Vì Sao Cá Cảnh Bị Chết / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Làm Sao Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết?

Đối với người mới nuôi cá cảnh, đôi lúc đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về cách nuôi nhưng cá trong bể cứ chết dần. Vậy làm sao nuôi cá cảnh không chết và sống lâu khỏe mạnh? Bài hướng dẫn này chỉ ra một số kinh nghiệm, cách nuôi cá cảnh không bị chết, giúp bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng cá chết.

Nguyên nhân cá cảnh bị chết

1. Do mật độ nuôi cá

Mật độ nuôi cá quá dày có thể là nguyên nhân gây chết cá do khi mật độ cá dày lượng oxy trong nước giảm, chất lượng nước kém dẫn đến cá dễ bị bệnh.

Bể quá bé so với kích thước cá làm cho cá khó khăn trong việc di chuyển, thiếu oxy hô hấp nước nhanh bẩn là các nguyên nhân làm cho cá chết.

Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.

Cá dễ bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Do cá cảnh bị bệnh

Cá của bạn có thể mắc một số bệnh thường gặp ở cá mà bạn không biết như bệnh nấm, bệnh đường ruột, ký sinh trùng, lở loét.

Nguyên nhân là do chất lượng nước trong bể kém dẫn đến mầm bệnh phát triển cũng có thể do khi bạn thả cá mới có chứa mầm bệnh vào trong bể làm lây bệnh cho cá trong bể của bạn.

3. Do nước trong bể

Chất lượng nước trong bể kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cá cũng như khả năng nhiễm bệnh của cá. chất lượng nước cần trong sạch không có các mầm bệnh.

Nước máy khi thay có chứa nhiều clo.Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.

Khi clo trong nguồn nước chưa bay hết mà bạn cho trực tiếp vào trong bể cá thì có thể cá của bạn sẽ bị nhiễm độc clo mà chết đây là nguyên nhân gây chết cá cảnh mà nhiều người mới chơi cá hay gặp phải.

Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.

Việc bỏ bê bể cá, để lâu (đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.

4. Do nhiệt độ nước

Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị sock nhiệt, thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.

Ngoài ra nguyên nhân này thường hay gặp ở mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mà trong bể không có sưởi dẫn đến cá bị chết rét.

Trong bể có sưởi nhưng do mất điện hoặc sưởi hỏng nhiệt độ nước trong bể xuống quá thấp dẫn đến cá chết rét đây là nguyên nhân mà nhiều người dù chơi cá có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn gặp phải.

Thay nước mới vào bể mà nhiệt độ giữa nước trong bể và nguồn nước chênh lệch nhau nhiều làm cá sock nhiệt mà chết.

5. Do chọn cá nuôi chung

Các loại cá để nuôi chung với nhau cần phải có các đặc tính giống nhau và không cắn nhau.

Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau. Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.

6. Do vị trí đặt bể

Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.

Hoặc đôi khi bạn bỏ cá nơi thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc. Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.

7. Do cho ăn

Chế độ ăn của cá cũng có thể gây cho cá chết. Cho cá ăn nhiềuloại thức ăn không phù hợp.Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng màchết.

Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn khiến cá chết.

Cách khắc phục tránh cá chết

1. Mật độ nuôi

Kích thước bể cá phù hợp với kích thước cá, nếu bắt buộc phải nuôi cá mật độ lớn nên cải tạo hệ thống lọc cho bể cá để nước có chất lượng tốt hơn, kết hợp với tăng cường sử dụng máy sục khí oxy cho bể cá.

2. Chữa bệnh cho cá

Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở cá như có các nốt đỏ hoặc trắng, cá bơi lờ đờ không nhanh nhẹn thì bạn chú ý thật kỹ các biểu hiện để tìm ra bệnh sau đó mua các loại thuốc về chữa trị.

Cá mới mua về nên thả riêng hoặc nếu thả chung thì phải dùng thuốc để phòng bệnh lây lan.

3. Thay nước

Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cácó kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày.

Cách khắc phục là cải tạo hệ thống lọc hiệu quả, thay nước khi nước bể cá bị bẩn.Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cách khắc phục là bạn để cho nước mới bơm lên bay hết clo rồi mới sử dụng có thể để nước qua 24 tiếng cho bay hết clo hoặc mua dung dịch khử nước mới để khử clo trong nước.

4. Ổn định nhiệt độ

Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.

Khi thay nước vào bể chú ý nâng nhiệt độ nước môi trường cao bằng nhiệt độ nước trong bể hoặc nhiệt độ nước trong bể giảm bằng nhiệt độ môi trường.

Chú ý các thiết bị sưởi còn hoạt động không, thường xuyên để ý nhiệt độ nước trong bể nước thông qua nhiệt kế. Nếu mất điện trong thời gian dài có các phương án như giữ nhiệt trong bể cá chờ có điện hoặc cung cấp nhiệt cho bể cá bằng các cách khác.

5. Chọn cá

Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá betta ko nên nuôi chung với cá khác.

Tránh nuôi các loài cá có kích thước chênh lệch nhau quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cá lớn nuốt cá bé. (cá lớn cắn cá bé)

Cần tìm hiểu kỹ đặc tính các loài cá nhỏ mà lại có tính cắn rỉa vây các loài cá lớn, chậm chạp, vây dài… để tránh nuôi chung (cá bé cắn cá lớn)

6. Vị trí đặt bể

Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).

7. Cho cá ăn

Đối với cá ăn động vật sống cần chú ý thức ăn cho cá phải không to quá, vừa miệng cá tránh cá bị hóc, thức ăn là tôm tép phải cắt hết càng, râu tránh đâm vào bụng hoặc vào họng cá.Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏnuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏnuôi trong bể cá minihay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).

Cá Cảnh Chết Vì Trùn Chỉ?

Bắt trùn chỉ ở đáy sông Sài Gòn

Hàng chục năm nuôi cá cảnh, từng viết hàng trăm bài trên diễn đàn cá cảnh chia sẻ niềm say mê và kỹ thuật nuôicá nhưng giờ đây anh Vũ Minh Chương, ở quận Tân Phú, phải giải nghệ. Trước khi nghỉ nuôi cá, anh đã “chỉ mặt” một thứ chất độc khiến hàng loạt cá của anh chết, đó là trùn chỉ. Anh kể: Vừa làm chết đàn cá cảnh màu đỏ gồm 200 con, trùn chỉ lại khiến một đàn cá khác của anh phải toi mạng. Không chỉ có anh Chương mà nhiều đồng nghiệp của anh trong câu lạc bộ cá cảnh betta (vẫn được gọi thông dụng với những cái tên như cá đá, cá chọi, cá xiêm, cá phướn, cá lia thia…) cũng là nạn nhân của trùn chỉ. Anh Chí Dũng, một người sống bằng nghề kinh doanh cá cảnh gần vòng xoay Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, chia sẻ: “Trước đây, cho cá cảnh ăn trùn chỉ chẳng sao, bây giờ gắp trùn vô hồ mà tay run cầm cập”.

Theo một số người nuôi cá cảnh, do biết trùn chỉ sống dưới đáy sông, rạch bị ô nhiễm nên trước khi cho cá ăn, người nuôi đã dùng rất nhiều phương pháp tẩy rửa như xả nước, nhỏ metylen, benzol, sục khí cho trùn chỉ sạch bong nhưng khi bỏ vào hồ cho cá ăn vài lần thì cá lờ đờ, đuôi cụp lại, xuất huyết da, chán ăn rồi chết. Từ đó, một bộ phận cư dân nuôi cá cảnh kết luận: Có lẽ môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nên theo đó, trùn chỉ cũng mang theo trong mình vô số bệnh tật. Chỉ có thể rửa bùn, rửa chất ô nhiễm bám trên thân trùn chỉ chứ không thể “rửa” mầm bệnh ẩn chứa trong chính nó.

Tuy nhiên, một số người cũng chuyên nuôi cá cảnh lại cho rằng đổ thừa cá cảnh chết do ăn trùn chỉ là không thuyết phục. Anh Lê Anh Tuấn, cử nhân công nghệ sinh học, một người chuyên nuôi cá cảnh, cho rằng nguyên nhân cá chết hàng loạt là do kỹ thuật nuôi không tốt, nhiệt độ môi trường nước biến thiên, hệ miễn dịch của cá suy yếu.

Mặc dù còn nhiều ý khiến khác nhau về việc trùn chỉ có thể làm cá cảnh chết sau vài lần ăn nhưng hầu hết người nuôi cá cảnh đều thống nhất sự ô nhiễm từ kênh, rạch của TP đang khiến trùn chỉ mang nhiều mầm bệnh gây hại cho cá cảnh. Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TPHCM, khẳng định: “Tôi đã đi nhiều nước và nhận thấy dù ở Mỹ, Thái Lan hay Singapore, người ta đều thừa nhận trùn chỉ là loại thức ăn dễ lây bệnh cho cá”. Theo ông Lãng, trùn chỉ sinh trưởng mạnh dưới đáy sông, rạch. Hiện nay, kênh, rạch ở TP đang ngày càng ô nhiễm khiến trùn chỉ càng dễ bị nhiễm độc. Tuy nhiên, ông Lãng cho rằng đa phần trùn chỉ vớt lên từ đáy sông nếu được làm sạch trước khi cho cá ăn thì cá không chết tức thời được. “Dẫu biết có thể lây bệnh cho cá nhưng trùn chỉ vừa rẻ vừa giúp cá lớn nhanh nên đây vẫn là loại thức ăn được nhiều người lựa chọn”.

Anh Nguyễn Văn Tính, một người chuyên săn trùn ngụ quận Bình Thạnh, cho biết mỗi ngày, khi con nước rút là anh giong xuồng dọc sông, rạch TP để đào, đãi trùn. Anh nhận định: Nước càng đen, càng dơ, càng hôi thì trùn càng nhiều. Đoạn nước ở cầu Băng Ky, cầu Thủ Thiêm, cầu Thị Nghè rất nhiều trùn chỉ. “Sông, rạch TP ngày càng đen ngòm. Tôi đi bắt trùn chỉ mà tay phồng rộp, nổi u nổi cục. Bùn bám trên trùn chỉ mà không tẩy thật sạch thì cá cảnh ăn vào toi mạng là cái chắc”.

Hiện nay, nhiều người nuôi cá cảnh ở Quảng Ngãi cũng lao đao vì trùn chỉ. Anh Nguyễn Khánh Vương, ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, cho biết số cá cảnh trong 20 hồ nuôi của anh đã chết tức tưởi sau khi ăn trùn chỉ. Theo anh Vương, loại trùn chỉ này được những người săn trùn lấy từ khu vực sông nước nơi có nhà máy của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi trú đóng. Vừa qua, cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đã xác định chính nhà máy của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đã xả thải khiến cá chết vì sông nước ô nhiễm.

Bài và ảnh: NHƯ PHÚ

Nuôi Cá Cảnh Nghe Đơn Giản Nhưng Tại Sao Cá Hay Bị Chết ?

Nhiều người chọn nuôi cá cảnh làm trò giải trí sau giờ học, giờ làm mệt nhọc. Trước khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá cảnh, tôi đã từng nuôi trong 1 thời gian ngắn là chúng lại chết. Vậy điều quan trọng nằm ở đâu? Thú nuôi cá cảnh không phân biệt tuổi tác, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một ông lão, một chàng thanh niên, cũng có thể là một cậu bé hay một cô bé nào đó chăm chút bể cá của mình hàng ngày. Rất nhiều người có đam mê cá cảnh nhưng cũng rất nhiều người, trong đó từng có tôi, chỉ chăm được một hai tháng là chia tay bể cá vì không có kiến thức. Sau khi đọc nhiều tài liệu, tôi cũng đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm. Hôm nay AVi Việt Nam sẽ chia sẻ với mọi người tất cả những kiến thức AVi Việt Nam có được để mọi người cũng chăm được một bể cá xinh xinh tại nhà.

Nuôi cá cảnh đúng kỹ thuật để có một bể cá đẹp

Để cá luôn phát triển khỏe mạnh và không bị chết, bạn cần chú ý những điểm kỹ thuật sau đây:

Nước nuôi cá cảnh

Trước hết bạn cần chuẩn bị một bể nước nuôi cá thật sạch sẽ, không chứa các hóa chất độc hại hay chất diệt khuẩn. Nhiều người sử dụng nguồn nước máy để nuôi cá với mục đích có được nguồn nước sạch. Tuy nhiên, chất clo (chất sát khuẩn) có trong nước lại không tốt cho cá. Nếu phải dùng nước máy, bạn cần tiến hành một trong những cách sau:

Chứa nước trong thau và để ở nhiệt độ thường khoảng 24 tiếng cho clo trong nước thoát ra hết rồi mới dùng nước này cho vào bể cá.

Hoặc bạn có thể mua dung dịch khử nước về khử nước trước khi nuôi cá.

Ngoài ra bạn cần chú ý đến độ PH của nước. Nước máy là nguồn nước có độ PH ổn định phù hợp để nuôi cá. Nếu sử dụng những nguồn nước khác, bạn có thể dùng bút thử PH hoặc dùng giấy quỳ để thử. Nước giếng thường có độ PH thấp, có những nơi nước bị nhiễm phèn độ PH rất nghèo nàn. Nếu cần sử dụng bạn cần sục khí oxy vào nước đề cung cấp oxy và tăng PH. Nếu nước nhiễm phèn nặng bạn xử lý bằng cách bỏ than hoạt tính vào bồn chứa nước.

Cách thay nước cho bể cá

Bạn nên thay nước cho bể cá thường xuyên để giữ cho bể cá trong trẻo, sạch sẽ.

Khi thay nước bạn nên giữ lại 30-50% lượng nước cũ và pha trộn với nước mới. Bạn phải cho nước vào bể một cách nhẹ nhàng để cá kịp thích nghi, chống tình trạng sốc nước do chênh lệnh PH và nhiệt độ.

Mỗi khi phải chuyển cá trong bể này qua bể khác, bạn phải cân bằng độ pH phù hợp với môi trường cá quen sống để cá không bị stress do thay đổi môi trường đột ngột.

Để thay nước cho bể cá bạn cần chuẩn bị nước như đã nêu ở phần trên, hút 50-70% nước cũ, dùng ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh và dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó nhẹ nhàng cho nước mới vào.

Dụng cụ thay nước cho bể cá

Chú ý về thức ăn cho cá

Cá thường không ăn nhiều, mỗi lần bạn chỉ cần cho cá ăn một lượng vừa đủ tránh dư thừa thức ăn gây dơ bẩn bể nước.

Cá không đói nhưng khi cho ăn chúng vẫn đớp, nhiều khi bạn nghĩ chúng đói nhưng thật ra không phải vậy. Cá sẽ ăn liên tục khi có thức ăn gây đầy bụng dẫn đến chết. Bạn nên cho ăn định kỳ 2 lần/ngày. Cá có thể nhịn đói vài ngày nhưng chúng sẽ chết ngay nếu ăn quá no. Điểm này đặc biệt quan trọng. Mình cũng đã từng cho cá ăn nhiều quá dẫn đến chết.

Cách đơn giản nhất là dùng bột cho cá ăn bán ở tiệm cá cảnh. Ngoài ra, tùy từng loại cá mà bạn cần bổ sung thức ăn tươi phù hợp, có thể dùng cá con cho cá ăn.

Môi trường ánh sáng, nhiệt độ và oxy phù hợp cho bể cá

Ánh sáng

Cá cảnh hầu hết ưa sáng. Nên đặt bể cá ở nơi thoáng mát, tránh ảnh nắng trực tiếp. Cá sẽ dễ phát bệnh nếu như bể cá đặt ở nơi thiếu ánh sáng và không thoáng khí. Bạn có thể sử dụng đèn công suất nhỏ cho bể cá tầm vài giờ mỗi ngày. Bạn có thể bật đèn 8 tiếng ban ngày và tắt vào ban đêm cho cá nghỉ ngơi. Nếu đặt bể cá ngoài trời, bạn nên che nắng che mưa tốt để cá không bị ảnh hưởng.

Nhiệt độ

Cá phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 26 – 300C. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, bạn nên sử dụng thiết bị sưởi để tăng nhiệt độ bể cá.

Oxy cho bể cá

Cá sống, sinh sản và phát triển mạnh nếu được sống trong môi trường giàu oxy. Bạn cần bật oxy cho bể cá liên tục để cung cấp đủ oxy cho cá.

Ngoài những yếu tố nêu trên, nếu muốn nuôi cá cảnh thật tốt, bạn còn phải chú ý đến việc lựa chọn các loại cá nuôi chung với nhau. Mỗi bể cá phải nuôi những loài cá có cùng kích cỡ để tránh việc cá lớn ăn thịt cá bé. Tùy theo số lượng cá mà lựa chọn bể cá có kích thước phù hợp, không nên để mật độ cá quá dày vì sẽ hạn chế không gian sống và thiếu hụt oxy.

Thả cá vào bể cũng phải đúng cách

Mỗi khi mua cá về, bạn không nên thả ngay vào vể mà nên thả riêng ở bể nhỏ theo dõi vài ngày để tránh mầm bệnh lây lan nếu lỡ mua phải cá bị bệnh.

Cá rất nhạy cảm, chúng dễ bị sốc nước do khác môi trường quen thuộc. Khi bỏ cá vào bể, bạn cần ngâm bịch cá trong bể tầm 15 phút, sau đó mở miệng túi rồi múc 1 ca nước từ trong bể cho vào túi cá. Sau đó bạn hạ miệng túi xuống, mở miệng túi to ra, tay kia nhẹ nhàng kéo từ từ đáy túi lên để cá nhẹ nhàng trôi ra khỏi túi. Tránh tuyệt đối việc đổ thẳng cá vào trong bể để cá không bị thay đổi môi trường đột ngột.

Nhiều loại cá trong cùng một bể

Tại Sao Cá Cảnh Lại Chết?

Trên thực tế, hầu hết các loại cá đều có tập tính chung là đớp mồi. Cá thường không phân biệt được việc mình đã no hay chưa để dừng lại giống như con người. Chính vì vậy, khi thả thức ăn vào trong bể, rất nhiều người thấy cá đớp lia lịa nên nghĩ rằng cá bị đói và cho ăn thật nhiều thức ăn.

Việc làm này không chỉ khiến cho thức ăn ở trong bể bị dư thừa gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Mà cá ăn quá no sẽ bị đầy bụng và chết. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích vấn đề tại sao cá cảnh lại chết .

Để có thể tồn tại được, nguồn nước trong bể cá của bạn cần phải cung cấp đủ lượng oxi hòa tan cho cá. Số cá trong bể càng lớn thì lượng oxy cần thiết càng phải cao. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà bạn cần lưu ý. Vì cá cũng giống như con người, cần có sự trao đổi khí mới có thể tồn tại được.

Tuy nhiên, thiếu hay thừa oxy đều là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tại sao cá cảnh lại chết, cụ thể như sau:

Nếu oxy hòa tan trong nước không đủ, cá sẽ không thể tiến hành hô hấp như bình thường. Từ đó, cá trong bể dễ bị chết. Ngược lại, nếu trong bể có đầu tư máy sục khí công xuất quá lớn, vượt quá ngưỡng cần thiết của cá. Điều này cũng sẽ khiến cho cá trong bể của bạn bị mệt và dần dần chết đi.

Nguồn nước nuôi cá cảnh cần phải đảm bảo không tồn tại Clo trong đó. Vì cá cảnh không thể tồn tại được trong môi trường nước clo.

Bên cạnh đó, người nuôi cá cảnh cũng cần phải chú ý là nhiệt độ của nước, nồng độ PH, độ cứng của nước thích hợp với cá để chúng có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tốt nhất và không bị chết. Đây cũng là một trong lý do giải thích tại sao cá cảnh lại chết mà bạn cần phải đặc biệt chú ý.

Cá cảnh cũng cần được cung cấp một lượng ánh sáng thích hợp để phát triển. Bên cạnh đó, ánh sáng tốt còn giúp cho màu sắc của cá cảnh trở nên rực rỡ và đẹp hơn. Vì vậy, nếu lượng ánh sáng trong bể không đủ, không chỉ không gian bể cảnh trở nên u tối mà màu sắc của cá cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Đồng thời, cá cảnh sẽ dần dần bị chết.

Tuy nhiên, nếu bể cá cảnh có lượng ánh sáng quá lớn cũng sẽ khiến cá trở nên mệt mỏi và dần bị chết.

Về vấn đề nhiệt độ, thông thường ở miền bắc nước ta có hai mùa khá rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè, nếu bạn để bể cá ở bên ngoài quá lâu hoặc hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều sẽ khiến cho nước bị nóng và cá dễ chết. Ngược lại, vào mùa đông, nước trong bể khá lạnh và nếu không được cân bằng lại kịp thời sẽ khiến cá bị chết. Nguyên nhân là do cá cảnh ở nước ta chủ yếu là các loại cá nhiệt đới nên không chịu được môi trường nước lạnh.

– Bị bệnh: Trong quá trình nuôi cá, bạn sẽ thấy cá cảnh của mình rất dễ nhiễm các bệnh như: Nấm, bọ ký sinh trùng trên thân… Những loại bệnh này hoàn toàn có thể gây chết cá.

– Chọn các loại cá không phù hợp: Nếu bạn chọn nuôi những loại cá không phù hợp trong bể sẽ dẫn tới tình trạng chúng thường xuyên đánh nhau gây tổn thương và chết.

– Chết lượng cá không đảm bảo: Nếu bạn lỡ mua phải loại cá có sức sống yếu thì trong quá trình nuôi việc chúng bị chết là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân tại sao cá cảnh lại chết khá phổ biến.

– Bên cạnh đó, một số người do quá vội vàng nên thường nuôi cá trong các bể cảnh mới vẫn còn mùi keo và hóa chất cũng sẽ khiến cho cá dễ bị chết.