Cá koi hay còn được goi là cá chép koi là một loài cá cảnh được người Nhật lai tạo và xem chúng như một báu vật quý hiếm đem lại nhiều niềm vui và may mắn cho chính gia chủ.
Cá không chỉ được người dân Nhật ưa chuộng mà hiện nay nó còn được lan rộng ở khắp thị trường các nước trên thế giới yêu thích trong đó có người dân Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên khi nuôi chúng, cần phải theo dõi các tình trạng cũng như biểu hiện bệnh tật của chúng để đưa ra nhiều giải pháp phòng ngừa cũng như kịp thời chữa trị.
Một trong số những bệnh nguy hiểm mà chúng ta cần tìm hiểu và ngăn ngừa xẩy ra với koi đó chính là bệnh lồi mắt. Bệnh lồi mắt ở cá là bệnh tương đối phổ biến ở nhiều loại cá, đặc biệt là cá koi với triệu chứng mắt cá bị sưng và lồi ra ngoài làm cho cá mất đi phương hướng và thậm chí là dần chết đi.
Tác nhân gây bệnh
Nguyên nhân cá koi bị lồi mắt là do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Những con vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20-30oC.
Triệu chứng bệnh
Những lúc cá bị bệnh thường có những dấu hiệu mất phương hướng để bơi lội, bơi lờ đờ, hay bơi lung tung xoay vòng không rõ đi đâu.
Mắt của chúng bị tổn thương như viêm mắt , lồi mắt là dấu hiệu dễ phân biệt nhất đối với những bệnh khác và chảy máu mắt. Sau đó là xuất hiện những vết lở loét ở quanh mắt, trên da của cá.
Gốc vi có những biểu hiện như xuất huyết hoặc có các đốm mủ dưới da cá, khi những đốm này vỡ ra thì tạo thành các đốm loét. Tiếp theo là cá không ăn nhiều như trước nữa và thậm chí là bỏ ăn là nhiều.
Nguyên nhân bệnh
Nguyên nhân chính đầu tiên khiến cá bị lồi mắt đó chính là do các vi khuẩn Steptococcus gây ra Môi trường nước trong hồ cá koi Nhật ô nhiễm do hệ thống lọc không tốt.
Chúng ta nên sử dụng lọc tràn để nguồn nước trong sạch hơn. Đảm bảo cá có môi trường sống tốt. Khi chúng ta mua cá đã có sẵn mầm bệnh ở những nơi không uy tín hoặc không quen như cá bán rong ngoài đường.
Nên chọn mua cá ở những có uy tín để có thể mua được cá khỏe mạnh không mang lại nhiều mầm bệnh.
Điều kiện nhiễm bệnh
Bệnh lồi mắt của cá thường xuất hiện gần như quanh năm, thường thì bệnh tập trung và gây thiệt hại cho cá nhiều nhất vào mua nắng nóng . Trong điều kiện oxy kém như lúc nước nóng hoặc dòng nước chảy ít.
Bệnh còn xuất hiện ở những giai đoạn như lúc đàn cá của chúng đang yếu dần , cá bị sốc, hay điều kiện môi trường luôn bất lợi rồi giai đoạn cá giống, giai đoạn mà cá lớn thường dễ bị bệnh nhiều hơn so với cá nhỏ.
Đường lan truyền bệnh
Bệnh này của cá thường lan truyền chủ yếu là từ những chú cá bị bệnh sang những chú cá khỏe, thông quá các chất bài tiết như nhớt , dịch , phân…vào chính môi trường nước mà chúng ta đang nuôi cá.
Phòng bệnh
Chúng ta cần phòng bệnh cho cá bằng cách thường xuyên vệ sinh hồ cá koi sạch sẽ trước mỗi lần nuôi, đặc biệt là khi thấy cá xuất hiện bệnh ở những lần nuôi đầu tiên, lần nuôi trước đó.
Không nên thả giống cá vào hồ quá dày những lần nuôi cá thời điểm nắng nóng, nước chảy yếu, và điều kiện thay nước kém.
Nên hạn chế làm những chú cá bị sốc, ví dụ như khi thay nước cho cá, trong những thời tiết bất lợi cá cũng có thể dế bị stress và cũng sẽ dễ gây bệnh cho đàn cá vì lúc đó sức đề kháng của cá rất yếu không thể chống lại được bệnh tật đang đe dọa.
Cách ly và dưỡng những chú cá bị bệnh ra khỏi khu vực nuôi để không bị lây lan sang các con khác, sau đó xử lý đúng cách để hạn chế được việc lây lan của mầm bệnh từ chất dịch của cá . Không nên vớt bỏ ra môi trường nước những phân nổi của cá.
Khi mua đàn cá mới về trước lúc thả nên tắm qua nước muối muối 2-3% trong thời gian 5-15 phút.
Cách chữa trị bệnh
Trong quá trình koi bị bệnh lồi mắt chúng ta nên cắt giảm lượng thức ăn hằng ngay hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá đảm bảo cho việc vệ sinh hồ nước để cá không bị nặng bệnh hơn.
Có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho cá như : Norfloxacin (hoặc Ciprofloxacin), Erythromycin, Florphenicol, Doxycycline, Cafalexin (hoặc Amoxicillin, Ampicillin). Lượng sử dụng từ 15-25g/tấn cá/ngày và chia làm 2-3 lần/ngày, sử dụng liên tục 5-7 ngày.
Chuẩn bị chỗ ngâm những chú cá bệnh để chữa bệnh
Cần nhân lượng thuốc lên với tỷ lệ nước tương ứng
Ngày hôm sau chúng ta sẽ thay 2/3 nước và sử dụng thuốc cho tới khi mắt cá hết sưng thì ngừng
ta cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, kinh nghiệm trước khi sử dụng thuốc và nhất là khi sử dụng cùng lúc nhiều hơn 1 loại kháng sinh.
Nên ngưng sử dụng kháng sinh ít nhất là 14 ngày trước khi thu hoạch chúng.
Hiện nay trên thị trường chưa có loại kháng sinh nào (sử dụng bằng đường uống) có thể đi vào dịch hốc mắt để điều trị bệnh này, chính vì vậy mà khi thấy những chú cá nào có biểu hiện mắt bị sưng hay lồi lên thì nên sớm loại bỏ khỏi đàn cá.
KingKoi – Chuyên thiết kế thi công hồ cá koi
Website: https://hocakoi.com.vn/