Trị Nấm Đen Cá Rồng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Bệnh Nấm Đen Ở Cá Rồng

Đa phần các trường hợp vảy cá xuất hiện các đốm và mảng màu đen đều do chất lượng nước xấu, thời tiết thay đổi, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều… một số trường hợp các mảng đen xuất hiện do vảy cá bị hư tổn bởi thuốc kháng sinh mạnh (Tetracyclin) kết tủa và phản ứng trong nước xấu…

1. Cách xử lí – Đầu tiên, thay 30% nước. – Sử dụng muối theo hàm lượng 200gr/100 lít nước (nếu bể chưa sử dụng muối). – Tăng nhiệt lên +32oC. – Sử dụng thuốc Aqua Trime theo liều lượng 5gr/100 lít nước. – Sau 24h thì thay 20% nước và bổ sung thuốc lại như liều lượng ban đầu. – Sau 7 ngày (7 lần thay 20% nước) thì tiếp tục thay 30% nước và bổ sung muối như hàm lượng ban đầu (0.2%).

* Lưu ý: – Trong quá trình trị bệnh không cho cá ăn (thường khoảng 10 ngày). – Vì tăng nhiệt + cho thuốc vào nước nên nước sẽ thiếu oxi hoà tan, cần tăng cường sủi khí hoặc thổi luồng mặt nước để tăng oxi. – Với những bể sử dụng lọc tràn nên ngưng chạy lọc để bảo vệ vi sinh khi sử dụng thuốc kháng sinh. – Và trong quá trình trị bệnh nên hạn chế đèn, hoặc không sử dụng đèn càng tốt.

Và thêm một lưu ý trong khi điều trị các bệnh cho cá rồng, đó là nhiều ae quan niệm rằng nhiệt độ trong bể cá là 30oC rồi thì không cần cắm sưởi nữa, điều đó là không đúng, vì mùa hè và mùa thu (mùa mưa) nhiệt độ giữa ngày và đêm luôn chênh lệch khoảng 4-5oC, nếu cá khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt thì điều đó sẽ là bình thường. Nhưng khi cá đang bệnh, sức đề kháng suy giảm thì việc duy trì nhiệt độ ổn định là việc nên làm. Việc sử dụng kháng sinh thực ra chỉ làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn, đợi cho “đội quân” kháng thể của cá hoạt động mạnh trở lại và tiêu diệt chúng, mà “đội quân” này có được sự “hùng hậu” hay không lệ thuộc phần lớn vào hàm lượng muối hợp lí và nhiệt độ ổn định, chính vì thế nên then chốt trong các cách trị bệnh luôn phải có 0.1-0.2% muối và nhiệt trên 32oC.

(Nguồn: Hồ Xấu – Cá Bèo)

Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Nấm Cho Cá Dĩa

Ngày đăng: 15-07-2019 03:19:37

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh nấm cho cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá mua tại những trại khác. Các bạn có thể áp dụng, nhưng mọi vấn đề, chúng tôi không chịu trách nhiệm!

Nấm ngoài da thì người cá sẽ có những đốm trắng hay lớp màng mỏng màu trắng.

Còn nấm trong mang cá thường sẽ tách đàn bơi xa hồ không chịu lại ăn, ngớp mặt nước và hay rùng mình vì ngứa.

Đánh thuốc sát trùng (thuốc tím): liều lượng 1g (1 muỗng yagurt cho 200l nước) ngâm bể trong vòng 15 – 20 phút, sau đó hút sạch nước trong bể, khi nước gần hết bể, chúng ta có thể cho một đầu nước vô và một đầu nước ra đến khi nào sạch nước trong bể cá (hoặc dùng viên vitamin C để khử thuốc tím, làm sạch bể).

Nước máy: Phải khử Clo trong nước bằng cách để 48 tiếng cho nước bay hơi Clo đi (vì Cá Dĩa rất nhạy cảm với Clo trong nước máy); để nhanh các bạn có thể sục khí qua đêm cũng có thể sử dụng được.

Nước giếng: Kiểm tra pH trong nước đạt pH 6.5 trở lên, bằng cách sục khí mạnh trong 24 tiếng, nếu như nước không đạt nồng độ, các bạn có thể đến Discus House để mua chai tăng pH.

Cefalexin (500mg) 1 viên/50l nước: Kháng sinh giúp cá mau hồi phục lớp nhớt bị mất.

Megina 1 viên/50l nước: Thuốc chuyên dụng trị nấm.

Muối hột (không dùng muối iot và muối bọt) 200g/100l nước: muối hột giúp dẫn thuốc hiệu quả và sát khuẩn cho cá!

Cắm sưởi nhiệt độ 29-30 độ C: Sưởi sẽ tạo môi trường ổn định cho cá mau khỏe.

Hạn chế cho ăn, đến khi cá khỏe, thay 50% nước thuốc liều lượng 50%, khi cá khỏe hẳn thay nước 100%, cho cá ăn uống bình thường.

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh đục mắt (bệnh nấm ở mắt) cho cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho…

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh ghẻ lỡ cho Cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá tại…

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh sình bụng cho Cá Dĩa là theo phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá tại những trại…

Kỹ Thuật Phòng Trị Nấm Thủy Mi Trên Cá Sặc Rằn

Ngày đăng: 2015-12-31 03:30:58

1. Nguyên nhân bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

Do một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya gây nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 20-42µm. Sợi nấm chia thành 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước.

2. Dấu hiệu bệnh lý của nấm thủy mi trên cá sặc rằn :

Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, một đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm xây xát tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm.

3. Điều kiện phát triển bệnh nấm thủy mi

Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như đốm đỏ, ký sinh trùng, bị xay xát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển, san thưa hay do thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng yếu. Khi đó nấm có điều kiện bám vào cơ thể cá để gây bệnh.

Bệnh nấm thủy my phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết trở lạnh, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C.

Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung.

4. Phòng bệnh bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

– Cải tạo ao kỹ trước khi thả cá.

– Mật độ nuôi không quá dày (20-25 con/ m2).

– Cần xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi.

– Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, MUNOMAN, VITLEC 405 FS, HEPAVIROL Plus, BIOTICBEST For Export giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi.

– Định kỳ 15 ngày xử lý GUARSA liều 1 kg/ 5.000 m3 nước.

– Thường xuyên quan sát cá nuôi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

5. Trị bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

* Tạt GUARSA liều 1 kg/ 3.000 – 4.000 m3 nước. Sau 48 giờ lập lại lần 2 với liều như trên. Cho ăn bổ sung thêm PRORED B12 và VILEC 405 FS vào thức ăn giúp cá hồi phục sức khỏe nhanh. – Chú ý: do cá sặc rằn có đặc tính sống tầng mặt nên chia thuốc GUARSA làm 2 lần tạt để tránh gây sốc.

* Trường hợp cá có thêm biểu hiện xuất huyết, tuột nhớt do phụ nhiễm thì cần kết hợp cho ăn thêm như sau:

+ Cắt giảm 40 – 50% lượng thức ăn so với nhu cầu.

+ Sáng: Dùng C MIX 25%, HEPAVIROL Plus, PRORED B12 và MIN-K.

+ Chiều: Dùng VIRO (1 lít/ 17 – 20 tấn cá) hoặc ANTI-S (1kg/ 8 – 10 tấn cá) hoặc HILORO (1 lít/ 20 tấn cá) trộn vào thức ăn, sử dụng liên tục 5 – 7 ngày.

– Sau điều trị nên áp dụng biện pháp phòng bệnh như trên hạn chế bệnh tái phát, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa mưa.

– Phác đồ phòng trị bệnh nấm thủy mi trên có thể áp dụng cho các đối tượng thủy sản khác như cá lóc, cá điêu hồng, cá rô….

TIN TỨC KHÁC :

Phương Pháp Điều Trị Bệnh Nấm Nhớt Trên Cá Rô Đồng

Tác nhân gây bệnh trên cá rô đồng

Bệnh xuất hiện nhiều ở giai đoạn cá thịt, khi cá được 75 ngày đến cuối vụ. Nguyên nhân chính do ba nhóm vi nấm là Fusarium, Acremonium và Geochitrum gây nên. Đây là những vi nấm thuộc bậc cao, có vách ngăn ngang và sinh sản vô tính bằng bào tử.

Bệnh xảy ra khi nhiệt độ trong ao nuôi thấp, khi thời tiết thay đổi hay giao mùa; Mưa dầm, trời u ám; Mật độ nuôi quá dày; Cải tạo ao chưa triệt để; Đặc biệt, khi chất lượng nước trong ao nuôi xấu đi, bị nhiễm bẩn có nhiều khí độc H2S, NH3; Chăm sóc và quản lý thức ăn chưa tốt; Chất lượng thức ăn kém.

Dấu hiệu bệnh lý

Cá mắc bệnh có biểu hiện như: trên thân xuất hiện nhiều lớp nhớt nhầy, trắng đục, vảy xù xì sau đó lan rộng ra toàn thân, đôi khi có nhiều đốm đỏ. Nấm bám vào cơ thể cá thành từng mảng trắng. Khi môi trường thay đổi làm cho cá ít ăn nên cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm càng làm cho bệnh phát triển mạnh.

Nấm bám vào cơ thể hút chất dinh dưỡng và sinh trưởng rất nhanh, nhất là khi cá bị nhiều vết thương. Cá bị bệnh yếu ớt, bỏ ăn, bơi lộ lờ đờ và chết sau vài ngày. Trong trường hợp ao nuôi bị nhiễm bệnh trầm trọng sẽ làm giảm sút rất nhiều đến sản lượng cá, hệ số thức ăn cao, cá ốm, gầy. Khi soi tươi dưới kính hiển vi, phần cơ bên dưới vùng tổn thương có thể thấy sự hiện diện của các bào tử nấm.

Phương pháp phòng bệnh nấm nhớt ở cá rô đồng

Phòng bệnh là giải pháp tối ưu nhằm ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, tránh được các thiệt hại xảy ra.

Phòng bệnh cho cá rô đồng từ đầu vụ nuôi: Chuẩn bị ao nuôi kỹ, cải tạo ao, sên vét lớp bùn đáy ao; Dùng vôi để xử lý đáy ao với liều 7 – 10 kg/100 m2. Nên kiểm tra các chỉ tiêu trong ao như pH đáy ao để bón lượng vôi phù hợp; Chọn con giống khỏe mạnh, không có mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng; Thả cá với mật độ phù hợp (khoảng 40 con/m2 là thích hợp nhất); Quản lý tốt môi trường nuôi, hạn chế khí độc trong cả quá trình nuôi; Cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, quản lý thức ăn hợp lý (nhất là vào cuối vụ); Định kỳ xử lý diệt mầm bệnh trong ao nuôi bằng các thuốc sát trùng như Iodine, Chlorine…

Hoặc định kỳ tạt nước vôi với lượng 3 kg/100 m2 vào những tháng cuối vụ nuôi; sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý các chất thải, mùn bã hữu cơ, làm sạch đáy ao nuôi; Tránh gây sốc, tránh xây xát trong quá trình san thưa, chuyển bể hoặc phân cỡ cá; Tăng sức đề kháng cho cá bằng việc bổ sung Vitamin C, thuốc bổ, men tiêu hóa.

Cách điều trị bệnh nấm nhớt ở cá rô đồng nuôi

Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần tiến hành thay 20 – 30% nước trong ao nuôi. Dùng các thuốc diệt khuẩn, sát trùng nguồn nước nhằm diệt các mầm bệnh xung quanh cho cá như BKC, Chlorine, Vicato… Dùng các loại hóa chất như KMnO4 liều 10 g/m3 hay Formol với liều 20 ml/m3 tắm cho cá trong thời gian 30 – 60 phút, liên tục trong 3 – 5 ngày để trị bệnh cho cá. Phải chú ý đến nồng độ thuốc, không nên điều trị lúc trời quá nóng dễ dẫn đến tình trạng sốc thuốc.

Hoặc có thể dùng CuSO4.5H2O nồng độ 0,2 – 0,5 g/m3 tạt đều ao, kết hợp với rải muối hạt với liều 5 kg/100 m2 để điều trị cho cá. Kết hợp xử lý đáy ao bằng zeolite, than hoạt tính để làm sạch đáy, loại bỏ khí độc và làm sạch đáy ao. Bổ sung cho cá thêm Vitamin C, men tiêu hóa, thuốc bổ gan nhằm hỗ trợ cá tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị.

Cùng đó, hãy lựa chọn và tìm kiếm những sản phẩm của các công ty có uy tín, có sự hỗ trợ kỹ thuật tại ao nuôi để mang lại hiệu quả trong việc trị bệnh cho cá nuôi.