Trò Chơi Giải Cứu Cá Vàng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Kinh Nghiệm Du Lịch Bọ Cạp Vàng: Giá Vé, Ăn Uống, Trò Chơi

Kinh nghiệm du lịch Bọ Cạp Vàng 2021 chi tiết

Khu du lịch Bọ Cạp Vàng ở đâu?

Bọ cạp vàng là khu du lịch dã ngoại nằm gần khu vực ngã ba các con sông Đồng Nai – Sài Gòn – Ông Kèo. Đây là một cù lao nhỏ được bao bọc bởi bốn bề sông nước, cách TP. Hồ Chí Minh 25km.

Với một người yêu thiên nhiên, sông nước và các trò chơi vận động như mình thì đây đúng là thiên đường. Đến Bò Cạp Vàng, bạn như được tìm về với những mộc mạc, đơn sơ của làng xưa quê cũ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn bởi rất nhiều trò chơi vận động như: bóng ném, bóng chuyền, tắm sông câu cá, chèo xuồng, đi xe đạp nước, mô tô nước và nhảy cầu. 

Thời gian hoạt động: từ 7:00 đến 17:00

Thời gian đi du lịch Bò Cạp Vàng

Thời điểm thích hợp nhất để đi Bò Cạp Vàng là những ngày nắng, theo mình thì bạn nên đi trong giai đoạn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đi vào mùa mưa, vì mưa Sài Gòn là những cơn mưa bất chợt rồi lại tạnh ngay. Khi tham gia các hoạt động dưới nước tại Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng nếu có một cơn mưa nhẹ thoáng qua sẽ làm chuyến du lịch vui chơi của bạn thêm thú vị.

Đi đến khu du lịch Bọ Cạp Vàng như thế nào?

Đi xe gì đến khu du lịch bọ cạp vàng? Do không cách xa thành phố nên bạn có thể chủ động lựa chọn phương tiện di chuyển thuận tiện nhất cho mình.

Nếu đi xe buýt: Từ bến xe miền Đông bạn bắt xe 43 xuống phà Cát Lái. Đi qua phà và bắt thêm tuyến 21 để tới khu du lịch sinh thái này.

Nếu bạn đi xe nhỏ (xe 7 chổ trở lại hoặc xe máy, xe đạp…) bạn có thể đi bằng đường qua phà Cát Lái:  chạy thẳng 3km, qua cầu nhỏ , ngay chợ , quẹo phải , đi thêm 16km nữa sẽ có biển chỉ dẫn tới Bọ cạp vàng.

Nếu đi xe khách lớn bạn phải vòng xuống QL51 đi qua Nhơn Trạch (Đồng Nai để tới).

Chuẩn bị trang phục trước khi đến khu di lịch Bọ Cạp Vàng

Bởi vì phải tham gia rất nhiều trò chơi ngoài trời, mình khuyên các bạn nên mang theo kem chống nắng, kính râm, mũ rộng vành nếu không muốn trở thành làn da châu Phi sau buổi đi chơi. Và tất nhiên không thể thiếu những bộ đồ bơi để tiện tham gia các trò chơi dưới nước rồi.

Các trò chơi ở Bọ Cạp Vàng

Là người thích vận động, mình cực kỳ yêu thích các trò chơi ở đây. Và theo kinh nghiệm du lịch Bọ Cạp Vàng cuối tuần vừa qua của mình thì các trò chơi ở Bọ Cạp Vàng được chia thành các nhóm sau:

– Trò chơi thể lực: Vượt hầm chui/ Mai hoa thung/ Vượt chướng ngại vật/ Thang tay vượt lầy/ Cầu thăng bằng. – Trò chơi tập thể: Bàn chân Việt/ Tiếng gọi hoang dã/ Tấm thảm biết bay/ Xa chiến/ Công thành/ Ngôi nhà chung/ Đưa nước về nguồn/ Đấu rồng/ Kéo co trên không/ Đánh trận giả/ Nhảy bao bố/ Cà kheo/ Vịt đẻ trứng/ Thuyền trưởng. – Trò chơi trên sông: Đua thuyền/ Bơi lội/ Kéo co dưới nước/ Đặc công rừng sát/ Cầu trượt/ cầu nhảy/ Bóng nước. – Trò chơi lịch sử: Quang Trung Bắc tiến, Tái hiện cuộc hành quân thần tốc của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ với các trò chơi: Hành binh thần tốc + Kỵ binh xung trận + Công thành đả viện + Rước tướng vào thành. Khởi nghĩa Hoa Lư: Tái hiện cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Tiên Hoàng. – Trò chơi dân gian: Bịt mắt đập heo đất/ Ném còn/ Leo cột mỡ/ Cầu khỉ/ Đi cầu Kiều/ Cầu ùm/ Bắt cá bằng tay.

Ăn uống ở khu du lịch Bọ Cạp Vàng

Ăn gì khi du lịch Bọ Cạp Vàng? Nhóm của mình thích tự nướng thịt nên đã chuẩn bị thịt gà, thịt xiên, sườn, hải sản được tẩm ướp từ nhà kèm với đồ uống. Đến đây, chỉ việc thuê bếp than nữa. Tất nhiên, chi phí thuê bếp than ở đây không hề rẻ nhưng xứng đáng cho một bữa tiệc made by yourself. Ngoài ra, theo tìm hiểu thì các món ngon ở khu du lịch Bọ Cạp Vàng bao gồm: gà nướng niêu đất, cá lóc nướng trui, canh chua, cá kho tộ… Ngoài ra, còn có nhiều món được chế biến theo kiểu đồng quê như tôm hấp nước dừa, thỏ nướng muối, thỏ nướng chao, chim bồ câu nướng, cá lóc hấp bầu,  cá rô phi chiên đỏ…

Bảng giá khu du lịch Bọ Cạp vàng

Giống như tất cả các nơi khác, giá vé khu du lịch Bọ Cạp Vàng chia thành ngày lễ và ngày thường, người lớn và trẻ nhỏ.

Ngày thường bao gồm T7 và Chủ Nhật: 50.000đ/ 1 người lớn – 25.000đ/ 1 trẻ em (dưới 110cm).

Ngày Lễ: 60.000đ/ 1 người lớn – 30.000đ/ 1 trẻ em (dưới 110cm).

Với giá vé này, bạn sẽ được sử dụng một số dịch vụ miễn phí trong khu du lịch Bò Cạp Vàng: Võng nằm /Chỗ ngồi /Chòi / Bạt trải & bàn ghế/ Vật dụng trò chơi/ Máng trượt/ Cầu nhảy/ Bơi lội trên sông/ Tắm nước ngọt/ Dịch vụ y tế/ Dịch vụ cứu hộ. Khu du lịch Bọ Cạp Vàng có cung cấp dịch vụ lưu trú qua đêm nhưng theo mình thấy thì đa phần các du khách đều chọn đi về trong ngày. Nếu bạn ở lại qua đêm sẽ có hình thức cắm trại, đốt lửa trại, team building khá vui và thú vị.

Giá dịch vụ và lưu trú qua đêm

– Phục vụ lưu trú : 60.000đ/ người/ 2 ngày 1 đêm (yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Cơ quan, Đoàn thể). – Bao gồm: Tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh và cứu hộ/ Mua phí bảo hiểm cho khách/ Kéo nguồn điện đến khu cắm trại cho lều chỉ huy trại và các tiểu trại đến 23g30. – Nếu kéo dài nguồn điện đến sáng phải chi phí nhiên liệu/ Bố trí đủ số chòi, mùng mền, nhà sàn cho đoàn để trại sinh sinh hoạt và nghỉ ngơi/ Củi dầu đốt lửa trại/ Bố trí nhân viên trực để liên hệ khi có nhu cầu/ Sàn biểu diễn và sinh hoạt văn nghệ.

Thông tin liên hệ CTY TNHH BÒ CẠP VÀNG Ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tel: 0902 620 628 Fax: 0613.576.789

Website: www.bocapvang.com.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN 64 Nguyễn trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Tel: 0962 468 079 Fax: (08). 9.956.330 Email : picnic@bocapvang.com.vn

Vai Trò Của Cá Vàng Trong Phong Thủy

Việc kê đặt bể cá vàng, phải chú ý tới việc phối hợp với chỉnh thể phong cách ngôi nhà, đồng thời còn phải phối hợp với quan hệ giữa trường khí và kiến trúc của ngôi nhà, tăng linh khí tự nhiên, nhân gấp bội sinh khí của ngôi nhà.

Theo truyền thống thì cá vàng được gọi là “cá phong thuỷ” không những có thể khắc phục những khiếm khuyết nào đó về mặt phong thuỷ, mà còn làm cho căn nhà ở thêm tràn đầy sức sống.

Trong con mắt người hiện đại, trong căn nhà có đặt một bể nuôi cá vàng, đó là một cách “ăn chơi”, tương đối thời thượng; trong nhà đặt bể nuôi cá vàng, làm tăng thêm sức sống gia đình, những lúc “trà dư tửu hậu”, ngắm nhìn những chú cá vàng thướt tha kiều diễm lượn lờ tung tăng, thấy tâm hồn thư thái hẳn, thần kinh căng thẳng như chùng dãn ra. Hợp với lý lẽ phong thuỷ xưa nói “làm căn nhà như tăng thêm sức sống cũng hào khí”.

1. Kê đặt bể cá vàng

Bất kì một căn nhà nào dù hào hoa đến mấy cũng không thể thập toàn thập mỹ, vẫn tồn tại khiếm khuyết nọ kia. Kê bể cá vàng để bù đắp vào chổ khiếm khuyết là một biện pháp hay.

Phong thuỷ xưa cho rằng ngôi nhà quay lưng hướng nam, hướng bắc và hướng nam, bể cá vàng tại phòng khách không nên đặt ở 4 phương hướng là đông, đông nam, bắc và nam.

Với căn nhà xây lưng các hướng tây nam, tây bắc, đông bắc và tây, bể cá vàng nơi phòng khách không nên kê ở mé tây, tây nam, tây bắc và đông bắc.

Việc kê đặt bể cá vàng, phải chú ý tới việc phối hợp với chỉnh thể phong cách ngôi nhà, đồng thời còn phải phối hợp với quan hệ giữa trường khí và kiến trúc của ngôi nhà, tăng linh khí tự nhiên, nhân gấp bội sinh khí của ngôi nhà.

2. Chọn giống cá vàng để nuôi

a. Ít nuôi cá nước mặn- cá nước mặn bời phải nuôi trong nước biển, nước gần với độ mặn của nước biển, tuy hình dáng đa dạng, màu sắc kiều diễm, nhưng chăm sóc khá khó khăn nên không khuyến khích nuôi.

b. Không nuôi cá nhiệt đới, cá nhiệt đới hơi khó nuôi. Nếu sinh vật nuôi trong nhà chết nhiều thì đó không phải là điềm lành nếu xét về góc độ phong thuỷ nó gây cho ta cảm giác không vui về mặt tâm lý, thường ảnh hưởng tới sự vận hành hài hoà của khí trường cơ thể, gây ảnh hưởng phụ về mặt tâm lý.

3. Số lượng cá nuôi

Trong cuốn “Hà đồ lạc thư” nói về phong thuỷ có nói về bài số lượng sinh thành trời đất như sau: “thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi; địa nhị sinh Hoả; thiên thất thành chi; thiên tan sinh mộc, địa bát thành chi; địa tứ sinh kim; thiên cửu thành chi; thiên ngũ sinh thổ; địa thập thành chi”.

Từ những con số trong bài “vè” phong thuỷ này có thể suy ra số lượng cá nuôi trong bể cho thích hợp. Ví dụ, nói chung số lượng cá nuôi trong bể tốt nhất là 1 con, 4 con, 6 con và 9 con. Bởi những con số này trong Ngũ hành đều có lợi cho tăng sức mạnh của thuỷ (nước). Về cơ sở khoa học của cách nói này chưa thấy tài liệu nào đề cập, phân tích, nói ra đây để tham khảo.

Ngoài ra, về màu cá, nên chọn cá màu trắng, bạc, màu đen, màu lam hoặc màu do, những màu này so với tác dụng quang hợp trong không khí mà nói, có tác dụng phản xạ những ánh sáng có hại, làm cho khí trường luôn đảm bảo một không gian sạch sẽ, có lợi cho sức khoẻ. Nếu nuôi cá màu đỏ, màu lục hoặc màu tím, bởi chúng hấp thu tia xạ khá mạnh, nên nuôi khó, bởi vậy không khuyến khích nuôi những màu cá này.

Cùng Danh Mục

“Giải Cứu” Vị Giác Với Cách Làm Cá Lóc Hấp Dưa Cải Ngon Ngây Ngất

1 con cá lóc nặng khoảng 1 – 2kg

500g dưa cải chua

300g giò trường heo

200g nấm rơm

1 củ gừng

4 củ hành tím

1 củ tỏi

1 quả chanh

2 -3 trái ớt tươi

Gia vị các loại: muối, tiêu, bột ngọt, tiêu, giấm…

500g bún

Rau sống ăn kèm: xà lách, rau diếp cá, rau húng quế…

Bánh tráng nhúng

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm món cá lóc hấp dưa cải

Các bước làm cá lóc hấp dưa cải chua ngon đậm vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá lóc bạn mua những con tươi sống, mổ bụng lấy hết nội tạng, đánh sạch vảy rồi lấy muối chà xát lên toàn thân cá và rửa lại cho sạch nhớt. Tiếp đó dùng dao khứa vài đường chéo lên mình cá để ướp gia vị cho thấm và để ráo.

– Dưa cải chua bạn rửa sạch với nước lạnh. Sau đó cắt khúc vừa ăn.

– Dồi trường

– Gừng cạo bỏ vỏ, đập dập, băm nhuyễn.

– Ớt rửa sạch, thái lát.

– Hành tím bóc vỏ, xắt lát.

– Rau sống nhặt rửa sạch với nước muối loãng rồi rửa lại với nước, để ráo.

– Dồi trường bạn sơ chế sạch, sau đó cắt khúc vừa ăn.

Bước 2: Ướp dưa cải và cá lóc

Dưa cải chua cho vào tô, sau đó thêm: gừng băm, ớt, 3 thìa canh giấm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê bột ngọt rồi trộn đều.

Cá lóc cho ra dĩa lớn và cho: gừng băm, 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê muối thoa đều lên khắp mình cá.

Để ướp dưa cải chua và cá lóc trong khoảng 15 – 20 phút.

Bước 3: Tiến hành hấp cá

Chuẩn bị một dĩa hấp lớn. Sau đó bạn xếp một lớp dưa cải chua bên dưới và đặt cá lóc lên. Tiếp tục lấy dưa chua, dồi trường, nấm rơm phủ lên trên. Hành tím cắt lát xếp đều xung quanh dĩa. Rắc thêm vài lát ớt lên trên.

Đặt dĩa vào nồi hấp trong khoảng 20 phút cho cá và các nguyên liệu chín đều thì lấy ra.

Bước 4: Làm nước chấm cá lóc hấp dưa cải

– Tỏi bóc vỏ đập dập rồi băm nhuyễn.

– Cho nước mắm vào chén, pha thêm chút nước sôi để nguội. Cho vào: 1 thìa canh đường, tỏi băm, ớt băm, 1 nửa thìa cà phê bột ngọt, 1 ít nước cốt chanh rồi khuấy đều.

– Dọn cá lóc hấp dưa cải ra kèm rau sống, nước chấm, bánh tráng nhúng cho đẹp mắt và thưởng thức.

Cả Ngàn Tấn Cá Mú Bí Đầu Ra, Giá Giảm Một Nửa Vẫn Khó Giải Cứu

Ngọc Ánh

Việc Trung Quốc siết chặt nhập khẩu và ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiến hơn 1.000 tấn cá mú thương phẩm tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa thiếu đầu ra

Trước tình hình cá mú tồn đọng lớn, một siêu thị lớn tại TP Nha Trang đã mở chiến dịch “giải cứu cá mú Cam Ranh” với giá 159.900 đồng/kg, chỉ bằng 1/2 so với trước. Theo quản lý siêu thị này, mỗi đợt nhập hàng về khoảng 150 con cá mú, mỗi con nặng từ 1,5 – 3kg. Cá mú được nhân viên siêu thị về tận bè ở Cam Ranh kiểm tra và nhập hàng khi còn tươi sống. Tuy nhiên, do sức mua khá chậm nên mỗi đợt nhập hàng bán khoảng 2-3 ngày mới hết.

“Trước đây loại cá này chỉ bán cho nhà hàng hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc nên giá cao, siêu thị không bán. Bây giờ do Cam Ranh tồn đọng quá nhiều nên siêu thị tổ chức “giải cứu” nhằm san sẻ khó khăn cho người nuôi”- người quản lý cho biết.

Cá mú Cam Ranh đang được một siêu thị ở TP Nha Trang bán theo dạng “giải cứu”. Ảnh: Kỳ Nam

Theo ông Lê Minh Hải, trưởng Phòng Kinh tế TP Cam Ranh, trên địa bàn lượng cá mú (chủ yếu là cá mú trân châu) thương phẩm đang tồn đọng rất nhiều tại các vùng nuôi, với hơn 1.000 tấn khiến giá giảm mạnh, chỉ còn 100.000 – 110.000 đồng/kg. Trước đây, các vựa hải sản ở Cam Ranh chủ yếu xuất đi Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nhưng thời gian qua Trung Quốc đã đóng cửa đường này. Riêng đường chính ngạch phải đi kèm nhiều vấn đề khác, cũng như ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên rất khó xuất khẩu.

Dù giá bán chỉ bằng 1/2 so với trước nhưng cá mú không được tiêu thụ nhiều như những loại nông sản khác. Ảnh: Kỳ Nam

Theo ông Hải, TP Cam Ranh có khoảng 120ha đìa nuôi cá mú chủ yếu là cá mú trân châu, mỗi ha nếu đạt sản lượng thấp cũng khoảng 80 tấn cá nên con số 1.000 tấn chỉ là tương đối, số lượng thực có thể nhiều hơn. Nếu năm 2019, giá cá mú thương phẩm dao động từ 160.000-200.000 đồng/kg (giá sỉ), khi dịch bệnh bùng phát giá cá giảm mạnh còn khoảng 90.000 – 110.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Theo người dân TP Cam Ranh, gần đây thương lái rất hạn chế thu mua cá mú mà cách một thời gian mới mua vài tạ cho đến 1 tấn để tiêu thụ thị trường trong nước như Nha Trang, TP HCM… Ông Đoàn Văn Hoàng, một người nuôi cá mú ở Ba Ngòi – TP Cam Ranh, cho biết hiện nay các hộ nuôi cá phải giảm tầng suất cho ăn vì sợ cá quá cỡ, rớt giá. “Cá mú có trọng lượng cao hơn 1-3 kg rất khó bán nên giá càng thấp. Với giá 90.000 -110.000 đồng/kg, người nuôi cá có thể huề vốn, lỗ công nhưng hiện nay không thể xuất bán được” – ông Hoàng thông tin.

Tại TP HCM, cá mú được xem là loại hải sản cao cấp, chủ yếu bán ở các kênh nhà hàng, tiệc cưới. Tuy nhiên, hiện nay lượng tiêu thụ đã giảm đáng kể. Một số vựa hải sản phải treo bảng “giải cứu” để dễ bán hàng; đồng thời cũng để hỗ trợ người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn. Như hệ thống Hải sản Hoàng Gia gồm 6 cửa hàng chuyên hải sản cao cấp từ đầu tháng 9 đã thực hiện chương trình “Chung tay hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19”. Theo đó, cá mú trân châu được bán theo dạng “giải cứu” với giá 159.000 đồng/kg khi khách hàng mua tại cửa hàng và 167.000 đồng/kg khi đặt mua online, trọng lượng mỗi con khoảng 1 kg và đều là cá sống, đang bơi trong hồ.

Chị Trần Thị Yến (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) cho hay cá mú là loại hải sản cao cấp, vào nhà hàng hạng trung giá ít nhất cũng 600.000 đồng/kg sau chế biến nên nay thấy cá sống rẻ, chị tranh thủ mua về làm tiệc trong gia đình. “Chưa bao giờ cá mú còn sống mà rẻ như bây giờ, tính ra còn rẻ hơn những loại cá biển phổ biến như: cá hố, cá thu hay cá ngừ. Cá này chế biến cũng không quá khó, có thể hấp, sốt chua ngọt, nấu canh,…” – chị Yến hồ hởi.

Một cửa hàng hải sản ở TP HCM bán cá mú theo dạng “giải cứu”

Theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế hải sản Hoàng Gia (chủ hệ thống hải sản Hoàng Gia), do bán giá “giải cứu”, hệ thống tiêu thụ khá nhiều, đạt khoảng 10 tấn tính từ đầu tháng 9 đến nay. “Người nuôi lỗ nhiều, chúng tôi cố gắng đẩy sản lượng tiêu thụ vì nếu họ bỏ nghề, sau này chúng tôi sẽ mất nguồn cung. Để cá mú đến tay người tiêu dùng còn sống, chi phí để vận chuyển và bảo quản rất lớn nên dù giá có chênh lệch so với người nuôi bán ra nhưng chúng tôi hoàn toàn không có lãi, đúng nghĩa là “giải cứu”. So với thời điểm giá cá mú chạm đáy, hiện nay đã tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/kg nên chúng tôi dự kiến sẽ kết thúc chương trình “giải cứu” trong khoảng 1 tuần nữa” – ông Trường chia sẻ.