Vi Sinh Cho Hồ Cá Dĩa / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Nuôi Con Của Cá Dĩa – Men Vi Sinh Cho Cá

Cá dĩa có tên khoa học là Symphysodon (Thuộc họ Cichlidae) bao gồm 2 hoặc 3 loài sinh sống ở các lưu vực trũng ngập nước ở Amazon. Symphysodon spp. là loài cá có hoa văn đẹp được ưa thích và rất có giá trị bởi màu sắc tươi sáng với hình dáng giống những chiếc dĩa. Cá dĩa được buôn bán và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới có nguồn gốc từ Amazon, Brazil. Có rất ít dữ liệu về mặt sinh thái và lịch sử phát triển của cá dĩa hoang dã mặc dù loài này được thương mại hóa rất nhiều cho lĩnh vực thủy sinh và cá cảnh.

          Cá dĩa được phát hiện bởi nhà ngư học Johann J. Heckel vào năm 1840, nhưng đến năm 1933 cá dĩa mới lần đầu tiên được các nhà thủy sinh đưa ra giới thiệu rộng rãi. Trong đó, các nhà nghiên cứu thủy sinh, nghiên cứu về cá dĩa như Lindaman (1953), Gordon (1957), Skipper (1956 và 1957), Wolfsheimer (1957) và Hildemann (1959).

          Gustave Armbruster ở Philadelphia là người đầu tiên nuôi thành công cá dĩa Symphysodon discus vào mùa xuân năm 1935. Trứng của cá dĩa bám lên thành bể và bề mặt của phiến đá trong hồ thủy sinh lớn với nhiệt độ nước duy trì ở 85oF, pH 6.8. Sau đó, các trứng này được chuyển sang bể khác có chứa nước với cùng nhiệt độ, pH và có sục khí. Trứng bắt đầu nở sau 2 ngày và chất dinh dưỡng (Yolk Sac) của cá bột được hấp thu hoàn toàn sau 3 ngày. Các cá bột này được cho ăn một loại ấu trùng của ốc biển có tên là Hydatina. Một nửa số cá bột bị chết và nửa còn lại phát triển rất chậm sau tuần đầu tiên. Sau khi cá bột được 2 tuần tuổi, chúng được cho ăn một loại rận nước có tên là Daphnia, từ đây tốc độ tăng trưởng của cá bột mới bắt đầu nhanh hơn.

          Vào năm 1949, W. T. Dodd ở Portland, Oregon, đã đăng trên Oregon Aquarium Society một nhan đề “Cá dĩa bột neo bên hông bố mẹ và xem hông bố mẹ là vùng nuôi dưỡng chúng”. Thật vậy, việc để cá bột mới nở ở cùng cá bố mẹ hoặc được nuôi bởi 1 cặp cá bộ mẹ khác là điều tốt nhất. Điều này làm tăng tỉ lệ sống của cá bột trước khi đủ khả năng tách khỏi bố mẹ.

          Những năm sau đó, các chuyên gia về thủy sinh đáng chú ý như Gene Wolfsheimer, Carrol Friswold và Roy Skipper ở Anh Quốc, cũng không thể nuôi cá bột bằng bất kỳ loại thức ăn tươi sống nào. Và các nỗ lực tạo ra các loại thức ăn tinh khiết, hoặc thức ăn hỗn hợp gồm tảo, các loài phiêu sinh vật, các loài sinh vật ăn qua lọc,…cũng có chung kết quả là các cá bột đều chết vì đói. Như vậy, việc cho ăn quá sớm các loại thức ăn và tách quá sớm cá bột khỏi bố mẹ khi chưa đến giai đoạn ăn được trùng thì tỉ lệ hao hụt hoặc chết hoàn toàn là chắn chắn xảy ra.

Cách Nuôi Con Của Cá Bố Mẹ

          Cả hai cá bố mẹ sẽ thay phiên nhau bảo vệ, thổi khí và dùng miệng gắp những trứng cá bột rớt khỏi chỗ bám dính. Cá bố mẹ sẽ gắp những cá bột mới nở bằng miệng của chúng và chuyển chúng sang những bề mặt bám dính khác nhau nơi có thể duy trì khả năng bám dính của chúng. Cá bột sẽ có thể bơi tự do sau 4 ngày nở và bơi theo bên hông bố mẹ một cách linh hoạt và bắt đầu “ăn” các chất dinh dưỡng tiết ra từ da của cá bố mẹ. Mặc dù cả bố và mẹ đều có thể nuôi cá bột, nhưng chúng vẫn cần phải có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, khi cảm thấy mệt, cá bố hoặc mẹ đang có cá bột bám sẽ búng nhẹ thân mình để chuyển đàn cá bột sang cá bố hoặc mẹ còn lại. Ngoài ra, khi cá bột đã mút hết chất dinh dưỡng trên cá bố hoặc mẹ, chúng sẽ tự bơi theo cá bố hoặc mẹ còn lại. Sau một tuần hoặc hơn tùy vào thể trạng của đàn cá, chúng sẽ bắt đầu ăn các loại thức ăn khác như artemia ấp nở hoặc ấu trùng bọ chân trèo. Ngoài các thức ăn trên, cá bột vẫn sẽ tiếp tục ăn dinh dưỡng trên da của cá bố mẹ sau ít nhất 5 tuần (mặc dù hiện nay, nhiều người nuôi đã tách riêng cá bột khỏi cá bố mẹ sau khi chúng bắt đầu có thể ăn được thức ăn khác, nhưng nuôi chung cá bố mẹ vẫn là cách ưu việt nhất). Điều kiện nước nuôi cá dĩa phù hợp nhất mà các chuyên gia đã nghiên cứu được liệt kê trong bảng dưới.

Chuyên Gia Thủy Sinh Nhiệt Độ pH Độ Cứng (CaCO3)

Armbruster 29oF 6.8 Không Kiểm Soát

Dale 27.5oC 7.1 142 ppm

Matson 27oC 7.4 356 ppm

Saphian 27oC 6.8 50 ppm

Skipper 24oC – 29oC 6.2 – 6.6 65 ppm

Wolfsheimer 26oC 6.9 68 ppm

Hình: Cá dĩa bột thuộc loài Symphysodon discus đang neo trên da để “ăn” dinh dưỡng từ cá bố mẹ – Ảnh của chuyên gia G. Wolfsheimer

Vậy câu hỏi “thức ăn quan trọng đầu tiên của cá dĩa bột là gì?” thì qua bài viết, mọi người ắt hẳn đã có câu trả lời rồi. Wolfsheimer (1957) từng khuyến nghị rằng lớp nhờn mỏng bao bọc và bảo vệ cá dĩa bố mẹ chính là nguồn thức ăn duy nhất và đầu đời của cá bột. R. Skipper (1956) từng đưa ra giả thuyết rằng cá bột đã ăn những vi sinh vật đặc biệt sống hội sinh trên da của cá bố mẹ. Để biết thực sự trên da của cá bố mẹ có những gì, Hildemann đã gợi ý kiểm tra da của cá bố mẹ mới nuôi bột và cá trưởng thành dưới kính hiển vi, sau khi chúng được gây mê bằng Tricaine Methanesulfonate.

Tổng Hợp: Ths. Tô Đình Phúc

Trần Duy Thọ

Nguyễn Thị Trúc Phương

admin

See all author post

Cách Tạo Vi Sinh Cho Hồ Cá Cảnh

Bạn của nhà nông ” Cách tạo vi sinh cho hồ cá cảnh – cá koi hiệu quả nhất!

Vi sinh là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, không thể nhìn được bằng mắt thường. Chúng tồn tại ở mọi nơi trên trái đất: trong đất, trong nước, trong không khí … Hệ vi sinh vật có trong nước hồ thủy sinh bao gồm: vi khuẩn, vi nấm, vi tảo … cả vi sinh có lợi lẫn có hại cho cá

VI SINH XỬ LÝ NƯỚC HỒ CÁ KOI

Các vi sinh vật có lợi có khả năng tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho cá, chúng xử lý phân thải, cặn bã hữu cơ, xử lý nguồn nước …. Vi sinh hữu hiệu rất cần thiết cho bể cá cảnh phải không các bạn?

Bây giờ bạn đã biết vi sinh bể cá cảnh là gì rồi phải không nào? Đối với những người chơi cá cảnh, cá koi … hầu hết đều biết tầm quan trọng của việc tạo vi sinh hữu hiệu cho hồ cá nhà mình.

Một điều rất tuyệt vời, thức ăn của vi sinh trong bể cá là những chất hữu cơ dư thừa trong bể gây đục nước như: phân cá, thức ăn dư thừa, chất nhờn từ cá, rong, rêu …

Các vi sinh vật hữu hiệu ngày qua ngày ăn và phân hủy cá chất thải gây đục nước trong bể cá, giúp nước bể cá ngày càng trong sạch và ổn định.

3. Làm thế nào bể cá nhà bạn có nhiều vi sinh?

Muốn nuôi và phát triển hệ vi sinh hữu hiệu trong bể cá chúng ta phải

Các vi sinh vật hữu hiệu muốn sống được nhờ thức ăn và chỗ bám, giúp vi sinh có chỗ trú ẩn, sinh sản và phát triển.

Nhà của vi sinh trong bể cá thường là các vật liệu lọc: đá nham thạch, sứ lọc, maxtrix … có cấu tạo nhám, sần sùi, xốp và góc cạnh. Đây chính là ngôi nhà lý tưởng để vi sinh trú ẩn và phát triển.

Như các bạn đã biết, các vi sinh có cấu tạo vô cùng nhỏ bé. Chính vì vậy chúng không thể bám lên các bề mặt trơn và nhẵn nhụi. Các nhà sản xuất vật liệu lọc thường sản xuất vật liệu có độ nhám cao, có nhiều lỗ li ti … chúng có khả năng giữ được vi sinh và làm nhà cho vi sinh ở.

Ngoài các vật liệu lọc trên làm nhà cho vi sinh ở, còn có các loại khác cũng được vi sinh lựa chọn làm nhà như: cây thủy sinh, đá trang trí, san hô, ….

3.2 Cấy thêm hệ vi sinh vật hữu hiệu từ bên ngoài vào

Mời vi sinh vật hữu hiệu đến sống trong bể cá cũng rất đơn giản. Trong tự nhiên, trong hồ cá chỉ cần có chỗ vi sinh ở, thì chúng sẽ tự hình thành và phát triển trong hồ cá của bạn. Nhưng sự hình thành tự nhiên của chúng là rất chậm, sau khi bạn setup một cái hồ mới, phải mất 3 – 5 ngày mới xuất hiện vi sinh đầu tiên. Bạn phải chờ 2 – 3 tuần sau, hệ vi sinh tự nhiên mới phát triển mạnh.

Vậy có cách nào kích thích hệ vi sinh vật trong hồ cá phát triển mạnh trong thời gian ngắn? Rất may mắn trên thị trường có rất nhiều các công ty cung cấp các sản phẩm chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học cho hồ cá cảnh – cá koi. Có 2 dạng vi sinh cho hồ cá chủ yếu là: dạng dịch và dạng bột.

Chỉ cần cho thẳng men vi sinh vào hồ cá. Trong hồ cá có sẵn nhà cho chúng ở, có thức ăn. Sau 24 – 32h chúng bắt đầu tiến hành xử lý nước hồ các cảnh luôn rồi!

4. Cách tạo vi sinh cho hồ cá cảnh, cá koi hiệu quả nhất

Việc sử dụng thêm chế phẩm vi sinh cho hồ cá, sẽ giúp cho hồ cá bổ sung thêm nhiều vi sinh vật hữu hiệu, có lợi, hạn chế các vi sinh vật gây hại cho cá. Nếu chỉ sử dụng hệ vi sinh vật tự nhiên trong hồ cá, cả vi sinh vật có lợi lẫn có hại đều phát triển. Và phải chờ thời gian rất lâu chúng mới hoạt động mạnh được.

Vinong xin giới thiệu loại vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO. Đây là loại vi sinh xử lý nước hồ cá bị đục, xanh, rêu rất tốt. Sản phẩm EMZEO đã được rất nhiều người chơi cá cảnh – cá koi tin dùng.

Cung cấp hệ vi sinh vật hữu hiệu cho hồ cá

Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho cá

Khử mùi hôi tanh bể cá rất tốt. Hấp thụ và phân hủy các loại khí độc trong hồ cá như: H 2S, NH 3 …

Cân bằng pH nước bể cá cảnh. Đưa pH về khoảng tối ưu nhất cho cá cảnh sống là 7,5 – 8

Cung cấp thêm nhiều vitamin, khoáng chất, giúp cá phát triển khỏe mạnh và cân đối.

Bổ sung thêm hệ vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa của cá, giúp cá ăn ngon, hấp thu dưỡng chất tốt. Cá nhanh lớn và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

EMZEO có chứa cả các vi khuẩn quang hợp, vi sinh vật hữu hiệu … chỉ sau vài giờ đồng hồ bể cá cảnh nhà bạn có thể bổ sung vi sinh đầy đủ

Cách sử dụng xử lý nước hồ cá EMZEO rất đơn giản: chỉ việc cho trực tiếp vào hồ cá hoặc cho vào khay lọc rồi bật máy lọc nước với liều lượng hướng dẫn chi tiết trên bao bì.

Emzeo giúp xử lý nước hồ cá rất nhanh giúp xử lý nước hồ cá bị đục, xanh, rêu … một cách dễ dàng

Sử dụng Xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO là cách làm nước bể cá trong vắt tốt nhất

Sau khi cấy vi sinh từ EMZEO, chỉ cần 2 – 3 ngày là nước bể cá có thể ổn định. Tiết kiệm thời gian xử lý so với các dòng khác rất nhiều.

Giá thành xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO rất hợp lý, chỉ 50k/gói 200gr sử dụng để xử lý 2000 lít nước hồ cá cảnh, cá koi.

4.2 Cách tạo vi sinh cho hồ cá cảnh

Bước 1: Cho Xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO vào với liều lượng 10gr xử lý 100 lít nước bể nuôi. Có thể cho trực tiếp vào bể cá hoặc cho vào khay lọc rồi bật máy lọc nước.

Bước 2: Định kỳ 5 – 7 ngày xử lý tiếp bằng EMZEO với lượng 7 – 10gr/100 lít nước bể cá

4.3 Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi

Nếu bạn có điều kiện, cách tạo vi sinh cho hồ cá koi tốt nhất tương tự như cách tạo vi sinh cho bể cá cảnh

Chuẩn bị:

– 1 gói vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO 200gr

– 1 chai lavie 1,5 lít ( mua ở các cửa hàng tạp hóa

– 15ml nước mắm

– 50gr mật rỉ đường hoặc đường phên ( đường mật mía làm bánh trôi, bánh chay)

– 1 quả chuối tiêu chín

Cách tiến hành sinh khối men vi sinh

Bước 1: Bóc bỏ vỏ chuối, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn chuối

Bước 2: Chai lavie đổ vợi nước đi ( khoảng 300 – 400 ml)

Bước 3: Cho nước mắm nhĩ, mật rỉ đường, chuối đã xay nhuyễn vào chai lavie và khuấy đều

Bước 4: Cho gói vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh vào chai hỗ hợp ở bước 3 và khuấy đều, vặn nắp chai chặt để nơi khô ráo, thoáng mát

Bước 5: Sau 24 – 32h thu được dung dịch men vi sinh xử lý nước hồ cá koi dùng để tạo vi sinh cho hồ cá koi hữu hiệu nhất

Chú ý:

Trong quá trình nhân sinh khối, chai lavie sẽ bị phồng lên, bạn chỉ việc mở nhẹ lắp chai cho khí thoát ra vợi rồi lại vặn nắp chai trở lại.

Khi sử dụng lắc đều chai mới sử dụng và vặn nhẹ nắp chai khi mở ra

Lượng dùng như sau: 15 – 20ml dịch men sinh khối xử lý 100 lít nước hồ cá koi. Lượng dùng phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của hồ cá koi

Cách Nuôi Cá Dĩa Trong Hồ Thủy Sinh

Tại sao cá đĩa lại có vẻ đẹp kì diệu như vậy? Có lẽ bởi vì chúng là loài cá có tiếng khó nuôi và chỉ thích hợp với những người nuôi cá kinh nghiệm nhất hay vì dáng vẻ vương giả của chúng. Xét cho cùng, chúng thường được mô tả như “Vua các loài cá cảnh”. Bất cứ ai đã từng chiêm ngưỡng một cặp cá dĩa tuyệt đẹp sinh sản đều phải công nhận đấy là một kì quan không thể bỏ lỡ. Nếu bạn từng xem một số sách về cá đĩa, bạn sẽ nhận thấy rằng ít loài cá nào tạo ấn tượng mạnh như cá dĩa, và một bầy cá dĩa tung tăng trong bể kính tạo nên một cảnh tượng đẹp như thần thoại.

Nhưng nuôi cá dĩa trong bể thủy sinh có đơn giản như bỏ một thanh Hershey vào một lọ bơ đậu phộng Skippy không? Nếu bạn nói “Không hẳn”, thì bạn đúng đấy. Nhưng nó không khó như bạn tưởng đâu. Chúng tôi đã bảo dưỡng những hồ cá dĩa có trồng cây một cách thành công trong vòng 15 năm nay. Bài viết này dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi, hi vọng sẽ trang bị kiến thức và sự tự tin cần thiết để bạn có thể sáng tạo một hồ thủy sinh phù hợp với cá dĩa ngoạn mục cho riêng mình.

Lợi và hại khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

Có nhiều ưu điểm khi nuôi cá dĩa cùng cây thủy sinh. Điều hiển nhiên là vẻ đẹp tuyệt đối của sự kết hợp này. Cá dĩa có khuynh hướng di chuyển nhẹ nhàng duyên dáng và trông thật hoàn hảo giữa những khóm rong đu đưa theo dòng nước. Màu sắc của chúng, đặc biệt là lam kim biền thể (nguyên văn metallic turquoise variants), cực kì hợp với màu xanh và đỏ tự nhiên của cây. Và đặc biệt quan trọng với chúng tôi, những nhà thủy sinh thâm niên, cá dĩa lớn và dễ thấy từ ghế sofa hơn những con tetra (không biết con gì) trong bể trưng bày !

Thêm một lưu ý quan trọng, cây thủy sinh được biết như bộ lọc hóa học, loại bỏ chất độc trong nước. Điều này rất quan trọng cho bể cá dĩa. Cá dĩa rất nhạy cảm với chất lượng nước và chúng đòi hỏi người nuôi cá duy trì nước ở chất lượng cao. Một loạt cây khỏe mạnh sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn trong sạch, ngăn chặn những bệnh tật thông thường như “hole-in-the-head” (không biết bệnh gì).

Cây thủy sinh cũng cho cá dĩa chỗ trú tự nhiên. cá dĩa có khuynh hướng nhút nhát và khó chịu với những tác động bên ngoài hồ. Cây thủy sinh được ưa thích để trang trí bể cá dĩa hơn vì cá dĩa dễ dàng bị thương vì những mảng gỗ hay đá sắc nhọn. Trang bị một môi trường thoải mái cũng làm cá dĩa của bạn khỏe hơn.

Cây lá rộng tạo chỗ đẻ tuyệt vời cho cá dĩa cặp. Trong khi hầu hết các nhà gây giống cá dĩa chọn giá thể hình nón hay đá phiến, cá dĩa của chúng tôi thường đẻ trên lá Anubis hay Echinodorus. Lá cây thủy sinh tạo chỗ đẻ tốt cho bể chung trong lúc những lá cây thủy sinh khác bảo vệ chỗ đẻ khỏi những hàng xóm tọc mạch hay những người nuôi cá ồn ào.

Có vài điều hại bạn nên xem xét khi bạn quyết tâm nuôi cá dĩa. Chúng là cá nhiệt đới nuôi trong nước có nhiệt độ hơn 26,67 độ C. Cụ thể chúng tôi nuôi chúng ở 27,78 độ C. Nhiệt độ cao sẽ giới hạn sự phát triển bình thường một số cây thủy sinh ở một chừng mực nào đó. Chúng tôi sẽ bàn chi tiết vấn đề này sau.

Tất cả sách về cá dĩa khuyên rằng nuôi cá dĩa thật tốt để đat kích cỡ tối đa là điều kiện tốt nhất để gây giống. Nhiều nhà gây giống cho cá ăn 4,5 lần mỗi ngày với thức ăn giàu protein như nỗn hợp tim bò. Cá dĩa mất một khoảng thời gian để ăn, sau đó thức ăn thừa được hút ra để bảo đảm chất lượng nước. Thay nước từng phần được thực hiện thường xuyên để giữ lượng nitrates thấp. Bất cứ ai trồng cây thủy sinh thấy rằng việc dọn dẹp thức ăn thừa và thay nước nhiều rất khó khăn.

Với hồ cá dĩa và cây thủy sinh, một sự sắp xếp phải phù hợp. Chúng tôi cho ăn thức ăn chất lượng mỗi ngày một lần, và thay nhiều nước cách tuần một lần. Điều này giữ nitrate khá thấp(ít hơn mg/l) nhưng không cho phép cá lớn hết mức có thể. Cá của chúng tôi có đường kính lớn từ 7 – 8 inches( 17,78 – 20,32 cm) thay vì 10 – 12 inches (25,4 – 30,48 cm)( chúa ơi, đây là cá mâm chứ cá dĩa gì) như chúng tôi thấy trong những hồ gây giống cá dĩa. Kích thước nhỏ hơn có vẻ cùng tỉ lệ với những hồ 100 gallon (380l) chúng tôi xài, thế nên chúng tôi không coi đó là vấn đề. Cũng vậy, ngay cả khi chúng tôi không định gây giống chúng, chúng sinh sản thường xuyên nên có vẻ sự giảm khẩu phần ăn không kìm hãm sự phát dục của chúng.

Sau chót, một hồ cá dĩa và cây thủy sinh nên được xếp đặt với những cây không đòi hỏi cắt tỉa thường xuyên. Vài loại cá dĩa rất nhút nhát và dễ hoảng sợ, nên bạn càng “đào bới” hồ ít, chúng trông càng đẹp. Ngay cả con cá dĩa bình thảng nhất đôi khi cũng “bốc đồng” và quẫy nước quanh hồ, có thể bị thương do gỗ trôi hay vậy dụng trong hồ.

Theo_Sinh Vật Cảnh

Hướng Dẫn Cách Tạo Lọc Vi Sinh Hiệu Quả Cho Hồ Thủy Sinh ⋆ Thủy Sinh Việt Nam

Lọc vi sinh cho bể cá là một trong những loại lọc quen thuộc và hữu ích mà bất cứ ai đam mê chơi thủy sinh, đặc biệt là cá cảnh đều biết. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được những lợi ích tuyệt vời mà lọc vi sinh mang lại. Thông qua bài viết này, Thuysinhvn sẽ giới thiệu chi tiết về lợi ích cũng như cách chế tạo lọc vi sinh cho hồ thủy sinh tại nhà cực kỳ đơn giản và hiệu quả.

Lợi ích của lọc vi sinh cho bể thủy sinh

Vi sinh là là tất cả các loại vi sinh vật có lợi cho cá và các loài thủy sinh khác. Một điều thần kỳ là thức ăn của các vi sinh này lại chính là phân cá. Chính vì thế chỉ cần trong bể cá của bạn có đủ lượng vi sinh thì sẽ phân hủy được phân cá và thức ăn dư thừa mà không cần dùng cá hệ thống lọc khác.

Lọc vi sinh là nơi cư trú của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước: Bụi bẩn, phân cá, thức ăn thừa, làm cho nước trong hồ luôn được trong sạch. Đồng thời, các lợi khuẩn sống trong bộ lọc vi sinh còn giúp cho môi trường nước được trong lành, tạo điều kiện cho sinh vật tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Những lợi ích mà lọc vi sinh mang lại là:

Lọc vi sinh đặc biệt phù hợp cho những bể nhỏ dùng nuôi các loại cá bé như: Cá 7 màu, tép kiểu, … vì thiết bị không sử dụng nhiều động cơ, vì thế sẽ không tạo thành các dòng chảy mạnh không tốt cho các sinh vật sống trong bể.

Cấu tạo đơn giản, dễ dàng setup.

Vệ sinh nhanh chóng và dễ thay mới trong quá trình dùng.

Giá cả phù hợp.

Tác dụng hiệu quả trong việc giữ môi trường nước sạch đẹp, giúp cá sinh trưởng thuận lợi và khỏe mạnh.

Các loại lọc vi sinh cơ bản

Lọc sủi

Lọc vi sinh có tác dụng hút các bụi bẩn trong nước làm cho bể trong sạch và là nơi cư ngụ của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất dơ cũng như các chất hữu cơ trong bể, để nước có chất lượng tốt cho cá sinh sản và phát triển.

Nguyên lý hoạt động:

Lọc sủi vi sinh hoạt động dựa trên nguyên lý nâng lên của khí (Air-Lift): Từ máy sục bên ngoài, khí sẽ được đưa vào để tạo áp suất hút các chất bẩn. Oxy từ đó sẽ bị đẩy lên mặt nước, kéo theo nước và các chất cặn chảy qua phần đầu lọc hoặc 1 bộ phận của hệ thống lọc: sứ lọc hay nham thạch công nghiệp,… Chất dơ và bụi bẩn sẽ bị vướng lại ở phần lọc, chỉ để thoát khí và dòng nước sạch sẽ chảy ngược ra lại.

Phần đầu lọc hoặc vật liệu lọc ở đây sẽ là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi giúp phân hủy các chất thừa thải và bụi bẩn.

Cần lưu ý, lọc mút phải sử dụng đi kèm cùng với máy sục khí và có chất liệu phù hợp cho việc nuôi các sinh vật thủy sinh trong hồ.

Lọc vi sinh dạng tràn trên

Lọc vi sinh tràn trên có tác dụng lọc vi sinh rất tốt với ba ngăn lọc: Lọc thô , lọc vi sinh , lọc hóa học.

Nguyên lý hoạt động:

Lọc thô: Ở ngăn lọc này có chứa các loại vật liệu lọc thô như : Bông lọc, túi lọc…. để giữ lại các chất thải thô, có tác dụng lọc thô các chất rắn cặn bẩn trong nước như thức ăn thừa, rác.

Lọc vi sinh: Sau khi đã đi qua lọc thô, nước sẽ chảy qua ngăn lọc tiếp theo là ngăn lọc vi sinh, nơi có chứa các vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất thải trong hồ mà ngăn lọc thô không lọc hết được như là chất nhờn của sinh vật trong hồ tiết ra, phân cá trong nước, các chất dơ bị hòa tan,..Thường có các lợi khuẩn: San hô, nham thạch, sứ lọc, gốm lọc…

Lọc hóa học: Cuối cùng, nước sẽ chảy vào ngăn lọc cuối có chứa các chất giúp khử độc, khử mùi hôi tanh.Thông thường, ngăn này sử dụng vật liệu lọc là than hoạt tính hoặc cầu lọc BioBall để hấp thụ và khử các chất độc, sau đó nước sạch sẽ chảy lại vào hồ.

Những cách đơn giản để tạo vi sinh cho hồ

Tạo nơi ở cho các vi sinh tồn tại

Nơi ở của các vi sinh có lợi trong hồ thường là các vật liệu lọc như: đá nham thạch, đá maxtrix, sứ lọc,…thường là nơi lý tưởng giúp vi sinh sinh sôi và phát triển.

Ngoài các vật liệu lọc thì cây thủy sinh, san hô và đá trang trí cũng có thể là nơi giúp các vi sinh cư ngụ.

Đưa thêm vào các hệ vi sinh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán các loại chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học có lợi cho hồ thủy sinh. Có 2 dạng chủ yếu là dạng bột và dạng dung dịch. Chỉ cần cho các loại men vi sinh vào hồ thì sau đó hệ vi sinh sẽ phát triển và sinh sôi một cách tự nhiên.

Tự chế lọc vi sinh đơn giản hiệu quả

Than tổ ông, đá matrix, bông lọc, hủ nhựa nhỏ, ống nước 16, 1 máy sủi oxy.

Bước 1:

Tạo nhiều lỗ nhỏ trải đều trên hủ nhựa.

Bước 2:

Lớp thứ nhất trong hủ chúng ta sẽ đặt đá matrix hoặc than tổ ong vào trước.

Lớp thứ 2 sẽ đặt bông lọc.

Bước 3:

Tạo 1 lỗ trên nắp hủ nhựa sao cho vừa với ống nước 16 và 1 lỗ vừa với dây oxy.

Khi bật sủi oxy lên, oxy sẽ đi vào trong hủ nhựa, rồi đi ra bằng đường ống nước 16. Khi oxy di chuyển tạo ra 1 dòng nước đi từ hồ qua các lỗ nhỏ vào trong hủ nhựa. Sau đó thức ăn dư thừa sẽ vào trong hủ nơi có chứa nhiều vi sinh có lợi. Nước sẽ đi qua bông lọc ở miệng ống 16, cứ thế nước sạch đã được lọc sẽ chảy lại ra hồ.