Trị Nấm Cho Cá Vàng / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Nấm Cho Cá Dĩa

Ngày đăng: 15-07-2023 03:19:37

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh nấm cho cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá mua tại những trại khác. Các bạn có thể áp dụng, nhưng mọi vấn đề, chúng tôi không chịu trách nhiệm! Nấm ngoài da thì người cá sẽ có những đốm trắng hay lớp màng mỏng màu trắng. Còn nấm trong mang cá thường sẽ tách đàn bơi xa hồ không chịu lại ăn, ngớp mặt nước và hay rùng mình vì ngứa. Đánh thuốc sát trùng (thuốc tím): liều lượng 1g (1 muỗng yagurt cho 200l nước) ngâm bể trong vòng 15 – 20 phút, sau đó hút sạch nước trong bể, khi nước gần hết bể, chúng ta có thể cho một đầu nước vô và một đầu nước ra đến khi nào sạch nước trong bể cá (hoặc dùng viên vitamin C để khử thuốc tím, làm sạch bể). Nước máy: Phải khử Clo trong nước bằng cách để 48 tiếng cho nước bay hơi Clo đi (vì Cá Dĩa rất nhạy cảm với Clo trong nước máy); để nhanh các bạn có thể sục khí qua đêm cũng có thể sử dụng được. Nước giếng: Kiểm tra pH trong nước đạt pH 6.5 trở lên, bằng cách sục khí mạnh trong 24 tiếng, nếu như nước không đạt nồng độ, các bạn có thể đến Discus House để mua chai tăng pH. Cefalexin (500mg) 1 viên/50l nước: Kháng sinh giúp cá mau hồi phục lớp nhớt bị mất. Megina 1 viên/50l nước: Thuốc chuyên dụng trị nấm. Muối hột (không dùng muối iot và muối bọt) 200g/100l nước: muối hột giúp dẫn thuốc hiệu quả và sát khuẩn cho cá! Cắm sưởi nhiệt độ 29-30 độ C: Sưởi sẽ tạo môi trường ổn định cho cá mau khỏe. Hạn chế cho ăn, đến khi cá khỏe, thay 50% nước thuốc liều lượng 50%, khi cá khỏe hẳn thay nước 100%, cho cá ăn uống bình thường.

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh đục mắt (bệnh nấm ở mắt) cho cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho…

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh ghẻ lỡ cho Cá Dĩa là theo kinh nghiệm & phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá tại…

Trong bài viết này, cách nhận biết và trị bệnh sình bụng cho Cá Dĩa là theo phương pháp tại Discus House – không áp dụng cho những nguồn cá tại những trại…

Cách Trị Nấm Mục Mang Ở Cá Vàng Cá 3 Đuôi

– Khi nhiễm bệnh này cá có thể có những biểu hiện sau đây:

+ Cá lờ đờ nổi trên mặt nước .

+ thở nặng nhọc mồm với mang hoạt động liên tục mà trông cá rất mệt

– Hình ảnh : (tìm mãi không ra bổ sung sau cho mọi người vậy)

+ Đây là một bệnh lây lan rất nhanh và giết chết cá cực nhanh

+ Một khi đã phát hiện bệnh nên cách ly tạm thời các em đó riêng ra .

+ Cuối cùng không thể thiếu trong điều trị bệnh này là may mắn . Tỉ lệ chữa được không cao : Với những em mới bị ăn hết diềm mang (50/50) những em đã ăn sâu gần nửa mang (90/10) [Tỉ lệ ở đây là chết/sống]

+ Sủi bật hết volume luôn =))

+ Thuốc tím . Rẻ nhưng cực mạnh tay mình bị xước “măng-rô” (móng rô) ngâm vào tím còn ngay cụt nữa là nấm .

+ Bước 1 : Tạm thời vớt từng em 1 lên kiểm tra mang , em nào bị 0r chớm bị cách ly tạm ngay ra xô nước đã cắm sủi . Mang cá màu đỏ nên khi bị nấm sẽ bị thành màu trắng nhìn cực dễ .

+ Bước 2 : Pha 1 lít nước với 1 gói thuốc tím , ngoáy đều cho thuốc tan .

+ Bước 4 : Gí em vừa lên “Bàn cạo” vào bể chính nơi sủi bật to hết cỡ . Chúc mồm em ý vào thẳng luồn sủi được 30 giây sau thì quay ngược lại cho luồng oxi thộc vào mang cá . ĐIều này giúp cá tỉnh vào nhả (nôn) hết thuốc tím trong người ra vì đây là thuốc sát khuẩn cực mạnh nên rất dễ chết

+ Bước 5 : Hi vọng và hi vọng

Title : Cách trị nấm mục mang ở cá vàng cá 3 đuôi Description : Bênh nấm mục mang – Khi nhiễm bệnh này cá có thể có những biểu hiện sau đây: + Cá lờ đờ nổi trên mặt nước . + Bỏ ăn + Nằm góc + th…Rating : 5

Cách Trị Bênh Thối Vây Nấm Ở Cá Vàng Cá 3 Đuôi

Bệnh Thối vây , Thối vẩy , Nấm

Ví dụ như Lưu gù hay bị bệnh thối vảy, đi kèm là bệnh thối vây. Hay cùng lúc trong 1 bể có em bị nấm, em bị thối đuôi.

Sau khi chữa trị: (Để mai qua nhà Meomeo chụp ảnh rùi up lên )

Vì nhà meomeo ko có BBV, hơn nữa chỉ có 1 bộ sưởi và sủi duy nhất, nên Panda chữa luôn trong bể chính, làm như sau:

– Cho thêm 10% nước mới. Lượng nước lúc này khoảng 35-40L.

– Cho 15 giọt Xanh metylen

– Cho 1 viên nhộng Tetracycline

Riêng lượng muối thì cao hơn các bệnh khác.

– Ngày hôm sau về cắm lọc

– Ngày hôm sau thay 30% nước

– 2 ngày sau thay 30% nước. Lúc này cá đã khỏi bệnh. Cho ăn bình thường.

– Trong những trường hợp trị bệnh về sau này, Panda ko sử dụng thuốc tím nữa. Lý do là thuốc tím có tác dụng sát trùng quá mạnh. Ko an toàn.

Bây giờ quay sang bệnh số VII (Thối vảy) nào:

Bệnh này Panda tách riêng, vì nó là bệnh lâu khỏi. Trừ phi mới chớm bệnh, phát hiện sớm, thì sẽ chóng khỏi, thậm chí là tự hết. Dẫn chứng là 2 em lưu kim (LẠI LƯU KIM nhà Panda khi phát hiện bệnh mới chớm, chưa kịp chữa thì nó đã tự hết rồi.

Còn với những trường hợp bệnh đã phát lâu ngày, ví dụ như cá đã bị từ trước khi mua về, thì bệnh sẽ lâu hết hơn.

Em Lưu kim vàng nhà Panda khi bị bệnh thì vùng bụng đen nặng như ảnh 2, nhưng thưa hơn. 2 bên thân thì giống ảnh 1. Ngoài ra cũng bị thối vây.

– Hút nước bể chính ra 50% bể 55 x 30 x 40. (Lúc này chưa có BBV ) Lượng nước lúc này khoảng 30L.

– Cho 20 giọt Xanh metylen

– Sau 2 tiếng, bơm nước bể cũ sang cho đầy bể (Nồng độ thuốc giảm 50%).

– Ngày hôm sau thay 1/3 nước. (Nồng độ thuốc tiếp tục được giảm)

– Ngày hôm sau thả cá về bể chính. (Cá được nghỉ ngơi, ăn bình thường)

– Ngày hôm sau lặp lại việc điều trị.

Sau 3 vòng điều trị, bệnh bắt đầu thuyên giảm. Vùng bụng đã đỡ được 60%. 2 bên đã đỡ được 30%. Vây thì Panda ko nhớ nữa, lâu rồi nên quên. Mà lúc đó khó chịu đám vảy đen là chính nên cũng ko để ý tình trạng thối vây.

Sau khoảng 3 vòng điều trị nữa, toàn bộ vùng bụng đã hết bệnh. Lúc này sướng quá nhảy ngay vô topic của caubetihon khoe và cảm ơn. Lúc này vảy đen 2 bên vẫn còn. 1 bên còn 3 vảy đen tí xíu. 1 bên còn 3 vảy đen liền nhau khá to. Panda quyết định ngừng điều trị.

Đến cách đây khoảng 10 ngày, bên hông có 3 vảy đen tí xíu đã khỏi hoàn toàn. Bên có 3 vảy đen to chỉ còn 1 vảy bị đen. Hôm qua còn định lúc nào rỗi sẽ nhổ chiếc vảy còn lại, nhưng hôm nay khi chụp hình thì thấy đã gần khỏi, nên thôi (Hình dưới cùng, chính giữa thân cá)

Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh Nấm Cho Cá Bảy Màu

Cá bảy màu là một loài cá rất đẹp và lộng lẫy. Chúng thường người chơi cá cảnh ưa chuộng và đem về nuôi cảnh, ép đẻ hoặc thả cả vào hồ thủy sinh. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cũng có rất nhiều các dòng cá bảy mầu đắt tiền như: Abino full red, blue grass, koi, blue lace, metal black lace, abino full platinum..v..v.

Tuy nhiên với kích thước nhỏ và sức khỏe kém, chúng rất dễ bị mắc các bệnh “vặt”. Điều này khiến cho không ít người chơi phải đối mặt với nguy cơ bị mất đi đàn cá yêu quý của mình.

Các bệnh này có thể do thời tiết thay đổi hoặc do môi trường sống quá bẩn, chật hẹp, thiếu oxy..v..v. Có thể kể ra một số bệnh thông thường sau đây: nấm, xù vảy, vô sinh, đẻ non..v..v. Trong số cá bệnh này, bệnh Nấm được coi là bệnh phổ biến và dẫn đến hậu quả lớn nhất cho đàn cá bảy mầu.

Nấm khiến cho cá nhà bạn nhiễm ký sinh trùng, mất màu, bỏ ăn và chết dần. Dấu hiệu nhận biết bệnh này là ban đầu cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ mặt nước, bỏ ăn, càng lâu sau khi vi khuẩn nấm lây lan, các đốm trắng sẽ dần xuất hiện trên thân con cá, cá bị cháy đuôi, cuống đuôi sẽ teo nhỏ lại dần và có màu đỏ. Cá bị bệnh này thường sẽ bỏ ăn dẫn đến bị teo bụng. Thậm chí nếu không kịp thời phát hiện và cách ly các cá thể mang bệnh đầu tiên, NẤM sẽ lây lan ra cả hồ cá và cả đàn cá đó sẽ mắc bệnh.

– Thời tiết lạnh đột ngột, nước nuôi quá bẩn

– Do chế độ ăn của cá quá nghèo nàn dẫn đến sức đề kháng yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn NẤM phát sinh và lây lan

CÁCH ĐỀ PHÒNG:

– Do cá bẩy màu vô cùng sợ nhiệt độ thấp nên cần luôn luôn để nhiệt kế và máy sưởi trong bể cá để dễ dàng theo dõi và xử lý kịp thời những khi thay đổi thời tiết.

– Thường xuyên vệ sinh bể hoặc hồ nuôi cá bằng cách hút sạch lớp đáy bẩn (do phân cá hoặc thức ăn thừa còn ứ đọng) vì đây chính là môi trường lý tưởng nhất cho vi khuẩn nấm phát sinh và nẩy nở.

– Làm đa dạng khẩu phần ăn của cá. Thức ăn chính của cá bảy màu là trùn chỉ (giun) tuy nhiên người chơi cá phải bổ sung thêm các loại thức ăn bổ dưỡng khác cho cá như ấu trùng Atermia.

Các loại đồ khô chuyên dụng khác như cám, aquafin..v..v.

Các loại đồ ăn đa dạng này không những làm tăng sức đề kháng, giúp cá đề phòng NẤM, mà còn giúp cá mau chóng tăng trưởng về kích thước, phát huy về mầu sắc, sinh sản nhiều hơn, nhanh hơn, sinh sản mạnh hơn. Ngoài ra các hậu duệ của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

CÁCH CHỮA BỆNH:

Cá bảy mầu bị nấm là điều không thể tránh khỏi đối với những người chơi cá dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Mỗi người có một cách chữa khác nhau nhưng tất cả đều cơ bản là làm theo các bước sau đây:

– Ngay khi phát hiện dù chỉ một con cá bảy mầu trong đàn cá của bạn bị nấm, hãy bỏ ngay muối biển vào bể cá với tỷ lệ 2 muỗng cà phê trên 5 lít nước

– Ngay lập tức cách ly các cá thể cá bị bệnh đầu tiên để giảm thiểu khả năng nó làm cho NẤM lây lan ra cả đàn cá. Bạn có thể bỏ các cá thể bệnh này vào một thùng xốp nhỏ, pha nước ấm hoặc cắm máy sưởi 25 độ C. Lưu ý là bạn nên dùng tấm bạt nilong mỏng để đậy lên nắp thùng để có thể giữ ấm liên tục cho cá bệnh. Cũng đừng quên bỏ muối biển vào theo tỷ lệ vừa nêu trên.

– Sau đó mỗi ngày bạn hãy hút hết cặn bẩn dưới đáy thùng xốp sao cho nước trong thùng vơi đi khoảng 30% và ngay lập tức bổ sung lượng nước ấm và lượng muối tương đương với 30% đó.

– Cho cá ăn hàng ngày nhưng với một lượng ít đi một nửa. Đặc biệt là khi cá bệnh, bạn chỉ nên cho cá ăn ấu trùng Atermia.

Với các bước như trên, các vi khuẩn nấm trên thân cá sẽ dần dần biến mất, cá của bạn sẽ phục hồi lại sức khỏe và lại bung đuôi lộng lẫy. Tuy nhiên bạn cần thường xuyên chăm sóc đàn cá của mình, nhất là những lúc thay đổi thời tiết. Khi mới phát hiện ra các dấu hiệu cá bệnh, bạn phải can thiệp ngay vì nếu cứ để lâu, thậm chí chỉ 2-3 ngày thì rất có thể vi khuẩn nấm đã lây ra cả đàn cá, và lúc đó bạn sẽ chỉ có thể cứu chữa được phần nào đàn cá đó mà thôi

Cá bảy mầu bị NẤM thì hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên cá bị bệnh nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, có thường xuyên hay không và chữa khỏi được số lượng bao nhiêu thì hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và công sức của người chơi cá.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Cách Trị Nấm Mang Cho Cá Koi Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất

NGUYÊN NHÂN GÂY NẤM MANG

Nguyên nhân chính là do nguồn nước của hồ bạn nhiễm khuẩn vì do lọc không chuẩn ( hoặc lọc không đủ tải cho hồ ) nên độc tố trong nước tăng do chất thải của cá và bụi bẩn gây ra , và vì đó làm cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh và gây bệnh cho cá .

Những lúc giao mùa khi thời tiết thay đổi làm môi trường nước thay đổi và làm koi mất đề kháng và bị các vi khuẩn tấn công . Và một trường hợp nữa là vào mùa mưa ( mưa cuốn theo bụi bẩn và những ô nhiễm tích tụ vào hồ koi nên làm ph nước thay đổi và làm lượng độc tố và vi khuẩn hồ tăng đột ngột là koi nhiễm bệnh .

LƯU Ý 

Tình trạng xác định koi bị nhiễm bệnh :

cá bơi lờ đờ

mang cá hô hấp chậm hoặc mang khép kiểu khó hô hấp

cá hay tụ ở những nơi có dòng nước như ở nơi nước chảy vào hồ , đầu dòng suối , thác đổ vào hồ

Cách phòng nấm mang :

Anh em thay 30% nước

Sau đó đánh CloraminT và muối hột có thể đánh thêm C sủi để koi tăng thêm đề kháng .

Liều lượng ( CloraminT 5gram , muối 3kg , c sủi 5 viên  = Tổng tất cả đánh cho 1 khối nước )

Tổng tất cả đánh cho 1 khối nước ) CloraminT là thuốc sát khuẩn mạnh anh em pha tan vào thau nước rồi dùng gàu nước tạt đều khắp mặt hồ .

Cách trị nấm mang :

Khi xác định cá bệnh anh em đánh thuốc như sau , CloraminT 6gram , muối hột 4kg , c sủi 10 viên , tỏi tươi xay nhuyễn hoặc giã nát 2 củ .

Tổng liều đánh cho 1 khối nước , đánh xong cách 1 ngày ae thay 60% nước ( chia ra 2 lần thay mỗi lần thay 30% để tránh cá bị sốc ) sau đó ae đánh lại liều như cũ , đánh xong liều 2 này cách 2 ngày sau ae tiếp tục thay nước như liều 2 và đánh thuốc như cũ .

Tôi đã dùng tỏi trị nấm mang cho hiẹu quả rất tốt .

Chúc ae thành công !

#nấmmang #nấm #mang #phongbenhnammang #mangca #cloramint #satkhuanhoca