Xem Cá Betta Đẹp / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Vẻ Đẹp Của Cá Betta

Với một người mới tập chơi cá betta – cá lia thia – cá xiêm thì nhìn vào một bầy cá betta – cá lia thia – cá xiêm thì cũng thấy được 1 điều là con nào nó cũng giống nhau. Hjhj. Thực tế cho biết rằng chọn cá hơn nhau về kiến thức nho nhỏ và một vài lần kinh nghiệm thì bạn cũng có thể mua được 1 chú cá betta – cá lia thia – cá xiêm đẹp trong bầy 20k và ngược lại nếu kiến thức quá hạn hẹp thì cũng sẽ bị lầm khi mua một chú cá betta – cá lia thia – cá xiêm giá 100k nhưng không đạt chuẩn. Cũng vui thôi không sao cả, bài học được rút ra từ những sai lầm của chính bản thân ta.

Thôi vào vấn đề chính. Một con cá betta – cá lia thia – cá xiêm thế nào được gọi là chuẩn. Nói chuẩn thì cao sang quá, thôi thì nói theo thực tế và các đặc điểm cần có đi.

Với các bạn thích chơi đuôi dài. Trong cá betta – cá lia thia – cá xiêm thì có nhiều loại như đuôi tưa, Halfmoon, đuôi kép. Đa phần các bạn mới chơi thì thích loại này vì nhìn đuôi dài như cánh quạt và khi phùng mang lên thì vẻ đẹp như cung nữ múa trong cung đình.

Đuôi xèo đủ 180 độ: Điều này các bạn nên coi kỹ vì có thể bị vây lưng và vây hậu môn che mất tiêu. Đành phải rèn luyện thôi nhìn riết rồi quen ak.

Cạnh đuôi cá betta – cá lia thia – cá xiêm phải thẳng và dài. Nghĩa là vây đuôi ngoài cùng của đuôi phải dài bằng các tia bên trong thì góc đuôi mới sắc và đó là 1 con cá đẹp. Tuy nhiên chuẩn là vậy thôi chứ để kiếm được một chú vừa thẳng và dài thì cả một quá trình đôi khi không có. Mọi việc cứ tương đối là được.

Tiếp theo là hình thể của con cá đây là phần vô cùng quan trọng phải nói là quan trọng hơn phần đuôi vì nếu đuôi không đạt chuẩn mà kết hợp với hình thể của cá thì lại là một con cá đẹp. Nên ba loại vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn khi xòe lên tạo thành một vòng cung liền lạc. Đa phần trên thực tế thì vây ở hậu môn sẽ hơi dài so với 3 loại vây khác nhưng cố gắng đừng để nó dài quá vì như vậy sẽ phá đi tổng thể của cá.

Để lựa được cá betta – cá lia thia – cá xiêm đuôi dài thì những điều kiện trên cũng đủ cho bạn có thể chọn cho mình một chú cá betta – cá lia thia – cá xiêm đẹp đáng yêu rồi. Phần này cá betta – cá lia thia – cá xiêm hay còn gọi là Halfmoon, đuôi tưa, đuôi kép đến đây thì hết, phần sau mình sẽ giới thiệu cho các bạn về cá đơn sắc

Đặng Minh Quang

Cá Cảnh Đẹp, Cá Betta, Cá Xiêm, Cá Đá

Cá Betta hay còn gọi là Cá Xiêm là một loài Cá Đá, những con cá trống betta gặp nhau là sẽ đánh nhau như là bản chất di truyền của chúng rồi, cá betta ngày nay được lai tạo ra rất nhiều hình dạng đuôi và màu sắc đẹp có thể nuôi làm cảnh rất bắt mắt không chỉ đơn thuần là để đá cá như cá xiêm hồi xưa. Thông tin chung – General information

Tên khoa học: Betta spp.

Tên Tiếng Anh: Betta

Tên Tiếng Việt: Xiêm; Đá

Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Chi tiết phân loại:

Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

Tên tiếng Việt khác: Lia thia; Thia xiêm; Chọi; Phướn

Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

Đặc điểm sinh học – Biology

Phân bố: Một số nước Đông Nam Á …

Chiều dài cá (cm): 5 – 7,5

Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

Độ cứng nước (dH): 5 – 20

Độ pH: 6,0 – 8,0

Tính ăn: Ăn tạp

Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Chi tiết đặc điểm sinh học:

Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

Tầng nước ở: Mọi tầng nước

Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

Kỹ thuật nuôi – Culture technology

Thể tích bể nuôi (L): 50 (L)

Hình thức nuôi: Ghép

Nuôi trong hồ rong: Có

Yêu cầu ánh sáng: Vừa

Yêu cầu lọc nước: Ít

Yêu cầu sục khí: Ít

Loại thức ăn: Phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

Tình trạng nhiễm bệnh: Chi tiết kỹ thuật nuôi:

Chiều dài bể: 30 – 40 cm

Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi chơi cá cảnh.

Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

Nuôi Cá Betta Trong Hồ Thủy Sinh Đẹp Lung Linh

Nuôi cá betta trong hồ thủy sinh nhỏ nhắn, xinh xắn và đặt ngay trên bàn làm việc hoặc đặt một góc trên kệ sách cũng là một lựa chọn thú vị cho các anh em chơi cá. Không tốn nhiều thời gian chăm sóc và cũng không tốn quá nhiều diện tích như các hồ lớn khác, hồ thủy sinh nhỏ xinh ngày càng được các anh chị em tận dụng làm môi trường sống cho cá betta.

Bettaviet mách nhỏ cách thay nước đơn giản cho hồ thủy sinh, đồng thời, chia sẻ với anh em một số điều cần lưu ý khi nuôi cá betta trong hồ thủy sinh.

Vì sao cá betta thích hợp nuôi trong hồ thủy sinh?

Đối với hồ thủy sinh kích thước nhỏ, các anh em rất khó để lắp đặt hệ thống máy sủi oxy. Do đó, chỉ nên nuôi từ 1-2 cá thể trong một hồ thủy sinh nhỏ, đặc biệt lựa chọn những loại cá khỏe mạnh, có khả năng chống chọi cao với môi trường xung quanh hoặc môi trường nghèo oxy.

Thế là cá betta của anh em lại là lựa chọn tuyệt vời để nuôi đúng một mình chú ta trong hồ thủy sinh kích thước nhỏ. Không cần phải sử dụng máy sủi bọt oxy, cũng như chỉ cần thay nước 1 lần/tuần nên cực kỳ thích hợp để nuôi trong hồ thủy sinh nhỏ.

Ngoài cá betta ra, gợi ý thêm cho các bạn một số loài cá khác cũng rất phù hợp nuôi trong hồ thủy sinh là cá kiếm cảnh, cá mún, cá Hà Lan … màu sắc của chúng cũng rất nổi bật, khiến hồ thủy sinh rực rỡ một góc bàn. Còn gì thú vị và thư giãn hơn khi ngắm nhìn chúng sau một ngày dài làm việc…

Làm thế nào để vệ sinh hồ thủy sinh cho cá betta?

Anh em thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: vệ sinh đáy và lau chùi kính. Bạn có thể sử dụng thêm hai dụng cụ là cây cạo kính và ống hút nền để vệ sinh nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.

Bước 2: do hồ thủy sinh sử dụng có thể tích nhỏ nên nước trong hồ cũng rất dễ bị bẩn, anh em cần ít nhất thay nước mỗi tuần 1 lần. Lưu ý rằng không nên thay hết toàn bộ lượng nước trong hồ, mà chỉ nên thay khoảng hơn 1/3 lượng nước cũ trong hồ. Cách này giúp cá betta tránh bị sốc nước và căng thẳng mà có khả năng tử vong cao.

Lưu ý khi nuôi cá betta trong hồ thủy sinh

Những anh em nào muốn rải thêm sỏi để tăng tính thẩm mỹ trong hồ thủy sinh, thì nên chọn những viên sỏi nhỏ và rải vừa phải, tạo một lớp mỏng dưới đáy hồ, để tránh làm mất quá nhiều diện tích.

Riêng bạn nào muốn sử dụng thêm máy bơm oxy thì nên chọn loại có công suất nhỏ và bật khoảng từ 1 đến 2 tiếng trong 1 ngày, bật nhiều quá cá betta có thể bị mệt, dẫn đến cá bị căng thẳng và nhiều vấn đề khác.

Kinh nghiệm từ Bettaviet khi nuôi cá betta trong hồ thủy sinh là nên cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống, chẳng hạn như lăng quăng hay trùn chỉ vì chúng còn sống và bơi lại trong nước, betta của bạn có thể ăn bất cứ lúc nào. Những loại thức ăn khô nếu bạn cho ăn quá nhiều, thức ăn dư thừa đọng lại làm bẩn nước và mất vẻ đẹp của hồ thủy sinh.

Cá Betta, Loài Cá Cảnh Đẹp Mang Nhiều Giá Trị

Cá betta còn có một vài tên gọi khác là cá lia thìa, cá đá, hay cá chọi. Loài cá cảnh đẹp này lần đầu tiên được tìm thấy tại các vùng nước nông ở Thái Lan.

Cá betta có hình dáng khá đẹp, với màu sắc rực rỡ, đặc biệt là với chiếc đuôi xòe rộng trông thật ấn tượng. Đặc tính của cá betta là khi trưởng thành chúng thường hay đá nhau, vì thế mà trẻ em và người lớn đều thích nuôi để làm thú tiêu khiển.

Tên khoa học: Betta Splendens Họ: Belontiidae Nguồn gốc: Thai Lan Kích cỡ khi trưởng thành: 7cm Tuổi thọ: 2-3 năm

Tầng nước: thích sống ở tầng nước trên Kích cỡ bể nuôi: tối thiểu là 15 lít nước Chế độ ăn: thích nhất là mồi sống, có thể ăn thức ăn đông lạnh hay viên nhỏ

Đặc điểm sinh sản: là loài đẻ trứng, làm tổ bằng bọt khí

Độ PH: 6.8 – 7.4 Nhiệt độ nước: 24-30°C

Cá betta được tìm thấy ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Campuchia, Indo­nesia và một số vùng ở Trung Quốc. Ngoài môi trường hoang dã, cá betta thích sống trên các cánh đồng lúa, các ao nước nông, thậm chí tại các dòng suối có dòng nước chảy chậm. Những nơi này nước thường có màu đục vì có nhiều bùn nên không phải là môi trường sống lý tưởng cho cá betta, nhưng cũng nhờ vậy mà cá betta có tính chịu đựng được môi trường sống khắc nghiệt rất cao.

Nhiều người nuôi cá betta không những chỉ để chiêm ngưỡng mà còn để đem thi đấu. Xét ở góc độ nuôi làm cảnh thì cá betta không thể so sánh với các loại cá quí tộc như cá dĩa, cá rồng, cá vàng. Nhưng, cá betta là loài cá đá có một không hai, chúng được nhiều người biết đến tại các hội chợ thi đấu cá diễn ra trên thế giới, nhất là ở Singapore. Tại hội chợ cá cảnh AQUARAMA 2005, số lượng cá betta từ các quốc gia mang về đây để tham dự đã bỏ xa các loài cá khác.

Một đặc điểm nữa của loài cá betta là chúng có một cơ quan hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà hầu hết các loài cá khác không có. Nhờ cơ quan này mà cá betta có thể hít không khí trực tiếp từ mặt nước. Cũng nhờ vậy mà cá betta có thể tồn tại trong môi trường sống chật hẹp, có lượng ô xy thấp như trong các hũ keo nhỏ.

Cá betta có tính khí rất hung dữ, ngoài môi trường thiên nhiên chúng thường hay đánh duỗi đồng loại đi nơi khác. Nếu nuôi hai con cá betta trong hai hũ keo để gần nhau, chúng sẽ xòe vây đuôi để hăm dọa nhau. Cá betta trống thường lớn, có màu sắc rực rỡ hơn cá mái, đồng thời tính khí hung hăng hơn cá mái.

Cá betta có hình dáng và màu sắc đa dạng. Bộ phận nổi bật nhất của cá betta là vây đuôi. Vây đuôi cũng có nhiều loại. Dựa theo dạng vây đuôi người ta phân loại cá betta ra thành 5 loại: Halfmoon; Crowntail; Plakat; Doubletail và Wildtype.

Loại Halfmoon

Halfmoon là loại cá betta đẹp nhất với độ mở của vây đuôi là 180°. Các loại cá betta có độ mở của vây đuôi từ 120 – 179° gọi là Super Delta, từ 90 – 120° gọi là Delta, từ 180° trở lên gọi là Over Halfmoon với màu sắc và độ xòe rộng khác nhau. Phong trào nuối cá đá đã xuất hiện từ rất lâu.

Vào năm 1959 người ta đã cho nhân giống loại cá betta có vây đuôi khá rộng mà ngày nay gọi là Delta. Khoảng 20 năm sau, loại cá Super Delta được ra đời. Đến năm 1987, người ta đã nhân giống ra một loại cá betta có vây đuôi rộng tới 180°, và một nghệ nhân người Mỹ đã đặt tên cho loại cá này là Halfmoon (nửa vầng trăng).

Halfmoon là loại cá rất khó nhân giống, ngay cả khi cá bố mẹ là loại Halfmoon thuần chủng 100% thì chỉ 10% cá con là Halfmoon, số còn lại là Super Delta vì vây đuôi chưa đạt đến 180°. Hiện nay, Halfmoon là loại cá có giá trị nhất trong các loại cá betta.

Loại Crowntail

Crowntail được phát hiện vào năm 1997 ở miền Tây Indonesia. Crowntail cũng thuộc loại Halfmoon nhưng có vây đuôi bị tưa trông giống như vương miệng của vua. Có 3 loại Crowntail: Single Crowntail, Double Crowntail và Double Double Crowntail.

Loại Plakat (Fighter)

Plakat là loại cá đá phổ biến nhất trong dòng họ cá betta. Plakat được phát hiện trên các cánh đồng lúa tại Thái Lan cách đây hàng trăm năm. Có 4 loại Plakat:

1) Plakat đầu rắn thân dài (Channa Striata Bloch): loại cá này có tính khí rất hung dữ, có hàm răng rất sắc bén. Thân hình của Plakat khá dài, màu sắc pha tạp giữa đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Đây là loại cá đá được ưa chuộng nhất hiện nay.

2) Plakat đầu ngắn thân mập (Anabas Testudineus): loại này cỏ thân mình khá mập, đầu rất ngắn. Đa số có màu đơn sắc như xanh dương, đỏ, xanh lá cây. Vây và vảy có màu giống nhau, đặc biệt vảy rất dày nên khó bị đối thủ cắn thủng. Tuy nhiên, loại này có lối đá rất chậm nên ít được dân chơi cá đá ưa chuông.

3) Plakat thân dài miệng cong (Chitala Ornata): loại này có hình dáng khá đẹp nhờ có thân mình thon thả, cân đối, vây hậu môn dài. Đây cũng là loại cá được Ưa chuông hiện nay.

4) Plakat lai: loại cá này được lai tạo từ loài cá betta hoang dã với các loại cá vừa kể trên.

Loại Doubletail

Doubletail ra đời sau Halfmoon nhưng có hình dáng hấp dẫn hơn nhiều so vđi loại Halfmoon. Doubletail được xem là một chủng loại Halfmoon, và được gọi là Doubletail Halfmoon. Doubletail Halfmoon có 2 phần vây đuôi riêng biệt nhau nhưng phẩn này lại xếp chổng lên phẩn kia, thân mình ngắn và rắn chắc, vây hậu môn và vây lưng khá dài. Doubletail Halfmoon là loại cá chiếm vị trí cao nhất trong các loại cá betta.

Loại Wildtype

Đây là loại cá có màu sắc đẹp nhất trong các loại cá betta hoang dã. Loại này sống ở đảo Borneo thuộc Malaisia. Kích thước tối đa của Wildtype là 5cm. Đặc tính sinh sản của Wildtype giống như loài cá betta thuần chủng, nghĩa là con trống canh giữ trứng cho tới khi trứng nở thành cá con.