Xương Cá Diếc / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Diếc Kho Khế Chua Và Kiểu Biến Tấu Với Cá Rục Xương

Cá diếc là một trong những loại cá phổ biến và khá quen thuộc đối với chúng ta, thường được sử dụng nhiều ở bữa ăn gia đình Việt. Với nhiều cách nấu cá diếc khác nhau, nhưng có lẽ nổi bật nhất là món cá diếc kho khế rất được mọi người ưa chuộng. Vì vậy, hôm nay YummyDay sẽ giới thiệu tới bạn cách làm cá diếc kho khế ngon và bên cạnh đó còn có một số công thức làm món kho cá diếc ngon khó cưỡng bằng nhiều cách khác nhau.

Cá diếc kho khế chua

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cá diếc kho khế chua

300gr cá diếc nhỏ tươi

2 trái khế chua

Nghệ, hành, nước mắm

Các bước làm chi tiết món cá diếc kho khế

Cá diếc đem rửa sạch rồi mổ ra làm ruột, để cho ráo.

Khế chua rửa sạch với nước, bỏ dọc rìa 5 cạnh khế, cắt bỏ hai đầu rồi thái theo chiều ngang thành nhiều miếng vừa ăn.

Hành khô sau khi bóc vỏ thì đập dập. Nghệ vàng cũng tương tự gọt vỏ, đập dập hoặc giã nát đều được.

Ướp cá diếc đã sơ chế vào với một số loại gia vị cho ngấm đều, đừng quên bỏ hành và nghệ đã chuẩn bị vào cùng.

Cá diếc rục xương kho với khế

Nguyên liệu món cá diếc rục xương kho khế

500 gr cá diếc ruộng đã được làm sạch

500 gr khế chua

3 nhánh lá gừng

3 củ hành tím

Chút tiêu và bột nghệ

Nước mắm loại ngon hoặc tương bần

Cách làm món cá diếc rục xương kho khế chua

Cá sau khi được làm sạch thì đem ướp với hành tím phi thơm, thêm bột nghệ, tiêu, nước mắm, tương bần trong khoảng 30 phút là được.

Khế chua xắt thành miếng xếp một lớp ở dưới đáy nồi, rồi cứ xen kẽ 1 lớp cá diếc đến 1 lớp khế. Trên cùng thì bạn rắc lá gừng. Sau đó, chế thêm một lượng nước lọc vừa phải vào, đủ xâm xấp mặt cá.

Cuối cùng là món ăn đã hoàn thành. Bạn cho ra đĩa và khéo léo trang trí thêm cho bắt mắt. Với công thức đơn giản này, bạn cũng có thể áp dụng nấu với cá chép hoặc các loại cá nhỏ nha!

Cá diếc kho tương đậm đà hương vị quê nhà.

Một vài lưu ý trong quá trình nấu

Đối với khâu sơ chế cá diếc như sau:

Cá diếc sau khi mua về cần sơ chế ngay lúc đó để vẫn giữ độ tươi ngon của cá. Bởi vì giống cá này thường không được khỏe như cá rô đồng hay các loại cá tương tự khác. Sau đó bỏ phần mang cá, cắt đuôi và vây rồi mổ moi ruột già ra.

Cá diếc sau khi sơ chế xong, cần xóc với muối hạt cho thật kỹ rồi mới rửa lại sạch sẽ với nước. Sau cùng, để thật ráo rồi mới tiến hành ướp cá.

Đặc biệt, trong khi làm sạch cá diếc, sẽ rất hiếm khi người ta đánh vẩy cá và cũng thường vẫn giữ lại nguyên bộ lòng, nhất là túi mật của cá. Không chỉ có lòng cá diếc ngon mà bên cạnh đó, trong đó túi mật nhỏ sẽ mang lại vị đắng nhẹ, khi bạn kho nhừ cá vị này quyện vào cùng sự đậm đà từ gia vị tạo nên món ăn vô cùng đặc biệt, ăn lại cực kỳ đưa cơm.

Đối với khâu kho cá:

ca-diec-kho-khe-3

Chiên sơ cá trước sẽ giúp cá không bị nát, đẹp mắt hơn

Và nếu không kịp chiên cá trước thì bạn hãy chỉnh chế độ lửa hơi to, để nước kho trong nồi cá bùng sôi tầm 5 đến 7 phút. Khi làm như vậy thì dù không cần chiên qua cá vẫn có được sự săn chắc, không bị vỡ nát trong suốt quá trình kho.

Yêu cầu thành phẩm cuối cùng

ca-diec-kho-khe-4

Cá diếc rục xương kho khế sẽ làm nồi cơm nhà bạn hết lúc nào không hay

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt thịt cá diếc mềm, rất đậm đà. Hơn nữa vị chua của khế đã dần phai đi và thấm hết vào thịt cá nên ăn vào rất ngon mà lại không hề có cảm giác bị ngán. Nước kho cá còn dùng rưới lên ăn cùng cơm trắng hoặc làm nước chấm chung với rau củ luộc sẽ khó cưỡng lắm đấy!

Yummyday.vn

Con Gì Có Thịt Không Xương?

Đố vui hại não Con gì có thịt không xương?

– Câu đố 1: Xã đông nhất là xã nào? Đáp án: Xã hội.

– Câu đố 2: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt? Đáp án: 4 con vịt.

– Câu đố 3: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi? Đáp án: Than.

– Câu đố 4: Lịch nào dài nhất? Đáp án: Lịch sử.

– Câu đố 5: Con đường dài nhất là đường nào? Đáp án: Đường đời.

– Câu đố 6: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật? Đáp án: Hôm qua, hôm nay và ngày mai.

– Câu đố 7: Con gì đập thì sống không đập thì chết? Đáp án: Con tim.

– Câu đố 8: Một năm chỉ có một ngày. Họ hàng sum họp xa gần đều vui? Là gì? Đáp án: Ngày Tết.

– Câu đố 9: Từ gì mà 100% người dân Việt Nam đều phát âm sai? Đáp án: Sai.

– Câu đố 10: Con gì đầu dê mình ốc? Đáp án: Con dốc.

– Câu đố 11: Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy? Đáp án: Tương lai.

– Câu đố 12: Thơ thẩn chỉ có một mình. Chồng con chẳng có, gia đình quạnh hiu? Là gì? Đáp án: Quả sầu riêng.

– Câu đố 13: Đố em cái gì khi xài thì quăng đi, không xài thì lấy lại? Đáp án: Cái neo thuyền.

– Câu đố 14: Cái gì thuộc về bạn nhưng người khác lại dùng nhiều hơn bạn? Đáp án: Cái tên.

– Câu đố 15: Loài cây chẳng tự nuôi mình. Xuống đất thì chết, trên cành lại tươi? Là cây gì? Đáp án: Cây tầm gửi.

– Câu đố 16: Bánh gì không bở, không giòn. Đêm rằm tháng tám đi cùng trung thu? Đáp án: Bánh dẻo.

– Câu đố 17: Thoạt nghe tên tưởng rằng tôi. Là loài xanh lá nổi trên ao hồ? Là gì? Đáp án: Bánh bèo.

– Câu đố 18: Vua gọi người yêu là Ái Khanh, Ái Phi…Vậy vua gọi vợ bằng gì? Đáp án: Miệng.

– Câu đố 19: Quả gì chen chúc gai ra. Trốn ở góc nào cũng nức hương thơm? Đố là quả gì? Đáp án: Quả sầu riêng.

– Câu đố 20: Mọi sông xuôi hướng thong dong. Riêng sông lại chảy ngược dòng là sao? Đố bạn là sông nào? Đáp án: Sông Kỳ Cùng.

– Câu đố 21: Trên xanh như ngọc. Dưới trắng như ngà. Trên dáng lòa xòa. Dưới tròn trùng trục? Đố bạn là cây gì? Đáp án: Cây cải củ.

– Câu đố 22: Là hoa nhưng gọi nữ trang. nép mình gắn bó yêu thương nỗi niềm? Là hoa gì? Đáp án: Hoa kim ngân.

– Câu đố 23: Long, lân, qui, phụng. Cúc, trúc, mai, lan. Cửa gì chí khí như hàng nam nhi? Đố là cửa gì? Đáp án: Cửa Tùng.

– Câu đố 24: Dù đen, đỏ, trắng, xanh, vàng. Cũng là hàng họ ngập tràn tình ai? Đố là gì? Đáp án: Hoa hồng.

– Câu đố 25: Năm xưa chúa Nguyễn cho vời. Núi gì khiến cụ Trạng Trình nổi danh? Đố là núi chi? Đáp án: Núi Hoành Sơn.

– Câu đố 26: Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con? Đáp án: Đập con ma xanh trước là 1, con ma đỏ thấy thế sợ quá, mặt mày tái mét (chuyển sang xanh). Đập con ma xanh mới này nữa là đủ 2.

– Câu đố 27: Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ. Tại sao anh ta lại làm như vậy? Đáp án: Vì cái thang máy đó không lên được tới tầng 50.

Giờ thì các bạn đã suy nghĩ ra đáp án cho câu đố “Con gì có thịt không xương, Đằm trong nắng dãi mưa tuôn chẳng nề, Hiên ngang đọ sức thủy tề, Giữ cho đồng ruộng bốn bề xanh tươi?” chưa nào…. Nếu chưa suy nghĩ ra đáp án thì hãy tham khảo ngay đáp án sau đây!

Đáp án cho câu đố “Con gì có thịt không xương, Đằm trong nắng dãi mưa tuôn chẳng nề, Hiên ngang đọ sức thủy tề, Giữ cho đồng ruộng bốn bề xanh tươi?” đó là: Con đê.

Chữa Bệnh Bằng Cá Diếc

Ngoài việc hỗ trợ chữa tiểu đường, cá diếc còn có tác dụng tốt với những người bị xơ gan, viêm loét dạ dày, viêm thận…

: Cá diếc một con khoảng 250 gr, 50 gr hạt tía tô. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng. Hạt tía tô tán nhỏ, cho vào bụng cá, hấp cách thủy. Ăn ngày một lần, 15 ngày là một đợt điều trị. Cần ăn 3 – 4 đợt, sẽ cho kết quả tốt.

Hay buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc một con khoảng 250 gr, làm sạch. Sa nhân, gừng tươi, hạt tiêu mỗi vị 3 gr đã phơi khô, tán nhỏ. Trộn thịt cá diếc với bột trên rồi cho vào nồi, đổ 400 ml nước đun đến khi còn 100 ml thì chia làm hai lần uống trong ngày. Viêm thận mãn tính: Cá diếc một con khoảng 300 gr, 15 gr chu sa, 15 gr phèn chua. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng, phèn chua tán bột mịn cho vào bụng cá cùng với chu sa. Lấy lá chuối bọc cá lại, sau đó lấy đấy sét bọc kín cá đem nướng trên than hồng. Khi đất khô đỏ thì lấy cá ra, tán bột mịn, chia uống ba lần trong ngày cùng 100 ml nước sôi để nguội pha cùng 50 ml rượu.

Xơ gan: Cá diếc hai con khoảng 350 gr, 10 gr hồng hoa. Cá diếc làm sạch, hồng hoa cho vào túi vải mỏng. Cho tất cả vào nồi cùng 400 ml nước, đun nhỏ lửa đến khi chín rồi ăn cá, uống hết nước. Ăn liền trong 15 ngày, mỗi ngày một lần.

Hen suyễn: Cá diếc ba con khoảng 300 gr, 100 gr bán hạ chế, 70 gr gừng khô. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng, cho vào nồi đất sấy khô, tán bột mịn cùng bán hạ chế, gừng khô. Mỗi lần uống 4 – 5 gr cùng nước sôi để nguội đã pha thêm lượng rượu bằng 20% lượng nước. Uống ngày ba lần, điều trị nhiều ngày sẽ cho kết quả tốt.

Viêm loét dạ dày: Bong bong cá diếc rửa sạch, gián ròn bằng dầu vừng rồi tán thành bột. Uống mỗi lần 5 – 6 gr, ngày uống hai lần.

Công Dụng Của Cá Diếc

Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự, thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy, có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.

Một số món ăn, bài thuốc từ cá diếc:

Cháo cá diếc, táo đỏ: Cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ.

Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, nêm muối vừa ăn.

Dùng cho các chứng bụng lạnh đau do tràng vị bất hòa, chống nôn mửa, chân tay phù thũng….

Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.

Cháo cá diếc, bạch truật: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g.

Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng; sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.

Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 – 400g.

Cách làm: Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm).

Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói.

Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể. 5 ngày là một liệu trình.

Canh cá diếc, sa nhân: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.

Canh cá diếc, sa nhân, gừng tươi: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát.

Cách làm: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Cá diếc đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu.

Ngoài các món trên, các bạn có thể thực hiện CÁ DIẾC KHO, CÁ DIẾC RÁN… để ăn hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.

Theo bepque.com