Vua Cá Rồng Việt Nam / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

5 Loài Cá Tiến Vua Huyền Thoại Của Việt Nam

Những loài cá quý hiếm, thịt tuyệt ngon này từng ‘vinh dự’ được hiện diện trên bàn tiệc của các vua chúa Việt Nam thời xưa.

Cá rầm xanh là một loài cá thuộc họ cá chép xuất hiện nhiều tại các sông ngòi ở các tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là một loài cá quý từng được ghi nhận trong sử sách như một sản vật tiến vua nhiều thế kỷ trước.

Loài cá này có xương mềm, thịt ngọt, đặc biệt bộ trứng bùi ngầy ngậy rất hấp dẫn. Không như nhiều loại cá tầm thường chỉ ngon khi có kích cỡ lớn, thịt rầm xanh ngon từ lúc con cá nhỏ như đầu ngón tay cho tới khi “to như quả bom”.

Người dân tại một số bản làng ở miền núi phía Bắc vẫn nuôi cá rầm xanh trong ao nhà như một thói quen truyền thống. Trong khi đó, Nhà nước cũng đã có chương trình bảo tồn và phát triển loài cá này như một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Ảnh: NNVN.

Cá tràu là loài cá thuộc họ cá quả, có khá nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên cá tràu ở vùng núi đá vôi Hoa Lư Ninh Bình lại gắn thêm một mỹ danh trong tên gọi, đó là cá tràu tiến vua. Tương truyền, từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng, người Ninh Bình đã bắt cá tràu như một sản vật quý để dâng lên đức Tiên Hoàng đế.

Cá tràu tiến vua cón có tên gọi khác là cá trèo đồi, vì chúng rất khỏe, có khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn, như khe nước ven lưng chừng đồi, hồ trên núi, thậm chí là những nguồn nước ven các khe đá cheo leo. Có lẽ do những điểm đặc trưng về môi trường sống mà thịt cá tràu tiến vua rất khác cá tràu thường, ăn rất chắc và thơm.

Hiện tại cá tràu tiến vua đang được bảo tồn và nhân nuôi rộng rãi ở Ninh Bình. Chúng đã trở thành đặc sản ẩm thực mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư văn hiến.

Cá rô Tổng Trường là loại cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Gọi là cá rô Tổng Trường vì loài cá này được phát hiện thấy ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư. Chúng có hình thái giống cá rô đồng, song do sống lâu năm ở vùng đầm lầy, hang động Hoa Lư nên có một số biến dị nhỏ về màu sắc.

Cá rô Tổng Trường có thịt béo, thơm, dai, ngon, nên được coi là một đặc sản ẩm thực của Ninh Bình từ cách đây trên 1.000 năm. Cùng với cá tràu, cá vua Tổng Trường là “bộ đôi” cá tiến vua nổi tiếng từ thời Đinh – Tiền Lê, đã đi vào văn hóa dân gian với câu khẩu ngữ “Cá rô Tổng Trường, cá tràu tiến vua”.

Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã chính thức đưa giống cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua vào chương trình bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch.

Theo sử tích, cá anh vũ đã được dùng để tiến vua từ thời Hùng Vương thứ ba. Loài cá này, phân bố tại các sông lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm. Chúng có điểm đặc trưng dễ nhận ra là phần miệng loe ra như mũi lợn. Ảnh: Diễn đàn câu cá.

Thịt cá anh vũ trắng, quánh chắc và có hương vị thơm ngon đặc biệt. Theo quan niệm dân gian, thịt loài cá này tính mát, có thể chữa một số loại bệnh tính nhiệt. Cặp môi cũng là phần ngon nhất của cá anh vũ vì được cấu tạo từ sụn, tạo cảm giác giòn sần sật khi nhai.

Ngày nay, do bị đánh bắt quá mức nên cá anh vũ gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tuy vậy, chúng được nuôi sinh sản thành công ở Việt Nam. Dù đã được nuôi nhân tạo nhưng thịt cá anh vũ vẫn rất đắt, khoảng 700.000-1 triệu đồng/kg, vì việc nuôi rất kỳ công, tốn kém và phải mất trên 2 năm mới đạt đủ trọng lượng để thịt.

Cá chiên, một loài cá da trơn phân bố chủ yếu tại các dòng sông ở miền núi phía bắc Việt Nam thường được mệnh danh là chúa tể lòng sông vì bản tính hung dữ, khát máu và có thể đạt tới kích thước 70-80kg khi trưởng thành.

Thịt cá chiên rất ngon, nhưng loài cá này nổi tiếng nhờ bộ lòng to, dày như dạ dày lợn, giòn sần sật, là đặc sản dùng để dâng lên các bậc vua chúa. Có khi bộ lòng cá lớn đến nỗi có thể làm được vài mâm cỗ. Ảnh: Lao động.

Cũng như nhiều giống cá đặc sản khác, mặc dù đã bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên nhưng cá chiên ngày nay đã được nuôi nhân tạo tại một số địa phương ở phía Bắc.

Theo Thanh Bình/Kiến thức

Các Dòng Cá Rồng Tại Việt Nam

Dòng cá Rồng nhập vào Việt Nam có tất cả 8 loại: Ngân Long, Thanh Long, Thanh Long vây Vàng, Thanh Long vây Hồng, Hồng Bảo Thạch, Kim Long Hồng Vĩ, Quá Bối Kim Long và Hồng Long.

Giá tiền tương ứng với đẳng cấp của mỗi loại, từ loại thấp nhất- Ngân Long giá chỉ 100.000đ/con đến loại cao nhất – Hồng Long giá sơ sơ… 2.000 USD cho một con cá trông chỉ nhỉnh hơn chiếc bật lửa ga một chút. Đó là chưa kể đến Huyết Long – loài cá được dân chơi quốc tế phong tặng tước King Arowana (vua cá Rồng) – mà hiện chưa một chủ cá nào ở Hà Nội dám nhập về.

Trong sách Đỏ thế giới thì cá Rồng là một trong những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực chúng không còn xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là lý do chính khiến giá của chúng rất đắt, cá Rồng về Việt Nam bắt buộc phải nhập qua Trung Quốc, Malaysia hoặc Singapore.

Cá Rồng là loài cá có vẩy lớn sáng màu, trông như vẩy rồng, mồm lại có cặp râu dài, cộng thêm dáng bơi uốn lượn nên được nhiều nước châu á coi như là hiện thân của Rồng. Hàng năm, trên thế giới đều có cuộc thi Champion Arowana dành cho cá Rồng với cờ, cúp và tiền thưởng rất lớn. Bản thân con cá đoạt giải cũng có giá rất cao.

Con cá Rồng đầu tiên được nhập lậu về từ Malaysia hồi cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Đó chỉ là một con Ngân Long, song vào thời điểm đó nó đáng giá cả một gia tài. Người ta đã đánh thuốc mê nó và cho vào ruột một hộp chè có bơm ôxy để đi qua đường hàng không. Tuy nhiên, có một điều mà người nhập cá khi đó không thể biết, đó là con cá đã bị các chủ tại Malaysia triệt sản. Đến bây giờ vẫn vậy, 100% cá Rồng về Việt Nam đều không thể sinh đẻ. Bản thân cá Rồng cũng chỉ thích sống một mình một bể, hễ có con thứ 2 xuất hiện chúng sẽ lao vào nhau mà cắn xé đến chết, nên rất khó ghép đôi.

Cá Rồng cũng nổi tiếng là loài cá nước ngọt có tuổi thọ cao. Người dân thị xã Phan Thiết trước đây còn nhớ một câu chuyện, có ông lão qua đời mà con cá Thanh Long của ông thì vẫn còn thọ thêm cả chục năm nữa. Còn tại Hà Nội, con cá Rồng già nhất hiện nay có lẽ thuộc về con Kim Long Hồng Vĩ của chủ cửa hàng cá Tùng Bách đường Láng. Cá Rồng được coi là cá Tài, cá Lộc. Đặt bể cá trong nhà theo thuật Phong – thuỷ là để trừ tà ma, hoạ, giữ được phúc lành.Người lần đầu ngắm một con cá Rồng, chắc phải sững sờ trước vẻ đẹp uy nghi của nó. Tuy nhiên để có một con cá trưởng thành phô được hết vẻ đẹp thì chủ cá không thể không “lao tâm khổ tứ”. Đầu tiên là thức ăn, cá Rồng có lẽ là loài cá duy nhất khoái ăn…rết. Con rết to đến mấy thả vào cũng ngay đơ trước mồm cá Rồng ngay lập tức, không đốt chích gì nổi. Tại Thái Lan, cứ 4 con Rết Voi được bỏ vào một vỏ lọ nước khoáng bán cho khách mang bề bỏ tủ lạnh, cho cá ăn dần. Ở Hà Nội, chẳng đâu bán rết thì dân chơi phải chịu khó đi bắt, không có rết thì cho ăn chuột bao tử, hoặc gián, dế mỡ… thậm chí cả thạch sùng cũng đều là những món khoái khẩu của cá Rồng. Phổ thông nhất thì cho ăn tôm, cá mồi; nhưng cho ăn cũng phải biết cách, cá cảnh cũng như…người mẫu, nếu cho ăn nhiều quá dẫn đến béo ú thì củng hỏng, nhưng cho ăn ít quá, cá yếu lại dễ bị bệnh.

Sau thức ăn là đến việc phòng bệnh cho cá. Nhìn chung, cá Rồng rất khoẻ, nhưng cũng đủ thứ bệnh có thể xẩy ra: Cong – viêm mang, xù vảy, mờ mắt, cắn đuôi, nấm – sâu bệnh, trướng bụng… Có bệnh chữa được, có bệnh mắc phải thì chỉ còn có nước chết; nguyên nhân mắc bệnh thì muôn hình vạn trạng, có nuôi cá đến cả chục năm vẫn không thể lường trước nổi. Một con cá giá trị cả vài ngàn USD, nên dù là người giàu có mà thấy cá ốm thì cũng “lên cơn sốt theo”, bởi không chỉ sợ cá chết mà việc chữa bệnh cũng phải mời đến “bác sĩ thú y chuyên nghiệp” với những chi phí hết sức tốn kém.

Ngoài thức ăn, còn bao nhiêu thiết bị, các loại máy móc hỗ trợ sự sống bình thường cho cá: Máy lọc nước, máy tạo khí, máy đo độ p-h, nhiệt kế, sưởi, máy sục khí khi mất điện, thậm chí thêm cả bình Oxy khi cá ốm… Đi kèm với những loại máy móc này là hoá đơn tiền điện hàng tháng cũng tốn một khoản kha khá. Vì thế, nhiều người khi bán con cá lãi được vài trăm USD thực ra cũng chỉ đủ để trang trải cho chi phí nuôi cá.

Việt Nam ‘Bỏ Cá Rồng Đỏ’ Ở Biển Đông

Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.

Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.

Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra.

Có thể Trung Quốc xem diễn tiến này là thắng lợi quan trọng.

Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam.

‘Trả giá đắt’

Kể từ 2009, Việt Nam đã tìm cách thăm dò, phát triển mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ.

Một phần của dự án Cá Rồng Đỏ, giàn khoan có tên Ensco 8504, theo dự kiến lẽ ra khởi hành từ Singapore tới địa điểm khoan vào hôm thứ Năm.

Địa điểm đặt giàn khoan nằm trong Lô 07/03, nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.

Hãng đã thuê công ty Yinson của Malaysia cung cấp một bể chứa dầu nổi (Floating Production Storage and Offloading – FPSO) tại địa điểm này trong 10 năm, với chi phí ước tính trên 1 tỷ đô la.

Hơn nữa, Repsol đã thuê hãng Keppel FloaTEC của Mỹ xây một giàn kỹ thuật (production platform) để phục vụ cho địa điểm này với mức chi phí có lẽ là hàng chục triệu đô la.

Theo nguồn tin BBC có được, nhìn chung, Repsol và các đối tác trong dự án (gồm Mubadala Petroleum và PetroVietnam) nhiều khả năng bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la.

Repsol và các công ty liên đới hiện chưa hồi đáp các câu hỏi của BBC về những diễn biến mới nhất này.

Đây là lần thứ hai Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động khoan.

Lô 07/03 nằm ngay cạnh Lô 136/03, nơi mà Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.

Hồi đó, có tin nói quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở vùng nước nông gần đó, Bãi Tư Chính.

Các tường thuật từ tháng 07/2017 nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là những người đưa ra quan điểm rằng việc khoan thăm dò ở Lô 136/03 phải dừng lại để tránh đối đầu với Trung Quốc.

Có thể những toan tính giống vậy cũng đã tác động tới quyết định lần này.

Đã có một số quan điểm trong khu vực cho rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc cùng thái độ hành xử quyết liệt hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể tạo ra những khoảng không chính trị để chính phủ các nước Đông Nam Á vững tâm bảo vệ quyền trên biển một cách hiệu quả hơn.

Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái cùng các cuộc trao đổi sau đó giữa ông với giới lãnh đạo Việt Nam dường như cho thấy chính phủ hai nước đang hợp tác để đối phó với áp lực từ Trung Quốc.

Các nước khác trong khu vực cũng rất muốn khai thác nguồn trữ lượng dầu khí ngoài khơi của mình.

Malaysia, Brunei và Philippines đang đều bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận “khai thác chung” trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó.

Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này.

Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.

Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam.

Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận.

“Vua” Cá Rồng Và Những Chú Cá Nghìn Đô

Đam mê loài cá phong thuỷ – cá rồng, anh Nguyễn Chính Ngọc được coi là “vua” cá rồng khi bỏ ra hơn 3 tỉ đồng đầu tư nuôi cá. Anh còn sở hữu một đôi quá bối đầu vàng và một chú platium vào loại độc nhất vô nhị ở Việt Nam với giá hàng ngàn đôla/con…

Chơi cá rồng phải chăm chút xử lý nguồn nước, chọn thức ăn và cả chọn sắc màu hồ cho phù hợp.

Chơi cá tiền tỉ lắm công phu

Được giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà anh Ngọc ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội để được tận mắt chứng kiến những chú cá rồng trị giá hàng chục ngàn đôla. Ngay phòng khách là những bể cá rồng to đùng, hình dáng đẹp lạ. Bể lớn nhất dài hơn 4m và bể nhỏ cũng phải 2m, kính dùng làm bể là loại đặc biệt mới có thể chịu được áp lực hàng chục khối nước.

Anh Ngọc kể, để chơi cá rồng không hề đơn giản và cần chú tâm nhất là khâu lọc nước. Bởi sơ suất một chút có thể đi tong hàng trăm triệu đồng. Thông thường, cứ mỗi bể phải xây một bể lọc to chừng 1/3 bể cá và được phân ra từng ngăn thấm qua bông, đá sỏi, than hoạt tính… Sau khi được lọc qua các bể sẽ chảy xuống một hồ âm dưới đất, rồi mới bơm lên bồn chứa trên cao tạo áp lực đẩy xuống các bể cá.

“Dân chơi cá miền Bắc khổ nhất vào mùa đông. Cá rồng vốn xuất xứ ở các nước như Singagore, Malaysia, Indonesia… nên không chịu được lạnh. Để sưởi ấm hàng chục mét khối nước, nếu đun bằng điện rất tốn, có thể cả chục triệu đồng/tháng. “Nên tôi làm một nồi nước to đun bằng than tổ ong để ngoài sân, rồi dẫn một hệ thống ống tuần hoàn ra vào”, anh Ngọc chia sẻ.

Ngoài những hệ thống trên, bóng đèn chiếu sáng cũng ngốn một khoản kha khá, mỗi bóng có giá khoảng 600 – 700 ngàn đồng và cá gì thì bóng màu đó. Vì vậy dân chơi cá thường nói: “Chơi cá là chơi đèn”. Cá huyết long hồng vĩ nhất thiết phải là nền xanh nước biển, đèn màu hồng; còn cá quá bối (cá rồng đầu vàng), thì phải nền vàng và đèn hơi vàng… Hệ thống bể này, anh Ngọc đầu tư gần 300 triệu đồng.

Mua cá rồng ngàn đô đổi lấy sự bình yên

Thông thường, thức ăn của cá rồng là tôm, cá trạch, thịt bò. Tôm còn có tác dụng lên màu và tốt cho lớp vảy cá rồng. Tuy nhiên, thức ăn cá rồng thích nhất là sâu, gián và thạch sùng. Anh Ngọc nói, ai chơi cá rồng mà thấy gián, thạch sùng… không vồ ngay là chưa biết chơi cá. Nhưng cần lưu ý, tránh bắt gián chết cho cá ăn, vì có thể gián đã ăn phải thuốc chuột. Rết là món đứng đầu bảng khoái khẩu của cá rồng, nhưng khó kiếm rết và thường phải nhập rết từ Trung Quốc, giá 10.000 đồng/con.

Anh Ngọc cho biết, từ năm 2007, tính riêng tiền mua cá, anh đã chi hơn 3 tỉ đồng và đã bán bớt chừng phân nửa, hiện còn 15 con cá rồng, trong đó có hai con quá bối đầu vàng và một con platium (cá rồng bị đột biến gien), có giá khoảng 400 triệu đồng/con.

“Tôi vào thấy ba con quá bối đầu vàng đẹp quá nên mua tất, với giá 200 triệu đồng/con. Đó là giá mua cả bầy đấy!”, anh Ngọc tấm tắc. Về nhà thả vào bể, sáng hôm sau một con chết cứng; chỉ một đêm đã mất 200 triệu.

Năm 2007, anh Ngọc sang Singapore lùng sục khắp các trại cá, nhưng chỉ mua được vài con huyết long. Bất ngờ khi về nước, một doanh nghiệp ở Sài Gòn gọi điện báo, họ vừa nhập ba con quá bối về. “Tôi vào thấy ba con quá bối đầu vàng đẹp quá nên mua tất, với giá 200 triệu đồng/con. Đó là giá mua cả bầy đấy!”, anh Ngọc tấm tắc. Về nhà thả vào bể, sáng hôm sau một con chết cứng; chỉ một đêm đã mất 200 triệu.

Nhưng may, đôi quá bối đầu vàng còn sót lại, là cặp đực – cái. Một thời gian sau có người trả 800 triệu cho đôi cá này, “nhưng tôi không bán, vì biết bán đi sẽ không bao giờ tìm được một đôi như thế này nữa”, anh Ngọc khẳng định.

Con platium được anh mua ở Sài Gòn năm 2008. Theo chúng tôi sinh học Hà Đình Đức và các chuyên gia cá rồng, thì platium là một loại cá rồng bị đột biến gien nên có màu trắng bạc. Loại này rất hiếm, có khi hàng chục ngàn con mới có một con. Hiện con platium của anh Ngọc thuộc dạng độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Cá rồng là một loại sống “đơn độc”, nhưng tuổi thọ cao, sống khoảng vài chục năm. Khi lớn cá có chiều dài chừng 60cm, mỗi chiếc vảy có thể to bằng cái thìa, trông màu sắc đẹp và khoẻ mạnh. Cá rồng đắt, vì nó được xếp vào loài sách đỏ. Theo dân gian, ai nuôi cũng tâm niệm rằng đây là loài cá tài – lộc, diệt trừ tà ma, giúp gia chủ mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt…

Hiện là giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh hoá chất, anh Ngọc trong một lần đến thăm người bạn và bị cuốn hút bởi loài cá “vua” này. “Chơi cá rồng, có một điều rất hay là tôi tìm được sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng”, anh Ngọc tâm sự.

Theo Anh Phạm

Sài Gòn tiếp thị