Vì Sao Cá Bảy Màu Chết / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Vì Sao Cá Koi Chết Hàng Loạt?

Hiện nay tình trạng cá koi chết hàng loạt đang được rất nhiều người quan tâm vì không tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục.

1/ Nguyên nhân cá koi chết hàng loạt

Cá koi không miễn nhiễm với các loại virus hay vi khuẩn, mặc dù chúng có thể chống lại khi đang khỏe mạnh nhưng khi bị nhiễm bệnh không còn sức đề kháng sẽ bị chúng tấn công và lan rộng ra cả bể cá rất nhanh.

Đây là sai lầm dễ xảy ra nhất kể cả những người có kinh nghiệm lâu năm. Lý do là lượng cá bạn nuôi quá nhiều so với thể tích hồ gây thiếu oxy trầm trọng, bởi khi cá koi phát triển nhu cầu về oxy sẽ tăng lên. Hay đơn giản là hệ thống sục oxy bị tuột dây mà không phát hiện được chỉ sau vài tiếng cá cũng có thể chết.

Tất cả các sinh vật sống đều dễ nhiễm ký sinh trùng và cá koi cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ rất khó để phát hiện cá đang bị nhiễm ký sinh trùng vì có rất ít biểu hiện, chỉ khi bệnh nặng cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, yếu dần thì mới biết và được chữa trị.

Chất lượng nước sẽ quyết định tới thời gian sống của cá koi, nguồn nước bị ô nhiễm, đục bẩn khiến cá bị bệnh và hình ảnh của cả hồ cá sẽ bị xấu đi.

Môi trường không tốt khiến cá dễ bị nhiễm bệnh như nấm mang, trùng mỏ neo, thối đuôi, loét, xù vảy, đốm trắng,.. đây là một trong những nguyên nhân làm cá koi chết hàng loạt vì không được xử lý kịp thời.

Khi sử dụng các loại chế phẩm chữa bệnh, diệt bệnh, hay phòng bệnh quá liều mà không cách ly cá bị bệnh, lượng chất độc quá cao trong nước làm cá chết.

2/ Cách khắc phục

Ngay từ khi bắt đầu chơi bạn nên tìm hiểu cách nuôi dưỡng và kinh nghiệm chăm sóc để cho các chú cá koi này luôn sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Để tránh việc cá koi chết hàng loạt thì từ đầu khi xây hồ bạn phải ước chừng số lượng sẽ nuôi để xây thể tích hồ cho phù hợp. Đầu tư vào hệ thống lọc, hút, đẩy, xả, hệ thống oxy đúng chuẩn kỹ thuật, không nên vì ham rẻ mà tự thiết kế lắp đặt, nước trong hồ sẽ không được xử lý tốt, làm mất thời gian công sức và tiền bạc để thay hệ thống mới.

Nên thường xuyên chăm sóc, vệ sinh hồ cá koi. Nếu bạn là một người bận rộn hãy thuê đội ngũ riêng tới thay nước, diệt rêu tảo, chăm sóc cá koi ít nhất 1 lần/ tháng.

Quan sát và phát hiện sớm biểu hiện của cá koi khi nhiễm bệnh, để có những biện pháp xử lý kịp thời. Dùng thuốc để chữa bệnh theo đúng liều lượng chỉ định, không dùng quá nhiều khiến cá bị nhiễm độc. Phát hiện cá nhiễm bệnh phải cách ly riêng không để trong hồ sẽ lây cho cả đàn cá.

Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hệ thống lọc, vệ sinh rêu tảo trong hồ, thay nước thường xuyên, để nước trong hồ luôn sạch sẽ, cá phát triển tốt.

Cho cá ăn đúng liều lượng, cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong mùa hè và mùa đông để tăng sức đề kháng giúp cá chống lại các loại bệnh tật.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp tới số Hotline: 0912 879 919 hoặc 097 555 9193 để nhận được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Địa chỉ: Tầng 04, Tòa nhà HUD3 Tower, Số 121-123 Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội

Vì Sao Cá Koi Chết Khi Bỏ Vào Hồ Mới

1/ Nguyên nhân cá koi chết khi bỏ vào hồ mới

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá koi chết khi bỏ vào hồ điển hình như bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm mang, nhiễm độc do nguồn nước, đánh thuốc quá liều lượng…Nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do bị sốc nhiệt độ ở hồ mới khi được thả vào.

Nhiều bạn khi mới mua cá về không để chúng làm quen với môi trường mới mà thả ngay vào trong hồ nuôi khiến cá bị sốc với nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp, không thích ứng kịp gây ra tình trạng cá chết hàng loạt vì không đủ sức chống chịu.

Hay trường hợp hồ mới xây xong không ngâm, xả nước nhiều lần và sát trùng bể, lượng xi măng bụi vôi còn tồn dư chưa được xử lý mà bỏ vào nuôi luôn đây cũng là nguyên nhân khiến cá chết.

Trước khi đem cá về thả hồ mới không hỏi hay kiểm tra độ pH của hồ đang nuôi để khi mang cá về sự chênh lệch pH quá lớn khiến cá bị sốc không thích nghi kịp thời gây nên tình trang cá chán ăn, lười bơi và yếu dần.

Khi cá có biểu hiện nổi lên mặt nước để thở liên tục, bơi lờ đờ, trôi theo dòng nước hoặc có thể xảy ra tình trạng ngủ, cơ thể chìm xuống đáy bể không thể tự làm nổi bản thân.

Biểu hiện hô hấp không bình thường, cá thở có vẻ nặng nề mang đập mạnh, mở rộng đây là một dấu hiệu nguy hiểm không được coi nhẹ.

Tới khi cá suy yếu mất khả năng bơi lội hoặc nổi bụng thì lúc đó vấn đề đang trở nên trầm trọng và khó có thể cứu chữa được.

Bạn cần kiểm tra, độ lại nồng độ pH ở nơi mua cá để sau khi mang cá về sẽ điều chỉnh cho phù hợp để cá không bị sốc, tuyệt đối không được thả cá khi nồng độ pH chưa được xử lý đảm bảo cân bằng.

Trước khi thả cá mới vào hồ bạn hãy thả trôi bao chứa cá đã mở trên mặt hồ từ 15 – 20 phút, đây là thời gian để cá làm quen với nhiệt độ nước của hồ mới. Sau thời gian này, hãy dùng vợt bắt cá khỏi bao và nhẹ nhàng cho vào hồ. Nên theo dõi cá để tìm các dấu hiệu bị bệnh hay đảm bảo chúng không tấn công bởi các con cá mới.

Chỉ nên thay 25-30% lượng nước, thay nước sẽ giúp cá mới làm quen với hàm lượng nitrat trong hồ và tránh để chúng bị căng thẳng. Đây là một bước rất quan trọng để giúp cá koi không chết khi bỏ vào hồ mới hay bạn là người không có thời gian thường xuyên chăm sóc.

Thả cá mới theo từng nhóm 2-4 con để không làm thay đổi đột ngột số lượng cá trong hồ. Việc này nhằm đảm bảo các con cá cũ có thể làm quen với các thành viên mới, ngăn chặn cá mới bị những con cá khác làm hại, vì chúng có nhiều đối tượng để kết bạn.

4/ Phòng tránh cá koi chết khi bỏ vào hồ mới

Luôn chọn mua những con cá trông có vẻ khỏe mạnh, không bệnh tật. Bạn nên theo dõi kỹ các con cá mới trong vài tuần đầu để đảm bảo chúng không có dấu hiệu bệnh tật hay căng thẳng.

Đảm bảo hồ cá đã được diệt khuẩn, khử trùng sạch sẽ, độ sâu và mực nước phù hợp. Thể tích hồ đủ rộng vì cá koi phát triển rất nhanh kết hợp cùng hệ thống lọc nước hiện đại hỗ trợ môi trường sống của cá.

Chuẩn bị sẵn hồ cách ly cá mới nhằm đảm bảo chúng khỏe mạnh và không đưa bệnh tật vào hồ cá của bạn. Hồ cách ly nên có dung tích tối thiểu 20-40 lít, sử dụng bông lọc cũ đã qua sử dụng trong hồ cá.

Sắp xếp lại các phụ kiện trang trí trong hồ như di chuyển các hòn đá, cây cảnh và nơi trú ngụ sang vị trí mới. Việc sắp xếp lại các vật trang trí trước khi thả cá mới vào sẽ làm xao nhãng và thay đổi lãnh địa mà những con cá cũ đã tạo nên. Để khi cá mới vào hồ, chúng sẽ có lợi thế cân bằng lại và không bị cô lập.

Hy vọng những phân tích và giải pháp của Koji đưa ra sẽ đem lại cho các bạn nhưng kinh nghiệm bổ ích. Nếu còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline 1: 0912 879 919 hoặc Hotline 2: 097 555 9193 để nhận được tư vấn nhanh nhất.

Hotline 1: 0912 879 919

Hotline 2: 097 555 9193

Địa chỉ: Tầng 04, Tòa nhà HUD3 Tower, Số 121-123 Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội

Vì Sao Cá Koi Phai Màu

Một số lý do khiến cá

Koi

phai màu

1. Di Truyền

Đây là điều khó khăn cho người chơi, vì một khi di truyền thì không có cách chi chỉnh sửa được cả . Trong một bầy cá Koi con, có thể có đến vài ngàn cho đến vài chục ngàn con cá Koi con sinh nỡ, nhưng không phải con nào cũng đẹp như bố mẹ cả . Đó là lý do tại sao sau khi đi qua khâu thanh lọc, cả hàng chục ngàn con sẻ bị huỷ đi tại các trại cá Koi Nhật . Loại huỷ đi để đảm bảo phẩm chất . Vì câu hỏi của bạn là dòng cá Koi KOHAKU, nên tôi sẻ mạn bàn một vài điều về việc chọn loại giống cá KOI này.

a. Dòng Kohaku sẻ có những tạng đỏ theo một hình thù nhất định nào đó mà tôi đã có lần viết bài đề cập trên diển đàn này . Chọn một hình tạng nào đó của màu đỏ trên cơ thể Koi dòng kohaku thì tuỳ người ý thích của mổi người … Tôi chỉ quan tâm đến một vài điểm quan trọng trên các hình tạng đỏ này . Tôi sẻ chú tâm đâm đến màu sắc chính giữa ngay trung điểm của mổi cái vẩy có màu cam/vàng hoặc đỏ và so sánh với màu sắc cam/vàng hoặc đỏ của chính viền vẩy đó . Sắc màu đồng đều giữa trung điểm của vẩy và viền sẻ là dấu hiệu ít nhức đầu trong tương lai . Vì một khi không có sự hài hoà giữa lòng vẩy và viền … thì đó chính là dấu hiệu cho sự có thể mất màu trong tương lai, và những con cá Koi này không nên giữ hay mua.

b. Sự phân biệt rõ ràng giữa các hình tạng trắng và đỏ là điều quan trọng . Vì lem nhem, lang chạ với các hiện tượng như rỉ lan của màu đỏ vào trong màu trắng … là điều không nên và nên tránh … vì đó cũng là dấu hiệu của màu đỏ sẻ vỡ ra và huỷ đi giá trị của con cá sau này khi chúng lớn.

c. Cá Koi dòng Kohaku khi mất màu sẻ thường mất đi từ hình tạng đầu tiên trên cơ thể là ở phần đầu, khi nhận thấy được điều này, và có sự khác biệt giữa hình tạng đầu tiên và các hình tạng còn lại về màu sắc thì ta nên tránh.

d. Khi nhìn cá, đều này sẻ khó cho những ai chưa quen mắt, nhưng nếu đủ kinh nghiệm thì màu sắc của cá Koi, khi nhìn chúng ta sẻ nhận biết được rằng lớp màu sắc tiềm tàng trong vài lớp dưới của vẩy nữa cơ, chứ không chỉ nằm trên bề mặt mà thôi. Những con cá Koi không có cho cặp măt chúng ta cái cảm giác này, thì cũng nên loại, không giữ lại và không nên mua, vì nếu nuôi chỉ phí công ! Đó là về phân di truyền

2. Phẩm chất của nước

Cá Koi là dòng cá sống trong nước kiềm …. độ pH của chúng nên có khoản từ 7-7.8 . Dĩ nhiên các thông số thông thường của nước phải đạt yêu cầu. Bạn là người chơi cá Koi đã có nhiều kinh nghiệm (tôi biết chắc là thế !), nên sẻ không lập lại tại nơi đây . Cá Koi rất nhạy cảm đến lượng oxygen hoà tan trong nước, nếu thiếu sẻ ảnh hưỡng ngay chứ không như cá rồng có thể chịu đựng lâu dài trong môi trường không có O2 .. . Thứ đến khoáng chất hoà tan trong nước có tác dụng vô cùng quan trọng đến màu sắc của vẩy đấy bạn . Vô cùng quan trọng ! Nói đến đây tôi không khỏi không nhắc đến một điểm lợi ích mà đã rất lâu người Nhật coi đó là bí quyết . Người Nhật họ pha trong nước ao hô của họ một loại đất sét . Loại đất sét này , ngày xưa khi còn chơi cá Koi, tôi phải mua từ những cửa hàng cá KOI nhập mua loại đất sét này từ Nhật . Đặc tính của loại đất sét này là hoàn toàn bổ sung những vi lượng khoáng chất cần thiết cho cá Koi và giúp cho màu sắc của chúng sáng và hoành tráng hơn

3. Thức ăn

Khi đi chọn mua cá Koi, chúng ta không nên ham mà chọn mua những con cá Koi còn bé mà đã có màu sắc rực rỡ. Thí dụ như dòng Koi Kohaku … nếu bé xíu mà đỏ kè, thì đó là những con cá Koi sẻ chắc chắn có vấn đề trong tương lai. Xin hảy xem những gì tôi đề cập trong mục 1 bên trên. Vô cùng quan trọng ! Màu sắc trong các loài cá luôn là thứ yếu, chúng đến sau sự phát triển cá. Cá Koi không là ngoại lệ . Những ai đi ngược lại nguyên tắc này của mẹ thiên nhiên (mother nature) sẻ trả cái giá không rẻ . Lý do là vì ….. bên dưới các lớp vẩy cá là những mô tế bào chất chứa màu sắc đấy ạ . Khi cá nhỏ, thì các tủ chứa đụng màu sắc này nhỏ, nhưng sẻ lớn dần theo thời gian khi chúng lớn . Môt khi các kho chứa này lớn theo kích thước của cá, thì màu sắc trong đấy vì sự phát triển của “tủ chứa” sẻ phân tán đi . Cũng bằng ấy màu, nhưng phải phân tán mỏng ra trên diện tích rộng hơn, dĩ nhiên phải nhạt màu đi . Đây là điều quan trọng, và luôn trở ngược về điểm 1 tôi đề cập bên trên, màu sắc lòng vẩy và viền hài hoà, và đều .. cho thấy tiềm năng chất chứa màu sắc của cá trong tương lai . Nhiều tủ , nhiều kho chứa màu …. sẻ là con cá Koi đậm màu trong tương lai

4. Ánh sáng

Cá Koi cần ánh sang mặt trời … bạn nuôi trong nhà thì hơi kẹt … nhưng vì hoàn cảnh thì phải xem xét lại loại bóng đèn đang xử dụng . Nên dùng các loại bóng đèn có thể cung cấp toàn vẹn vùng quang phổ của ánh nắng mặt trời , vì không phải loại đèn nào cũng có thể cung ứng yêu cầu này . Vài dòng mạn đàm với bạn . Hy vọng tôi đã trả lời được chút gì về các thắc mắc của bạn.

Cách Nuôi Cá Bảy Màu Không Bị Chết

Cá bảy màu có thể nói là loài cá kinh điển vì thường ai bắt đầu nuôi cá cảnh cũng đều bắt đầu với cá bảy màu. Cách nuôi cá bảy màu cũng không đòi hỏi cầu kỳ như những loài cá khác, có thể nói cá bảy màu sinh ra để dành cho người mới chơi cá cảnh bởi những đặc điểm nổi bậc của nó: dễ nuôi, dễ cho ăn, đẻ nhiều. Nhiêu đó thôi với chỉ một con bảy màu mái bạn mua khoảng 2000-3000 một con bụng to sẵng về nhà là có thể gây dựng cả một cơ ngơi bảy màu khủng bố rồi đó.

1. Bể nuôi cá bảy màu là nơi bạn sáng tạo:

Vấn đề này rất thú vị đây, có người nuôi cá bảy màu trong một cái hủ nhỏ cũng sống tốt nếu đảm bảo nước cho cá tốt (sẽ đề cập ở phần dưới), có người xây cả một hồ cá cảnh với hòn non bộ lớn để dành nuôi cá bảy màu và diện tích bể sẽ nhanh chóng được lấp đầy với cá bảy màu con. Một số người thích nuôi cá bảy màu trong các chậu cây trồng dưới nước như: sen, súng, súng Nhật mini,… và đặt trong khu vườn như một chậu cây cảnh thông thường.

Độc đáo nữa, người ta nuôi cá bảy màu trong một bể với mực nước cao chưa tới 3 cm, phối cảnh y hệt một vùng nước đọng trong khu rừng và bên trên người ta nuôi các loài chim, theo cách này bảy màu sẽ là nguồn thức ăn cho chim. Có người bố trí những nơi cho bảy màu ẩn nấp đồng thời bổ sung thức ăn cho chim, như vậy chỉ những con bảy màu yếu, bệnh sẽ dễ bị chim bắt ăn, cách làm này mô phỏng lại hiện tượng chọn lọc tự nhiên ngoài thiên nhiên; cũng có người để cá bảy màu phơi trong bể như là một nguồn thức ăn chính cho chim lên màu đẹp hơn, cách làm này thấy tàn ác quá và người yêu động vật sẽ không bao giờ làm như vậy.

2. Chất lượng nước nuôi cá bảy màu

– Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một bể cá cảnh mini, bạn cần đặc biệt chú trọng yếu tố nước, nên đảm bảo nước luôn trong và nước thay cho cá phải luôn là nước cũ (nước bơm lên để ngoài trời khoảng 3-4 ngày), việc thêm một số cây rong trong bể sẽ là một ý tưởng tốt cho cá bảy màu, cây thủy sinh sẽ giúp làm sạch nước và tạo không gian vui chơi cho cá, bạn sẽ đỡ tốn công thay nước với sự trợ giúp của cây thủy sinh.

– Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một hồ rộng lớn trong khu vườn thì các yêu cầu về nước cũng không quá khắt khe, nước mới bơm cá vẫn sống được (một con yếu sẽ chết, tốt nhất bạn nên cho nước cũ), kết hợp bạn cho khoảng 50 – 70g/100 lít nước vào hồ nuôi cá bảy màu nhằm tạo môi trường nước tốt nhất cho cá phát triển và tiêu diệt được một số mầm bệnh trên cá. Nước có một ít muối trong một số trường hợp rất hữu ích đối với điều trị những bệnh thông thường trên cá bảy màu như: vảy cá dựng đứng, vây bị ăn mòn, …

– Đa phần 7 màu chết do nước bẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và đa phần là do dư thừa thức ăn. Thực ra 7 màu rất ít ăn, nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao. Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn dạng viên cho cá mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá. Nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác (như hồ Thủy sinh chẳng hạn).

3. Cách nuôi dưỡng cá bảy màu sinh đẻ

– Một con 7 màu mái trưởng thành có thể đẻ con theo định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Mỗi lần đẻ từ 15 đến 40 cá con tùy kích thước cá mẹ – cá mẹ càng lớn thì mỗi lần đẻ càng nhiều con. Bạn có thể lai tạo các loại cá bảy màu khác nhau để tạo ra một màu cá độc quyền của mình, việc lai tạo cá bảy màu có thể nói là dễ nhất trong các loài cá. Cá bảy màu con lai tạo ra các màu khác nhau nếu không muốn nói đẹp hơn thì cũng không kém cá bố mẹ của chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc lai tạp các màu của cá trân châu và cá bình tích với nhau có thể gây ra thảm họa, bạn có thể sẽ tạo ra những con cá màu xấu khủng khiếp bán theo kg cũng không ai mua .

– Khi bụng cá mẹ bắt đầu lớn và bạn có thể nhìn thấy chấm đen đậm gần tuyến sinh dục của chúng thì lúc này cá mẹ chuẩn bị đẻ rồi đó, bạn nên bắt cá mẹ cho ra một hồ riêng để đảm bảo “sỉ số” đàn cá con. Vì cá mẹ, cá cha và cá lớn khác rất dễ ăn cá con mới đẻ (cá 7 màu con chỉ lớn hơn con lăng-quăng tí chút). Nhìn chung thì dòng họ bảy màu mới đẻ ra là biết bơi giống cá liền nên không dễ bị thảm sát diệt chủng như mấy con cá bình tích, trân châu con mới đẻ bơi còn xấu hơn con lăn quăn.

– Tuần 2 – 3 trở đi nếu siêng năng bạn cho ăn bo bo (hồng trần/trứng nước) để cá lớn nhanh hơn. Khoảng 4 tuần trở lên thì cá con có thể ăn lăng-quăng và trùn chỉ được rồi nhưng thường cá bảy màu con được nuôi trong hồ cá rong rêu phong phú thì chỉ cần cho ăn một ít thực phẩm dạng viên cho cá thì cũng rất tốt rồi.

Theo nhiều tài liệu thì cá bảy màu có tuổi thọ từ 2 – 3 năm. Nhưng nếu bạn nuôi được 7 màu từ 1 tuổi trở lên coi như đã thành công lắm rồi. Con 7 màu “thọ” nhất mình nuôi được là 1 con da rắn: khoảng 15 tháng. Nhưng bạn cứ yên tâm, với tốc độ sinh sản như ở mục 4 thì bạn chỉ biết kêu gọi mọi người tới “chia sẻ” 7 màu mà thôi.

Vì Sao Lá Cây Có Màu Xanh Lục?

Màu xanh lục trên lá cây đó là do lá cây có chất diệp lục bên trong lục lạp. Thực ra có các chất khác trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ thứ yếu nên màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

Lá cây có màu xanh lục là vì

Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ cho diệp lục b và diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Nói một cách dễ hiểu hơn là

Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.

Lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục có trong lục lạp. Sở dĩ chất này có màu xanh là do : ánh sáng trắng có thể phân tách ra thành 7 màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím; mà chất diệp lục lại không thể hấp thụ ánh sáng lục nên khi ánh sáng này chiếu vào lá, lá sẻ phản màu lục lại mắt ta làm mắt ta thấy lá có màu xanh. Còn lá cây có màu đỏ vẫn quang hợp tốt do nó vẫn có diệp lục còn màu đỏ trên lá là do các loại sắc tố khác gây nên.

Vì sao một số lá cây có màu đỏ

Với nhiều người, hễ là thực vật thì hiển nhiên là có lá xanh. Vì lá xanh tức là có chất diệp lục, nhờ đó chúng mới quang hợp, tạo ra chất hữu cơ để sống chứ! Ấy thế mà có kẻ lại chơi trội. Rau dền đỏ, gỗ thích… chẳng hạn. Lá của chúng đỏ tía tai. Chúng sống bằng gì, khí trời chắc? Đương nhiên là chúng cũng dùng rễ hút dinh dưỡng và dùng lá để quang hợp rồi. Tạo hoá màu mè chút thôi. Bởi vì những lá này tuy màu đỏ, nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục.

Còn sở dĩ có màu đỏ vì nó chứa chất antocyan màu đỏ. Tỷ lệ chất này trong lá so với diệp lục nhiều đến nỗi nó át cả màu xanh của diệp lục. Để chứng minh hiện tượng này, người ta chỉ cần nhúng lá đỏ vào nước nóng – nó sẽ bộc lộ chân tướng ngay lập tức. Khác với chất diệp lục, antocyan rất dễ bị hoà tan trong nước nóng.Vì vậy, khi bị luộc, chất antocyan sẽ tan dần và lá cây chuyển từ đỏ thành xanh. Vậy là, tuy lá cây có màu đỏ, nhưng nó vẫn chứa chất diệp lục như thường.

KS Trần Thiên Ân, Trại Giống Lâm Hà, Lâm Đồng cho biết: Dù lá đỏ hay xanh thì cây cũng dùng bộ rễ để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây và lá dùng để quang hợp. Tuy màu đỏ nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục, chất này được gọi là antocyan màu đỏ. Chất này nhiều nó lấn át màu xanh của diệp lục nên lá cây biến thành màu đỏ. Muốn kiểm chứng xem lá có trở lại màu xanh không chúng ta nhúng lá cây vào nước nóng, một lúc sau màu đỏ sẽ nhạt dần và hiện lên màu xanh. Tương tự, khi luộc rau dền đỏ, nước sôi sẽ khiến lá rau từ màu đỏ chuyển sang màu xanh. Khác với các cây có lá màu xanh thì antocyan màu đỏ rất dễ hòa tan trong nước nóng.