Vụ Kiện Bán Phá Giá Cá Basa Của Việt Nam / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Đương Đầu Với Kiện Chống Bán Phá Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Những quy định cần biết

Bán phá giá là hiện tượng giá xuất khẩu của một sản phẩm từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của một sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường. Về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế là hành vi phân biệt giá cả: đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa. Đây được xem là một hành động nhằm chiếm lĩnh thị trường, tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cá tra Việt Nam muốn mở rộng thị trường cần phải chủ động đối phó với các vụ kiện CBPG – Ảnh: Huy Hùng

Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là hành vi thương mại không lành mạnh. Đa số chính phủ các nước đều cho rằng, cần phải có hành động chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Hiệp định về CBPG của WTO ra đời và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên. Hiệp định này quy định các biện pháp CBPG chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng được 4 điều kiện: Thứ nhất, sản phẩm đang bán phá giá. Thứ hai, có thiệt hại vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe dọa doanh nghiệp nội địa đang sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm bán phá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập một ngành công nghiệp trong nước. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra. Thứ tư, tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn.

Theo quy định của WTO, các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp CBPG đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình, miễn là không mâu thuẫn với các hiệp định và quy định của WTO. Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước áp dụng luật CBPG như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa.

Nguy cơ từ thị trường Mỹ

Từ năm 2002 đến nay, qua 6 lần xem xét hành chính hằng năm, cùng với nhiều nỗ lực đấu tranh của VASEP và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam, mức thuế CBPG này đã dần giảm về 0 đối với phần lớn các doanh nghiệp bị đơn Việt Nam.

Tuy nhiên, niềm vui được hưởng thuế suất bằng 0 của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được bao lâu, thì ngày 14/3/2013, DOC thông báo quyết định cuối cùng của đợt POR8 đối với cá tra fillet đông lạnh Việt Nam, giai đoạn  1/8/2010 – 31/7/2011. Theo đó, thuế suất đánh vào mặt hàng cá tra fillet đông lạnh của doanh nghiệp Việt Nam tăng cao đột ngột so với kỳ POR7, trái ngược mức thuế sơ bộ rất thấp hoặc bằng 0 được công bố ngày 12/9/2012.

Quyết định này của DOC khiến các doanh nghiệp Việt Nam không khỏi sững sờ, lo lắng. Các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp Việt Nam khẳng định, sẽ khởi kiện và kiện đến cùng để giành lại công bằng cho cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, “được vạ thì má đã sưng” là điều khó tránh khỏi, bởi để vụ kiện đi đến hồi kết, và dù thành công hay thất bại thì doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải tốn không ít thời gian, tiền bạc. Điều này đã được chứng minh trong vụ kiện CBPG cho cá tra lần đầu tiên.

Vì sao bị kiện?

Cá tra là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hiện được xuất khẩu sang 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ đóng vai trò rất quan trọng. Theo VASEP, năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,74 tỷ USD (tương đương năm 2011); trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ hơn 358 triệu USD, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Khi sản phẩm cá tra, basa Việt Nam tăng tốc vào Mỹ với giá hợp lý hơn, đã ảnh hưởng trực tiếp sản phẩm cá da trơn nuôi tại nước này. Thực tế, diện tích nuôi cá da trơn ở Mỹ chỉ trong năm 2012 đã giảm 1/2, từ khoảng 67.000 ha xuống còn hơn 33.000 ha. Những năm trước đây, người nuôi cá da trơn của Mỹ đã nhiều lần tìm cách ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ; trong đó có cả việc ép các cơ quan chức năng Mỹ phải tạo hàng rào kỹ thuật, coi cá tra, basa Việt Nam không phải cá da trơn. Gần đây nhất, các doanh nghiệp Mỹ yêu cầu DOC lựa chọn một nước khác là Indonesia hoặc Philippines làm căn cứ tính giá và thuế, thay thế Bangladesh cho vụ kiện CBPG cá tra, cá basa vào Mỹ trong POR8. Đây thực chất là cách làm không minh bạch, nhằm tìm cớ ngăn cản sự thâm nhập của cá tra Việt Nam vào Mỹ, bảo hộ sản phẩm cá da trơn nội địa đang dần mất ưu thế tại Mỹ.

Trong quá trình điều tra CBPG đối với cá tra Việt Nam, Mỹ thường chọn nước thứ ba thay thế làm cơ sở so sánh các yếu tố chi phí đầu vào. Việc chọn nước thay thế nào có quan hệ rất lớn đến việc xem xét cá tra Việt Nam có bán phá giá hay không. Ở lần POR8 này, Mỹ đột ngột thay đổi từ Bangladesh sang chọn Indonesia (có nền công nghiệp sản xuất, chế biến cá tra khác xa Việt Nam) làm nước thứ ba thay thế, khiến cá tra Việt Nam bị coi là đã bán phá giá và phải chấp nhận mức thuế “trừng phạt” tăng 25 – 45 lần so với lần POR7, là điều hết sức vô lý. Tuy nhiên, để làm rõ được vấn đề, Việt Nam phải chấp nhận đứng đơn kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế. Thời gian theo đuổi vụ kiện chắc chắn lại kéo dài và đó là thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, nếu không muốn mất thị trường quan trọng này.

Không tránh được thì đương đầu

Khủng hoảng kinh tế tạo cơ hội cho các sản phẩm giá thấp như thủy sản, dệt may, da giày, gạo… mở rộng thị trường; đồng thời cũng làm tăng xu hướng bảo hộ của các nước phát triển, trong đó có CBPG. Trên thực tế, Việt Nam chưa phải mục tiêu chính trong các vụ kiện bán phá giá lớn trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với năng lực xuất khẩu ngày càng tăng và lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá, đồng nghĩa việc Việt Nam sẽ phải đối mặt ngày càng nhiều đối với các vụ kiện bán phá giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu thì không có cách nào khác là phải chủ động phòng tránh và đối phó, thông qua tìm hiểu bản chất, thủ tục tiến hành, sử dụng các biện pháp ứng phó thích hợp khi có tình huống kiện tụng xảy ra.

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu – Ảnh: Trần Huy

Bài học đầu tiên nhìn từ vụ kiện CBPG đối với cá tra Việt Nam là, khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa giảm sút, thị phần của họ bị suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản hàng nhập khẩu. CBPG chỉ là một trong các biện pháp mà người sản xuất nội địa có thể sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất nội địa Mỹ có nhiều cơ hội ngăn cản hàng ngoại nhập. Doanh nghiệp Việt Nam vì thế phải có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, nhằm phân tán rủi ro, bảo đảm hoạt động sản xuất, “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Không nên tập trung xuất khẩu một vài mặt hàng với khối lượng lớn vào một nước, vì đây có thể là cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá.

Bên cạnh đó, để đối phó các vụ kiện CBPG thì sự minh bạch trong các tài liệu ghi chép, sổ sách kế toán là điều cần được đặc biệt chú ý. Qua hai vụ kiện tôm và cá tra, chúng ta rút ra kinh nghiệm về chứng từ, số liệu kế toán của nhiều doanh nghiệp chưa rõ ràng, minh bạch, làm cho cơ quan điều tra không chấp nhận những chi phí đó, dẫn đến khó khăn và bất lợi trong việc điều tra biên độ phá giá của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương) từng chỉ ra nguyên nhân khiến doanh nghiệp nước ta thua kiện CBPG là do doanh nghiệp che giấu thông tin, tài liệu kế toán, lưu trữ số liệu không cụ thể rõ ràng. “Để chủ động đối phó các vụ kiện, trước hết doanh nghiệp cần kiểm tra tài liệu kế toán, số liệu lưu trữ rõ ràng, chính xác. Những thông tin về giá bán, số lượng bán, ngày tháng xuất bán, chi phí tàu biển, điều chỉnh giá là phần phải có số liệu rõ ràng nhất. Thông tin về các chi phí trong sản xuất, chi phí khác phải tách bạch…” – ông Khiên khuyến nghị.

Luận Văn Đề Tài Luật Chống Bán Phá Giá Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá Tra, Cá Basa Của Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam đã và đang tham gia sâu và rộng vào các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, APEC và WTO. Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Những bên cạnh đó cũng đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những quy định mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp.để bảo hộ nền sản xuất trong nước của mình. Áp lực từ các vụ kiện bán phá giá sẽ ngày càng tăng, sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nói chung và thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói riêng. Ngành sản xuất và chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Mỹ đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, Phát triển buôn bán cá basa, cá tra giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giầu mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ. Luật thuế Chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài “Luật Chống Bán Phá Giá Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá tra, cá BaSa Của Việt Nam” nhằm mục đích tìm ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá Basa của Việt Nam.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Xuất Khẩu Diễn Biến Ra Sao Khi Mỹ Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Cá Tra Việt Nam?

Vừa qua, khi Bộ thương mại Mỹ (DOC) có thông báo sơ bộ về quyết định xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã gây hoang mang cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Tuy nhiên, đây chưa phải là thông báo chính thức, các doanh nghiệp vẫn còn thời gian để nộp hồ sơ để Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra Việt Nam.

Khi Mỹ công bố quyết định này, phía Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có ý kiến cho rằng, đợt xem xét thứ 13 thể hiện sự không công bằng, trái ngược với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường.

Đồng thời, mang tính áp đặt vô lý đối với các doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh vào Mỹ. Trong đó, mức thuế chống bán phá giá trong kỳ 13 là 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần so với kỳ áp thuế lần thứ 12.

Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ đã áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn và tính biên độ phá giá đối với Công ty Cổ phần Gò Đàng (GODACO) – Tiền Giang lên mức 2,39 USD/kg. Bộ Thương mại Mỹ đã cho rằng, GODACO không hợp tác trong quá trình xem xét và không cung cấp đầy đủ dữ liệu cần thiết cho Bộ Thương mại Mỹ để điều tra.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Đạo, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gò Đàng nhấn mạnh, đối với kỳ xem xét thuế chống bán phá giá lần thứ 13, Gò Đàng đã mời các luật sư từ Mỹ để chuẩn bị rất kỹ hồ sơ, chứng từ chi phí nhân công, xử lý môi trường, điện nước, giá thành nguyên liệu… để gửi cho Bộ Thương mại Mỹ, nhưng Bộ Thương mại Mỹ đã áp dụng các quy định bất hợp lý của Luật chống bán phá giá.

Hiện nay, Công ty Gò Đàng cùng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ như: Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH thủy sản Biển Đông, Công ty Hùng Hậu, Công ty Thực phẩm An Giang… chuẩn bị hồ sơ gửi sang Bộ Thương mại Mỹ để đề nghị xem xét lại thuế chống bán giá đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam.

Dự kiến đến ngày 12/10/2017 sẽ kết thúc kỳ hạn nhận hồ sơ xem xét. Khi hoàn tất thủ tục này, đến tháng 3/2018, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có quyết định chính thức áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm cá tra Việt Nam.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các vụ kiện về việc bán phá giá của cá tra Việt Nam diễn ra hàng năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Mỹ vẫn đang áp mức thuế đối với sản phẩm cá tra Việt Nam là 69 cent/kg.

Với mức thuế này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ vẫn đang cầm cự được và hoạt động xuất khẩu vẫn diễn ra bình thường, chưa ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bị áp thuế nói riêng.

Sẽ cán đích 1,7 tỷ USD vào cuối năm

Mặc dù cá tra Việt Nam vào Mỹ đang phải canh tranh gay gắt từ Hiệp hội cá nheo Mỹ, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã có nhiều chiến lược để đẩy mạnh phát triển con cá tra trên thị trường thế giới.

Không riêng tại thị trường Mỹ, các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, châu Âu cũng đang hướng đến lựa chọn sản phẩm cá tra Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sẵn.

Do đó, ngành cá tra Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mạnh.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản chia sẻ, người tiêu dùng Mỹ nói riêng và người tiêu dùng thế giới nói chung đang tăng nhu cầu sử dụng cá tra từ Việt Nam, nhưng nguồn nguyên liệu trong nước lại có hạn.

Vì vậy, đường đi của cá tra vẫn tiếp tục rộng mở. Cụ thể, xuất khẩu cá tra trong 9 tháng năm 2017 đạt hơn 1,3 tỷ USD, trong đó thị trường nhập khẩu cá tra mạnh nhất là Mỹ. Với đà tăng trưởng xuất khẩu như hiện nay, đến cuối năm 2017, xuất khẩu cá tra có thể đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2016.

Với những thị trường khác như Nga, Trung Quốc, Mexico… các doanh nghiệp cần đoàn kết hơn nữa trong việc niêm yết giá bán, tránh giảm giá bán, sẽ kéo theo giảm chất lượng, làm mất hình ảnh cá tra Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Hoàng Đạo, hiện tại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam đang hướng tới sản phẩm chất lượng cao để dễ dàng thâm nhập các thị trường “khó tính”, cũng là giải pháp nâng cao giá trị của cá tra Việt Nam. Bởi khi đã đáp ứng được tiêu chuẩn của những thị trường này, thì sản phẩm cá tra khẳng định thương hiệu dễ dàng và dễ cạnh tranh ở những thị trường khác.

Trên thực tế, việc nộp hồ sơ để Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam kỳ 13 là một bước ngoặt mở ra hướng đi cho cá tra Việt Nam. “Khi phía Mỹ công bố mức thuế hợp lý, sẽ tạo cơ hội hơn nữa cho con cá tra nói chung và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vào thị trường tiêu thụ mạnh mẽ dù khó tính này”, ông Đạo cho biết thêm.

Nguồn: TTXVN Từ khóa: xuất khẩu, diễn biến, Mỹ, áp thuế, chống bán phá giá, cá tra, Việt Nam

Bán Đầu Giá Lô Cá Ngừ Đại Dương Đầu Tiên Của Việt Nam Tại Nhật Bản

(Tinmoi.vn) Lô cá ngừ đại dương đầu tiên của Việt Nam với gần 450kg đã được bán đấu giá thành công tại Nhật Bản.

(Tinmoi.vn) Lô cá ngừ đại dương đầu tiên của Việt Nam với gần 450kg đã được bán đấu giá thành công tại Nhật Bản.

Ngày 8/8, bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty CP thủy sản Bình Định (Bidifisco), chủ lô hàng cá ngừ đại dương được bán đấu giá tại Nhật Bản cho biết, đã bán đấu giá thành công 9 con cá ngừ đầu tiên được đánh bắt theo công nghệ mới. Chín con cá ngừ đại dương có giá bình quân 240.000 đồng/kg. Trong đó, con có chất lượng tốt nhất được bán với giá 437.000 đồng/kg, con thấp nhất 50.000 đồng/kg.

Như vậy, so với cá đánh bắt theo kiểu truyền thống đang được bán trên thị trường nội địa (khoảng 80.000 đồng/kg) thì giá cá bình quân đánh bắt theo công nghệ mới cao gấp 3 lần. Tuy nhiên, bà Lan cũng cho hay, giá cá ngừ bán tại Nhật phải đạt từ 300.000 đồng/kg trở lên thì doanh nghiệp xuất khẩu mới có lãi nhưng đây là lô hàng đầu tiên nên có thể chấp nhận được.

Các chuyên gia Nhật đang kiểm tra lô cá ngừ Việt Nam (ảnh VTV)

Được biết, vào tháng 4 vừa qua, tỉnh Bình Định đã triển khai thí điểm mô hình liên kết khai thác cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 5 hộ ngư dân Bình Định được chọn hỗ trợ ngư cụ đánh bắt cá ngừ theo công nghệ mới của Nhật Bản. Cá ngừ đánh bắt theo phương pháp này sẽ được thu mua với giá cao để xuất khẩu sang Nhật theo yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt với thời gian từ khi cá được khai thác đến khi sang thị trường Nhật không quá 10 ngày.

Ngày 6/8, lô cá do các ngư dân Bình Định khai thác đã được Công ty Bidifisco thu mua với giá hơn 120.000 đồng/kg. Sau đó doanh nghiệp này đã hợp tác cùng Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật chuyến lô cá ngừ đại dương với 450 kg sang Nhật Bản bằng đường hàng không để bán đấu giá.

Ngay trong ngày đầu bán đầu giá, toàn bộ lô cá ngừ đại dương nhập khẩu từ Việt Nam đã được bán hết tại chợ cá trung tâm TP. Osaka, Nhật Bản. Được biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử, cá ngừ Việt Nam hiện diện tại Nhật Bản, một trong những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất và khó tính nhất thế giới.

H.N (Tổng hợp)