Xem Cá Cảnh Nước Ngọt / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

12 Loài Cá Cảnh Nước Ngọt Độc

1. Cá bảy màu

Cá bảy màu là loại cá cảnh phổ biến và được đa số mọi người yêu thích bởi chúng rất dễ nuôi. Chúng cũng luôn sinh sống hòa bình với các loài cá khác và dễ dàng sinh sản. Sự khác biệt giữa con đực và cái ở loài cá này khá rõ ràng. Con đực sẽ có màu sáng hơn với vây hậu môn khá dài. Mặt khác, con cái có kích thước lớn và vây hậu môn ngắn hơn. Cá bảy màu con có thể tự bơi ngay sau khi sinh. Thông thường, một con cá bảy màu “hạ sinh” khoảng 60 đứa con 1 lần.

Bạn cần lưu ý giữ cá con trong một bể riêng nếu không muốn chúng bị ăn bởi những con cá khác. Để chăn nuôi loài cá này, bạn đơn giản chỉ cần giữ con đực và con cái trong một bể là xong.

2. Cá mún

Cá mún có thể được nuôi chung một bể với cá đuôi kiếm. Tuy rằng vẻ ngoài của chúng khác nhau, cách chăm sóc của chúng lại giống nhau và rất phù hợp cho những người mới bắt đầu nuôi cá.

Giống cá này không cần quá nhiều sự chăm sóc. Bạn thậm chí có thể thấy cá con tự bơi và ăn một vài giờ sau khi sinh. Giống như cá bảy màu, bạn chỉ cần nuôi con đực và con cái chung một bể nếu muốn chăn nuôi loài cá này. Với màu sắc tươi sáng và bản chất năng động, cá mún luôn nổi bật trong bể cá của bạn. Chúng dường như luôn đói và luôn tìm kiếm thứ gì đó để ăn.

3. Cá ngựa vằn

Bạn sẽ thấy loài cá nhỏ bé này rất phổ biến trong cộng đồng người chơi cá cảnh. Chúng dễ chăm sóc và bạn không cần tốn quá nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Tuy nhiên, cá ngựa vằn thường cắn đứt vây của những con cá khác cùng bể. Chính vì vậy, bạn cần phải cẩn trọng khi lựa chọn những loài cá sống chung.

4. Cá mây chiều

Loài cá này có kích cỡ nhỏ và khá dễ nuôi. Chúng có màu sắc rực rỡ nên sẽ rất nổi bật trong bể cá. Chúng cũng rất dễ sinh sản và không hề hung dữ chút nào. Cá mây chiều (mây trắng) không tấn công cá con như những loài cá khác. Chúng sống được trong môi trường nước lạnh nên bạn cũng không cần giữ ấm bể cá. Đây là loài cá sống theo đàn, vì vậy bạn nên mua ít nhất 6 con để chúng có thể bơi lội cùng nhau.

5. Cá chuột

Nhiều người sẽ thích loài cá này vì vẻ ngoài kỳ dị và tính cách hoạt bát của chúng. Có nhiều loại cá chuột, nhưng phổ biến nhất là cá chuột báo xanh. Cho dù hình thức có thế nào thì loài cá này đều có hành vi giống nhau: chúng chủ yếu bơi ở dưới đáy bể để kiếm thức ăn thừa. Hành động này của cá chuột cũng vô tình giúp bạn dọn sạch bể.

6. Cá tam giác

Cá tam giác chắc chắn là một trong những loài cá đẹp nhất mà bạn có thể nuôi trong bể. Đây là một loài cá sinh sống hòa bình theo đàn. Bạn nên nuôi một đàn cá tam giác thay vì nuôi lẻ tẻ để có được bể cá đẹp nhất. Đối với việc cho ăn, bạn chỉ cần chú ý không cho chúng ăn hạt thức ăn với kích cỡ quá lớn, vậy là xong.

7. Cá chạch rắn

Bạn có thể sẽ thấy loài cá này khá bất thường bởi nó giống như một con rắn nhỏ. Tuy nhiên, chúng không hề nguy hiểm và hầu hết sẽ dành cả ngày để trốn. Điều này có nghĩa là bạn nên có một ít chất nền trong bể nếu như muốn nuôi loài cá này. Chúng sẽ đào và trốn trong chất nền. Bởi vì cá chạch rắn dành cả ngày để đào, chúng sẽ giúp bạn làm sạch bể. Hãy đảm bảo rằng bạn có một vài thức ăn chìm để dễ dàng tiếp cận chúng.

8. Cá sặc lửa

Loài cá này thường sống ở những vùng nước thiếu oxy, vì vậy chúng hình thành tập tính ngoi lên mặt nước để lấy thêm không khí. Đây là điểm thú vị nhất của cá sặc lửa. Nhìn chung, cá sặc lửa rất hòa bình và có thể sống chung với các loài cá khác. Con đực có màu sáng và vây bụng biến đổi. Bạn có thể cho cá sặc lửa ăn dễ dàng khi chúng ngoi lên mặt nước.

9. Cá anh đào

Nhiều người yêu thích cá anh đào vì chúng bé nhỏ và bình yên. Chúng sống theo đàn, vì vậy bạn sẽ cần ít nhất 6 con trong bể để tạo được hiệu ứng. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra không phải lúc nào cá anh đào cũng ở trong đàn mà chúng chỉ làm vậy mỗi khi cảm thấy sợ hãi.

10. Cá tỳ bà mũi lông

Loài cá này có thể dài đến 15cm, điều đó có nghĩa là bạn cần một chiếc bể lớn nếu muốn nuôi chúng. Vẻ ngoài kỳ dị là thứ khiến nhiều người quan tâm đến cá tỳ bà mũi lông. Chúng chịu được nhiều điều kiện khác nhau nên có thể sống ở bất cứ đâu. Đây cũng là một trong những loài cá dọn bể bởi thức ăn của chúng là các vi sinh vật và tảo.

11. Cá vàng

Đây chắc hẳn là loài cá quen thuộc nhất với tất cả mọi người. Cá vàng có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Khi nuôi loài cá này, bạn chỉ cần nhớ thay mới 10% nước bể mỗi tuần. Còn lại chúng rất dễ nuôi và sinh sống hòa bình với các loài cá khác.

12. Cá hồng mi Ấn Độ

Cá hồng mi Ấn Độ là loài cá bơi rất nhanh, sống theo bầy đàn và có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác. Đúng như tên gọi, loài cá này có xuất xứ từ miền Nam Ấn Độ. Chúng hoạt động tích cực vào bình minh và hoàng hôn. Ngoài thức ăn thông thường, cá hồng mi Ấn Độ còn thích ăn rêu tảo có hại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tuân thủ các quy tắc thả cá khi bắt đầu thả loài cá này vào bể bởi chúng rất dễ bị sốc.

Danh Mục Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt

Các loại cá cảnh luôn mang trong mình một vẻ đẹp khác lạ làm cho người yêu cá cảnh luôn phải mê mẩn trước vẻ đẹp đó

Cá phát tài là loạicó kích thước to lớn, là loài cá hung dữ thường được nuôi chung với cá rồng

2. Cá Ngân long

Lầ một loại cá rồng vì thế cá Ngân Long cũng mang cho nó một sự thư thái của loài cá rồng cao sang quyền quý loại cá rồng

3. Cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn là loại cá ăn thịt với thân hình kỳ lai được nhiều người chọn nuôi để làm cảnh trong bể cá của mình có những con có kích thước đến 5 – 6 kg

4. Cá Phi phụng

Thợ dọn vệ sinh cần mẫn cho bể cá rồng là loài cá không thể thiếu trong bể cá rồng nhà bạn

Tiêu chí & Phương pháp lựa chọn CÁ RỒNG NON

Nội dung chính Phần 1 – Màu sắcMiệng và râuNắp mangMắtVảyVâyPhần 2 – Hình dạng, dáng bơi và các khiếm khuyết khácHình dạngĐầuRâuMiệngMắtThânVâyDáng bơiNhững yếu tố khácNhững khiếm khuyết thông thườngSức khoẻ Lựa được cá rồng như ý là vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể trở thành chiến hữu lâu dài của bạn. Thu hoạch…

Giới thiệu về đặc điểm của cá phượng hoàng

Nội dung chính 1. Giới thiệu thông tin chung về cá Phượng hoàng.2. Đặc điểm sinh học của cá Phượng Hoàng3. Kỹ thuật nuôi cá Phượng Hoàng4. Các dòng cá Phượng Hoàng tại Việt Nam5. Giá các loại cá Phượng Hoàng Cá Phượng hoàng là loại cá cảnh đẹp mà bất kỳ ai trông thấy nó cũng bị quyến rũ…

Cá Bình Tích kỹ thuật nuôi và chăm sóc

Nội dung chính Cá Bình Tích là loài cá cảnh đẹp lạ và hấp dẫn với thân hình bầu bĩnh đáng yêu1. Giới thiệu chung về cá bình tích2. Các loại cá bình tích3. Các nuôi và kỹ thuật chăm sóc4. Hình thức sinh sản và cách phân biệt cá bình tích đực cái Cá Bình Tích là loài cá cảnh…

Cá la hán Kim Cương – Cơn sốt mới cho thị trường cá cảnh

Nội dung chính 1.Nguồn gốc xuất xứ và giá trị của các La Hán Kim Cương2.Đặc điểm của cá La Hán Kim Cương3. Kĩ thuật nuôi cá la hán Kim cương Chế biến thức ăn cho cá la hán Kim Cương4.Những điểm lưu ý khi nuôi cá La hán Kim Cương Thời gian gần đây, trên thị trường cá cảnh…

Cá RỒNG – Nguồn gốc xuất xứ , Đặc điểm và Phân loại

Nội dung chính Cá Rồng – Nguồn gốc và đặc điểmPhân loại cá RồngCá rồng châu ÁHuyết long (Scleropages legendrei) Kim long quá bối (crossback golden)Kim long hồng vĩ (Scleropages aureus,HighBack Golden) Thanh long (Scleropages formosus) Cá rồng châu Úc Kim Long Úc (Scleropages jardinii) Cá rồng có vảy to, thân dẹp và dài, đầu có hình con dao bầu với một…

Xử Lý Bệnh Cho Cá Cảnh Nước Ngọt

đòi hỏi bạn cần có những kiến thức nhất định để chữa bệnh cho cá cũng như tránh lây sang cả đàn. Cùng tìm hiểu cách xử lý bệnh cho cá cảnh nước ngọt ngay sau đây.

Các hình thức xử lý bệnh cho cá cảnh nước ngọt

Xử lý cá bệnh

Khi phát hiện cá bệnh lập tức vớt ra riêng, cách ly, để tránh lây nhiễm với những con còn khỏe và sớm xác định bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, đề phòng bệnh truyền nhiễm. Khi cá khỏe trở lại không nên thả ngay vào đàn cũ mà phải nuôi riêng và quan sát trong một khoảng thời gian 2 – 3 ngày, vì sau khi chữa khỏi một số cá vẫn còn mang mầm bệnh trong mình.

Các biện pháp điều trị bệnh cho cá

– Tắm cá trong dung dịch thuốc là phương pháp chữa bệnh thường dùng nhất là biện pháp xử lý bệnh cho cá cảnh được áp dụng phổ biến nhất.

– Trộn thuốc với thức ăn: khi cá bệnh nhưng vẫn còn khả năng bắt mồi, ta có thể trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn cả thuốc lẫn mồi.

– Chích thuốc: một số loại cá quý có kích thước lớn có thể nhẹ nhàng bắt lên và tiêm thuốc cho cá vào xoang bụng.

– Thay đổi nước: làm cho nước sạch, thay đổi nhiệt độ hay độ pH của nước để tiêu diệt ký sinh. Ví dụ như đối với bệnh đốm trắng, ta có thể tăng nhiệt độ và muối tới mức giới hạn để chữa cho cá và thay ra một lượng nước nhất định. Chú ý không để biến động pH và nhiệt độ quá nhiều.

Xử lý cá bệnh

Khi phát hiện cá cảnh nước ngọt bệnh lập tức vớt ra riêng, cách ly, để tránh lây nhiễm với những con còn khỏe và sớm xác định bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, đề phòng bệnh truyền nhiễm. Khi cá khỏe trở lại không nên thả ngay vào đàn cũ mà phải nuôi riêng và quan sát trong một khoảng thời gian 2 – 3 ngày, vì sau khi chữa khỏi một số cá vẫn còn mang mầm bệnh trong mình.

Các biện pháp điều trị bệnh cho cá

– Tắm cá trong dung dịch thuốc là phương pháp chữa bệnh thường dùng nhất.

– Trộn thuốc với thức ăn: khi cá cảnh nước ngọt bệnh nhưng vẫn còn khả năng bắt mồi, ta có thể trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn cả thuốc lẫn mồi.

– Chích thuốc: một số loại cá quý có kích thước lớn có thể nhẹ nhàng bắt lên và tiêm thuốc cho cá vào xoang bụng.

– Thay đổi nước: làm cho nước sạch, thay đổi nhiệt độ hay độ pH của nước để tiêu diệt ký sinh. Ví dụ như đối với bệnh đốm trắng, ta có thể tăng nhiệt độ và muối tới mức giới hạn để chữa cho cá và thay ra một lượng nước nhất định. Chú ý không để biến động pH và nhiệt độ quá nhiều.

Xử lý bệnh cho cá cảnh nước ngọt là việc bạn cần làm để đảm bảo sức khỏe cho đàn cá nhà bạn khi chúng có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Tự Tay Thiết Kế Bể Cá Cảnh Nước Ngọt

Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm thiết kế trong vấn đề này, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ những người thành thạo hoặc những người đã gắn bó lâu năm với thú chơi cá cảnh – bể cảnh.

Đầu tiên là vị trí đặt bể: Bể cá cảnh đặt ở vị trí thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả thẩm mĩ, giao tiếp và thư giãn, thuận tiện trong chăm sóc, quản lí. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh.

Cần súc rửa bể mới mua trước khi thả cá nuôi. Tuy nhiên bạn đừng bao giờ dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Thay vào đó bạn có thể dùng nước muối ấm để rửa. Sau khi chùi rửa xong, nên dán một tấm giấy nền phía sau bể cá để tạo phông cho một bức tranh sắp được vẽ vào. Một tấm giấy nền tốt giúp tạo nên một nền tảng cơ sở để sáng tạo trong thiết kế bể.

Tiếp theo là bạn tạo nền đáy cho bể: sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá của bạn. Bạn cũng có thể dùng cát để làm nền nhưng sỏi vẫn tốt hơn vì các hạt cát nhỏ thường nằm sát nhau và bịt kín dòng nước đi qua máy lọc. Với vật liệu làm nền nào cũng vậy, cần rửa sạch trước khi cho chúng vào trong bể. Nên cho sỏi vào vào nước sôi diệt những vi khuẩn có hại, kí sinh trùng và tảo. Bạn có thể sử dụng sỏi ở bể cá đang nuôi khác vì chúng đã có những tập đoàn vi khuẩn hidrat hóa có lợi. Một nền sỏi tốt sẽ giúp các cây thủy sinh trong bể dễ bám chặt vào và cấu trúc đá trang trí cũng trở nên vững chắc. Nền sỏi lí tưởng dày từ 2.5 đến 7.5cm tùy vào việc bạn sử dụng bộ lọc ngầm dưới nền sỏi hay không. Nền sỏi phía sau nên cao gấp 2 lần ở phía trước để mọi thứ trong bể cá của bạn đều hướng gần đến mặt trước của bể. trước khi cho đá và lũa trang trí vào, bạn cần tiên lượng đặt vị trí đặt các viên đá sao cho chắc chắn để không bị đổ ngã làm tổn thương những sinh vật sống trong bể. những viên đá nặng nên đặt ở đáy bể.

Đá và lũa trang trí tạo nên một khung cảnh giống như môi trường tự nhiên tốt cho cá. Nên nhớ rằng không phải tất cả các loại đá đều tốt cho cá nước ngọt. Những viên đá có những đường vân kim loại thường không thích hợp bởi chúng tác động đến thành phần hóa học của nước và gây nguy hiểm đến sức khỏe các loài cá trong bể. trước khi cho đá vào bể nên ngâm chúng một tuần trong một xô nước để loại bỏ những acid có hại và lọc bỏ các chất dơ bẩn trong đá. Bạn có thê thiết kế thêm các hang, hốc để bể cá cảnh trở nên thu hút hơn và tạo nơi ẩn nấp cho các loài cá nhút nhát. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng việc này quá và tránh trang trí nhiều trên đá và lũa.

Trồng cây thủy sinh là cách trang trí bể cá của bạn tuyệt vời nhất. không những vậy chúng còn làm ổn định chất lượng nước, chu trình nito theo hướng có lợi và duy trì hệ sinh thái trong bể. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa. Thuận lợi của việc sử dụng cây thủy sinh bằng nhựa là trông cũng khá giống với cây thủy sinh thật, không bị chết, không phát triển quá mức trong bể. không bị cá hoặc ốc ăn và tồn tại mãi mãi. Nhưng cây thủy sinh thật vẫn tốt và đẹp hơn. Bạn nhớ cung cấp một lượng phân bón ban đầu cho cây thủy sinh, làm theo những chỉ dẫn trên bao bì phân bón của nhà sản xuất. Các cây thủy sinh lớn nhanh và cao nên trồng phía sau bể, những cây lớn chậm nên trồng mặt trước bể. Trồng cây thủy sinh chắc chắn và bám chắc vào nền sỏi đáy. Những cây thủy sinh có thể che khuất ống sưởi hoặc bộ lọc rất tốt.

Nguồn: Việt Nam hương sắc