Xem Cá Xiêm Đá / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Cáp Cá Đá, Betta, Xiêm Chọi

Cáp cá đá, betta, xiêm chọi, Sau khi cá đá được nuôi dưỡng đến tuổi thành thục (cá thành thục phải đạt từ 8 tháng tuổi trở lên) và được huấn luyện bằng những bài tập thể lực thì bạn có thể mang nó đi đá được rồi.

Cáp cá là gì

Cáp cá là quan sát và so sánh những điểm yếu và điểm mạnh của hai con cá khi trận đấu chưa diễn ra để từ đó quyết định đặt cược cho con cá nào. Việc cáp cá như thế nào là tùy thuộc vào kinh nghiêm của người chơi. Nếu bạn mang cá đi đá vì yêu thích trò chơi này mà không quan tâm đến vấn đề cá cược thì việc này không mấy quan trọng, vì thắng hay bại phụ thuộc vào kỹ năng đá của cá. Nhưng nếu bạn là dân cá cược thì việc cáp cá là hết sức quan trọng. Nếu bạn đánh giá cá một cách thận trọng và chính xác, biết được điểm yếu của cá đối phương và thế mạnh cá của mình thì khả năng thắng cược là rất lớn.

Những nguyên tắc trong việc cáp cá

Những nguyên tắc sau đây được đúc kết từ kinh nghiêm của dân chơi đá cá:

Cá lớn có lợi thế hơn cá nhỏ: cá lớn luôn có nhiều cơ hội thắng trận hơn cá nhỏ. Đây là nguyên tắc vàng của các tay chơi cá.

Nhận biết được phong độ đỉnh điểm của cá: cá đạt phong độ đỉnh điểm thì khả năng thắng trận rất cao. Cá đang ở phong độ đỉnh điểm sẽ hội đủ năm yêu tố: vảy cứng, răng sắc, cấu trúc cơ thể cân đối, dai sức và kỹ năng đá tốt.

Nắm được điểm yếu của cá đối phương: nắm được điểm yếu của cá đối phương sẽ giúp cho bạn mạnh dạng đặt cược vào cá của mình.

Thực hành cáp cá betta:

Để thực hành cáp cá, có thể qui cá đá về 3 dạng: cá có cấu trúc cơ thể cân đối, cá có cấu trúc cơ thể mảnh mai và cá có cấu trúc cơ thể dị dạng. Với mỗi dạng cá đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng.

Cá Xiêm Ăn Gì ? Đặc Điểm Sinh Học Cá Betta, Cá Xiêm Đá

Hay còn gọi Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.i là cá betta, là loại thú chơi cho cá chọi với nhau.

Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá

Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

Nhiệt độ nước (C):24 – 30

Độ cứng nước (dH):5 – 20

Tính ăn:Ăn tạp

Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

Chi tiết đặc điểm sinh học:Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …Tầng nước ở: Mọi tầng nước Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày.

Nếu không có sẵn nguồn thức ăn tươi sống hay không có đủ thời gian, bạn có thể lấy thức ăn khô (như trùng đất khô) hoặc thức ăn dạng viên dành cho loại cá xiêm được đóng hộp sẵn và bán với giá tiền tiền đối bình thường. Các nguồn thức ăn khô này có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá betta, tuy nhiên đó không phải món “yêu thích” của chúng.

Thức ăn đông lạnh

Đây là loại thức ăn lâu dài dành cho những bạn không đủ kiên nhẫn lẫn thời gian để hằng ngày ra cửa hàng cá cảnh để mua “mồi sống” cho cá betta, thì thức ăn cho cá betta nên trữ sẵn trong ngăn đá tủ lạnh chính là thức ăn được lựa chọn tối ưu nhất. Nguồn thức ăn này làm từ động vật giáp xác, sâu… được nghiền nhỏ rồi đông lạnh nên có thể dùng được ở khá nhiều thời gian. Lưu ý trước khi cho cá betta ăn, chủ nuôi phải rã đông ở nhiệt độ phòng , giã nhỏ rồi mới bắt đầu cho cá ăn để tránh tình trạng cá không thể ăn được vì kích thước thức ăn khá lớn và còn đông lạnh.

Sự chọn lựa ưu tiên nhất cho cá của mình là thức ăn tươi sống. Lăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi, còn có tên thường gọi là “sâu máu” là thức ăn cho cá betta được nhiều người nuôi ưu tiên. Bạn sẽ rất bất ngờ khi chú cá betta của mình đớp liên tục đến khi bụng của cá căng tròn lên. Đây là loại thức ăn giàu protein, cá betta rất thích nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cá nếu bạn không phân chia liều liệu lượng cụ thể.

Ấu trùng tôm cũng là một loại thức ăn cho cá betta khá “sốt” hiện nay. Có giá thành cao, giàu dinh dưỡng và ít bị lây khuẩn, bạn có thể thưởng cho chú cá betta của mình 1 tuần/lần để cân bằng dinh dưỡng, đổi vị cho cá ăn ngon hơn.

Trùn chỉ là thức ăn cho cá betta khá phổ biến. Cung cấp nhiều protein, cá không chỉ lên màu đẹp mà còn rất “háo chiến”. Bạn nên xen kẽ vào bữa ăn trong tuần của cá, thay vì chỉ cho ăn độc nhất 1 loại trùn chỉ. Lưu ý Vì nguồn thức ăn này khá bẩn, dễ bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần rửa sạch, không dùng loại đã để quá 1 tuần cho cá ăn. Cá betta ăn phải trùn chỉ bẩn có thể bị xù vảy, nghẹt thở, gây khó khăn cho sinh sản.

Nguồn : https://www.global-news.info/

Đánh Giá Cá Đá, Cá Xiêm, Betta Chọi

Mục đích của việc đánh giá cá xiêm chọi, cá đá là kiểm tra các tiêu chuẩn cần có của một con cá đá để chọn ra con cá tốt nhất đem về huấn luyện và cho thi đấu. Có hai tiêu chí đánh giá: đánh giá sinh lý của cá, và đánh giá tâm lý của cá.

Trước tiên, cần phải kiểm tra về mức độ trưởng thành của cá, và đảm bảo cá không bị khuyết tật. Sau đó kiểm tra các bộ phận trên cơ thể cá như: miệng, mang và nắp mang, mắt, kỳ, vảy, thịt và cấu trúc cơ thể.

1. Miệng của cá betta:

Miệng được xem là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá, bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó mà thắng trận. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương. Hơn nữa, do miệng ăn thõng với mũi nên nếu miệng bị thương nặng thì thường làm cho cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà ta thường thấy cá giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ.

2. Mang và nắp mang cá đá

Mang và nắp mang có nhiệm vụ cung cấp không khí cho cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Đó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề thì khi đá, cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy.

Nắp mang được xem là bình thường phải nằm gọn gàng đúng vị trí, bề mặt nắp mang phải trơn láng, nó có thể đóng mở dễ dàng và không bị vướng víu. Các nếp mang phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang, nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, khi cá thở, nắp mang đóng mở một cách nhẹ nhàng. Nếu nắp mang đóng mở một cách gấp gáp thì chứng tỏ cá có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem cá có tình trạng này đi đá.

3. Mắt của cá chọi:

Mắt là bộ phận khá quan trọng, nó giúp cá quan sát được dối thủ. Nếu mắt bị thương thì cá sẽ đá chậm lại, có nhiều trường hợp cá bỏ cuộc bơi ra chỗ khác.

Cá có mắt bình thường thì phải không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển một vật sậm màu lại gần lọ cá, chẳng hạn như đầu bút chì, nếu cá có mắt khỏe mạnh thì nó sẽ tiến lại gần dầu bút chì và bắt đầu phùng mang.

4. Kỳ của betta, cá xiêm:

Kỳ được xem như là chân của cá, nó giúp cá di chuyển và thay đổi các tư thế bơi. Một con cá đá hoàn chỉnh phải có bộ kỳ dài và khép sát vào thân. Nếu kỳ quá ngắn, cá sẽ di chuyển không nhanh bằng dối thủ.

5. Vảy của betta chọi, cá xiêm đá:

Vảy là áo giáp của cá, nó được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Loại vảy lớn rất khó bị tróc, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hdn, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề ít bị ảnh hưởng.

Vảy của cá được gọi là hoàn hảo thì phải được xếp sát vào nhau một cách dểu đặn, màu vảy càng đậm càng tốt.

6. Thịt của betta chọi:

Thịt là góc của vảy, nó giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương, và khi bị thương thì vết thương không lan ra quá rộng. Các yếu tố như di truyển, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện có ảnh hưởng rất lớn đến thịt của cá. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể. Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá bậc nhất đểu xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Bạn không thể dánh giá được thịt của một con cá có rắn chắc hay không nếu không cho nó dá với một con cá có cùng đẳng cấp. Một con cá có thịt tốt phải có các yếu tò sau: khi bị đối thủ cẳn bị thương thì vết thương không lan rộng, và phải có khả năng phục hồi nhanh sau trận đấu.

7. Cấu trúc cơ thể cá xiêm đá:

Một con cá đá hoàn hảo phải có cấu trúc cơ thể cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng, đặc biệt là chiều dài của thân cá. Thân cá quá dài hay quá ngắn sẽ làm cho nó bơi chậm và khó xoay trở khi bị dôi thủ áp sát.

8. Tâm lý cá trước khi đá

Tâm lýlà yếu tố hết sức quan trọng của cá dá. Trong trường đấu, có nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của cá như tiếng động bất ngờ hay sự quan sát và đi lại của mọi người. Nếu tâm lý của cá không ổn định, nó sẽ mất đi bản năng chiến đấu và nghiêm trọng hơn là mất đi lớp nhớt bảo vệ cơ thể, vì thế mà nó có thể bỏ chạy và thua cuộc bất cứ lúc nào.

Dấu hiệu của cá có tâm lý không ổn định:

+ Cá sợ hải và bơi một cách hốt hoảng hay nhảy lổng lộn lên khi có người bước lại gần lọ cá.

+ Khi cho cá mái và cá trống vào chậu, cá không rượt duổi nhau mà lại nép mình vào đáy chậu hay trốn vào bụi rong.

+ Cá bơi một cách hốt hoảng khi đưa cây bút chì lại gần lọ cá.

+ Cách phòng chống chứng không ổn định tâm lý của cá

+ Bố trí phòng nuôi cá sao cho có thể ngăn cản những động vật quậy phá như mèo, chuột.

+ Khi đem cá đang dưỡng bỏ vào chậu để huấn luyện, phải vớt cá một cách nhẹ nhàng tránh làm cho cá hoảng sợ.

+ Nên bật radio để nghe nhạc trong phòng nuôi cá, vì âm thanh phát ra từ radio sẽ làm cho cá quen với tiếng người, nhờ đó chúng sẽ không bị căng thẳng khi mang đến trường dấu có dông đúc người với âm thanh náo loạn.

+ Khi vào phòng nuôi cá nên bước nhẹ nhàng, không nên chạy ào vào làm cho cá hoảng sợ.

Thú Vui Cá Xiêm Đá Và Cảnh :D

Trước tiên cá xiêm còn có tên là Betta có 2 nhóm chính:

[size=5]Giới thiệu[/size]Phong trào chơi cá betta phát triển mạnh vài năm gần đây kéo theo vô số người yêu thích và nuôi dưỡng loài cá xinh đẹp này. Vấn đề ở chỗ “cá betta” là một thế giới vô cùng đa dạng khiến người mới tham gia khó phân biệt hay hiểu rõ sự quan hệ giữa các dòng và loài cá betta khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về đặc điểm của từng dòng hay loài nhằm giúp các bạn có khái niệm cơ bản về chúng.

Ở đây, từ “cá betta” được hiểu theo hai nghĩa:

– Cá betta tức Betta splendens thuần dưỡng và những dòng cá phát xuất từ đó bao gồm cá đá Xiêm, cá đuôi dài, cá halmoon, đuôi kép, đuôi tưa…

– Cá betta tức chi cá Betta bao gồm Betta splendens hoang dã và gần 70 loài cá họ hàng khác.

[size=5]Betta thuần dưỡng[/size]Cá betta hoang dã được người Thái thuần dưỡng với mục đích chiến đấu cách đây hàng trăm năm với kết quả là màu sắc, hình dạng và kỹ năng chiến đấu khác xa so với cá hoang dã. Loại cá đá thuần dưỡng hay cá Xiêm đã du nhập vào nước ta từ cả trăm năm nay, nếu các bạn đọc bài “Thú chơi cá thia thia” của cụ Vương Hồng Sển thì sẽ thấy cá Xiêm đã xuất hiện ở nước ta từ hồi đầu thế kỷ hai mươi. Ngày nay, cá đá đã lan rộng và trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và cả Âu-Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Có ba loại cá đá:

Cá đá tuyển (selective Siamese fighting fish): là những con cá đá bậc nhất, đã được lai tạo, tuyển chọn và huấn luyện gắt gao để tham gia vào trường đá cá. Người chơi cá ở ta thường gọi là “cá độ”.

Cá đá thường (Siamese fighting fish): là những con cá đá bình thường và phổ biến; chúng có thể là cá đá tuyển không đủ chất lượng tham gia vào trường đấu và bị loại, hay cá được lai tạo không kiểm soát chất lượng với mục đích thương mại…

[size=1]Cá Xiêm bình thường (ảnh PvHau) và cá đá tuyển (nguồn chúng tôi có bề ngoài tương tự như nhau.[/size]

Cá đá lai (hybrid): là cá lai giữa cá đá thuần dưỡng với cá hoang dã. Ở một số vùng, hoạt động đá cá hoang dã phổ biến hơn đá cá Xiêm vì cá hoang dã phân định thắng thua rất nhanh và mau “thành độ”. Một số người “chơi ăn gian” bằng cách lai cá hoang dã với cá Xiêm sao cho cá con có bề ngoài trông giống hệt với cá hoang dã (“lai biệt dạng”). Cá lai thừa hưởng độ bền của cá Xiêm nên nếu đem đi đá với cá hoang dã thuần thì sẽ có nhiều khả năng thắng độ hơn.

Trong ba loại kể trên thì cá đá thường hay cá Xiêm là loại phổ biến và rẻ tiền nhất, bạn có thể tìm mua cá Xiêm ở hầu hết các tiệm bán cá cảnh địa phương. Vào mùa hè, trẻ em thường mua cá Xiêm về đá với nhau hoặc để ngắm cho vui. Cá đá tuyển hiếm hơn, nếu muốn mua thì bạn phải tìm đến những lò cá độ và tất nhiên giá cả cũng cao hơn cá đá thường rất nhiều. Ngày nay, cá đá tuyển ở ta được lai với cá đá tuyển ở các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia và Indonesia để cải thiện và đa dạng hóa kỹ năng chiến đấu. Dạng cá lai rất hiếm, tôi từng nghĩ ngày nay không còn ai đá cá lai nữa nhưng hồi đầu năm về Hậu Giang đi bắt cá lia thia có nghe người bạn ở đó thắc mắc không hiểu tại sao cá lia thia mua ở tiệm bán cá trong chợ đá dữ không thua cá Xiêm. Tôi cho rằng đó chẳng qua là “cá lai biệt dạng” mà thôi dù không có cách gì kiểm chứng.

[size=1](Trái) Cá lai giữa Betta smaragdina và cá Xiêm (nguồn http://plakatthai.com). Hình dạng và màu sắc của chúng tương tự như cá hoang dã, chỉ hơi xanh hơn một chút. Tác giả Precha cho rằng cá lai qua 5 đời trông không khác gì cá hoang dã. (Phải) Một con cá lai đời F1 giữa cá mang xanh Betta imbellis với cá Xiêm (chụp ở Sóc Trăng 9-2007). Hình dạng bề ngoài khá giống với cá Xiêm với đầu và mỏ rất to.[/size]

Cá đuôi voan (veiltail): vào năm 1960, nhà lai tạo người Mỹ Warren Young thành công trong việc tạo ra những con cá betta có vây cực dài. Young gọi cá betta của ông là “Libby” theo tên của vợ ông. Những con cá này được bán cho người yêu thích cá cảnh ở khắp nơi trên thế giới và cho cả các trang trại cá cảnh ở châu Á. Bước phát triển này dẫn đến việc hình thành dạng cá đuôi voan rất phổ biến sau đó.

Ngoài ra, trong quá khứ từng có một số dòng cá cũng xuất phát từ cá đuôi dài như cá đuôi quạt (roundtail) và cá đuôi át bích (spadetail) nhưng ngày nay cùng với cá đuôi dài và đuôi voan, chúng hầu như biến mất khỏi thị trường vì cạnh tranh không lại với những dòng betta cảnh hiện đại khác.

Cá đuôi kép (doubletail): cũng xuất phát từ bầy cá của Warren Young vào những năm 1960 (có người cho rằng cá đuôi kép xuất hiện trong bầy cá nhập từ Đông Nam Á). Cá đuôi kép có hai thùy đuôi và vây lưng to tương đương với vây hậu môn. Cá đuôi kép đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vây lưng cho các dòng betta cảnh hiện đại.

[size=1]Cá đuôi voan (nguồn chúng tôi và cá đuôi kép với vây lưng cực to (nguồn www.bettysplendens.com).[/size]

Cá đuôi delta: vào cùng thời điểm, nhà lai tạo người Đức, tiến sĩ Eduard Schmidt-Focke lai tạo ra con cá delta đầu tiên tức cá betta với dạng đuôi đối xứng hình tam giác. Điều thú vị đó là dạng đuôi delta vốn được dùng để gọi những con cá bảy màu có đuôi hình tam giác. Cá đuôi delta đánh dấu bước tiến bộ hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của betta cảnh hiện đại, chúng có cạnh đuôi thẳng thay vì uốn cong theo hình dạng của đuôi. Ngày nay đuôi delta được định nghĩa là đuôi có góc xòe < 160 độ.

[size=1]Cá halfmoon và đuôi hoa (nguồn www.bettas4all.nl).[/size]

Cá đuôi tưa (crowntail): dạng đuôi này ra đời vào năm 1997. Một nhà lai tạo người Indonesia tên là Ahmad Yusuf đã trình làng cá đuôi tưa với những tia vây kéo dài và nhô ra khỏi màng vây (nói một cách chính xác là màng vây bị triệt thoái). Tùy theo mức độ triệt thoái của màng vây và hình dạng của tia vây mà người ta chia cá đuôi tưa thành nhiều loại khác nhau như tia đơn, tia đôi, tia hai đôi, tia chéo…

[size=1]Một con cá đuôi tưa Mustard Gas tia hai đôi tuyệt đẹp (nguồn www.bettas4all.nl).[/size]

Các nhà lai tạo thường lai dòng cá của mình với dòng cá khác để cải thiện một đặc điểm nhất định, chẳng hạn cho lai với cá đuôi kép để cải thiện vây lưng hay lai với cá halfmoon để có cạnh đuôi sắc và góc đuôi xòe rộng 180 độ. Ngày nay, các dòng cá trên thực tế là sự pha trộn của nhiều dòng cá nguyên thủy khác nhau. Và sẽ không có gì ngạc nhiên khi trong bầy cá halfmoon xuất hiện cá đuôi delta, superdelta, OHM, đuôi hoa, đuôi kép và thậm chí cả đuôi tưa!

Như mô tả ở trên, tất cả những tiến bộ quan trọng trong việc phát triển dòng cá đuôi dài ở thế kỷ trước đều diễn ra bên ngoài Thái Lan, tuy nhiên rất nhiều nhà lai tạo và kinh doanh cá betta cảnh nổi tiếng hiện nay lại là người Thái. Chúng ta nên hiểu rằng các nhà lai tạo Thái đã nhập khẩu những con betta cảnh tốt nhất từ nước ngoài về, phát triển và sản xuất hàng loạt với chất lượng cao. Ngoài ưu thế về môi trường ưu đãi, khả năng tổ chức và nắm bắt thị trường của họ rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi!

Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi

Người ta thường tuyển chọn cá bố mẹ có đuôi ngắn đem về lai tạo ra những con cá đá. Có hai dạng cá bố mẹ, cá bố mẹ tuyển và cá bố mẹ thường.

Cá đá tốt phần lớn do di truyền từ cá xiêm bố mẹ. Để tạo ra cá đá tuyển, người ta tuyển chọn những con cá thắng trận ở trường đấu rồi đem về lai tạo. Việc chọn lựa cá bố mẹ như thế nào phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy luận của nhà lai tạo. Tuy nhiên, cá bố nhất định phải là con cá thắng cuộc ở trường đấu. Còn cá mẹ thường được tuyển chọn từ dòng cá cỏ sức bền và có nhiều cá đực thắng trận.

Cá betta bố mẹ tuyển phải có những đặc điểm sau đây:

Cá xiêm đá, cá betta chọi cần có cơ thể cân đối: cấu trúc cơ thể cân đối là sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận trên cơ thể cá. Cá có cấu trúc cân đói sẽ có lợi thế khi cáp cá và đá độ.

Vảy cứng: vảy được coi như là tấm áo giáp của cá đá. vảy càng cứng thì mức độ bị thương của cá càng ít.

Răng sắc: răng là bộ phận rất quan trọng của cá đá, nó được xem là vũ khí để tấn công đối thủ. Răng của cá càng sắc thì khả năng làm bị thương đối thủ càng nhiều. Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Cá có răng dài thưòng là cá non. Biểu hiện của loại này là cắn đối thủ ngay từ lúc bắt đầu trận đấu, nhưng thường bỏ cuộc sau 2 giờ đấu. Cá có răng ngắn thường là cá đã trưởng thành. Biểu hiện của loại này là thưòng chỉ cắn đối thủ sau khi đá vài giờ. Cá trưởng thành thì có răng sắc hơn cá non.

Cá đá có cách đá tốt: biết tấn công tập trung vào các vị trí như đuôi, miệng, nắp mang, bụng, mắt. Biết đá đòn tạt ngang, đòn hồi mã và đòn liên hoàn. Ngoài ra còn phải biết phòng vệ tốt.

Chọn lựa cá bố mẹ thường rất đơn giản, chỉ cần lấy bất kỳ con cá đá nào ở trường đấu, hay dùng cá có sẵn để lai tạo ra cá đá con. Đàn cá con có thể nuôi chung trong một bể lớn. Bể có kích thước khoảng 2m 2 có thể nuôi 200 con.

Không phải cứ bố mẹ tốt là tất cả cá con đều tốt, nhưng cá bố mẹ tốt là điểu kiện cần dể có cá con tốt. Phong độ của lứa cá còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Có lứa dạt phong độ tốt nhất khi mới được 5 tháng tuổi, có lứa thì 7 – 8 tháng tuổi, thậm chí có lứa hơn 12 tháng tuổi mới trưởng thành. Người lai tạo phải xác định được thời điểm mà cá đạt phong độ cao nhất bằng cách cho lứa này đá thử vói lứa khác nhằm chọn ra những con tốt nhất. Có người lại cho các con cá trong một bầy đá nhau. Việc này được gọi là kiểm tra nội bộ nhằm chọn ra những con cá tốt nhất trong bẩy.

Cá đá dai sức: dai sức là yếu tố đóng vai trò quyết định thắng trận của cá đá. Cá có sức dẽo dai có thể đá với đối thủ giỏi cho đến khi kiệt sức mà không hề bỏ chạy dù bị thương rất nặng.

Kỹ năng đá tốt: Cá có kỹ năng đá tốt là cá có sự khôn khéo để chiến thẳng đối thủ. Những con cá có khả năng học hỏi và thích nghi với lối đá của đối thủ là những con cá thuộc hạng siêu đẳng. Cá có kỹ năng đá tốt có thể tìm ra nhược điểm của đối phương, và nó sẽ tập trung đá vào điểm yếu này cho đến khi đối thủ không thể chịu nổi.

Như vậy, kết hợp các yếu tố trên, người nuôi có thể chọn ra được những con cá tốt nhất để đem huấn luyện và thi đấu.