Trẻ Em Cá Biệt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Người Thầy Hết Lòng Vì Trẻ Em Cá Biệt Với Tài Thu Phục Nhân Tâm

Gần ba mươi năm nay, hình ảnh ông giáo già lọc cọc đi chiếc xe đạp cà tàng đến từng nhà khuyên nhủ học trò, đã trở nên quen thuộc với người dân thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Thậm chí, nếu một ngày không thấy thầy như thế, họ sẽ lấy làm lạ. Đó chính là thầy Phan Công Tâm (SN 1957, ngụ khu phố 4, thị trấn Hòa Thành).

Không khó để chúng tôi tìm tới nhà, cũng là lớp học của thầy giáo già này. Chẳng biết tự bao giờ, thầy Tâm đã trở thành nét đẹp rất riêng của thị trấn Hòa Thành, con xóm nhỏ cũng như được thổi một làn gió mới. Những bà mẹ yên tâm phần nào bởi lũ trẻ mới lớn, vốn “bất trị” bỗng trở nên biết nghe lời, thôi những trò nghịch dại và tìm tới nhà thầy Tâm ngoan ngoãn theo học con chữ.

Ngôi nhà cấp 4 có phần tuềnh toàng của thầy Tâm nằm trong một con hẻm nhỏ. Nơi rộng nhất của căn nhà chỉ đủ thầy kê mấy cái bàn trưng dụng cho lớp Anh văn, có sức chứa từ 15-20 học sinh. Ngay bên cạnh là lớp phụ nhỏ hơn, kê được hai dãy bàn nữa, để dành cho những lớp ít học trò hơn hoặc để thầy kèm mấy đứa cháu. Còn lại phòng khách, thầy dùng làm phòng học vi tính. Trong căn nhà nhỏ đó, thầy Tâm tất bật chạy qua chạy lại giữa các lớp với trình độ học sinh và bài giảng khác nhau. Thấy có khách, thầy dừng bài giảng, nhẹ nhàng dặn học trò những phần có thể tự học rồi niềm nở đón khách.

Bắt đầu câu chuyện về những trang đầu tiên của cuộc đời mình, thầy Tâm từ tốn nói: “Năm 14 tuổi, tôi tưởng mình bị mù vĩnh viễn vì một căn bệnh quái ác mà hồi đó ở Việt Nam chưa thể chữa trị được. Nhà nghèo nên cả gia đình tôi chỉ biết trông chờ vào trời phật. Bố mẹ tôi chẳng còn hy vọng gì có thể chữa lành đôi mắt cho tôi nữa. May thay đang lúc thất vọng nhất thì bà con, họ hàng lối xóm hay tin đã gom góp mỗi người một ít. Sau đó tôi được đi nước ngoài mổ mắt bằng tình thương của lối xóm”.

Thế rồi Tâm thoát cảnh mù lòa, tuy thị lực không thể hoàn toàn bình phục như ban đầu. Lòng khát khao được học, được đọc sách vẫn ngày càng lớn dần trong Tâm. Không thể nhìn rõ mặt chữ, cậu bé Tâm khi ấy mới bước qua tuổi 15, đành gí sát cuốn sách vào tận mắt, miễn sao có thể đọc. Sẵn nỗi sợ rằng chỉ sau một đêm thức dậy, mình sẽ không còn được cầm quyển sách, nên Tâm đọc say sưa tất cả những cuốn sách mà mình tìm thấy.

Bên tách trà nóng, những trang ký ức của gần bốn mươi năm trước, như lại ùa về khiến thầy Tâm nheo nheo con mắt, kể tiếp: “Năm 1975, tôi vừa học hết năm thứ nhất đại học Sư phạm thì đất nước giải phóng. Cha bệnh rồi mất, mẹ cũng mang trọng bệnh, là con út, tôi phải bỏ học để chăm sóc mẹ già. Chính những ngày tháng quanh quẩn bên giường bệnh của mẹ, càng làm trỗi dậy khát khao được học trong tôi hơn bao giờ hết.

Bén duyên nhờ nghề trông trẻ

Nói về cái nghề “gõ đầu trẻ” của mình, thầy Tâm mỉm cười rồi bảo đó là cái duyên thôi. Năm 1988, khi thị trấn Hòa Thành bây giờ còn nghèo nàn, người dân hầu như làm công nhân cho những công ty xung quanh thị trấn. “Cha mẹ bọn trẻ cả ngày tối mặt trong công ty, đành để chúng vật vạ ngoài đường. Bọn trẻ hay tụ tập trước nhà tôi, đứa nào đứa ấy đen nhẻm, lem luốc. Nhìn bọn trẻ, tôi xót lắm, nếu cứ bỏ mặc chúng như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ hư. Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định phải làm một điều gì đó cho những đứa trẻ đáng thương này. Tôi chỉ có cái chữ nên cho chúng cái chữ”, thầy cho hay.

Thế là thầy Tâm gom bọn trẻ lại vào căn phòng nhỏ. Thầy bắt đầu giảng cho chúng nhiều điều kỳ thú. Rồi những người cha, người mẹ nghèo suốt ngày bận bịu ấy cũng nhận thấy con mình từ ngày theo thầy Tâm trở nên ngoan hơn. Tiếng lành đồn xa, họ đem con gửi luôn cho thầy. Thầy Tâm bỗng nhiên trở thành thầy giáo kiêm người giữ trẻ từ dạo đó. Dù khi ấy tiền công đôi khi chỉ là lon gạo, nải chuối hay con cá, bó rau nhưng tất cả như vực dậy lòng yêu nghề nơi người thầy bất đắc dĩ. Sau đó, đáp ứng nhu cầu của một số người bạn, thầy Tâm dạy thêm tiếng Anh. Thầy lại lao vào đọc và nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh rồi tự soạn giáo trình dạy cho học sinh.

Chị Nguyễn Thị Thanh có đứa con trai khá lì lợm, nhờ thầy dạy dỗ mà nay đã học xong đại học, có việc làm ổn định trên TP. HCM: “Vợ chồng tôi suốt ngày lo việc đồng áng nên nhiều khi bỏ bê con cái, khi phát hiện ra thì chúng cầm đầu lũ trẻ quậy phá từ đầu làng đến cuối xóm. Chúng mới lớn, nói nặng nhẹ gì cũng không nghe. Được mọi người chỉ bảo nên tôi đem con đến gửi hẳn ở nhà thầy Tâm. Ai ngờ chỉ một thời ngắn mà nó đã thay đổi hoàn toàn tính nết”.

Hỏi thầy về bí quyết “thu phục nhân tâm” của mình, thầy Tâm cười xòa bảo: “Thực ra mỗi học sinh là một con người, tôi chỉ lấy tình thương giữa người và người mà cư xử, mong truyền cho các em chút hơi ấm, để các em đủ sức bước tới chứ không có bí quyết gì”. Chỉ vậy thôi mà biết bao đứa trẻ đã thành tài dưới tay thầy, dưới mái nhà cấp bốn vang tiếng ê a của lũ trẻ thơ cùng tiếng giảng bài đều đều của người giáo già.

Suốt mấy chục năm cống hiến cho Xã hội, thầy Tâm đã không màng chút gì cho bản thân mình. Tài sản lớn nhất của thầy vẫn là chiếc xe đạp cũ kỹ. Nét đẹp của thầy vốn phát ra từ chính cái tâm của mình dành cho cuộc đời. Hằng năm, bắt đầu từ tháng Chạp, thầy đã chuẩn bị quà Tết đi tặng mấy chục hộ nghèo. Rồi đầu mùa mưa thầy lại tất tả vận động chương trình cất nhà, chống dột cho những gia đình gặp khó khăn. Từ cụ già đến em bé đều được thầy quan tâm, lo lắng chu toàn. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân nghèo, thầy đích thân đến nhà coi sóc, thuốc men cho đến khi lành bệnh.

Chừng ấy năm qua, biết bao lớp học trò thành danh từ ngôi nhà cấp bốn của giáo già ấy, một số người thực sự thành đạt. Thầy bảo, Có lẽ đây là trái ngọt thầy được hái sau bao nhiêu năm vun trồng. Những người học trò ngỗ nghịch năm nào, nay như những đứa con tìm về với cha già của chính mình.

Người thầy đặc biệt của Tây NinhTrao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Sáng, Phó phòng Giáo vụ Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh cho biết: “Thầy Tâm là một người có năng lực đặc biệt, còn nhớ hồi chúng tôi học trung học, ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Thế nhưng thầy chỉ miệt mài tự học, tự nghiên cứu mà có thể mở lớp dạy cho các anh chị đủ trình độ đi nước ngoài, thậm chí mở lớp dạy cho các thầy cô chuẩn bị thi cao học. Trong nhiều học trò thời những năm 1990 của thầy, đến nay một số người đang giữ các chức vụ quan trọng. Chúng tôi rất lấy làm ngưỡng mộ thầy”.

Đau Đầu Với Trẻ Cá Biệt

Có những đứa trẻ rất bướng bỉnh, quậy phá, thích bày trò ngạo ngược. Cha mẹ nên xoay xở thế nào với đứa con “ngựa chứng” này?

“Tuổi thơ dữ dội”Chí Dinh, đứa con trai út của chị Mai Hoa (Phong Điền, Cần Thơ) thông minh, học khá nhưng lên lớp 7 thì bị đuổi học. Lý do: rất ngỗ nghịch, chọc phá và ăn hiếp bạn bè. Vốn đã đau đầu với Dinh, từ khi cu cậu bị đuổi học, chị Hoa càng bấn loạn. Dinh nhỏ con, không hiểu vì sao lại được nhiều bạn – những học sinh khối lớp 6, 7 vốn nằm trong “sổ đen” của trường – tôn làm “đại ca”. Nhóm do Dinh cầm đầu liên tục nghĩ ra đủ trò để chọc phá bạn bè, đặc biệt là bạn nữ. Nhà trường biết chuyện, phê bình nhóm trước cờ, song đâu lại vào đấy.

Lần nọ, lớp Dinh có bạn từ trường khác chuyển về, Dinh gặp riêng bạn và hoạnh họe: “Biết tao là ai không? Thấy tao sao không chào hỏi?”, rồi… phạt bạn bằng cách tịch thu chiếc mũ và mấy cuốn tập. Trong những cuốn vở của mình, Dinh vẽ chân dung bạn nữ, chuyền cho nhóm xem rồi tuyên bố: “Tao để ý nhỏ này” – nghĩa là không ai được phép thích cô bạn ấy của Dinh.

Từ lúc Dĩ An còn là cậu nam sinh tiểu học, chưa nếm “mùi đại ca”, chị Minh Thùy (Q.3, chúng tôi đã nhiều lần “muối mặt” trong các cuộc họp phụ huynh vì đứa con “không thể hiểu nổi”. Trong giờ học, cu cậu sẵn lòng mua vui cho chúng bạn bằng… mọi giá. Có khi, đang giảng bài, cô giáo sững sờ thấy An đang đội nón, đi quanh lớp, giả điệu bộ của Mr. Bean khiến cả lớp cười ồ. Bị cô phê bình, An chỉ xịu mặt mấy giây, rồi lại tiếp tục bày trò. Giờ khảo bài, An ngồi dưới lớp, nghĩ cách chọc cười bạn đang trả bài cho cô.

Bên cạnh những chuyện có tình tiết, là hàng chục thói tật mà cô giáo phải nhắc đến khi nhận xét về An, điển hình là nói chuyện to tiếng trong lớp. Nóng nảy trở về từ cuộc họp phụ huynh, chị Thùy bao phen dọa sẽ… may miệng An lại. Nhưng, cu cậu vẫn bình chân như vại, tỉnh bơ trước những hăm dọa của mẹ. Chị Thùy đành chịu thua, chỉ biết vò đầu, bứt tóc.

Cần có cái nhìn lạc quan hơnNhìn ở khía cạnh lạc quan, sự bướng bỉnh, nghịch phá của trẻ chính là biểu hiện của sự sáng tạo, nảy sinh từ nhu cầu khẳng định cái tôi. Những chuyện mà người lớn không thể hiểu nổi của Dinh, của An; suy cho cùng cũng đều vì mục đích thu hút sự chú ý của người khác về mình. Nhưng, từ đâu nảy sinh nhu cầu ấy?

Trong cuốn Kỹ năng làm cha mẹ (NXB Tổng hợp TP.HCM), chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy cho rằng, tính cách này của trẻ có thể xuất phát từ hai nguyên nhân tâm lý và sinh lý. Trẻ có thể trạng yếu ớt, hoặc gặp lúc ốm đau, mỏi mệt thường có biểu hiện bướng bỉnh hơn mức bình thường. Tuy nhiên, điều khiến những người mẹ như chị Mai Hoa bế tắc, chính là sự bướng bỉnh nảy sinh từ một vấn đề tâm lý nào đó của trẻ.

Nó thường rơi vào những đứa trẻ sinh trưởng trong gia đình thiếu tình thương, hoặc bị cư xử khắc nghiệt. Chung sống với những khiếm khuyết ấy, trẻ sẽ có xu hướng tập trung sự chú ý về mình. Biết “cơ chế” hình thành tính cách ấy của trẻ, hiểu những nguyên nhân sâu xa và tuần tự logic tạo nên một đứa con bướng bỉnh, nhưng cha mẹ khó mà kiềm chế để ứng xử với con cho thật công bằng, hợp lẽ.

Một trong những điều phụ huynh thường phạm phải khi ứng xử với con bướng bỉnh, cá biệt là đánh đập, nặng lời. Biện pháp này chỉ có thể thỏa mãn được cơn giận của cha mẹ, nhưng hoàn toàn vô bổ với con. Lời nặng và đòn roi nếu không làm thui chột cá tính, thì càng khiến đứa trẻ bướng bỉnh hơn. Những phản ứng mạnh mẽ của cha mẹ có thể kích động thêm ý muốn được chú ý của đứa trẻ, khiến những hành vi gây sự chú ý của trẻ đạt được mục đích. Để tránh tạo “cảm hứng” cho trẻ tiếp diễn những trò nghịch ngợm, cha mẹ cần giữ thái độ bình thản, đưa ra những yêu cầu đơn giản với những lời giải thích nhẹ nhàng, và kết thúc phần thể hiện thái độ bằng những cử chỉ yêu thương.

Trước hành vi sai trái của trẻ, cha mẹ cần thể hiện thái độ dứt khoát. Có thể lựa chọn những hình phạt như “cắt” phần quà thưởng định kỳ: không cho đi nhà sách, công viên đối với trẻ nhỏ, cắt suất xem phim, du lịch với trẻ lớn hơn. Nên tránh trừng phạt những đứa trẻ cá biệt trong lúc bạn hoặc trẻ đang nóng giận, hay khi có mặt người thứ ba. Bị bẽ mặt là một cú sốc rất lớn đối với những đứa trẻ mong muốn khẳng định mình.

Điều này có thể đẩy trẻ vào khuynh hướng nổi loạn, hất tung mọi thứ đang trái ý mình. Những đứa trẻ “chứng” rất cần những lời khen để được yên tâm về cái tôi của chúng. Bằng lời khen khi trẻ làm việc tốt, cha mẹ đã giúp trẻ lưu tâm nhiều hơn với những việc làm tốt; trong khi sự mắng mỏ, chì chiết có tác dụng ngược lại.

Các chuyên gia tâm lý tin rằng, những đứa trẻ cá biệt có một năng lượng sống đặc biệt và sẽ có một cuộc đời nhiều màu sắc hơn những đứa trẻ bình thường, nếu được giáo dục đúng cách. Trong muôn vàn khó khăn của việc nuôi dưỡng một đứa con cá biệt, chúng ta cần tin rằng, mọi biểu hiện “giở chứng” của con không hoàn toàn là những tín hiệu tiêu cực. Việc có “chữa” được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình.

Theo PN

Chăm Sóc Trẻ “Cá Biệt”: Khoảng Trống Lớn

Chỉ nghĩ đơn giản là con mình hiếu động, nghịch ngợm, phụ huynh tỏ ra bất bình khi cô giáo thông báo con mình có biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý. Không có sự đồng thuận của phụ huynh, thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ thuộc nhóm này khiến cô giáo lúng túng, thậm chí phạm sai lầm đáng tiếc dù không chủ tâm.

Nỗi lo thường trực với trẻ “cá biệt”Mới đây một phụ huynh phát hiện đứa con 2 tuổi của mình bị buộc vào ghế trong lớp mầm non vì cô giáo cho rằng cháu có biểu hiện tăng động, quậy phá đã gây phản ứng khá mạnh từ xã hội. Phần nhiều đổ lỗi cho các cô đã áp dụng biện pháp tiêu cực, phản giáo dục, ảnh hưởng tâm lý lâu dài cho trẻ nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lỗi cả từ phía phụ huynh khi không sớm quan tâm, phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc trẻ. Thậm chí có những ý kiến phản hồi quá khích khiến chính bố mẹ của cháu bé cũng nhận thấy sự việc đã bị đẩy quá xa, không kiểm soát được phản ứng của dư luận khiến cho cả gia đình cũng như nhà trường, cô giáo đều bị ảnh hưởng khá nặng nề về tâm lý và uy tín.

Ngay khi sự việc được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, bà Bùi Thùy Hương, nguyên Chuyên viên phụ trách khối Mầm non quận Hai Bà Trưng, hiện đang quản lý một trường mầm non tư thục cho biết, các cô giáo trong trường bà quản lý đều được cập nhật thông tin và đánh giá mức độ sự việc để rút kinh nghiệm cho hoạt động chăm trẻ của mình. Không đồng tình với cách thức xử lý nói trên của các cô giáo, tuy nhiên, bà Hương cũng phân tích cái khó của việc chăm trẻ, nhất là những bé quá hiếu động hoặc có biểu hiện tăng động giảm chú ý.

“Hơn 38 năm hoạt động trong ngành mầm non, tôi đã trực tiếp xử lý không ít trường hợp phải chăm sóc đặc biệt với những trẻ quá hiếu động. Phải thừa nhận là thời gian gần đây, hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ tăng mạnh. Trong khi nhà trường không thể từ chối chăm sóc những trẻ này”. “Chăm sóc trẻ mầm non rất căng thẳng, nhất là người quản lý, chỉ khi nào các cháu về hết thì mới thở phào vì có một ngày suôn sẻ. Để được như vậy, các cô phải luôn được cập nhật kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn nhất là khi sự việc có thể diễn ra dưới nhiều dạng khó lường. Theo tôi, việc xảy ra với cháu bé 2 tuổi cũng là một tai nạn cần được rút kinh nghiệm chung với các cô trong ngành”- Bà Hương cho biết.

Thiếu kiến thức bài bảnBà Trần Hiền Mai, đại diện Ban điều hành Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội cho biết, các cháu bị tăng động, tự kỷ thường có phổ rất rộng, thể hiện ở nhiều biểu hiện khác nhau. Chính vì mỗi trường hợp lại có những hành vi khác nhau nên việc phát hiện rất phức tạp. Ngay phụ huynh, theo bà Trần Hiền Mai cũng có nhiều thái độ khác nhau. Người thì thừa nhận con mình mắc hội chứng này, người không thừa nhận. Chính vì vậy, nếu các cô giáo có nhận thấy các biểu hiện của hội chứng này thì cũng khó làm cho phụ huynh tiếp nhận được.

Theo bà Trần Hiền Mai, việc phát hiện sớm và cùng phối hợp chăm sóc trẻ thuộc nhóm này có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Một học sinh “cá biệt” trong lớp – không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện riêng và làm phiền mọi người xung quanh là do bị hội chứng tăng động giảm chú ý hay chỉ đơn thuần là nghịch ngợm? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia về hội chứng này thì một đứa trẻ đi học về là la hét và chạy quanh nhà thì không có vấn đề gì nhưng nếu các giáo viên của con bạn luôn phàn nàn rằng bé không tập trung trong lớp học và dường như không có bạn bè thì có lẽ bạn cần đưa con đi khám. Trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ ngỗ nghịch, trẻ không thể điều chỉnh hành vi hoặc cảm xúc của chúng, chúng không rút được kinh nghiệm sau những sai lầm của mình, không thể lập kế hoạch hay tổ chức việc gì…

“Hiện nay, các chuyên gia quốc tế về hội chứng này đã đưa ra 1 bảng câu hỏi để kiểm tra nhanh, phát hiện sớm trẻ tự kỷ mà cả giáo viên lẫn phụ huynh có thể tự thực hiện được. Nếu sử dụng biện pháp này thì việc giáo viên phản ánh với phụ huynh sẽ có cơ sở khoa học để họ cùng có những liên kết trong việc chăm sóc trẻ. Chúng tôi đã đề xuất nhiều lần đến các cơ quan quản lý giáo dục là tạo điều kiện để phổ biến biện pháp này vào các bậc học nhằm phát hiện sớm trường hợp trẻ mắc hội chứng này nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì” – bà Trần Hiền Mai cho biết.

Trong khi đó, bà Mai cho biết, thống kê mà câu lạc bộ nhận được thì trẻ mắc bệnh tự kỷ hiện chiếm tới 30% trong tổng số các khuyết tật học đường và nếu tách riêng hội chứng tăng động giảm chú ý thì con số này còn khủng khiếp hơn nhiều.

Việc giáo dục hòa nhập với trẻ tự kỷ trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cũng khó có thể hiệu quả khi thiếu những bước chuẩn bị kiến thức bài bản cho giáo viên cũng như điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp chưa thể đáp ứng với trẻ đặc biệt. Và cũng chính vì sự thiếu chuẩn bị đó mà thực tế vẫn đang diễn ra không ít những “sự cố” trong ngành sư phạm.

Theo ANTĐ

5 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Dầu Gan Cá Tuyết Đối Với Trẻ Em

Mặc dù món gan cá tươi có vẻ như không thật sự hấp dẫn đối với trẻ em nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng trẻ thật sự cần thiết được bổ sung các chất dinh dưỡng từ dầu gan cá tuyết. Bài viết này cung cấp cho bạn thông tin về những lợi ích tuyệt vời của dầu gan cá tuyết đối với sức khỏe của trẻ em.

5 lợi ích tuyệt vời của dầu gan cá tuyết đối với trẻ em

Dầu gan cá tuyết là một loại dầu cô đặc giàu dinh dưỡng được chiết xuất từ gan của một vài giống cá tuyết.

Dầu gan cá tuyết là nguồn cung cấp một lượng lớn các vitamin A, D và acid béo omega-3, nó đã được sử dụng từ hàng thế kỷ nay trong việc tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh còi xương (Còi xương là bệnh loãng xương thường gặp ở trẻ em do thiếu hụt vitamin D). Tuy nhiên, lợi ích của dầu gan cá tuyết không chỉ dừng lại ở đó. Những thành phần dinh dưỡng cô đặc trong dầu cá tuyết còn được cho là có khả năng làm giảm viêm, tăng cường chức năng não bộ, giúp sáng mắt và kích thích miễn dịch.

Dầu gan cá tuyết là gì?

Cá tuyết là tên chung của những loài cá cùng thuộc chi Gadus. Giống cá được biết đến nhiều nhất chính là cá tuyết ở vùng Đại Tây Dương (Gadus morhua) và cá tuyết Thái Bình Dương (Gadus macrocephalus). Thịt cá vốn là phần có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và phổ biến trên thế giới, tuy nhiên phần quan trọng nhất của cá tuyết lại chính là bộ gan.

Dầu gan cá tuyết trước kia vốn được sử dụng như những bài thuốc dân gian để chữa nhiều loại bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nó là một trong những nguồn cung cấp dồi dào nhất các loại vitamin A và D, cũng như các acid béo omega-3, bao gồm acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA).

Các tác dụng đối với sức khỏe

Phòng bệnh còi xương

Trước đây, còi xương là một trong những rối loạn về xương phổ biến nhất gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin D ở trẻ em. Trong căn bệnh này, xương không thể được khoáng hóa làm cho xương mềm và biến dạng xương ở trẻ như:

Chân vòng kiềng

Xương cổ tay và mắt cá chân dầy lên

Lồng ngực bị biến dạng tạo thành “ức gà” hay “ngực hình chuông”

Nguồn cung cấp vitamin D sẵn có nhất chính là ánh nắng mặt trời, tuy nhiên những người sống ở vùng vĩ độ phía Bắc lại không thể hấp thu đủ ánh nắng mặt trời trong suốt những tháng mùa đông. Do vậy, trước khi có dầu gan cá tuyết, nhiều trẻ em sống ở những vùng này đã bị mắc những căn bệnh gây biến dạng xương. Kể từ khi các bậc cha mẹ thêm dầu gan cá tuyết vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ thì tỷ lệ mắc bệnh còi xương đã giảm đi trông thấy.

Vào những năm 1930, những người Mỹ đã bắt đầu bổ sung thêm nguồn vitamin D vào các sản phẩm bơ sữa. Các loại vitamin D dạng giọt cho trẻ em cũng rất phổ biến trên thị trường hiện nay.

Cùng với việc bổ sung thêm dầu gan cá tuyết, những cuộc cách mạng này đã đẩy lùi căn bệnh còi xương cho trẻ em ở Mỹ. Tuy nhiên, còi xương vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn đối với trẻ em ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 1

Đái tháo đường typ 1 là một bệnh tự miễn thường xảy ra ở trẻ em. Cơ chế bệnh sinh hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một nghiên cứu ở Nauy đã chỉ ra rằng sử dụng dầu gan cá tuyết trong vòng một năm đầu đời có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 1. Tác dụng có lợi này được cho là do hàm lượng cao vitamin D có trong dầu cá.

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp của 11 nghiên cứu đã chứng minh trẻ em sử dụng viên uống bổ sung vitamin D trong vòng 1 năm đầu đời, bao gồm dầu gan cá tuyết hay thực phẩm bổ sung vitamin D có giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường typ 1. Trong một bài báo, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ mắc tiểu đường typ 1 ở những trẻ em có mẹ bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng cao gấp 2 lần so với những trẻ mà mẹ có hàm lượng vitamin D cao.

Chống nhiễm trùng

Sử dụng dầu gan cá cũng làm giảm tần suất mắc cảm lạnh và cúm ở trẻ và giảm thời gian phải đi khám bác sỹ. Người ta giả thiết rằng tác dụng kích thích hệ miễn dịch của dầu cá là do hàm lượng cao vitamin D chứa trong đó, mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng này. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of the American College of Nutrion, viên uống dầu gan cá làm giảm số lần nhập viện ở trẻ do mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên từ 36 – 58%.

Tăng cường thị lực

Người ta cũng cho rằng thành phần acid béo omega-3 trong dầu gan cá tuyết có thể giúp tăng cường lưu lượng máu tới mắt, giữ cho đôi mắt của trẻ luôn sáng khỏe lâu dài.

Giảm chứng trầm cảm

Dầu gan cá tuyết rất giàu acid béo omega-3 là thành phần được cho là có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu quy mô lớn trên 20,000 người ở Nauy đã chứng minh rằng những người trưởng thành thường xuyên sử dụng dầu cá tuyết sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm tới 30% so với những người không sử dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các acid béo omega-3 có thể giúp cải thiện tâm trạng và chức năng não bộ.

Làm thế nào để cho trẻ sử dụng dầu gan cá tuyết

Giờ đây bạn đã có những kiến thức nhất định về hiệu quả của dầu gan cá tuyết, vấn đề là làm cách nào để trẻ chịu uống nó. Cá vốn không phải là món ăn ưa thích đối với nhiều trẻ em, nhưng trẻ vẫn cần phải bổ sung những chất dinh dưỡng từ cá.

Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây để giúp trẻ sử dụng dầu gan cá:

Cho trẻ sử dụng những loại dầu gan cá dạng viên nhai.

Có thể mua những loại dầu cá bổ sung thêm các hương vị khác nhau như cam thảo, gừng, quế hay bạc hà để che lấp mùi vị của cá.

Trộn lẫn dầu gan cá trong những thực phẩm khác cho trẻ ăn, uống.

Những tác dụng không mong muốn

Dầu gan cá có thể làm loãng máu, do vậy những người đang sử dụng các thuốc chống đông máu hay bất cứ loại thuốc nào có thể làm loãng máu không nên sử dụng dầu gan cá do có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng dầu cá.

Dầu gan cá được coi là an toàn cho trẻ khi trẻ sử dụng với liều lượng được khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ và đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm bổ sung nào. Các tác dụng không mong muốn của dầu gan cá tuyết bao gồm hơi thở hôi, ợ nóng, chảy máu mũi… Không bao giờ được ép trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng các sản phẩm từ các loại dầu do trẻ có thể bị hóc và hít vào phổi.

Tóm lại

Dầu gan cá tuyết là một sản phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng với một loạt các vi chất thiết yếu cho cơ thể: Từ tác dụng làm chắc khỏe cơ xương, phòng các bệnh tự miễn và nhiễm trùng cho tới tăng cường thị lực.

Do một chế độ ăn điển hình của trẻ thường có xu hướng thiếu các loại vitamin A, D và acid béo omega-3 nên dầu gan cá tuyết có thể là một lựa chọn bổ sung để tăng cường sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cũng như những sản phẩm bổ sung khác, điều quan trọng là hãy trao đổi với bác sỹ trước khi quyết định cho trẻ sử dụng dầu gan cá tuyết.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline