Tuổi Sinh Sản Của Cá La Hán / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Cho Cá La Hán Sinh Sản

[tintuc]Phương pháp 1 : Chọn và bắt cặp cho cá đẻ

Cá La Hán rất dễ cho đẻ, nhưng để duy trì một cặp cá đẹp, đẻ nhiều là cả một thách thức. Và hiện nay phong trào đã đi xuống do xu hướng kiếm lời từ những người kinh doanh, họ đem những con cá không có đầu ra ép để bán. Vì người mua cá nhỏ chưa thể xác định được cá đó có lên đầu hay không phải mất từ 3-5 tháng thì mới biết và khi biết họ tỏ ra chán nản không thích thú nuôi nữa đó chính là lí do khiến phong trào cá La Hán đi xuống, vì vậy mình khuyên bạn khi ép cá thì nên lựa chọn những cặp cá đẹp xuất sắc.

Cặp cá cho ép phải xuất sắc thì cá con mới đẹp và có tỉ lệ đâu cao

Cá mái nên có châu nhiều (vì cá mái thường không có gù)

Cá trống dáng đẹp, gù to, đuôi không túm hay bị tật gì hết, châu sáng

Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là cá trống phải to hơn cá mái. Giải thích cho việc này là bởi vì trong thời gian đẻ trứng, cá mái rất dữ và có thể làm cá trống bị thương nghiêm trọng hoặc nặng hơn là có thể giết chết nó. Một con trống lớn có thể khống chế con mái một cách dễ dàng, và điều quan trọng hơn hết là bạn phải có nhiều hồ, nếu không bạn sẽ bị đọng khi cá con nở và lớn lên, vì cá lớn rất nhanh.

Khi đã chọn được cặp cá ưng ý, cho cả 2 vào cùng 1 hồ, nên ngăn đôi bằng 1 tấm kính.

Đợi cho đến khi nào chúng không còn tỏ vẻ hung hăng với nhau nữa thì hãy bỏ tấm kính ngăn đi. Nhớ là phải tiếp tục quan sát chúng để đề phòng rủi ro vì 2 con có thể cắn nhau.

Sau khi 2 con cảm thấy thích hợp và bắt cặp với nhau thì cá mái sẽ có những sọc đen trên thân mình và bắt đầu dùng miệng dời sỏi hoặc làm sạch giá thể để làm tổ. Cá mái sẽ dọn dẹp sạch sẽ nơi nó dự định đẻ trứng, đôi khi con trống cũng tham gia công việc này.

Lúc này, cơ quan sinh dục của cá mái sẽ lòi ra, và sẵn sàng đẻ trứng trong vòng 5-7 giờ. Con trống thì rất hung hăng và màu sắc có vẻ hơi “phai”, đầu có thể xẹp đi một chút, nhưng bạn đừng bận tâm vì khi ép xong khỏang 2 ngày sau nó sẽ trở lại bình thường

Nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng cứ mỗi sau khi cá mái đẻ 1 lượt thì cá trống sẽ đi theo và thụ tinh cho trứng, bằng cách “chà” lên ổ trứng. Cố gắng đừng cử động mạnh hay gây tiếng động lớn để cho cá đừng bị stress. Cá sẽ đẻ trong vòng 30 phút đến 3 giờ và số trứng đạt được khoảng từ 1000 – 5000 trứng.

Sau khi cá đẻ xong, bạn có 2 lựa chọn:

Thứ nhất: để trứng lại cho cá bố mẹ chăm sóc. Cách này ít người chọn, vì cá mẹ thường ăn con

Thứ hai: Lấy trứng ra và đặt nó vào một cái hồ nhỏ đã được xử lý nước và khử trùng (hoặc lấy nước từ hồ cá bố mẹ đã bắt cặp). Việc khử trùng giúp cho những trứng hư không lây san những trứng khác.

Cá bố mẹ bảo vệ và ấp trứng tốt nhưng cũng có thể sẽ ăn hết trứng nếu chúng cảm thấy bất an. Vì vậy, bạn nên lấy trứng ra ấp riêng để tránh được rủi ro.

Đặt giá thể có trứng vào hồ ấp. có 2 cách :

* 1. Nếu đem dĩa trứng ra hồ nhỏ để ấp thì để nghiêng (khỏang 75 độ) vào thành hồ (đối với hồ bề rộng 30cm)

* 2. Nếu cho ấp trực tiếp tại hồ cá đẻ thì để nằm ngang với đáy bể, giảm mực nước đi 50%

Những trứng màu trắng là trứng hư, nếu giá thể được đặt nằm ngang cá con sẽ ăn những trứng này (cũng itện chứ hỉ).

Bật sủi không khí với cường độ nhẹ. Không được để bọt khí sủi trực tiếp vào trứng, nên để cách xa khoảng 5 – 10 cm. Đừng quên tắt máy lọc nếu bạn không muốn cá bột khi nở ra sẽ bị hút vào máy

Phần 3: Cách chăm sóc cá bột

Trứng sẽ nở sau khoảng 50 giờ, nếu hơn 72 giờ thì chất lượng cá con sẽ không tốt. Trứng đầu tiên sẽ mọc đuôi và nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những chấm đen nhỏ, đó là mắt cá. Bạn sẽ nhận ra rằng không phải tất cả mọi trứng đều nở. Một số trứng không thể nở vì không được thụ tinh. Đã có trường hợp trứng nở rất ít nhưng bạn đừng lo, cá sẽ đẻ trong khoảng từ 3 – 6 tuần sau nếu có chế độ cho ăn tốt. Do vậy, nếu thất bại, bạn vẫn còn cơ hội để thử lại.

Sau khi cặp cá đẻ trứng, bạn phải tách riêng chúng ra. Cặp cá có thể oánh nhau dữ dội sau khi đẻ, vì vậy, hãy lưu tâm đến chúng.

Trong vòng từ 2 – 4 ngày sau khi nở, cá bột không cần phải cho ăn. Chúng sẽ sử dụng noãn hoàn để sống. Sau đó, bạn có thể cho cá bột ăn bo bo hoặc luộc kỹ 1 quả trứng gà, bóc vỏ và lấy lòng đỏ, lấy 1 ít vào 1 cái chén và dùng 1 ít nước ấm đành lõang ra và tạt đều vào hồ, cá con sẽ ăn ngay khi hết nõan hòan, theo hv cá đến ngày thứ 4 cho ăn bo bo và đến ngàt thứ 7 bắt đầu cho ăn trùn chỉ và vẵn bỏ 1 ít bo bo. Cá con rất phàm ăn, bạn nên cho ăn càng nhiều càng tốt trong giai đoạn này để giúp cá có một nền tảng vững chắc để phát triển về sau. Nhưng nhớ thay nước thường xuyên hv thay 1 ngày 2 lần và gần như là thay 200% nước mới.

Nguyên Nhân Khiến Cá La Hán Sinh Sản Thất Bại

Những nguyên nhân khiến cá la hán sinh sản thất bại: cá la hán không sinh sản được hoặc do cá sinh sản được mà trứng không nở thành cá con thành công mà bị thối rữa.

Cá la hán không sinh sản được

Trường hợp cá không đẻ trứng, hoặc có đẻ trứng nhưng không nở thành cá con có thể do những nguyên nhân sau:

Cá chưa đến tuổi sinh sản

Sự thuần thục về tính dục của cá La Hán không phải lúc nào cũng căn cứ vào kích thước và độ tuổi của chúng, mà đôi khi còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc chúng hàng ngày. Khi cá chưa đến tuổi sinh sản thì chúng không thể đẻ trứng, hoặc có đẻ trứng nhưng cá trống không biết thụ tinh. Trường hợp này phải tiếp tục nuôi, và phải cho chúng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đến khi chúng có khả năng sinh sản.

Cá quá già không còn khả năng sinh sản

Cá quá già sẽ cho trứng và tinh trùng không khỏe mạnh, do đó khả năng thụ tinh sẽ không cao. Có khi cá quá già cũng không còn khả năng đẻ trứng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, độ tuổi sung mãn nhất cho việc sinh sản của cá La Hán là khoảng từ 1,5 dến 3,5 tuổi. Sau tuổi này không nên cho cá sinh sản, nếu cá sinh sản dược thì đàn con chắc chắn không khỏe mạnh.

Cá la hán bị vô sinh

Cá không sinh sản dược cũng có thể do một trong hai con hay cả hai con bị vô sinh. La Hán không phải là loài cá thuần chủng mà được lai tạo từ nhiều loài cá khác nhau nên tỉ lệ vô sinh ở loài cá này là rất cao.

Các tác nhân như ánh sáng, nguồn nước, không gian bể chật hẹp… cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá La Hán.

Cá sinh sản được nhưng ấp trứng không thành công, trứng bị thối rữa.

Trường hợp cá sinh sản được nhưng ấp trứng thất bại thường là do người nuôi thiếu kinh nghiệm trong việc quan sát biểu hiện cá bố mẹ hoặc việc chuẩn bị bể cá la hán sinh sản ban đầu khiến cho trứng bị nấm. Trong trường hợp cá la hán bố mẹ có biểu hiện xung đột và ăn trứng cần phải áp dụng ngay biện pháp ấp trứng nhân tạo. Còn đối với trường hợp trứng cá la hán bị nấm phải có sự phòng ngừa trước.

Nguyên nhân khiến trứng cá la hán bị nấm

Môi trường nước không đảm bảo chất lượng thường là nguyên nhân phát sinh ra nấm trong bể cá. Nấm có màu trắng và lông to bên ngoài. Nấm là một trong những nguồn lây bệnh cho cá và trứng cá, trong đó mục tiêu dễ bị nấm tấn công nhất là trứng cá. Thưòng những trứng không được thụ tinh sẽ bị nấm tấn công trước, sau đỏ lan sang những trứng khỏe mạnh, và cuối cùng toàn bộ trứng đều bị hư hết.

Khi trứng bị nấm tấn công, có khi cá ăn hết những trứng hư để bảo vệ những trứng khác, nhưng cũng có khi cá không hề biết có trứng bị hư, nên nấm cứ lan sang cả ổ trứng.

Cách tách trứng bị nấm ra khỏi bể

Khi thấy trứng nào bị nấm, bạn phải dùng một cái ống hút hoặc cây kim để lấy trứng đó ra khỏi bể. Lưu ý là phải phân biệt trưng bị nấm và trứng bình thường để tránh lấy nhầm. Trứng bình thường có màu trắng đục; trứng bị nấm màu trắng sáng và có những sợi lỏng li ti bên ngoài.

Cách phòng ngừa trứng cá la hán bị nấm

Để phòng ngừa trứng bị nấm, tốt hơn hết phải có biện pháp bảo vệ trứng từ khi vừa mới đẻ. Có nhiều biện pháp bảo vệ trứng cá, như dùng hóa chất. Methylene xanh được xem là hữu hiệu nhất. Với Methylene xanh, trứng cá sẽ được bảo vệ an toàn, không bị nấm.

Thời gian tốt nhất để cho chất Methyl­ene xanh vào bể là lúc cá thôi đẻ khoảng 30-45 phút.

Cách dùng chất Methylene xanh: hút chất Methylene xanh vào một ống xi lanh, rồi xịt thẳng vào ổ trứng, thuốc sẽ phủ trực tiếp vào lớp trứng nhờ chất keo của tinh trùng. Khi dùng chất Methylene xanh phải đọc kỹ hướng dẫn để biết liều lượng sử dụng.

Nguồn Gốc Của Cá La Hán

Cá La Hán là một loài cá có được qua phương pháp lại tạo của các nghệ nhân cá cảnh chứ trong tự nhiên không hề có loài cá này. Có một số nhận định cho rằng cá La Hán được lai tạo từ cá Hồng Két (Red Parrot) và cá rô phi họng đỏ mà ra, nhưng thực chất chúng được lai tạp từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung một họ cá rô phi rất đa dạng vốn có hơn 400 loài.

Những con cá La Hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Đến năm 2001, từ những cuộc thi cá La Hán đầu tiên đã nhen nhóm phong trào chơi cá La Hán và nhanh chóng lan rộng, được nhiều người hưởng ứng và được phổ biến đến các nước Châu Á khác gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… và thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vào đầu năm 2004.

Hiện nay, cá La Hán được rất nhiều người nuôi cá chọn nuôi làm cá cảnh, cá La Hán được đón nhận rất cuồng nhiệt hơn cả cá dĩa và cá rồng xưa kia, vì người ta quan niệm loài cá này đem lại sự thịnh vượng và may mắn từ thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng khiến loài cá này càng trở nên đẹp và ngộ nghĩnh.

Là loài cá cảnh được lai tạo, có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe cũng khá tốt. Cá trưởng thành có khá nhiều điểm đặc biệt được thừa hưởng bởi cá cha và cá mẹ đặc biệt là màu sắc lấp lánh trên thân không con nào giống con nào cả. Chúng có đuôi xòe đẹp và vây thường kéo dài, mắt không to, hai mang ngắn.

Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 25cm hoặc 30cm tùy loài. Cá La Hán khá hiếu động và tò mò, bơi lội nhiều trong hồ và cũng thích phá phách những vật làm cảnh như đá, cây thủy sinh nên thường nuôi cá La Hán trong hồ trơn. Dễ nuôi vì cá mạnh khỏe, ít bệnh lại ăn tạp, chủ yếu những thức ăn sống như tôm tép, ốc, cá con và thịt bò băm nhuyễn (khó tiêu).

Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá La Hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị. Sở dĩ một chú cá La Hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao vì mặc dù chúng sinh sản khá dễ, nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong đàn cá, từ 10% đến 30% cho dù cá cha và cá mẹ đều đẹp.

Cá La Hán được lai tạo ra có hơn 60 loài nhưng những loài sau đây được ưa thích và nuôi nhiều là:

Kim Cương

Thái đỏ

King Kamfa (giống ngoại nhập và đắt nhất trong các loại hiện nay)

King lai ( Thường được lai giữa King Kamfa mái và Kim cương trống)

Cá la hán ăn tạp nên ăn được nhiều loại thức ăn: trùn chỉ, lăng quăng hoặc tôm tép tươi…, hoặc thức ăn tươi sống như ròng ròng, ngoài ra cá cũng ăn thức ăn dạng tổng hợp có bán tại các cửa hàng kinh doanh cho cá kiểng.

Cá La Hán hình như đã thoát ra khỏi thú chơi cá tao nhã bình dị mà những người chơi cá cảnh bấy lâu nay đã cảm nhận được. Bên cạnh những giá trị về mỹ quan thì giá trị về kinh tế của nó cũng thật đáng nể.

Ngôi Vương Của La Hán 【Tập 2】

Theo nguồn thông tin trên mạng thì King Kamfa do Joe Sakana ở trại Morning Farm, Thái Lan lai tạo. Trong bầy Kamfa có một số cá thể đột biến dạng châu sợi, dày và sáng. Do vậy, King Kamfa được người chơi suy tôn là “vua châu sáng”. Tuy nhiên, các thế hệ King Kamfa đời sau có lẽ bị lai với Trân Châu để tăng tỷ lệ lên đầu nên tuy đặc điểm châu sáng vẫn được duy trì nhưng hình dáng lại mang nhiều đặc điểm của Trân Châu vơí mắt đỏ. Bởi vậy, không thể kết luận King Kamfa là cải tiến so với Kamfa. Các cuộc triển lãm ở Malaysia và Indonesia cũng chỉ có thể loại Kamfa mà thôi.

Lưu ý rằng thị trường hiện nay có nhiều cá thể được gọi là “King Kamfa” nhưng hoàn toàn thiếu đặc điểm châu sợi, dày và sáng (thường là châu hột)! Chúng có thể hoàn toàn không có gốc gác gì với King Kamfa gốc. Trên thực tế, rất ít cá “King Kamfa” đạt các đặc điểm về hình dáng của Kamfa, bởi đuôi tam giác không vẫn chưa đủ mà phải có vây bao (wrap-tail).

Tỷ lệ lên đầu của King Kamfa rất thấp và hầu hết cá đực đều bị vô sinh (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas). Những dòng “king lai” ở Việt Nam là Trân Châu La Hán đực lai với King Kamfa cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King Kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ.

Cặp King Kamfa với dàn châu cực khủng của anh Phước Bình Đăng được người Thái mua lại với giá cao:

Tân King

Dòng cá do anh Tân (tên thật là Hà Minh Thanh) ở Thủ Đức, Sài Gòn lai tạo. Đời đầu lai giữa cá mẹ King Kamfa X cá cha king lai. Bầy con có nhiều cá thể xuất sắc, châu sợi dày và sáng như King Kamfa. Đặc biệt tỷ lệ lên đầu của Tân King cao hơn hẳn King Kamfa. Đời thứ hai lai giữa cá mẹ Tân King F1 X cá cha kim cương. Tỷ lệ lên đầu vẫn cao nhưng số lượng cá thể châu xuất sắc không bằng đời đầu.

Đời F1

: King Kamfa cái X King lai đực

Đời F2

: Tân King F1 cái X Kim Cương đực