Xuất Khẩu Cá Cảnh Ở Việt Nam / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Nhật Bản Ưa Chuộng Cá Ngừ Việt Nam Xuất Khẩu Sang

VNHN – Nhật Bản là nước duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam có sự tăng trưởng trong tháng 1/2020.

Cụ thể, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2019. Nhật Bản đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ chế biến khác của Việt Nam (như loin cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh, loin cá ngừ mắt to hấp đông lạnh, cá ngừ đóng túi để làm thức ăn cho vật nuôi… ), tăng 121% so với cùng kỳ.

Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Ảnh Internet

Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ sang Peru có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 279% trong tháng 1. Một số thị trường khác cũng đáng được quan tâm như Nga, Algeria và Ucraina đều đang có tốc độ tăng trưởng cao ở mức 3 con số so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam không mấy khả quan.

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt gần 40 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019. Năm nay quy mô thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam bị thu hẹp hơn so với năm ngoái chỉ còn 55 thị trường, trong khi năm ngoái 65 thị trường.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, ASEAN đều suy giảm… Trung Quốc cũng rời khỏi Top 8 thị trường nhập khẩu chính sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khi suy giảm kim ngạch liên tục từ năm ngoái đến nay.

Nuôi Cá Cảnh Xuất Khẩu

Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá cảnh phát triển mạnh về sản xuất lẫn xuất khẩu.

Điển hình là Trang trại cá cảnh Tống Hữu Châu (khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12), với diện tích 4.000m2, khoảng 500 hồ nuôi cá cảnh các loại. Dẫn chúng tôi tham quan từng hồ cá cảnh, anh Châu tâm sự: Những năm thập kỷ 90 của thế kỷ trước, với niềm đam mê, từ một kỹ sư thủy sản, anh bỏ công việc cơ quan nhà nước, bàn với gia đình mua đất mở trại nuôi cá cảnh. Hồi đó giữa cánh đồng vùng trũng, xung quanh ao hồ, cây cỏ, anh cải tạo thành những ao sản xuất cá trê lai, rồi chuyển thành những hồ nuôi cá cảnh khang trang. Anh tự mày mò, học tập kinh nghiệm nuôi cá của những người bạn đi trước, sau đó nuôi thử, khi thành công mới mạnh dạn đầu tư sản xuất, cung cấp thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Hơn 20 năm trong nghề, đến nay trang trại của anh có khoảng 50 loài cá được anh yêu thích, sưu tầm và nhân giống, bao gồm cá dĩa, La Hán, chép Nhật, Hoàng kim, Bảy màu, xiêm…. Đặc biệt, năm 2005, anh thành lập website chúng tôi để tiện giao dịch và xuất bán cá cảnh, kể cả trong nước và xuất khẩu. Bình quân hàng năm, sản lượng cá cảnh của trại anh sản xuất đạt  khoảng 1,5 triệu con; trong đó xuất khẩu khoảng 150.000 con (cá dĩa, cá Koi, La Hán…), chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ, Canada.

Trao đổi kinh nghiệm nghề nuôi cá cảnh, anh Châu cho biết ngoài tính cần cù chịu khó, còn phải có niềm đam mê. Nguồn nước, độ pH, ánh sáng và thức ăn là yếu tố quan trọng để cá phát triển, cho màu đẹp. Chẳng hạn như nuôi cá Koi (chép Nhật), trước hết phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5cm – 40cm/con, tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20cm thì khựng lại và chậm lớn… Nếu nuôi hồ xi măng (nhỏ nhất là 6m3) thì nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng, vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá. Để nuôi hồ xi măng, nên chọn cá đã phát triển từ 20cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi được. Theo kinh nghiệm, cá bột tỷ lệ sống là 50%, trong khi cá trên 20cm có tỷ lệ sống từ 90% – 99%. Cá nuôi trong hồ xi măng nên chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và sức đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ. Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá là “méo miệng”.

Từ năm 2008 đến nay, ngoài việc làm giàu bằng nghề nuôi cá cảnh, anh còn là người đi đầu trong công tác truyền nghề cho các nông dân khác. Anh đã đi đến các phường, xã ngoại thành của các quận, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức… để truyền đạt kinh nghiệm nuôi cá cảnh cho khoảng 1.000 nông dân.

Tắc Đường Cá Cảnh Xuất Khẩu

Cá cảnh là loại vật nuôi được TP HCM xác định là mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi giai đoạn từ nay đến năm 2025. Thế nhưng cá chép Nhật (cá KOI), và cá chép Vàng, còn gọi là cá Tàu là hai loại cá chủ lực trong XK của VN đã bị tắc đường sang EU từ năm 2004, và sang Mỹ từ năm 2006 đến nay.

Ông Võ Văn Sanh – chủ cơ sở cá cảnh Ba Sanh đang có diện tích nuôi cá cảnh trên 3 ha cho biết hiện cơ sở ông vẫn tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa, là nguồn cung ứng chủ lực cho hầu hết các cửa hàng cá cảnh tại TP HCM và cả nước. Nhưng từ khi bị tắc đường XK sang thị trường Mỹ và Châu Âu mỗi năm, ông giảm doanh thu khoảng 300.000 USD.

Theo ông Sanh, cá cảnh có thể có giá trị là vô giá vì đây là cá nuôi chơi, càng đẹp càng bán được giá. Tại Mỹ và Châu Âu, giá cá cảnh đắt gấp 10 lần tại VN.

Ông Sanh cũng cho biết, trước năm 2006, cơ sở của ông chiếm 100% thị phần XK cá chép Nhật (cá KOI) hàng cao cấp sang Mỹ, còn loại trung bình chiếm khoảng 50%. Nhiều cơ sở XK khác cũng thường lấy lại cá KOI và cá vàng của cơ sở ông để XK.

Ông Tống Hữu Châu – chủ trại cá Châu Tống, cơ sở XK cá cảnh đạt trung bình trên 1 triệu USD/năm cùng cảnh ngộ với ông Sanh cho biết, cơ sở của ông cũng bị thiệt hại nặng nề do hơn 2 năm nay không XK được cá KOI và cá vàng sang Mỹ và EU.

Gỡ khó nhưng chưa hiệu quả

Theo các DN, từ khoảng đầu năm 2004, EU cấm nhập khẩu cá KOI và cá Vàng từ một số nước, trong đó có VN, vì đề phòng loại virus Mùa Xuân, gọi tắt là virus SVC mà 2 loại cá này rất dễ bị nhiễm. Đến năm 2006 Mỹ ban hành lệnh này cũng với lý do trên. Sau đó, ngành thú y mà cụ thể là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP đã mời tất cả các cơ sở nuôi và XK cá cảnh trên địa bàn thành phố tham gia một chương trình hướng dẫn làm cho cá cảnh đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh đủ điều kiện XK. Nội dung là phải thực hiện nghiêm ngặt nhiều hạng mục như quy trình nuôi, bảo đảm vệ sinh nước nuôi, nước thải, thức ăn… với khá nhiều chi phí tiền bạc và thời gian, có sự giám sát chặt chẽ của ngành chức năng. Vì vậy, lúc đầu có hơn 50 cơ sở tại TP HCM đăng ký tham gia chương trình nhưng sau 2 năm chỉ 3 cơ sở được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật”, do Cục Thú y cấp ngày 9/2/2009. Thời hạn giá trị của Giấy chứng nhận là 2 năm. Ba cơ sở đó là cơ sở của ông Võ Văn Sanh – chủ cơ sở cá cảnh Ba Sanh, ông Tống Hữu Châu – chủ trại cá Châu Tống, ông Lê Hữu Thiện – Giám đốc Cty cổ phần Sài Gòn cá cảnh (TP HCM).

Ông Châu nhận xét: “Quy trình kiểm tra thì nghiêm ngặt, mà khó nhất là làm mà không biết bên Mỹ, EU có công nhận không… Vì vậy rất nhiều lần chúng tôi muốn bỏ không tham gia nữa”. Tuy nhiên, từ khi được chính thức cấp Giấy chứng nhận đến nay cũng đã hơn 6 tháng mà cả ba cơ sở đạt tiêu chuẩn vẫn chưa XK được hàng sang Mỹ và EU. Một DN trong lĩnh vực này bức xúc nói: Ách tắc trong XK cá KOI và cá Vàng nêu trên ngoài khả năng của DN. Thời gian gỡ khó lâu quá, sợ rằng cho đến khi giấy chứng nhận hết hạn mà DN cũng chưa XK được hàng, DN lại phải tốn kém để được cấp giấy khác.

Ông Phạm Lâm Chính Văn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM cho biết: Từ khi Mỹ ra thông báo quy định các tiêu chuẩn nêu trên, Sở NN – PTNT đã nhiều lần gởi công văn ra cho Bộ NN – PTNT nhờ tháo gỡ, Bộ đã giao việc này cho Cục Bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi Bộ Thủy sản sáp nhập Bộ NN – PTNT thì việc này giao về cho Cục Thú y. Cục Thú y cũng đã gửi thư cho cơ quan kiểm dịch Mỹ (APHIS) về vấn đề này. Ông Văn cũng khẳng định: “Không còn vướng mắc gì, chắc chắn là các DN sẽ XK trở lại vào Mỹ”.Mặc dù hiện nay các DN đang ráo riết liên lạc trở lại với các đầu mối của mình bên Mỹ, sẵn sàng XK cá KOI và cá chép vàng trở lại thị trường này, nhưng thực tế vẫn chưa có DN nào XK trở lại được 2 thị trường trên. Đây là điều các cơ quan chức năng nên xem xét và có phương án giải quyết dứt điểm, bởi thông tin về vụ việc này đã được thông báo từ cách đây gần 3 năm.

Khắc DũngNguồn diendandoanhnghiep

Xuất Khẩu Cá Cảnh Cần Quy Định Gì?

Hỏi: Chào luật sư Danh Chính, tôi nghe bạn giới thiệu về công ty rất nhiều và được biết công ty rất uy tín – chuyên nghiệp trong việc tư vấn pháp luật, vì thế, hôm nay tôi muốn gửi đến ban tư vấn pháp luật một thắc mắc mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện tại tôi đang muốn xuất khẩu cá cảnh sang nước Mỹ và Hàn thì cần những thủ tục gì? Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Bài viết được quan tâm nhiều nhất của luật Danh Chính: >>> Hỏi hình thức đầu tư ra nước ngoài

Tư vấn quy định xuất cá cảnh

Trả lời: Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang muốn xuất cá cánh sang nước ngoài. Vấn đề này được quy định như sau: Thứ nhất, để có thể xuất khẩu cá cảnh ra nước ngoài, bạn cần chú ý đến các điều kiện để tham gia hoạt động xuất khẩu, cụ thể: Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định: Ngoài điều kiện về hàng hóa thông thường, bạn còn cần chú ý đến chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu, điều kiện để làm thủ tuc hải quan, mã số thuế… Thứ hai, về thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài Hiện nay, mọi thủ tục về xuất khẩu hàng hóa được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, theo đó tùy thuộc vào hình thức xuất khẩu, hình thức đơn hàng của bạn mà sẽ có hướng dẫn cụ thể về các thủ tục tiến hành xuất khẩu hàng hóa của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý đối với mặt hàng cá cảnh sống thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch thủy sản trước khi thông quan theo Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản nên bạn phải đảm bảo thêm về nội dung này.

Chúng tôi mong rằng với sự tư vấn ở trên giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải. Nếu còn chỗ nào chưa hiểu, đừng chần chừ hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline “0906 199 119” để được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia luật sư chúng tôi. Mọi thắc mắc xin gửi về địa chỉ email: hn.danhchinh@gmail.com Website: http://www.luatdanhchinh.com

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…