Xử Lý Bể Cá Cảnh Bị Nấm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Xử Lý Cá Neon Bị Nấm Đốm Trắng. – Cá Cảnh Trung Nguyên

Thân gửi các bác, mùa này là 1 trong những mùa cá nói chung và cá neon nói riêng rất dễ bị nấm đốm trắng. Bản thân cá neon trong giới thuỷ sinh được đánh giá là cá rất khoẻ, không hề yếu. Nhưng lại cực kỳ dễ bị dính cái bệnh mà dễ chữa như kiểu ko cần chữa cũng tự khỏi như bệnh nấm đốm trắng.

– Trên thân, vây hay bất cứ đâu trên cơ thể cá xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng và dày dần lên theo thời gian. ( Cực dễ quan sát bằng mắt thường)

Xử lý :

– bào tử nấm đốm trắng lơ lửng trong nước khá nhiều và chờ cơ hội bám lên cá thể sống khác, thay nước là 1 trong những cách để loại bớt 1 phần tác nhân làm bệnh lây lan và mầm bệnh trong bể.

– các tổ nấm đốm trắng bị suy yếu khi gặp nhiệt độ trên 29 độ, các bác cắm sưởi sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh nấm trên thân cá và sẽ rụng bớt khỏi thân cá.

– Nấm đốm trắng kỵ muối, kỵ các chất sát trùng, khang sinh , mọi loại thuốc cho cá có tính năng này đều có thể giúp cá chữa bệnh với liều lượng vừa phải.

– Vi sinh cực kỳ tốt để cải thiện môi trường nước, nhưng khi bể đang có mầm bệnh, dừng châm vi sinh nhất là PSB ( vi khuẩn quang hợp ) vì vi khuẩn gây bệnh có khả năng cộng sinh ẩn nhờ dòng vi sinh khác. Hãy chờ cá khoẻ lại, bể hết bệnh ta lại châm lại vi sinh sau.

– Sự thật phũ phàng khi 1 bể nước đã ổn định vi sinh, cá neon thuần trong bể 1 thời gian thì cực trâu, bể nhiệt có hạ dưới 20 độ, lỡ tay cho quá lượng thức ăn hay đồ bẩn vô bể cá cũng chẳng bị sao và bể nước tự trong lại rất nhanh. Vì vậy kiên nhẫn set up chờ bể ổn định và dưỡng cá khoẻ sẽ giúp bạn nuôi cá cực nhàn, ĐỪNG NÓNg VỘI THẢ CÁ !

Cách Xử Lý Nước Trong Bể Cá Cảnh Khi Bị Đục

Bể cá cảnh nhà bạn sau một thời gian có dấu hiệu của mùi hôi trong nước, màu bị vẩn đục, mặt kiến xuất hiện nhiều rêu xanh… Bạn đang không biết phải xử lý như thế nào để có thể sạch bể cá mà lũ cá cảnh vẫn khỏe mạnh . Bài viết hôm nay sẽ gợi ý cho bạn một số cách xử lý nước trong bể cá cảnh khi bị đục.

Tháo nước trong hồ ra bên ngoài

Nếu số lượng cá trong bể ít bạn có thể dùng vợt bắt hết cá trong bể ra một chiếc thau và vật dụng trang trí trong bể ra ngoài và bắt đầu tháo nước ra. Bạn cần nhớ là chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Trường hợp cá trong bể nhiều bạn cần dùng một ống nước để hút nước hoặc dùng ca nhỏ để múc nước trong bể ra ngoài. Nên nhớ trước khi tháo nước ra bên ngoài việc cần làm là lấy tất cả các vật dụng trang trí ra ngoài.

Quy trình bơm nước ra vào bể cá

Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đnh (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá).

Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra Bạn có thể so sánh điều này bằng cách chạm vào nước ở hồ và ở trong xô rồi so sánh chúng với nhau. Bạn cũng đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ.

Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngoài hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.

Bơm nướ trong bể cá ra ngoài với ống bơm

– Để xử lý nước, bạn có thể dùng chế phẩm vi sinh xử lý nước nuôi cá cảnh để tạo môi trường tốt cho cá

– Sau khi đã bơm nước, bạn nên dùng kéo tỉa cây hoặc nhíp trồng cây để sửa sang lần cuối bể cá nhà mình

Cách xử lý nước hồ cá cảnh ở trên sẽ là kinh nghiệm quan trọng giúp cho những chú cá của bạn luôn được sống trong môi trường trong sạch và an toàn nhất.

Loại bỏ rêu xanh đóng trên mặt kính và trên các vật trang trí của bể cá

Lau kính để loại bỏ rong rêu bám trên mặt kính

Cách Xử Lý Khi Bể Cá Cảnh Bị Tanh Và Bốc Mùi Hôi

Tại sao cần phải xử lý nước bể cá bị tanh

Nếu tình trạng bể cá bị tanh tiếp tục duy trì, cá sẽ bị chết và khiến cho mùi tanh, thối càng nặng hơn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh.Điều này chứng tỏ môi trường sống của cá đang bị ôi nhiễm không còn trong sạch.

Cách xử lý nước bể cá bị tanh đơn giản nhất làm là bạn nên loại bỏ các chất ứ đọng, thức ăn thừa, chất thải cặn bã từ đó mùi tanh trong bể sẽ biến mất.Nguyên nhân nào khiến cho bể cá bị tanh? Khả năng lớn nhất đó là do sự cân bằng trong bể đã bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là thức ăn thừa bị tích tụ trong bể, vi sinh vật có lợi không phát triển.

Một số cách xử lý nước bể cá bị tanh hiệu quả

Chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách xử lý nước bể cá bị tanh đơn giản dễ thực hiện như sau:

Xử lý nước bể cá bị tanh bằng cách loại bỏ rêu xanh, tảo

Rêu hoặc tảo xanh đóng trên mặt bể thì bạn nên dùng một loại dụng cụ chuyên dùng để cào lớp tảo này đi. Sau đó bạn chà sát xung quanh bề mặt bể nuôi trước khi tiến hành thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ để loại bỏ rong, rêu, tảo đều được bày bán tại các cửa hàng.

Cá lau bể là 1 trong những biện pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng để bể nuôi sạch hơn, bạn có thể thả vào bể loài cá lau bể. Thức ăn của loài cá này là tảo và các chất bẩn có trong bể. Tuy nhiên bạn vẫn phải lưu ý đến màu sắc của nước trong bể nuôi.

Xử lý nước bể cá bị tanh bằng cách lau dọn sạch

Trước khi bạn xử lý nước bể cá bị tanh thì cần tiến hành lau dọn sạch toàn bộ cả trong lẫn ngoài bể. Có như vậy khi bạn làm sạch nước bể mà không sợ nước bị bẩn nữa.

Bạn chỉ lau chùi bể cá mà không làm sạch hết những đồ trang trí trong đó vì đó chính là môi trường cho vi khuẩn có lợi tồn tại và phát triển loại trừ các mầm bệnh cho cá.

Xử lý nước bể cá bị tanh bằng cách thay nước

Bạn cần hút khoảng 10-15% lượng nước trong bể và thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này bạn sử dụng một máy bơm, bơm nước từ bơi chứa nguồn nước sạch vào bể nuôi.

Bạn nên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào bể.Nước bơm vào bể nên có nhiệt độ xấp xỉ bằng nước trong bể mà bạn vừa hút ra .Bạn có thể so sánh điều này bằng cách chạm vào nước ở bể và ở nguồn cấp rồi so sánh với nhau.

Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp nước tràn khỏi bể. Hãy giữ một khoảng cách giữa mặt nước với miệng bể vì cá thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.

Để xử lý nước bể cá bị tanh vừa tiện lợi lại hiểu quả bạn nên sử dụnglọc nước bằng bộ lọc đang được nhiều người áp dụng vì tính tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại.

Có rất nhiều loại bộ lọc khác nhau. Bạn có thể lựa chọn nhiều thiết kế khác nhau phù hợp như lọc cơ học, lọc sinh học, lọc hóa học…Bộ lọc là bộ phận không thể thiếu để làm sạch nước trong bể cá.

– Lọc sinh học: Tấm lọc sinh học cần được kiểm tra sau 2 tuần. Đây là loại lọc quan trọng nhất với bể nuôi cá vì nó loại được những chất thải độc hại như Nitrite và Amonia. T

– Lọc cơ học:Nó loại bỏ các vật chất lơ lửng qua hộp lọc. Loại lọc này giúp nước trong bể nuôi cá sạch và không có chất bẩn. Dòng nước từ máy bơm sẽ đi qua các tấm tơ sợi từ đó các chất bẩn được giữ lại.

Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ đến 3 micron và có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Tuy nhiên hệ thống này cần được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị tắc nghẽn.

– Lọc hóa học: Những chất hóa học thường hòa tan vào nước nên sử dụng phương pháp lọc cơ học không thể loại bỏ.Loại lọc này có thể ổn định các thành phần hóa học có trong bể nuôi cá của bạn. Nhưng lọc hóa học thì hoàn toàn có thể làm được điều này.

Loại lọc hóa học là tấm carbon giữ lại hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. được dùng phổ biển nhất là lọc Carbon. Loại lọc này có thể loại bỏ ozone, đồng, chlorine, iodine,kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, thủy ngân…

Nước Bể Cá Bị Tanh Và Cách Xử Lý Mùi Hôi

Cá sản sinh ra amoniac – một hợp chất có mùi khá khó chịu, thường được dùng làm phân bón, chất tẩy rửa vì có khả năng làm sáng các vết bẩn. Có nhiều công dụng như vậy nhưng ammoniac lại giải phóng chất độc gây hại cho cá. Nghe thì có vẻ nguy hiểm nhưng bạn đừng lo. Bởi có những vi khuẩn phát triển mạnh nhờ amoniac, chuyển đổi nó thành nitrit. Nitrit tất nhiên vẫn còn độc hại, nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cá vì chúng ta có những vi khuẩn khác có thể biến chúng thành nitrat.

Bạn sẽ nghĩ tới bộ lọc bể cá, đây là dụng cụ có thể giúp đào thải amoniac, nitrit và nitrat. Nó có hai tác dụng, trước hết là lọc chất thải, thức ăn thừa và những chất cặn bã khác. Thứ hai, trong quá trình lọc, nước sẽ chảy qua lớp màng mà các vi khuẩn có lợi sinh sống, chúng cũng có thể tồn tại trên sỏi, cát và nước trong bể. Vi khuẩn chính là nhân tố giúp loại thải thoại các chất khí nói trên. Đây là lý do tại sao những bể cá nhỏ không có bộ lọc đồng nghĩa với việc cá nhanh bị chết.

Nhưng nguyên nhân khiến cho bể cá bị tanh là gì? Khả năng lớn nhất là do sự cân bằng trong bể đã bị ảnh hưởng. Ví dụ như trường hợp của tác giả bài viết. Một lần, khi kiểm tra bể cá, tác giả đã ngửi thấy mùi tanh vô cùng khủng khiếp. Nguyên nhân là do bộ lọc bị lỗi, khiến một số thưc ăn thừa bị tích tụ trong bể. Tác giả đã nhanh chóng sửa bộ lọc và thay nước, loại bỏ các chất cặn bã ứ đọng và mùi tanh của bể hoàn toàn biến mất.

Bể cá bị tanh không đơn giản chỉ là một sự phiền toái, nó còn là một dấu hiệu cho thấy môi trường sống của cá không hề lành mạnh. Nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, những chú cá sẽ bị chết và khiến cho mùi tanh càng nặng hơn.

Đầu tiên, hãy chọn một chiếc bể cá lớn nhất có thể, hàng second hand cũng là một ý kiến hay. Nhưng lúc mua bạn nhớ lưu ý quan sát bể khi đầy nước. Bể cá càng lớn, chu kỳ nitrat hóa càng ổn định.

Thứ hai, nước máy không chứa các vi khuẩn mà bạn cần. Bởi nguồn nước này có chứa clo – hợp chất có khả năng diệt vi khuẩn, bao gồm cả những vị khuẩn có lợi. Vì vậy, bạn cần khử clo trong nước máy trước khi cho vào bể.

Thứ ba, bạn cần phải giữ lại các vi khuẩn có lợi, có một số cách để thực hiện điều này. Người viết có một mẹo là tận dụng bộ lọc của bể khác. Cách này thì rất dễ làm, chỉ cần bạn có chiếc bể từ 75 lít trở lên. Nhưng nếu đây là lần đầu tiên của bạn, bạn nên hỏi kinh nghiệm của những người nuôi cá xung quanh, hoặc trên các trang web, mạng xã hội – những cộng đồng này luôn sẵn sàng giúp đỡ các thành viên mới, và bạn có thể xin đổi vài miếng lọc hoặc bông sạch để thay thế cho những cái bẩn. Hãy nhớ giữ cho chúng ẩm ướt và “đối xử ” với chúng như với một chú cá mới.

Một cách khác là bạn có thể mua những vi khuẩn có lợi từ các cửa hàng cá, thường được bán trong một chai nhỏ, và bạn có thể cho vào nước để bắt đầu quá trình hồi phục chiếc bể cá bị tanh của mình.

Sản phẩm khuyên dùng:

Ngoài ra bạn có thể dùng túi lọc để bỏ vào máy lọc giúp loại bỏ các chất độc hại với sản phẩm này:

Bạn cũng có thể thêm vào bể một hoặc hai con cá nhỏ, và thay nước liên tục để làm loãng các chất độc trong nước cho đến khi các vi khuẩn có lợi được thiết lập.

Tuy nhiên, dù với cách nào, cũng nên mua một bộ kiểm tra chuyên dụng, như vậy bạn có thể kiểm tra và giữ nồng độ ammoniac và nitrit ở mức an toàn cho cá.

Dần dần bạn có thể thêm nhiều cá hơn, nhưng khối lượng ứng với số lượng cá càng lớn thì môi trường trong bể càng trong lành. Tác giả bài viết luôn giữ mật độ cá trong bể thấp hơn giới hạn cho phép của bể, kết quả là những chú cá luôn khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt hơn và bể cá hoàn toàn không bị tanh. Hãy đảm bảo rằng bạn có một bộ lọc đủ lớn, nhiệt độ bể phù hợp với cá và tốt nhất là có thêm một máy bơm không khí nạp ga nước.

Nhưng cũng có trường hợp những chiếc bể cá hoàn toàn bình thường và không có mùi gì trong nhiều tháng, và đột nhiên mùi hôi bắt đầu xuất hiện. Hãy tắt máy điều hòa không khí bởi nó có thể làm chết cá và giải quyết vấn đề của chiếc bể cá.

1. Hãy chắc chắn rằng không có bất kỳ sinh vật gì chết trong bể như cá, ốc, thực vật ..vv..

2. Đảm bảo rằng không có thức ăn thừa (thường bị tích tụ phía sau đồ trang trí và các khe). Để tránh trường hợp dư thức ăn, tác giả bài viết thường cho cá ăn hai lần/ngày thay vì một lần/ngày như nhiều người thường làm. Nếu phát hiện thức ăn dư bị tích tụ, hãy lấy chúng ra. Tuy nhiên, dần dần, bạn sẽ quen với lượng ăn của cá để điều chỉnh mỗi lần cho ăn. Ngoại lệ duy nhất là những loài cá sống về đêm như Plecs, người nuôi thường có xu hướng “để dành” thức ăn trong bể cho chúng.

3. Kiểm tra bộ lọc của bạn, nó có thể không làm việc hoặc bị bám bẩn. Trong trường hợp thứ hai, hãy nhẹ nhàng làm sạch bộ lọc của bạn mỗi tuần một lần.

4. Thực hiện thay nước, nhưng không cần thay quá nhiều. Nhiều người cho biết họ thay 50% (thậm chí hơn) lượng nước trong bể mỗi ngày để hạn chế tình trạng bể cá bị tanh. Đây sẽ là một cách hay nếu bạn là một người nuôi cá giàu kinh nghiệm cá, và biết những gì cần cho những chú cá của mình. Còn nếu không, bạn chỉ nên thay từ 10-20% lượng nước trong bể một lần/tuần. Một mẹo nhỏ mà tác giả bài viết áp dụng là đánh dấu mốc 20% lượng nước vào thành bể, tháo nước ra đến mốc đó, và đổ đầy bể bằng nước đã được khử clo. Việc thay một lượng nước lớn có thể gây sốc cho bộ lọc và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.

5. Hãy chắc chắn rằng bạn không sử dụng quá nhiều hóa chất, và bạn cũng nên nhớ rằng các chất dược phẩm có thể giết chết vi khuẩn có lợi. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc hoặc hóa chất thì bạn nên thay nước thường xuyên để làm loãng các chất độc.

6. Hãy chắc chắn rằng nguồn nước trong bể không ứ đọng, đảm bảo bộ lọc luôn luân chuyển bề mặt nước. Bạn có thể nâng mực nước trong bể lên để các dòng chảy của bộ lọc trong di chuyển trên mặt nước. Bạn có thể phải lắp thêm một thanh phun. Nếu cần thiết, bạn cũng nên bổ sung thêm một hoặc thậm chí hai máy bơm không khí cho chiếc bể của mình.

Bạn có thể cần phải thay một lượng nước nhỏ trong bể nhiều lần trong vài ngày cho đến khi mùi tanh biến mất. Hãy sử dụng bộ test để kểm tra nồng độ amoniac và nitrat. Và cũng nên nhớ kiểm tra sức khỏe những chú cá thường xuyên.

Mùi tanh là một trong những vấn đề phiền toái đối với chiếc bể cá của bạn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể loại trừ nó nếu có chế độ bảo trì bể tốt, giữ cho môi trường sống của cá luôn sạch sẽ và trong lành.