Ubnd Phường 7 Cà Mau / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Vụ Cháy Ở Phường 7

Tập trung mọi phương tiện, trang thiết bị và nhân lực làm nhiệm vụ xuyên đêm qua, lúc 2 giờ sáng nay 30/8, các lực lượng chữa cháy mới khống chế được ngọn lửa trong vụ cháy dữ dội xảy ra tại Phường 7, TP. Cà Mau vào tối qua. Tuy nhiên, do đây là khu vực kinh doanh quần áo may sẵn và các mặt hàng dễ gây cháy, các căn hộ không lối thoát hiểm phía sau, nên lửa vẫn tiếp tục ngún sâu phía trong, gây khói bốc ngược ra phía ngoài, công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ghi nhận tại hiện trường sáng nay, các lực lượng chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát, chưa thể tiến sâu vào bên trong vì có rất nhiều khói bốc ra.

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn tỉnh trực tiếp chỉ huy chữa cháy tại hiện trường. Việc cháy lan sang các nhà lân cận đã được ngăn chặn. Tuy nhiên, trong đêm qua và sáng nay, các hộ lân cận vẫn tiếp tục di chuyển tài sản ra bên ngoài, phòng ngừa cháy lan. Lực lượng chữa cháy phải làm nhiệm vụ xuyên đêm, nỗ lực khống chế đám cháy. Sáng nay, khói vẫn bốc lên trong khu vực cháy.

Hiện ngành chức năng tiếp tục phong tỏa hiện trường, chữa cháy và khám nghiệm hiện trường.

Như Đất Mũi Online thông tin, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 29/8, tại khu vực chợ đầu mối Phường 7, TP. Cà Mau, dù trời có mưa nhưng xảy ra một vụ cháy lớn, khiến nhiều hộ dân trong khu vực phải sơ tán.

Thiệt hại tài sản trong vụ cháy ước tính hàng tỷ đồng.

Theo đó, đám cháy được cho là bắt nguồn từ hiệu buôn Hải Dung (đường Hồ Trung Thành, Phường 7) chuyên kinh doanh quần áo, giày dép, cặp vở… khiến 5 gian nhà của hiệu buôn bùng cháy dữ dội.

Nhận được tin báo, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Công an tỉnh Cà Mau) đã huy động lực lượng đến hiện trường khống chế đám cháy.

Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Tiến Hải và Chủ tịch UBND TP. Cà Mau, ông Phan Hoàng Vũ cũng đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ huy công tác chữa cháy, cứu hộ và bảo vệ tài sản nhân dân.

Theo ghi nhận ban đầu, khả năng gây cháy là do sự cố về điện và mức thiệt hại tài sản ước tính hàng tỷ đồng. Rất may không thiệt hại về người, chỉ có vài người bị thương đã được chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngay trong tối qua.

Được biết, sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân đến thăm các nạn nhân trong vụ cháy đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khô Cá Khoai Cà Mau

Khô cá Khoai Cà Mau nổi tiếng khắp miền Tây nhờ nơi đây có lượng cá khoai sinh sống khá nhiều, người dân Cà Mau có bí quyết làm con khô cá khoai khẩu vị lạt,vừa ăn, kĩ thuật phơi khô vừa tới chứ không khô cứng.

Vùng ven biển miền Tây Nam bộ từ Trà Vinh đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có rất nhiều cá khoai. Nhiều đến nỗi ngày trước ngư dân miền biển nói đây là cá “nhà nghèo”. Cá khoai có thân mình tròn có vây mà lại không có vẩy. Thường có màu xám dọc theo sống lưng và đa phần là màu trắng đục. Cá không có xương dăm, xương sống cũng rất mềm, thịt cá thơm ngọt, dễ tan ra như cháo (nên còn gọi là cá cháo). Cá khoai có miệng rộng với hàm răng sắc cùng nhiều răng cưa, bởi vậy nếu không khéo người ăn để răng cá vướng vào sẽ có cảm giác đau buốt. 

Do lượng cá nhiều, cá Khoai lại rất mau chết khi lên khỏi mặt nước biển, nên mỗi khi những chiếc thuyền đánh bắt gần bờ cặp bến, người ta thường tranh thủ phơi cá khoai trên những vỉ tre để làm khô. Do thân mình cá khoai nhiều nước nên con cá cỡ cườm tay khi khô lại chỉ còn bằng ngón chân cái là cùng. Khô cá khoai chỉ cần rửa sơ qua nước muối rồi phơi khoảng ba nắng giòn là khô ráo. Giá bán lẻ cá khoai lưới tươi sống hiện tại xấp xỉ 50k/kg, trung bình khoảng 8-10 kg cá tươi sẽ cho 1 kg khô cá khoai.

 

Khô cá khoai Cà Mau nướng sơ qua lửa than hồng, tránh nướng lửa lớn hoặc quá lâu khô dễ cháy khét, thịt cứng, mất ngon. Khô cá Khoai nướng xong, để ra miếng lá chuối xiêm rồi dùng tay bóp mạnh, răng cá, vây cá sẽ rụng bớt đi. Thực khách dùng tay bẻ thành từng khúc chấm với nước mắm me hoặc nước mắm xoài bằm là đã thấy đã đời.

Cầu kì hơn, người ta bẻ cóc, xoài xanh gọt vỏ, để trộn gỏi khô cá khoai. Xoài hoặc cóc gọt vỏ, bằm rồi xắt sợi nhuyễn, rưới ít nước mắm ngon, ít muỗng đường cát, chút bột ngọt trộn đều. Sau đó, cho khô cá khoai đã nướng, xé từng miếng nhỏ, trộn đều, phía trên rắc thêm ít lát ớt chín, ngò gai, húng quế xắt nhuyễn là đã có món nhậu vừa đơn giản, tinh tế mà lại rất hao mồi.

 

Khô cá Khoai Cà Mau nổi tiếng khắp miền Tây nhờ nơi đây có lượng cá khoai sinh sống khá nhiều, đặc biệt là tại vùng Cái Đôi Vàm thuộc huyện Phú Tân. Người dân Cà Mau có bí quyết làm con khô cá khoai từ con cá lưới, có khẩu vị lạt, vừa ăn, kĩ thuật phơi khô vừa tới chứ không khô cứng. Cá khô miền Tây chuyên cung cấp khô cá khoai lưới Cà Mau, có khẩu vị lạt, size  lớn, giá 500k/kg, đã bao gồm phí giao hàng tận nơi tại trung tâm Sài gòn.

Cảm Nhận Về Vùng Đất Cà Mau Qua Bài Sông Nước Cà Mau

Viết một bài văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau qua đoạn văn “Sông nước Cà Mau”.

1. Mở bài

– Giới thiệu nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm “Sông nước cà Mau”. Trích đoạn “Sông nước cà Mau” trong nằm trong tác phẩm này đã đưa người đọc trở về với những cảm nhận phong phú, bất ngờ và sâu lắng, đầy thi vị về cả thiên nhiên và con người của vùng đất cực nam Tổ quốc.

– Dẫn dắt vô đề bài: Chuyến đi dài của nhân vật đã mở ra trước mắt chúng ta những vẻ đẹp của vùng đất Cà Mau khiến người khác khó quên.

2. Thân bài

– Vẻ đẹp không gian vùng sông nước Cà Mau: Kênh rạch và sông ngòi là nét đặc trưng của vùng đất phương Nam nhưng để xét về độ “đậm đặc” thì phải kể đến nơi đây. Với một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện , liên thông với nhau, không có điểm khởi đầu và nơi kết thúc.

– Sự sống động của vùng sông nước Cà Mau: Con sông khác hẳn về độ mênh mông, “nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác”, nó là con sông hùng vĩ, trung tâm của vùng sông nước. Một bên là sông, một bên là rừng “ôm lấy dòng sông” giống như một đôi tri kỉ. Rừng đước ở đây “dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”, bồi đắp cho vẻ đẹp của sự chung thủy và non tơ.

– Đặc sản của vùng sông nước Cà Mau: Đến với đặc sản của vùng sông nước chính là chợ nổi Năm Căn, đó là một khu chợ tấp nập, nhộn nhịp nhất của vùng đất này, sự trù phú của nó lồ lộ ra với cái “những” mà tác giả liệt kê như: những bến vận hà, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè,… những người con gái Hoa Kiều, những người Chà Châu Giang…”

3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp của vùng đất Cà Mau.

Văn mẫu cảm nhận của em về vùng đất Cà mau qua bài Sông nước cà mau đã học

Đất rừng phương Nam là một truyện dài viết cho trẻ em của Đoàn Giỏi. Dựa vào bối cảnh thời gian là những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và cốt truyện là chú bé An lưu lạc đi tìm gia đình, nhà văn đem đến cho người đọc bao nhiêu cảm nhận phong phú, bất ngờ, sâu lắng đầy thi vị về cảnh và người, vể vùng đất cực nam của Tổ quốc thân yêu. Đến với vùng đất ấy, như về với quê hương, một quê hương đôi phần bỡ ngỡ khi nhìn thấy nó đầu tiên, nhưng ngay sau đó là say mê khi được đắm mình vào cái thế giới kì lạ, hấp dẫn lạ lùng. Người, cảnh của một vùng quê như ẩn giấu bao trầm tích đáng yêu, đáng quý cứ mở ra trước mắt chúng ta trong chuyến đi dài ngày của nhân vật. Trích đoạn Sông nước Cà Mau không hề ngắt ngừng dòng chảy của những con sông như sông Bảy Háp, sông Cửa Lớn, sông Năm Căn,… mà nơi nào cũng neo đậu hồn ta như những cái bến hẹn hò với một vùng Đất Mũi.

Còn nhận xét về cách người ta gọi tên đất, tên sông nơi này cũng có “sự tích” hẳn hoi. Chỉ có điểu không phải tên ông hoàng bà chúa, trong sách sử hay truyền miệng dân gian, chỉ đơn giản là tuỳ theo đặc điểm sinh thái cây, con, nghĩa là động, thực vật ven bờ mà giản dị đặt tên cho nó. Rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, xã Năm Căn,… không có cái tên dân dã nào nằm ngoài quy luật ấy. Cũng có thể đây là vùng mà cha ông ta đi “mở cõi” mới khai phá chưa có được độ dày của nền văn hiến, về phương diện này, nó còn rất đỗi đơn sơ.

Sự sống động của vùng sông nước Cà Mau chỉ thực sự bắt đầu từ câu: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn…”. Sự sống động này đối lập với cảnh “tĩnh” ở trên. “Sống động” là phải, bởi cuộc hành trình đang bơi nước rút đến cái dấu chấm xuống dòng là ngôi chợ Năm Căn. Cho nên cũng vẫn là một vùng sông nước, nhưng sông khác, nước khác và cây rừng cũng khác. Nói cho thật đúng, con sông đến đây mới thực sự định hình. Con sông Bảy Háp ở đoạn trên có lẽ chỉ là một con sông nhỏ, trong cảm giác của người lữ hành, nó rất dễ bị bỏ quên. Tới con sông Năm Căn này thì khác hẳn. Khác hẳn ở độ rộng “mênh mông”, vì mênh mông mà “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, không giống như con sông Bảy Háp lặng lẽ trôi xuôi, có chăng tiếng rì rào thì đó là âm thanh từ biển Đông và vịnh Thái Lan vọng tới. Đây là một con sông hùng vĩ, trung tâm của sông nước nơi này. Tư thế đầy chất tráng ca của nó được khẳng định trong những mối tương quan hoặc đối xứng hoặc đối lập rất nên thơ. về tương quan đối xứng, giông như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình trong thơ cổ (ở đây thay cho núi là rừng cây), cảnh ở đây là một bên sông, một bên rừng “ôm lấy dòng sông” như một đôi tri kỉ. Cả hai rất tương xứng vể tầm vóc. Nếu con sông Năm Cãn “rộng hơn ngàn thước” thì rừng đước “dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. Hơn thế nữa, hình như để chữ con sông đường bệ kia vừa ý, rừng đước còn bồi đắp cho vẻ đẹp của mình sự chung thuỷ và non tơ. Vì sao ở đoạn trước cũng có màu xanh, nhưng màu xanh không rõ nét, còn bây giờ sự mơn mởn đã hồi sinh. Vẫn là những cây đước nhưng bển bỉ “mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ”. Rừng đước ở đây như một bản tình ca mượt mà sóng đôi với cái âm hưởng sục sôi của tiếng sóng đổ ra biển của sông Năm Căn “ngày đêm như thác”, về tương quan đối lập giữa cái lớn với cái nhỏ, có thể kể ra mối liên hệ giữa dòng sông mênh mông với hàng đàn cá nước đen trũi “nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”. Sóng trắng là sóng lớn, gió to, còn đàn cá như bầy trẻ đang nô đùa thoả thích trong ngày hội lớn của bản năng loài cá hoang sơ. Bức tranh vừa rất hiện thực vừa mơ màng như một tứ thơ của Thôi Hiệu thời xưa với sự ẩn hiện của đường nét loà nhoà “trong sương mù và khói sóng ban mai”.

Về nghệ thuật của bức tranh kí hoạ sông nước Cà Mau này (thật ra là bức tranh liên hoàn tạo thành một hệ thống), ta nhận ra độ đậm nhạt và những nốt nhấn của người hoạ sĩ ngôn từ. Nếu cảnh một là một bức tranh khái quát, nhìn xa thì cảnh hai lại là một cái nhìn cận cảnh với những đường nét đã được cụ thể hoá. Trong thế liên hoàn ấy, xóm chợ Năm Căn là một nốt nhấn. Nó giống như một bông hoa rực rỡ, đỏ tươi làm ấm lại và náo nức hẳn lên đối với người du ngoạn. Còn vè phong cách, căn cứ vào các yếu tố câu văn miêu tả như quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét thì Đoàn Giỏi có nhiều ưu thế về quan sát, nhận xét để từ đó ghi lại những bức tranh phong cảnh khác nhau. Không có nhiều tưởng tượng, so sánh, tác phẩm không phải vì thế mà mất đi cảm hứng lãng mạn. Bởi tuy sử dụng bút pháp tả thực, nhưng do người viết đã vừa kể, vừa tả, nghĩa là đã gửi gắm tâm hồn mình trong cảnh, những trang vẽ đẹp về thiên nhiên ấy tự nó như bài thơ hay, đầy ý vị, ý ở ngoài lời cứ ngân mãi nơỉ chúng ta trong tâm tưởng.

“Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm truyện dài của nhà văn Đoàn Giỏi viết dành cho trẻ em. Trích đoạn “Sông nước cà Mau” trong nằm trong tác phẩm này đã đưa người đọc trở về với những cảm nhận phong phú, bất ngờ và sâu lắng, đầy thi vị về cả thiên nhiên và con người của vùng đất cực nam Tổ quốc. Chuyến đi dài của nhân vật đã mở ra trước mắt chúng ta những vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và con người nơi đây.

Bắt đầu vào chuyến thám hiểm của cậu bé An, chúng ta bắt gặp ngay hai địa danh lạ là Chà Là và Cái Keo, những cái tên không thể phỏng đoán mà chỉ cho ta những liên tưởng tới những thứ còn hoang sơ. Kênh rạch và sông ngòi là nét đặc trưng của vùng đất phương Nam nhưng để xét về độ “đậm đặc” thì phải kể đến nơi đây. Với một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện , liên thông với nhau, không có điểm khởi đầu và nơi kết thúc. Đó quả là một thứ thiên la địa võng.

Rơi vào lưới trời bủa vây chưa bằng sự bủa vây của một không gian ngập tràn màu xanh bao la, cả trên trời, dưới nước và xung quanh toàn một màu xanh. Một màu xanh trùng điệp lặng lẽ vang lên bải hòa âm về màu sắc, khiến cho đôi mắt của con người phải ngạc nhiên: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá”. Cùng với cảm nhận của thị giác, cảm nhận của thính giác lại mang về một giai điệu rì rào vỗ về như một tiếng ru êm đềm không dứt. Đó chính là “Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về…” nó mang vị mặn mòi của biển cả theo hơi gió muối. Tên của địa danh, của những con sông và kênh rạch nơi đây mang một vẻ dân giã, chỉ đơn giản theo đặc điểm của động thực vật ven bờ mà đặt tên cho nó.

Sự sống động của sông nước Cà Mau được hiện lên rất rõ qua con sông Năm Căn và khu chợ nổi Năm Căn. Con sông khác hẳn về độ mênh mông, “nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác”, nó là con sông hùng vĩ, trung tâm của vùng sông nước. Một bên là sông, một bên là rừng “ôm lấy dòng sông” giống như một đôi tri kỉ. Rừng đước ở đây “dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”, bồi đắp cho vẻ đẹp của sự chung thủy và non tơ.

Đến với đặc sản của vùng sông nước chính là chợ nổi Năm Căn, đó là một khu chợ tấp nập, nhộn nhịp nhất của vùng đất này, sự trù phú của nó lồ lộ ra với cái “những” mà tác giả liệt kê như: những bến vận hà, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè,… những người con gái Hoa Kiều, những người Chà Châu Giang…”. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, của sắc màu trang phục, tiếng nói của các dân tộc khác nhau, tạo nên nét riêng biệt của chợ này với các chợ khác trong vùng.

Tuy bài văn không có nhiều hình ảnh tưởng tượng và so sánh nhưng bức tranh về vùng đất Cà Mau không mất đi những cảm hứng lãng mạn. Bởi tác giả đã rất khéo léo sử dụng bút pháp tả thực, vừa kể, vừa tả, gửi gắm tâm hồn mình trong từng khung cảnh.

Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.

Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên. Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…

Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen”

Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng…

Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ:

Khô Cá Kèo, Khô Cá Kèo Cà Mau

Khô cá kèo Cà Mau là một món ăn đơn giản nhưng khá ngon và tốt cho sức khõe. Khô cá kèo nướng lên, chấm với nước mắm me dầm ớt lai rai với bạn bè vừa tiết kiệm thời gian, món ăn tinh tế lại khá bắt mồi.

Cá kèo là giống cá chỉ thấy ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt có rất nhiều ở hai tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau. Cá kèo chế biến được nhiều món như cá kèo kho rau răm, lẩu cá kèo, cá kèo nướng muối ớt, khô cá kèo chấm mắm me….trở thành đặc sản được ba miền ưa chuộng. Món khô cá kèo Cà Mau cũng rất dễ chế biến nhưng để cho ra được con khô cá kèo chất lượng và lạt thì không phải dễ. 

Thường cá kèo còn sống người ta đem rửa sạch, nhúng vào nước muối tro rồi đem ra ngay. Sau đó, xếp lên vỉ tre hoặc lưới mành phơi khoảng ba nắng gắt. Kinh nghiệm của bà con mình cho biết, nắng của đợt phơi đầu tiên là quan trọng nhất, Nếu phơi không được nắng gắt trong đợt đầu thì toàn bộ khô coi như bỏ đi. Trong quá trình phơi khô cá kèo, bà con thường dùng chai chứa rượu đế để xịt phun sương phủ lên lớp khô nhằm để đuổi côn trùng và giúp khô kèo tránh bị gắt dầu vì đây là loài cá da trơn có nhiều chất béo.

Khô cá kèo Cà Mau là một món ăn đơn giản nhưng khá ngon và tốt cho sức khõe. Khô cá kèo nướng lên, chấm với nước mắm me dầm ớt lai rai với bạn bè vừa tiết kiệm thời gian, món ăn tinh tế lại khá bắt mồi. Chiên vài con khô, làm chén nước mắm tỏi ớt cộng với ít rau sống là đã có bữa cơm trưa ngon lành. Người lớn tuổi ở quê cũng thường dùng khô cá kèo Cà Mau ăn sáng với cháo trắng rất tốt cho sức khõe. Do là nguồn khô sạch, ướp khẩu vị lạt, nên bắt buộc phải bảo quản khô cá kèo Cà Mau bằng cách gói kín, chứa trong ngăn đông tủ lạnh.