Thăm Đàn Cá Hải Tượng “Nghìn Con” Ở Tây Ninh

Cá hải tượng là một trong những loài cá nước ngọt có trọng lượng lớn nhất hành tinh. Chúng có nguồn gốc tại lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Con cá lớn nhất ghi nhận được dài đến 6m và nặng hàng trăm kg. khi trưởng thành, trọng lượng trung bình của chúng vào khoảng 100 – 200 kg, dài tầm 2m. Đây là loài cá quý hiếm đưa vào sách đỏ thế giới.

Một con cá hải tượng trong hồ nhà ông Phước

Khoảng 15 năm trở lại đây, loài cá này được du nhập vào Việt Nam phục vụ nhu cầu nuôi cá kiểng của giới chơi cá. Hiện loài cá này được bán rải rác tại TPHCM và Hà Nội. Tuy nhiên, giống cá này chưa được ghi nhận nhân giống thành công tại nước ta.

Đầu năm 2023, ông Ngô Văn Phước (sinh năm 1955) đã rất bất ngờ khi cặp cá hải tượng ông nuôi tại trang trại ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh đẻ ra cả ngàn con. Ông kể: “Hôm đó gia đình tôi đang tụ tập ở ven ao thì thấy con cá đực phun ra cả ngàn con cá nhỏ li ti từ miệng rồi lại nuốt vào. Nó làm nhiều lần như vậy thì cả nhà mới để ý biết cặp cá này đã sinh sản. Mà giống cá này rất lạ, con cái sinh nhưng con đực nuôi dưỡng. Lúc cá nhỏ thì con cá bố bảo vệ con trong vòm miệng. Khi lớn một chút thì bầy cá con cũng vẫn bám theo sau cá bố, nhiều con nằm hẳn trên lưng con cá đực để nó cõng đi”.

Ngày 9/7, khi chúng tôi đến thăm trang trại của ông Phước thì đàn cá con đã lớn, có con dài đến 30 – 40 cm, nặng khoảng 3 – 4 kg. Ông Phước cho biết: “Khi mới đẻ thì có khoảng ngàn con. Giờ chúng lớn chắc chỉ còn chừng 1, 2 trăm con gì đó. Vì ao rộng quá nên tôi cũng không đếm hết được”.

Theo ông Phước, cách đây 3 năm, ông được 1 người bạn cho đến 7 con cá hải tượng vì người bạn này nuôi trong hồ kiếng, cá không lớn mà màu da lại xấu, trắng bệch. Khi mới đem về, sợ cá hải tượng phá đàn cá có sẵn trong ao nên ông cũng khoanh vùng nuôi trong 1 hồ nhỏ. Ông nuôi cả năm nhưng chúng không lớn mà còn cắn nhau. Mãi sau này ông mở hồ ra, cho đàn cá hải tượng sống thoải mái trong khuôn viên hồ rộng đến hàng ngàn m2 thì đàn cá bắt đầu phát triển nhanh.

Đến nay, hồ cá của ông có 3 con cái hải tượng trưởng thành, gồm 2 đực và 1 con cái. Trong đó, con cá cái lớn nhanh nhất, dài đến gần 2m, 2 con đực thì nhỏ hơn 1 chút. Theo ông Phước, ước tính mỗi con cũng nặng tầm 70 – 80 kg.

Đàn cá được nuôi trong chiếc ao được tạo hình vòng cung chạy vòng quanh khu đất của gia đình ông Phước

Ông Phước cho biết, ông thấy cá đẹp nên đem về nuôi như thú kiểng chứ cũng không biết cá tên gì và cách nuôi ra sao. Do đó, khi đàn cá đẻ và nhiều người biết đến ông cũng rất bất ngờ về giá trị của đàn cá này. Tuy nhiên, ông chưa có ý định bán cá con vì ông muốn nuôi đàn cá làm kiểng.

Nói về kinh nghiệm nuôi cá hải tượng để chúng sinh sản, ông Phước chia sẻ: “Hình như cá này không thích hợp nuôi hồ kiếng. Khi nuôi trong hồ kiếng da nó xấu, vẩy xám trắng mà không lớn. Khi tôi thả nó ra môi trường ao rộng lớn có lục bình, mua cá rô con thả vào ao cho nó ăn thì lớn rất nhanh và chỉ sau 2 năm đã sinh sản lứa đầu tiên. Đặc biệt là phải thả cá rô con còn sống, thả cá chết chúng không ăn đâu. Cá con cũng dễ sống nên tỷ lệ cá con sống rất cao, lớn nhanh”.

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp cho chuyên mục xã hội, quý độc giả có thể gửi đến ban Xã hội báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email xaho[email protected] . Xin trân trọng cảm ơn!

Đổ Xô Xem Đàn Cá Hải Tượng Giá Hàng Tỷ Đồng Ở Tây Ninh

Sau khi biết tin đàn cá hải tượng ở trang trại của ông Phước sinh sản, hàng trăm lượt người hiếu kỳ đã kéo đến để tận mắt chứng kiến đàn cá có giá trị hàng tỷ đồng này. Sau khi biết tin đàn cá hải tượng ở trang trại của ông Phước sinh sản, hàng trăm lượt người hiếu kỳ đã kéo đến để tận mắt chứng kiến đàn cá có giá trị hàng tỷ đồng này.[mecloud]lW9zcX6MfJ[/mecloud]

Đàn cá hải tượng đã sinh sản tại ao nuôi trong trang trại nghỉ dưỡng của gia đình ông Ngô Văn Phước (60 tuổi, ngụ ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).

Theo tin tức trên báo Thanh Niên, những ngày qua có hàng trăm lượt người hiếu kỳ đã kéo đền nhà ông Phước để tận mắt chứng kiến đàn cá hải tượng có nguồn gốc từ Amazon này. Khi PV có mặt, nhiều em học sinh vẫn đang say sưa ngắm đàn cá hải tượng tung tăng bơi lội dưới hồ. Chốc chốc, cá hải tượng ngoi lên thẳng mặt đớp tạo nên âm thanh ầm ầm khiến nhiều em ngồi trên thành hồ nhiều phen hông khỏi giật mình, hét toáng.

Cũng theo nguồn tin này, sau khi biết tin đàn cá hải tượng sinh sản thành công tại ao nuôi nhà ông Phước, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh đã xuống khảo sát và báo cáo chi tiết vụ việc cho Tổng Cục Thủy sản.

Ông Lê Văn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, chưa thể khẳng định về mặt lợi, hại của loài cá này. Tuy nhiên do nhu cầu lượng thức ăn của loài cá này lớn, vì vậy ông khuyến cáo người dân không nên phát tán loài cá này ra môi trường tụ nhiên.

Khi được hỏi về bí quyết để đàn cá hải tượng sinh sản, ông Phước cho rằng vì chúng được sống trong môi trường tự nhiên, nước lấy từ lòng hồ Dầu Tiếng, ao rộng, lục bình phủ mát, thức ăn đầy đủ….nên chúng sinh con.

Trước đó, trao đổi trên báo Tây Ninh, ông Phước cho hay, vào đầu năm 2014, ông được một người bạn ở TP.Hồ Chí Minh tặng 7 con cá hải tượng, mỗi con nặng từ 20-25 kg. Ông Phước đem về thả xuống ao nuôi. Ban đầu ông nuôi chúng trong một ao riêng, dùng lưới B40 ngăn lại để chúng không thể bơi sang các ao khác. Gần một năm sau, đàn cá lớn lên, cái ao trở nên chật chội, thế là có một con bị chết. Các con còn lại phá hàng rào bơi ra ao khác. Thoát ra ngoài môi trường rộng, kiếm được nhiều thức ăn nên chúng lớn rất nhanh.

Vào đầu năm 2023, ông phát hiện thấy cá hải tượng mẹ dẫn thêm một đàn con bơi lượn khắp ao. Đàn cá nhỏ ước tính khoảng 1.000 con bơi sát cá mẹ. Đến thời điểm hiện tại, đàn cá hải tượng con đã lớn lên gần bằng cổ tay người lớn. Chúng đã bắt đầu tách ra thành nhiều nhóm nhỏ tự đi kiếm ăn.

Được biết, cá hải tượng là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Chúng sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Tên của cá hải tượng theo tiếng địa phương là “cá đỏ” vì ở phần đuôi cá có vảy đỏ trên nền thân xanh rêu.

Khi trưởng thành, cá này có thể dài tới 3 m, nặng 200 ký. Đây là loài cá quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới và cần được bảo vệ. Từ thập niên 90, loài cá này đã được nhập vào nước ta một cách không chính thức cho dân ghiền nuôi cá cảnh. Chúng cũng được trưng bày ở các khu vui chơi tại TP HCM. Hiện nay, cá hải tượng có bán lẻ rải rác ở TP HCM và Hà Nội.

Khi cá cái đạt 5 tuổi và chiều dài đạt 1,7 m bắt đầu sinh sản. Hiện cá hải tượng giống chưa được sản xuất ở Việt Nam. Loại cá này đẻ như cá cờ, cá sặc ở xứ ta, tức là đào vũng ở đáy bùn để đẻ trứng. Trứng sau khi ra đời được cá đực ngậm trong miệng. Cá đực cũng ngậm cá con mới nở trong khi cá cái bơi quanh. Chúng sống từng đôi khi vào mùa sinh đẻ và sẽ cùng chăm con.

H.Nguyen (Tổng hợp)

Cá Hải Tượng Sinh Sản Ở Tây Ninh

Sau 3 năm thả nuôi làm cảnh, 1 trong 3 con cá hải tượng của ông Ngô Văn Phước (60 tuổi) ở ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đã sinh sản hàng trăm cá con.

Đây là trường hợp đầu tiên cá hải tượng sinh sản tại VN.

Có thú vui nuôi cá cảnh, năm 2012 ông Phước được một người bạn ở chúng tôi tặng 7 con cá hải tượng, trọng lượng mỗi con hơn 20 kg. Sau đó, ông Phước cho lại người khác 2 con.

Hơn 1 năm sau đó, đàn cá lớn nhanh, ao nuôi trở nên chật chội nên chúng đánh nhau, hai con bị chết. Ông Phước quyết định phá lưới B40 để chúng thoát ra ao khác lớn hơn, phát triển tự nhiên.

Hơn 1 tháng trước, trong lúc kiểm tra hồ, các con ông Phước vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một bầy cá con bơi lội tung tăng quanh con cá hải tượng trống.

Lúc này, gia đình ông Phước vẫn chưa nghĩ là con của cá hải tượng đẻ ra mà chỉ nghĩ đó là bầy ròng ròng (con của cá lóc được thả làm mồi). Vài tuần sau thấy cá con lớn nhanh và có hình dạng cá hải tượng.

Ông Phước cho biết, sau khi sinh con, cá hải tượng trống sẽ chăm sóc và bảo vệ cá con chứ không phải cá mẹ. Cá con được bảo vệ trong miệng của cá trống, thỉnh thoảng cá trống lại “phun” cá con ra rồi nhanh chóng thu lại vào miệng.

“Bình thường thì đàn cá hải tượng rất hiền nhưng khi chúng nuôi con thì trở nên hung dữ. Cứ thấy bóng người xuất hiện là chúng lại vọt lên đớp bóng người, xua đuổi khách xem”.

Để bảo vệ đàn con, cá hải tượng trống sẵn sàng lao lên đớp bóng người trên bờ

Kể từ khi thông tin cá khổng lồ có thể sinh con trong môi trường ao nuôi khiến gia đình ông Phước được nhiều người biết đến.

Cá hải tượng là loài giới hạn mua bán quốc tế theo Công ước CITES. Loài cá này hiện chưa bị nguy cấp nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu không khai thác hợp lý. Việc buôn bán giữa các quốc gia cần có giấy phép do cơ quan quản lý CITES nước XK cấp.

Theo quan sát, trong 3 con cá hải tượng thì có 2 con trống, 1 con mái, trọng lượng mỗi con ước đạt từ 70 – 80 kg. 2 con trống có màu sắc sặc sỡ, con mái có màu sắc nhạt hơn. Để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho cá, mỗi tuần ông Phước phải mua vài chục kg cá lóc, rô phi thả xuống ao.

Cách đây 1 tháng, ông phải mua 1 tấn cá tạp để làm thức ăn cho cá bố mẹ và đàn cá con hiện đã bằng ngón chân cái. Ông chưa có ý định bán cá con, bởi “muốn bán cũng không biết bán thế nào. Sau này cá lớn có thể tui sẽ di chuyển sang ao khác để nuôi”.

Một giảng viên ĐH Nông Lâm chúng tôi cho biết, tại VN trước đây chưa từng ghi nhận thông tin cá hải tượng sinh sản thành công trong môi trường ao nuôi. Việc ông Phước nuôi cá hải tượng sinh sản được cho thấy cá đã thích nghi và được thuần hóa tốt ở môi trường nước ngọt.

Cá hải tượng trưởng thành được nuôi nhốt tại hồ của ông Phước

Cá hải tượng là loài có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh trong môi trường tự nhiên nước ngọt. Nếu được đầu tư phát triển nuôi thì cá có giá trị thương phẩm rất cao.

Tuy nhiên chuyên gia này cũng cảnh báo về nguy cơ phát tán ra ngoài một khi chúng đã thích nghi, sinh sản tự nhiên được, sẽ tác động xấu đến môi trường sống của các loài cá bản địa khác.

Cá hải tượng có tên khoa học là Arapaima gigas phân bố chủ yếu tại Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon. Một vài giống cá hải tượng có thể đạt đến chiều dài 6 m và cân nặng đến cả tấn. Loài cá này được mệnh danh là “thủy quái” do kích thước khủng và tính phàm ăn.

Thanh Sa

Tây Ninh Nuôi Cá Hải Tượng Sinh Sản Thành Công

Người nuôi cá hải tượng sinh sản thành công là ông Ngô Văn Phước, sinh năm 1955. Ông Phước có một trang trại nghỉ dưỡng ở ấp Lộc Vĩnh. Xung quanh trang trại của ông có nhiều ao cá liên thông với nhau. Tổng diện tích ao khoảng 300 mét vuông, nơi cạn nhất khoảng 0,8 mét, nơi sâu nhất khoảng 1,5 mét.

Các ao được đào hơn 3 năm nay, dưới ao có nhiều loại cá khác nhau được thả vào nuôi chung. Do ao ở gần kênh Đông của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng – Phước Hoà, nên thường xuyên có nước vào ra.

Thấy ông Phước có ao rộng, đầu năm 2014, một người bạn của ông ở TP Hồ Chí Minh đã tặng cho ông 7 con cá hải tượng, mỗi con nặng từ 20 – 25kg. Ông Phước đem về thả xuống ao nuôi. Ban đầu ông nuôi chúng trong một ao riêng, dùng lưới B40 ngăn lại để chúng không thể bơi sang các ao khác.

Gần một năm sau, đàn cá lớn lên, cái ao trở nên chật chội, thế là có một con bị chết. Các con còn lại phá hàng rào bơi ra ao khác. Thoát ra ngoài môi trường rộng, kiếm được nhiều thức ăn nên chúng lớn rất nhanh. Thế rồi, một ngày đẹp trời đầu năm 2023, bỗng nhiên ông Phước nhìn thấy con cá hải tượng mẹ dẫn theo một đàn con bơi lượn khắp ao.

Cứ khoảng 15 phút, cá mẹ lại ngoi lên mặt nước đớp không khí. Đàn cá nhỏ ước tính khoảng 1.000 con bơi sát theo mẹ, thỉnh thoảng chúng cũng nổi lên đớp không khí rồi lặn xuống. Đầu tháng 5.2023, khi chúng tôi đến thăm, đàn hải tượng con đã lớn lên gần bằng cổ tay người lớn.

Chúng bắt đầu tách ra thành nhiều nhóm nhỏ tự đi kiếm ăn. Chúng bơi len lỏi theo những giề lục bình, rượt đuổi các loài cá nhỏ để ăn. Chúng đến đâu là nghe tiếng táp mồi lụp bụp như cơm sôi đến đó. Cá “bố mẹ” vẫn lặng lẽ bơi theo sau đàn con như để sẵn sàng bảo vệ. Mỗi lần cá mẹ bơi qua nơi nước cạn, nước lại dợn lên cả một vùng.

Anh Võ Văn Quang, 39 tuổi – con trai của ông Phước cho biết: từ khi đàn cá hải tượng xổng ra, chúng ăn gần hết số cá trong các ao. Mấy tháng nay, bình quân, mỗi tuần gia đình anh phải mua 10 kg cá lóc thả xuống ao làm mồi cho đàn hải tượng.

“Tuần rồi, tôi mới mua thêm 500kg cá tạp với giá 45.000 đồng/kg cho chúng ăn”- anh Quang nói thêm. Từ khi cá hải tượng nhà anh Quang sinh sản, nhiều người từ TP Hồ Chí Minh đã tò mò đến xem, họ hào hứng quay phim, chụp ảnh chúng. Bản thân anh Quang và các thành viên trong gia đình đều rất thích thú vì điều này. “Mỗi buổi chiều, khi đi làm về, ra ngắm đàn cá bơi lội trong ao thấy đã con mắt lắm”, anh Quang vui vẻ kể.

Theo một số thông tin đã có trên mạng internet, hải tượng là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Chúng sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Tên của cá hải tượng theo tiếng địa phương là “cá đỏ” vì ở phần đuôi cá có vảy đỏ trên nền thân xanh rêu.

Khi trưởng thành, cá này có thể dài tới 3 mét, nặng 200 ký. Đây là loài cá quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới và cần được bảo vệ. Từ thập niên 90, loài cá này đã được nhập vào nước ta một cách không chính thức cho dân ghiền nuôi cá cảnh. Chúng cũng được trưng bày ở các khu vui chơi tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, cá hải tượng có bán lẻ rải rác ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Khi cá cái đạt 5 tuổi và chiều dài đạt 1,7 mét thì bắt đầu sinh sản. Hiện cá hải tượng giống chưa được sản xuất ở Việt Nam. Loại cá này đẻ như cá cờ, cá sặc ở xứ ta, tức là đào vũng ở đáy bùn để đẻ trứng. Trứng sau khi ra đời được cá đực ngậm trong miệng. Cá đực cũng ngậm cá con mới nở trong khi cá cái bơi quanh. Chúng sống từng đôi khi vào mùa sinh đẻ và sẽ cùng chăm con.

Related news

Cá Hải Tượng Lớn Nhất Thế Giới Sinh 1.000 Con Ở Tây Ninh

Đàn cá Hải tượng- loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, ở một trang trại nghỉ dưỡng thuộc ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh đã sinh sản được hơn 1.000 con. Đàn cá hải tượng- loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, ở một trang trại nghỉ dưỡng thuộc ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh đã sinh sản được hơn 1.000 con.

Theo tin tức trên báo Tây Ninh, người nuôi cá hải tượng sinh sản thành công là ông Ngô Văn Phước (SN 1955). Ông Phước là chủ một trang trại nghỉ dưỡng ở ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng.

Ông Phước cho hay, vào đầu năm 2014, ông được một người bạn ở TP.Hồ Chí Minh tặng 7 con cá hải tượng, mỗi con nặng từ 20-25 kg. Ông Phước đem về thả xuống ao nuôi. Ban đầu ông nuôi chúng trong một ao riêng, dùng lưới B40 ngăn lại để chúng không thể bơi sang các ao khác. Gần một năm sau, đàn cá lớn lên, cái ao trở nên chật chội, thế là có một con bị chết. Các con còn lại phá hàng rào bơi ra ao khác. Thoát ra ngoài môi trường rộng, kiếm được nhiều thức ăn nên chúng lớn rất nhanh.

[mecloud]lW9zcX6MfJ[/mecloud]

Vào đầu năm 2023, ông phát hiện thấy cá hải tượng mẹ dẫn them một đàn con bơi lượn khắp ao. Đàn cá nhỏ ước tính khoảng 1.000 con bơi sát cá mẹ. Đến thời điểm hiện tại, đàn cá hải tượng con đã lớn lên gần bằng cổ tay người lớn. Chúng đã bắt đầu tách ra thành nhiều nhóm nhỏ tự đi kiếm ăn.

Theo anh Võ Văn Quang, 39 tuổi- con trai ông Phước thì mỗi tuần, đàn cá hải tượng này ăn hết khoảng 500kg cá tạp (khoảng hơn 20 triệu đồng). Biết tin cá hải tượng sinh sản thành công, nhiều du khách hiếu kỳ đã đến xem và chụp ảnh.

Hải tượng là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Chúng sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Khi trưởng thành, cá này có thể dài tới 3 mét, nặng 200 ký. Đây là loài cá quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới và cần được bảo vệ.

Được biết, ở Tây Ninh ngoài ông Phước thì ông Đặng Văn Ninh (ngụ tại thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) cũng nối tiếng vì có nuôi tới 12 con cá hải tượng, với trọng lượng của đàn cá nặng hơn 1 tấn.

Để đảm bảo sự phát triển của đàn cá, ông Ninh đã cho xây một bể cá có diện tích gần 100 mét vuông, mỗi tháng được thay nước 2 lần để đảm bảo môi trường sống của chúng luôn sạch sẽ.

Ông Ninh cho biết, phải mua nhiều loại cá con để làm thức ăn cho đàn cá hải tượng, với số lượng tiêu thụ khoảng 12 kg một ngày. Nhiều người chơi cá ở khắp nơi đã tìm đến ông để hỏi mua đàn cá này với giá 1,5 tỉ đồng, nhưng ông từ chối không bán.

H.Nguyen (Tổng hợp)