Phân Biệt Cây Dong Riềng Đỏ Với Cây Dong Riềng Làm Miến

Cây dong riềng đỏ được xếp vào top đầu của các vị thần dược, rất ít loại cây thuốc nào hỗ trợ điều trị bệnh tim trên thế giới có thể tích hợp được 7 trong 1 như cây dong riềng đỏ. Tuy nhiên, loại cây này hiện tại đang rất khan hiếm mà nhu cầu tìm kiếm để sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch thì lại quá cao. Thị trường thì quá khan hiếm mà nhu cầu cao kết hợp với thông tin và kiến thức về cây dong riềng đỏ quá ít khiến cho mọi người cảm thấy rất hoang mang về loại cây này. Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn cách phân biệt cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch với cây dong riềng trắng làm miến mà chúng ta ăn hàng ngày. Bài viết này, chắc chắn sẽ đem lại cho các bạn khối kiến thức rất bổ ích về loại thảo dược quý dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch!

5 đặc điểm phân biệt cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị tim mạch với cây dong làm miến

Trước tiên, chúng tôi xin đính chính lại một lần nữa về tác dụng của cây dong riềng đỏ và cây dong riềng làm miến: “Cây dong riềng đỏ là cây thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và một số bệnh khác, không phải là cây dùng để làm miến dong chúng ta ăn hàng ngày. Và cây dong riềng trắng là cây làm miến và không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.”

Do cây dong riềng đỏ và cây dong riềng làm miến thuộc cùng một họ và hình dáng bên ngoài của 2 loại cây này rất giống nhau thật khó để có thể phân biệt được nếu không phải là những người có kiến thức chuyên sâu về các loại thảo dược, dược liệu. Khi nghiên cứu và tham khảo nhiều ngày chúng tôi thấy rằng, đến một số website lớn khi miêu tả và nói về công dụng của loại thảo dược quý này cũng bị nhầm lẫn với cây dong riềng trắng làm miến. Vì thế, đã gây ra sự nhầm lẫn đáng nghiêm trọng về thông tin cho khách hàng và quý bạn đọc về cây dong riềng đỏ.

1. Cách nhận biết cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch qua bộ phận thân

Đặc điểm của phần thân cây là bộ phận giúp các bạn phân biệt rõ rệt nhất giữa cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và cây dong trắng làm miến mà chúng ta ăn hàng ngày.

Cây dong riềng đỏ có thân màu tím, toàn thân cây màu tím. Còn cây dong riềng làm miến bình thường sẽ có thân màu xanh hoặc một số loại do đất trồng nên cũng có thân màu tím nhưng là xen lần màu xanh, chứ không tím toàn thân như cây dong riềng đỏ. Do đó, các bạn cần hết sức chú ý về đặc điểm này để nhận dạng cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch cho chuẩn.

2. Cách nhận biết cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch qua bộ phận cuống lá 3. Cách nhận biết cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch qua bộ phận lá 4. Cách nhận biết cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch qua bộ phận hoa, quả

Cả cây dong riềng đỏ làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh và cây dong riềng làm miến mà chúng ta ăn hàng ngày đều cho hoa màu đỏ tươi. Vì thế, nhiều khi rất khó để phân biệt đâu là cây dong riềng đỏ đâu là cây dong làm miến?

Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây dong riềng đỏ có hoa màu đỏ tươi nhưng hoa nhỏ và dài, các hoa mọc riêng rẽ. Nhị hoa và cánh hoa đều dài, nhị hoa dài hơn cánh hoa, cánh hoa dài rộng ở nửa trên và thu hẹp ở nửa dưới. Ngoài ra, cây dong riềng đỏ còn có quả màu đỏ thẫm hơn so với thân. Khi bọc ra bên trong có các hạt màu đen tròn nhỏ li ti.

5. Cách nhận biết cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch qua bộ phận củ 2. Mua cây dong riềng đỏ ở đâu uy tín tránh mua nhầm phải cây dong riềng làm miến?

Ở trên, chúng tôi đã mô tả rất chi tiết những đặc điểm để các bạn phân biệt giữa cây dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và cây dong riềng trắng làm miến mà chúng ta ăn hàng ngày. Những thông tin trên đã cung cấp cho các bạn khối kiến thức cũng như những mẹo rất tuyệt vời khi muốn mua cây dong riềng đỏ ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, thực tế sản phẩm dong riềng đỏ rất khan hiếm, hiện tại chỉ còn một vài nơi trồng loại cây thuốc quý này. Vì thế, để mua được cây dong riềng đỏ 100% với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh thì không phải dễ.

Nếu các bạn đang muốn tìm một địa chỉ bán cây dong riềng đỏ uy tín, đảm bảo chất lượng 100%: Không hàng nhái, hàng giả, không dong riềng trắng làm miến dong trà trộn, sản phẩm nguyên thân nguyên củ… Với giá thành hợp lý, cũng như những dịch vụ và thái độ chăm sóc khách hàng nhiệt tình thì chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng địa chỉ bán cây dong riềng đỏ uy tín, lâu năm nhất Hà Nội là đại lý “Thegioithuocnam.vn”.

Thegioithuocnam.vn cung cấp sản phẩm dong riềng đỏ ở cả dạng tươi và dạng khô để phục vụ liên tục nhu cầu của quý khách hàng. Những đặc điểm vượt trội của sản phẩm dong riềng đỏ tại thegioithuocnam.vn:

Sản phẩm dong riềng đỏ được thu hoạch, làm sạch loại bỏ đi đất và được chọn lọc kỹ lưỡng.

Sản phẩm dong riềng đỏ ở dang tươi nguyên thân, nguyên củ loại tốt nhất. Chủ yếu là bộ phận củ, một chút phần thân trên và gần như không có bộ phận lá. Chúng tôi chỉ bán dong riềng đỏ ở dạng tươi loại hảo hạng: nguyên thân, nguyên củ. Bởi các hoạt chất dinh dưỡng và tác dụng của dong riềng đỏ tập trung chủ yếu vào phần củ và thân. Do đó, rất lợi cho bên khách hàng vì không bị chịu khối lượng về phần lá giống như của những bên khác mà hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đem lại kết quả nhất.

Sản phẩm dong riềng đỏ loại khô của chúng tôi cũng ở dạng nguyên thân, nguyên củ. Sau khi thu hoạch dong riềng đỏ về chúng tôi xử lý qua các công đoạn làm sạch, sao phơi, sấy và bảo quản rất cẩn thận. Đặc điểm nổi bật của phẩm dong riềng đỏ loại khô của chúng tôi là để nguyên thân, nguyên củ không chặt thái hay băm nhỏ như những bên khác. Vì khi băm nhỏ và phơi khô làm cho các hoạt chất dinh dưỡng cũng như tác dụng trong cây dong riềng đỏ bị suy giảm nhiều. Hơn nữa, chúng tôi muốn để nguyên thân, nguyên củ để quý khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng, không lo chúng tôi trà trộn tráo hàng giả, hàng nhái hay cây dong riềng trắng làm miến để nhằm vụ lợi.

Tất cả các sản phẩm dong riềng đỏ của chúng tôi đều được thu hái vào thời điểm tốt nhất của năm là mùa đông khi cây chột lá để tích tụ và thu được các hoạt chất cũng như tác dụng tốt nhất của cây dong riềng đỏ. Và chúng tôi luôn khuyên quý khách hàng nếu có thể thì nên dùng cây dong riềng đỏ khi còn tươi sẽ hiệu quả nhất vừa hiệu quả mà giá thành lại rẻ hơn vài lần so với dùng ở dạng khô. Vì lúc đó cây hội tụ được tất cả các loại hoạt chất và tác dụng tốt nhất và chưa bị suy giảm.

Chúng tôi xin đảm bảo và cam kết rằng giá trị và chất lượng của sản phẩm dong riềng đỏ mà chúng tôi đem đến cho các bạn thực sự xứng đáng với chí phí và niềm tin mà các bạn dành cho chúng tôi!

Bác sỹ: Hoàng Cầm chia sẻ cách nhận biết cây dong riềng đỏ

Để biết thêm thông tin chi tiết và mua cây dong riềng đỏ chất lượng uy tín các bạn hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ quý khách hàng!

Mọi thông tin xin liên hệ:

ADD: Số 48 – Ngách 173/68 – Hoàng Hoa Thám – Hà Nội

HOTLINE: 0988 979 220

Email: [email protected]

Thegioithuocnam.vn cung cấp tất cả các cây thuốc trên thị trường

Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dong Riềng Đỏ

Hướng dẫn Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dong riềng đỏ chi tiết và hiệu quả nhất. Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trồng và phòng trị bệnh để cây Dong riềng đỏ cho năng suất cao nhất. Kiến thức và kinh nghiệm quý giá từ các kĩ sư đầu ngành của Việt Nam.

Giống Dong riềng đỏ sinh trưởng phát triển mạnh, cây cao trung bình (165-185cm), ít đổ. Củ nạc, đồng đều, ruột trắng được nông dân ưa chuộng. Thời gian sinh trưởng ngắn: 250-280 ngày. Năng suất củ tươi đạt: 45 – 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 13,36 – 16,4%. Giống Dong riềng đỏ có thể phát triển tốt ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng sông Hồng, có khả năng chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá. Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều loại đất kể các các vùng đất nghèo dinh dưỡng.

Chọn đất và làm đất trồng Dong riềng đỏ:

Cây Dong riềng đỏ là loại cây có thể trồng ở mọi nơi với độ cao từ 100m – 2500m so với mặt nước biển, như: đồi núi, vườn, sân bãi bạc màu, mặn cớm nắng…Nhưng trên đất xốp, nhiều mùn, nơi đủ ẩm, có nắng thì Dong riềng đỏ phát triển mạnh, cho năng suất củ cao, phẩm chất tốt. Vì vậy, các vùng đất bãi, phù sa ven sông rất thích hợp nhất.

Dong riềng đỏ phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu do vậy làm đất phải chú ý cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.

+ Nếu trồng Dong riềng đỏ trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc rộng khoảng 20cm x 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm rồi trồng. Đất hót ra để phía trên dốc, gặp mưa, màu dồn xuống hố, bổ xung thêm dinh dưỡng cho cây.

+ Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 140cm.

Chọn củ bánh tẻ nhiều mầm, không xây xát, không sâu bệnh. Lượng giống: 1200-2000kg/ha, tùy theo kích cỡ củ giống.

Thời vụ trồng: Dong riềng đỏ được trồng từ tháng 2 đến tháng 5, tốt nhất là từ 5/2 đến 15/2.

Mật độ và khoảng cách trồng Dong riềng đỏ: Củ dong riềng đỏ là do quá trình phình to của thân rễ mà thành. Do đó, mật độ trồng khoảng 30.000-40.000 cây/ha (tùy theo địa hình đất).

Cách trồng: Sau khi xẻ rãnh hoặc bổ hốc xong, bón phân hữu cơ đã trộn với lân vào, phủ lớp đất mỏng, đặt củ vào, củ giống đặt sâu 12-15cm, mầm hướng lên và phủ lên trên lớp đất mỏng. Sau trồng nếu có rơm rạ phủ giữ ẩm mặt luống giữ ẩm là tốt nhất.

Dong riềng đỏ là cây dễ trồng nhưng do thời gian sinh trưởng phát triển dài nên lượng phân cung cấp cho cây cần bón rải và hợp lý theo từng đợt thì sẽ cho năng suất cao. Nếu đất chua cần bón thêm vôi. Là loại cây ăn củ nên dong riềng cần nhiều phân kali, nhưng cũng cần phân đạm, lân và các nguyên tố vi lượng khác, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng để bón. Phân có gốc sunphat tốt hơn gốc clorua.

+ Lượng phân (tính cho 1 ha): Phân hữu cơ 10 -15 tấn : 200 kg N : 120 kg P205 : 200 kg K20

+ Cách bón: Bón lót phân hữu cơ và lân.

Bón thúc lần 1: Khi cấy 5-6 lá: Bón 1/3 đạm + 1/3 kali (Cây sinh trưởng phát triển và đẻ nhánh nhanh)

Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 30-45 ngày: Bón 1/3 lượng đạm, 1/3 kali (thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển)

Bón thúc lần 3: Sau lần 2 khoảng 50-60 ngày: Bón nốt số phân còn lại (Thúc đẩy củ phát triển)

Ngoài ra, muốn củ phát triển tốt nên dùng rơm rác, lá xanh… phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây.

– Làm cỏ, xới xáo và vun luống: Làm cỏ, bón phân và vun xới thường là những công việc kết hợp với nhau và tiến hành làm cùng đợt chăm sóc.

+ Chăm sóc đợt 1: Khi cây 5-6 lá làm cỏ, xới xáo nhẹ kết hợp bón thúc đợt 1. Khi bón phân thúc thì bón cách gốc 10-15 cm hoặc bón giữa 2 khóm. Không bón phân trực tiếp vào gốc cây, làm cây chết.

+ Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đợt 1 từ 30-45 ngày làm cỏ, xới xáo, vun gốc chống đổ khi mưa bão.

+ Chăm sóc đợt cuối: Sau chăm sóc đợt 2 khoảng 50-60 ngày, xới nhẹ, làm cỏ bón nốt lượng phân còn lại kết hợp vun lần cuối (phòng khi mưa bão đọng nước).

Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác mục hoặc trấu đem phủ vào gốc làm đất xốp thêm thì cây cho củ càng to và năng suất càng cao.

– Tưới nước: Cây Dong riềng đỏ được trồng trong hệ thống canh tác sử dụng nước trời nên thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn để mầm mọc nhanh. Nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới rãnh đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu phình to củ.

Một số loại sâu bệnh hại chính trên cây Dong riềng đỏ như: sâu khoang, bệnh cháy lá, ngoài ra còn xuất hiện câu cấu, sâu róm, bọ nẹt…

– Sâu khoang: Gây hại trên nhiều loại cây trồng trong đó có cây dong riềng đỏ, hại ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây hại nặng nhất khi cây 5-10 lá.

Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn và thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời. Dọn sạch cỏ dại là nơi trú ngụ của sâu bệnh hại. Bón phân cân đối, không bón thừa đạm. Dùng bả chua ngọt để bắt, diệt trưởng thành. Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay (sâu thường ẩn kín trong nõn lá). Khi mật độ sâu cao, sâu non mới nở (tuổi nhỏ): Dùng thuốc Patox 95SP, Karate 2.5EC, SecSaigon 5EC… phun vào buổi chiều mát.

– Bệnh khô lá: Bệnh khô lá ở dong riềng thường xuất hiện ở giai đoạn 150-180 ngày sau trồng

Biện pháp phòng trừ: Chọn giống sạch bệnh, trồng mật độ thích hợp. Bón phân cân đối để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Vệ sinh đồng ruộng, khi cần thiết có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Tylsupe 300 EC … phun thuốc ướt đều hai mặt lá.

Dong riềng đỏ là loại cây ít bị sâu hại, chủ yếu là sâu khoang và bọ nẹt nhưng gây hại không đáng kể.

+ Thu hoạch: Khi thấy cây chững lại thân lá chuyển màu vàng, cây rạc dần, nhiều lá gần gốc đã khô là cây đã già có thể thu hoạch được.

+ Bảo quản tinh bột Dong riềng đỏ:

Bảo quản dạng ẩm: Bột ẩm không đem phơi mà cho vào túi bao xác rắn trong có lót một lượt nilon, sau đó đậy kín để nơi thoáng mát. Bằng cách này có thể để được 5-6 tháng sau chế biến.

Bảo quản khô: Bột ẩm được đem đi phơi khoảng 4-5 nắng khi ẩm độ còn khoảng 12-13 % thì đem đóng vào bao xác rắn có lót một lớp nilon hoặc quây cót, trải một lượt nilon bên trong rồi đổ bột khô vào, đậy kín khi cần đem sử dụng. Bằng cách này có thể để tinh bột dong riềng từ 2-3 năm mà không sợ hỏng.

Cây Dong Riềng Cảnh Giá Rẻ

Cây riềng tía hay còn gọi là cây Dong Riềng cảnh, cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), có nguồn gốc từ các đảo ở Thái Bình Dương, và được du nhập vào trồng ở Việt Nam.

Đặc điểm cây Dong Riềng cảnh

Cây thân cỏ, có thân rễ ngầm, mọc bò dài phân nhánh, hàng năm nẩy chồi cho các thân nhẵn, mọc thẳng đứng cao từ 1-2m. Lá to, mọc cách, dạng thuôn dài, màu xanh bóng, gân giữa to, gân phụ song song. Cụm hoa ở kẽ một mo chung, gần tròn, màu xanh, mang ít hoa lớn, xếp sát nhau, màu hoa sặc sỡ.

Bán cây Dong cảnh

Cụm hoa ở đỉnh, hình nón dài, giống như đuôi chồn, dài khoảng 12 – 30cm, đường kính khoảng từ 5 – 10cm. Cụm hoa có nhiều lá bắc đỏ tươi xếp sát vào nhau, dạng lòng thuyền, trông như cánh hoa. Con hoa thật sự sẽ có màu trắng, nhỏ, mọc ở kẽ lá bắc.

Khi hoa tàn thì sẽ xuất hiện quả, kèm theo đó là các hạt nhăn nheo ở bên trong. Chúng ta cũng có thể dùng những hạt này để nhân giống.

Bán cây Dong Riềng Cảnh

Chọn củ giống đồng đều, đúng giống, không bị trầy xước và sạch bệnh. Củ giống có nhiều mầm phát triển tốt, dùng tay bẻ mỗi mầm củ theo hình ô van để trồng. Củ cây Dong Riềng không có thời gian ngủ nghỉ. Do vây, sau khi thu hoạch có thể mang trồng ngay và không cần phải xử lý củ giống bằng nhiệt độ hay hóa chất như một số cây trồng khác.

Cây Dong cảnh chữa bệnh

Tuy nhiên, nên dùng thêm vôi bột hoặc tro bếp, để chấm vị trí bẻ mầm trước khi trồng 2-3 ngày. Điều này giúp củ cây Dong Riềng giống nhanh liền sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối củ khi gặp thời tiết bất thuận.

Cây Dong Riềng cảnh

Để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phải bón thúc cho cây. Dong Riềng là cây thân thảo, có bản lá rộng và dài, nhiều đốt, thân to hay thân nhỏ, cứng hay mền tùy thuộc vào giống. Để cây không bị đổ, gẫy khi gặp mưa bão, cần phải vun gốc cho cây. Vì có thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn nên Dong Riềng hoàn toàn có thể phát triển tốt khi chỉ dựa vào nước trời. Nhưng nếu trồng cây Dong Riềng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới rãnh đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu củ phình to.

Cây Dong hoa đỏ

Nếu bạn có nhu cầu mua cây Dong Riềng cảnh, hãy liên hệ ngay với Cây Cảnh 4 Mùa Trung Nguyên để được tư vấn nhiều hơn nữa. Chúng tôi là địa chỉ uy tín nhiều năm trên địa bàn Hà Nội, với kinh nghiệm cung cấp cây Dong Riềng cảnh nói riêng và các loại cây công trình nói chung cho rất nhiều dự án, công trình, chúng tôi tự tin là mình mang lại cho bạn những giống cây tốt nhất. Liên hệ với chúng tôi qua hotline Viettel 0979059771 . Vinaphone 0915523300 . Vietnammobile 0928286676 để được tư vấn.

Cây Dong Riềng Và Nghề Làm Miến Ở Côn Minh:cây Dong Riềng Và Nghề Làm Miến Ở Côn Minh

Cây dong riềng đang được tỉnh ta chỉ đạo phát triển để tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao cho người dân. Năm nay, toàn tỉnh trồng được hơn 1.800 ha, đi nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đều dễ dàng bắt gặp những vạt dong riềng xanh tốt đang thời kỳ ra hoa, mang theo niềm tin của bà con nông dân về một vụ sản xuất thắng lợi.

Trước những khởi sắc đáng mừng về trồng và chế biến cây dong riềng tại tỉnh nhà, chúng tôi tìm về xã Côn Minh, huyện Na Rì – nơi được coi là “đất tổ” của cây dong riềng ở Bắc Kạn để tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và phát triển của loài cây đang được coi là cây trồng mũi nhọn trong phát triển nông lâm nghiệp, xoá đói giảm nghèo của tỉnh.

Vượt đèo Áng Toòng trong lúc quốc lộ 3b đang được thi công dang dở, trên công trình ngổn ngang những đất cùng đá này, đoạn đường đã dốc nay càng trở nên gập gềnh khó đi hơn. Từ trên đỉnh đèo phóng tầm mắt xuống, Côn Minh hiện lên như một dải lụa đa màu, uốn mình dưới chân núi. Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử trồng cây dong riềng ở đây, bà con ai cũng hồ hởi nói chuyện một cách rất cởi mở. Khi được hỏi cây dong riềng đã được trồng ở đây từ bao giờ? Câu trả lời mà chúng tôi nhận được đều là “từ lâu lắm rồi”. Theo lời giới thiệu của bà con, chúng tôi tìm đến nhà ông Nông Văn Cập ở thôn Lùng Vạng, người đã gắn bó với cây dong riềng và nghề làm miến suốt thời gian qua ở Côn Minh.

Theo ông Cập thì cây dong riềng được bà con ở đây trồng từ những năm 1960, lúc đó gần như ở khu vực thôn Bản Lài, Lùng Vạng nhà nào cũng trồng nhưng chỉ là tự cung tự cấp, lấy củ về ăn phục vụ trong gia đình.

Đến năm 1985, một số đồng bào từ Thái Bình lên khai hoang thấy cây dong riềng ở đây phát triển rất tốt, mà ở miền xuôi rất cần tinh bột nên bà con đã tích cực mở rộng diện tích và vận chuyển tinh bột về dưới xuôi bán. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, bởi giao thông lúc bấy giờ đi lại còn khó khăn, việc vận chuyển nông sản hàng hoá chưa được thuận lợi như bây giờ.

Từ bán tinh bột chuyển sang sản xuất miến dong

Khoảng những năm 90 của thế kỷ 20, một bước tiến mới trong việc trồng cây dong riềng ở Côn Minh đó là người dân đã tự chế biến ra sản phẩm miến, từ củ dong riềng do chính họ trồng. Vậy là từ ngôi làng nhỏ bé nằm dưới chân đèo Áng Toòng, một quy trình sản xuất ra thương phẩm khép kín đã hình thành, bà con tự trồng dong riềng lấy củ rồi chế biến tinh bột rồi theo một quy trình để có sản phẩm miến dong.

Người đầu tiên làm ra sản phẩm miến dong ở đây là ông Trịnh Văn Từ. Dù ông không còn, nhưng người dân nơi đây vẫn thường nhắc đến ông như một người đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng thương hiệu miến dong Côn Minh, cũng như tạo bước ngoặt lớn trong phát triển cây dong riềng ở Côn Minh nói riêng và Na Rì nói chung. Sau đó, các hộ gia đình của ông Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Đình Bích, Nguyễn Văn Thăng… cũng bắt tay vào làm miến dong, từ đó không ai bảo ai, chính những hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân nên nghề làm miến dong ở Côn Minh như một mạch ngầm lan toả khắp hai thôn Bản Lài và Lùng Vạng. Mỗi vụ trồng dong riềng bà con lại mở rộng thêm một ít diện tích, chỉ làm theo phương pháp thủ công và khâu tiêu thụ còn khó khăn nên bà con cũng chưa dám trồng nhiều.

Từ năm 1998, giao thông đi lại được thuận tiện hơn, tay nghề của bà con ngày càng được nâng cao, chất lượng củ dong tốt nên sản phẩm miến Côn Minh đã dần được mọi người biết đến, không chỉ cung cấp cho bà con trong xã, trong huyện mà đã vươn ra thị trường ngoài tỉnh và sang các tỉnh bạn. Những chuyến xe khách từ Na Rì đi ra đến địa phận hai thôn Lùng Vạng và Bản Lài bao giờ cũng đỗ lại để khách mua chút miến dong về làm quà. Nhất là những dịp giáp tết sản phẩm miến dong ở đây được người tiêu dùng ưa chuộng, các thương lái đến tìm mua và phân phối đi khắp nơi.

Năm 2001 Hợp tác xã sản xuất và chế biến dong riềng Côn Minh được thành lập với 17 hộ dân tham gia, quy mô sản xuất và chế biến dong riềng đã được mở rộng và chú trọng hơn vì thế chất lượng miến càng được nâng cao, đã dần tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Trồng dong riềng và nghề làm miến dong đang được bà con duy trì và phát triển, cây dong đã giúp nhiều gia đình ở đây thoát nghèo. Nhưng vụ trồng dong riềng năm 2003 một việc đau lòng đã đến với người trồng dong. Đến tháng 7 cây bị chết hàng loạt khiến cho cả một vùng trồng dong riềng gần như mất trắng, chỉ còn một số gia đình giữ lại được chút giống. Những vụ trồng dong sau đó trên các triền đồi, soi bãi không còn thấy sắc đỏ của hoa dong nữa, những bếp lửa cũng hiu quạnh bởi không có củ dong để sản xuất miến… Những tưởng cây dong riềng từ đây sẽ hết duyên với mảnh đất này.

Tia hy vọng khôi phục làng nghề được thắp lên khi có sự vào cuộc của lãnh đạo chính quyền địa phương, nhận thấy Na Rì có nhiều điều kiện thuận lợi và khả năng phát triển cây dong riềng tạo ra sản phẩm hàng hoá mang lại giá trị kinh tế cao nên năm 2007, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Na Rì đã đi lấy giống dong riềng DR-1 tại tỉnh Hà Tây cũ về trồng thử nghiệm tại các xã Côn Minh, Quang Phong, Hữu Thác. Kết quả thu được rất khả quan, dễ canh tác, năng suất cao, chất lượng và tỷ lệ tinh bột tương đương với giống địa phương.

Cũng trong năm 2007 anh Nông Văn Chính, một người dân ở thôn Lùng Vạng, xã Côn Minh (Na Rì) đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng mua dây chuyền chế biến tinh bột đưa về sử dụng, thay thế cách làm thủ công trước đây, tạo ra bước ngoặt lớn trong chế biến và sản xuất miến dong ở địa phương. Theo đó chỉ với 43ha được trồng năm 2007, sang năm 2008 đã tăng lên 88 ha, 2009 là 138 ha, năm 2010 là 153 ha, 2011 là 374 ha, vụ trồng dong riềng năm 2012 này con số lên đến 822 ha. Từ hai thôn Lùng Vạng, Bản Lài đã lan rộng ra khắp các thôn bản ở Côn Minh, rồi sang những xã khác như Quang Phong, Hảo Nghĩa, Hữu Thác đến nay cây dong riềng đã phủ khắp 22 xã, thị trấn của huyện Na Rì.

Mở rộng diện tích và xây dựng thương hiệu miến dong Bắc Kạn

Ngoài Côn Minh (Na Rì) thì huyện Ba Bể cũng là nơi trồng dong riềng từ rất sớm, thấy được hiệu quả kinh tế từ cây dong riềng mang lại nhiều địa phương đã tự mang giống về trồng. Năm 2010 toàn tỉnh chỉ có hơn 270 ha dong riềng tập chung chủ yếu ở Na Rì và Ba Bể thì sang năm 2012 thực hiện chủ trương của tỉnh về mở rộng diện tích cây dong riềng nên con số đã lên đến hơn 1.800 ha và phủ khắp các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

Nhiều địa phương tuy mới năm đầu đưa cây dong riềng vào trồng nhưng do thực hiện tốt công tác tuyên truyền và chuyển giao khoa học kỹ thuật nên bà con tích cực hưởng ứng, chăm sóc cây dong riềng hiện tại cây sinh trưởng và phát triển rất tốt, thời tiết lại thuận lợi nên hứa hẹn có một mùa dong thắng lợi.

Song song với việc mở rộng diện tích trồng thì công tác chế biến và tìm đầu ra cho sản phẩm miến dong cũng đang được các cấp ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhiều cơ sở sản xuất chế biến tinh bột đã được thành lập đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân khi đến mùa thu hoạch. Cùng với đó các cấp ngành chức năng của tỉnh đang khẩn trương xây dựng đề án xin công nhận “nhãn hiệu tập thể” cho sản phẩm miến dong Bắc Kạn. Dự kiến khoảng tháng 9 đến tháng 10 tới đây sẽ chính thức đón nhận nhãn hiệu Miến dong Bắc Kạn.

Với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, dong riềng được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh nhà. Cùng với sự quan tâm của các cấp ngành chức năng, sự nỗ lực học hỏi kỹ thuật thâm canh của bà con nông dân tin rằng cây dong riềng và sản phẩm miến dong sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Bắc Kạn./.

Bài và ảnh: Nông Vui- Hồng Tuyến

Cách Trồng Dong Riềng Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây dong riềng đỏ được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước nhưng tập trung với số lượng lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên…

Dong riềng đỏ thuộc loại cây thân thảo, thân nhẵn, không lông, thân cây màu tím, lá mọc so le có viền tím đỏ.

Đây là loại cây chịu được bóng rợp, có thể trồng dưới tán cây thưa, góc vườn… hoặc những nơi có diện tích nhỏ hẹp.

Giá trị của cây dong riềng đỏ

Trong y học: theo đề tài nghiên cứu khoa học của Bác sĩ Hoàng Sầm “NGHIÊN CỨU DỊCH CHIẾT CÂY DONG RIỀNG ĐỎ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CƠ TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ ” đã cho ra kết quả trong mỗi kg củ cây dong riềng đỏ có khoảng 6g glucosid trợ tim và 7,4g cumarin chống đông máu. Còn trong 15g củ đã sấy khô khi dùng hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 12mg cumarin có tác dụng làm dãn mạch, chống đông máu làm tắc mạch vành, giảm cơn đau do nhồi máu cơ tim và 12mg glucoside trợ tim. Ngoài ra dưới tác dụng của hợp chất ancaloid khi sử dụng hàng ngày sẽ bào mòn các mảng xơ vữa bám ở mạch máu giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hoạt chất không chỉ chứa trong củ mà còn có ở trong thân và lá. Thậm chí hợp chất cumarin chống đông máu có hàm lượng ở thân còn cao hơn ở trong củ. Vì vậy nhiều chuyên gia khuyên rằng người bệnh không nên bỏ đi bất cứ bộ phận nào của cây để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Trong thực phẩm: phần củ của cây dong riềng đỏ được sử dụng để sản xuất miến – món ăn rất được ưa thích của người Việt.

Cách trồng dong riềng đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị nơi trồng cây và làm đất trồng cây:

Nếu trồng dong riềng đỏ tại nhà thì có thể tận dụng những khoảng đất hẹp như góc vườn, bờ ao, mép rào,… vì đây là loại cây có thể sinh sống dưới bóng rợp. Còn đối với những hộ gia đình làm kinh tế trồng tập trung với quy mô lớn thì nên cày bừa và làm đất kỹ lưỡng. Trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng khoảng 60cm, trước đó nên bón lót với phân chuồng hoặc phân vi sinh, khoảng cách trồng giữa các cây trên hàng là từ 50 đến 60 cm. Tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng ở mỗi nơi mà chúng ta lựa chọn bón lót hay không bón lót. Ví dụ như ở những vùng đất miền núi giàu chất hữu cơ, nhiều mùn hoặc vùng đất mới khai hhoang lần đầu thì không cần bón lót.

Cách trồng cây dong riềng đỏ:

Dong riềng được trồng chủ yếu từ cuối tháng 2 đến tháng 5 dương lịch, đó cũng là thời vụ thích hợp để trồng cây tốt nhất. Dong riềng đỏ có thể trồng trực tiếp bằng củ hoặc cây con tách từ cây mẹ ra. Lưu ý khi chọn giống để cây có thể phát triển tốt thì nên chọn các củ giống đồng đều không trầy xước và sạch bệnh. Mỗi củ có thể cắt thành nhiều phần mỗi phần có từ 2 đến 3 mắt để tiết kiệm chi phí giống. Vì cây phát triển củ theo chiều ngang và rễ ăn sâu nên khi làm đất cần cay sâu khoảng 15 – 20 cm, làm tơi đất và sạch cỏ. Đối với vùng đồi núi thì nên đào sâu hơn 20 – 25 cm vì đất ở đây thường cứng hơn. Sau khi làm đất xong, thực hiện bón lót lần 1, tuỳ vào điều kiện của mỗi hộ gia đình mà có những cách bón lót khác nhau nhưng trung bình là 300 – 500 kg phân chuồng , 15 – 20 kg lân cho 1 sào Bắc bộ, sau đó phủ lớp đất mỏng lên trên, đặt củ giống lên trên. Khi đặt thì xoay mầm củ hướng lên trên, thực hiện bón lót lần 2, bón ở khoảng cách giữa 2 củ rồi lấp đất, phủ rơm rạ lên trên để giữ ẩm.

Chăm sóc cây sau khi trồng:

Thời gian đầu nên thường xuyên tưới để giữ độ ẩm cho cây có thể nẩy chồi nhanh. Khi cây đã ra rễ có thể tưới thêm phân chuồng pha loãng. Để cây sinh trưởng tốt hơn cần bón thúc cho cây. Lưu ý khi bón đó là không bón trực tiếp vào gốc mà bón vào khoảng giữ hai khóm. Để tránh tình trạng cây gãy đổ cần thực hiện vun gốc thường xuyên khi cây phát triển cao hơn. Để củ to hơn có thể phủ mùn mục hoặc trấu vào gốc cây, nếu không có thì có thể bón thêm kali để tăng năng suất và chất lượng củ. Việc làm cỏ cũng không quá phức tạp và tốn công vì dong riềng đỏ sinh trưởng rất nhanh nên chỉ cần làm sạch cỏ 1 – 2 tháng đầu sau đó khi cây đã lan tán rộng thì cỏ không thể phát triển được nữa. Nên lưu ý thêm về việc thoát nước trong mùa mưa để tránh củ bị thối do úng ngập.

Phòng trừ sâu bệnh:

do dong riềng đỏ có tính cay nên ít bị sâu bệnh hay chuột phá hoại mùa màng, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công.

Thu hoạch:

Trong trường hợp lấy củ làm giống thì có thể thu hoạch sau khi khoảng trồng 1 năm, nhưng nếu để thu hoạch lấy củ bán thì nên thu hoạch sau 2 năm trồng khi đó cây mới cho chất lượng tốt, sản lượng cao. Khi thấy dong riềng đỏ đã già, thân ngầm và củ đã nổi rõ hoặc làm nứt mặt đất quanh gốc thì đào thử nếu thấy củ đã già là có thể thu hoạch được. Sau thu hoạch có thể cắt sạch rễ, rửa sạch bán tươi hoặc thái phơi khô theo yêu cầu của nơi tiêu thụ.