixia. Ở sông Tiền của Việt Nam cũng có cá Sọc Dưa. Nhưng chính sự xuất hiện của nó ở sông Sê San của Gia Lai mới là điều bất ngờ thú vị.

Tác giả bên con cá chiêng nặng hơn 40 kg.

Cá Sọc Dưa có thân thon dài, hai đôi râu tương tự cá chép, vảy to; đuôi và vây màu hồng. Đặc biệt, cá có những sọc hai bên thân kéo dài từ đầu đến đuôi do các vảy đen tạo thành. Cá Sọc Dưa có trọng lượng trên dưới 20 kg/con. Nhưng trên dòng Sê San, ngư dân vẫn thi thoảng bắt được những con cá có trọng lượng lên đến 40-50 kg, cá biệt có con nặng hơn 60 kg. Tên khoa học của cá là Probarbus Jullieni và có tên trong Sách đỏ thế giới, đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn săn bắt và môi trường sống biến đổi.

Ông Ksor Út- một ngư dân trên 60 tuổi ở làng Tút 1, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah) kể: “Ngày trước chưa có các công trình thủy điện, người dân ở hai bên bờ sông vẫn thường nghe các loài cá lớn quẫy đến… giật mình. Dân có nghề chỉ cần vài tiếng đồng hồ ngồi xem móng nước là đã biết có cá. Mình tả không được đâu, chỉ là nhờ kinh nghiệm hơn 40 năm của nghề thôi. Nhưng cá Sọc Dưa cũng hiếm dần rồi, có khi phải đi vài chuyến mới săn được…”.

Thường, mùa mưa là mùa ngư dân bắt được cá Sọc Dưa nhiều nhất trong năm, bởi chúng lên đẻ trứng trên các ghềnh đá. Ngư dân phải đi bộ hơn cả chục cây số đường rừng, lại đến nơi đoán có cá, hạ trại, đốn cây rừng làm bè để bơi ra sông giăng câu, mồi là những con cá sống được móc vào nhiều lưỡi câu. Họ chọn những gốc cây to để cố định giàn dây câu và thả mồi. May mắn, câu được một hai con với trọng lượng khoảng 20 kg trở lên, ngư dân đã kiếm được tiền triệu, bởi giá mỗi kg cá khá cao, lên đến hơn 200 ngàn đồng/kg.

Hiện loại cá quý đã được nhân giống thành công tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (Tiền Giang).

“Săn” cá quý ở phố núi

Ngoài Anh Vũ, Sọc Dưa, dòng Sê San còn chứa trong lòng nó những loài cá quý khác như cá Chiêng, cá Lăng với trọng lượng con lớn lên đến hơn 40 kg hay cá Chình… Hiện ngư dân các làng Tut 1, 2, làng Tip ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah) hay đi săn các loại cá này.

Tìm hiểu cá quý trên dòng Sê San cũng có thể, đến… Quán Lộc Vừng, 03- Bùi Dự, phường Hoa Lư, TP. Pleiku. Đây là quán duy nhất ở Bắc Tây Nguyên kinh doanh duy nhất các món cá. Khách đến quán không thể nào quên nổi dư vị của món lòng cá Chiêng, cá Lăng xào, cá Anh Vũ nấu măng… Chủ quán, anh Trần Đức Tín cũng là một “pho sử” sống về cá quý.

Lúc tôi đến, thì anh Tín vừa mua một con cá Chiêng thuộc loại “khủng”, lên đến hơn 40 kg. Anh bảo những con cá này ngư dân chỉ có thể bắt bằng cách câu dây văng với giàn câu. Khi câu được, một hoặc hai người lặn xuống nước, người trên bè kéo câu. Một cây vợt lớn có thòng lọng được cố định trên bè đợi sẵn. Khi kéo được cá lên gần mặt nước, ngư dân dùng vợt bắt cá, sau đó rút thòng lọng kéo lên. Nói là đơn giản vậy nhưng lắm lúc ngư dân cũng bị cá hất tung xuống bè. Chuyện sứt đầu, chảy máu trong những chuyến câu như vậy không hiếm.

Cùng với thời gian, sự biến đổi về khí hậu, môi trường sống và nạn đánh bắt vô độ của ngư dân, những loài cá quý này cũng mất dần “đất” sống. Nếu không có chiến lược giữ gìn, bảo vệ có lẽ các loài cá quý trên dòng sông này sẽ chỉ còn là… truyền thuyết!

Với sự hiện hữu của nhiều loại cá quý trên dòng Sê San, có thể xem đó như là một biệt đãi nữa của thiên nhiên dành cho mảnh đất cao nguyên này.

Trần Hiếu

Sóc Trăng: Triển Vọng Từ Nuôi Cá Bông Lau

Cái lợi lớn nhất của nghề nuôi cá bông lau ở Cù Lao Dung chính là nguồn nước và con giống. Con giống khai thác tại chỗ, nuôi bằng nguồn nước tại chính nơi sinh sống, nên chẳng những phát triển tốt, mà chất lượng thịt cá cũng thơm ngon không thua kém ngoài tự nhiên. Nhắc đến nghề ương và kinh doanh cá bông lau giống ở Cù Lao Dung thì anh Nguyễn Văn Kiệt (ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam) được xem là một trong những người tiên phong. Anh Kiệt cho biết, năm 2011, khi dịch bệnh EMS làm tôm chết hàng loạt, cũng là lúc có nhiều thương lái đến thu mua cá bông lau giống về nuôi, nên anh nảy ra ý nghĩ làm dịch vụ ương dưỡng cá giống để xuất bán. Anh Kiệt kể: “Cá con đánh bắt được thường cỡ khoảng 300 – 350 con/kg, phải ương thêm 2 – 2,5 tháng cho cá lên cỡ 70 con/kg mới đạt kích cỡ giống nuôi. Từ ương giống, đến nay tôi chuyển sang nuôi thương phẩm và cũng rất thành công”.

Không chỉ có người nuôi lâu năm như anh Kiệt mới thành công lớn, mà người mới nuôi như anh Trương Văn Vũ (xã An Thạnh 3), cũng vừa trúng ao cá bông lau được nuôi từ ao lắng nuôi tôm, với sản lượng 1,5 tấn, sau 1 năm thả nuôi. Anh Vũ phấn khởi nói: “Năm rồi, thấy mọi người nuôi cá bông lau bán được giá cao, tôi thả hơn 1.500 con giống nuôi thử, ai dè đến nay (khoảng 1 năm) cũng thu hoạch được khoảng 1,5 tấn, trọng lượng trung bình 1,2 kg/con. Sở dĩ, thời gian nuôi kéo dài đến 1 năm là do tôi nuôi bằng nguồn phụ phẩm tự nhiên sẵn có, chứ một số người nuôi bằng thức ăn công nghiệp chỉ có 8 tháng là cá đạt trọng lượng 1,2 – 1,5 kg/con rồi”.

Do nghề nuôi cá bông lau thành công và cho hiệu quả cao, nên giá cá giống cũng tăng lên. Hiện, giá cá giống cỡ 70 con/kg được bán với giá khoảng 10.000 – 12.000 đồng/con, còn cá nhỏ cỡ 300 – 350 con/kg do ngư dân đẩy te về bán lại cho cơ sở ương dưỡng có giá khoảng 5.000 – 6.000 đồng/con. Việc khai thác cá bông lau con làm giống nuôi giúp nghề khai thác ven bờ bằng công cụ thô sơ có thêm thu nhập, nhưng nếu không có sự quản lý tốt sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt loài thủy sản có giá trị này.

Ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cù Lao Dung cho biết, hiện huyện đang tiến hành điều tra về diện tích, hiệu quả, phạm vi vùng nuôi cá bông lau để có những khuyến cáo, hỗ trợ kỹ thuật, nhằm giúp người nuôi đạt năng suất, kích cỡ và giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ.

Triển Vọng Nuôi Cá Chạch Lấu Trên Sông Trà

(Baoquangngai.vn)- Ngoài cá lăng, cá chình…, một số hộ dân ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) đã mạnh dạn nuôi thử nghiệm cá chạch lấu lồng bè trên sông Trà. Kết quả bước đầu thu về rất khả quan và mở ra hướng mới cho nhiều nông dân khác trong việc nuôi cá sạch, nâng cao thu nhập.

Khu vực lồng bè nuôi cá chình của ông Nguyễn Cự ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn vẫn vững chãi dù vừa qua nước lũ sông Trà dâng cao, sức nước chảy xiết. Theo ông Cự, nếu như trước đây, thì các lồng bè nuôi cá truyền thống của gia đình sẽ bị cuốn trôi sạch khi nước lũ về mà không kịp tháo dỡ.

Nhưng nay, được sự hướng dẫn và hỗ trợ của ngành chức năng, lồng bè nuôi cá bằng khung kim loại của gia đình ông Cự không hề hấn gì khi trải qua 2 đợt lũ do ảnh hưởng của bão số 5 và số 6 vừa qua.

Lồng bè nuôi cá trên sông Trà được cải tiến vững chãi hơn để đối phó với mọi loại hình thời tiết khắc nghiệt

Lồng bè vững chắc vượt qua mọi loại thời tiết khắc nghiệt của miền Trung, ông Cự cũng tự tin nuôi thử giống cá mới trên sông Trà. Đó là loài cá chạch lấu. Với giá bán thị trường là 300 nghìn đồng/kg, lứa cá đầu tiên hứa hẹn sẽ thu lãi về cho gia đình ông trên 30 triệu đồng sau 6 tháng thả nuôi.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi cá lồng bè trên sông Trà, ông Cự chia sẻ: Trước đây, mình nuôi theo cách truyền thống theo kinh nghiệm truyền tai lại thôi. Nên không dám nuôi giống cá mới hay không biết cách làm lồng bè phù hợp. Nhưng nay thì tôi đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật để chọn nuôi giống cá chạch lấu, vừa dễ nuôi lại vừa cho thu nhập cao.

Hộ ông Nguyễn Văn Thu ở cùng thôn, cũng thả nuôi chạch lấu từ tháng 5.2019. Sắp tới, dự tính gia đình ông sẽ thu 114 kg. Ông Thu cho biết sẽ tiếp tục nuôi để bán trong dịp Tết nguyên đán sẽ thu lãi cao hơn ngày thường, khoảng gần 50 triệu đồng.

“Cái quan trọng là mình phải dám làm. Và may mắn là bọn tui xung phong làm đầu tiên nên được sự hỗ trợ hết mình về kĩ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Tịnh”- ông Thu cho hay.

Mô hình nuôi cá chạch lấu do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Sơn Tịnh triển khai từ tháng 6.2019. Mô hình có kinh phí 121 triệu đồng với 3 hộ dân tham gia. Trong đó, nhà nước hỗ trợ 55 triệu đồng, mỗi hộ dân tự đầu tư số tiền 22 triệu đồng để tiến hành nuôi giống cá mới.

Trước khi thực hiện mô hình nuôi cá chạch lấu, các hộ dân đã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi cá chạch lấu, cũng như cách cải tạo và làm lồng đúng qui cách. Trong quá trình nuôi cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã theo dõi các yếu tố kỹ thuật từng tháng.

Trong đó, đảm bảo môi trường nước sông Trà khu vực nuôi cá chạch lấu có nhiệt độ từ 26-34 độ C, pH biến động từ 6,1 -6,7. Bà con cũng áp dụng qui trình kỹ thuật chăm sóc tốt từ khâu chọn giống, chọn thức ăn cho cá gồm các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương như: Bắp, lang, mì, tôm, cua, tép. Tiếp theo là chú trọng việc phòng, chống một số bệnh thông thường cho cá nuôi trong lồng.

Sau 6 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt với trọng lượng trung bình khoảng 0,22kg/con. Mỗi kg cá chạch lâu bán ra thị trường có giá 300 nghìn đồng

Thời gian đầu thả nuôi, các hộ cũng gặp một số khó khăn do nhiệt độ, thời tiết nắng nóng của mùa hè đã khiến một số cá chịu không nổi. Tuy nhiên, do nắm được kĩ thuật nuôi thuần thục, các hộ dân chủ động bố trí đủ ống nhựa ở đáy lồng cho cá trú núp.

Bắt đầu từ tháng nuôi thứ 5 trở đi, trời đã có mưa, mực nước sông đã dâng cao, cá sinh trưởng phát triển khá nhanh và ít hao hụt. Đến nay, qua 6 tháng nuôi, hầu hết các hộ nuôi trong mô hình đều đạt trọng lượng cá theo kế hoạch. Trung bình trọng lượng cá đạt 0,22 kg/con.

Ông Phạm Văn Tùng- Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cho biết: Việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản của bà con trên địa bàn huyện Sơn Tịnh những năm gần đây trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt, là việc cải tạo lồng cá qui mô hơn để nuôi nhiều giống cá trong lồng trên sông Trà.

Với việc thực hiện mô hình nuôi cá chạch lấu, bước đầu đã cho thấy triển vọng cho bà con. Vì giống cá chạch lấu giá trị cao, đầu ra thuận lợi, kỹ thuật nuôi đơn giản, thức ăn cho cá chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.

Nuôi cá chạch lấu lồng bè trên sông Trà khúc là cơ hội để nông dân Sơn Tịnh áp dụng, nhân rộng mô hình, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa sạch, có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá nước ngọt của huyện Sơn Tịnh phát triển, mang lại nguồn thu nhập cho người dân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Vọng Nuôi Thuần Hóa Cá Quý Ở Tây Nguyên trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!