Trẻ Cá Biệt / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cô Và Đứa Trẻ Cá Biệt .

“Trợ lý mới của em đó”! Cô chỉ vào tôi và nói với các giáo viên trong phòng học vụ, ngượng thật. Tôi! Một con bé khác người và cực kì cá tính nếu nói quá lên thì tôi như một thằng con trai chính hiệu trong một đứa con gái. Năm đó tôi học lớp 8, trường tổ chức kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi để dự thi cấp quận. Như bao học sinh khác, chúng tôi luôn ao ước một ngày mình sẽ được như các anh chị trên bảng vàng, được chụp hình, được mặc áo thụng, đứng trên sân khấu và bắt tay với hiệu trưởng rồi nhận quà. Nhưng tất cả những thứ đó đều bắt đầu từ cuộc tuyển chọn này, mỗi học sinh chúng tôi được chọn hai 2 môn, tôi chọn Hóa và Văn. Trớ trêu thay, môn tôi chăm chút nhất là Hóa – Tôi lại rớt, còn môn Vă , tôi học cho qua ngày đoạn tháng, đi thi với tâm trí “biết đề thi thôi mà” thì lại đậu. Vì một tương lai bảng vàng có mặt của mình, tôi đi học với một tâm trạng miễn cưỡng – Có lẽ cô nhận ra điều đó!

Sự khác biệt giữa một học sinh có đam mê và một học sinh không có một chút gì đam mê đó chính là cách học. Chúng tôi thường bắt đầu buổi học lúc 7h và kết thúc lúc 10h. Nhưng với tôi, giờ bắt đầu học thường dao động từ 7h15 – 7h45. Vâng lúc nào tôi cũng đi trễ hơn người khác và trên tay luôn luôn có đồ ăn sáng. Một tuần chúng tôi học 4 ngày, tôi đến trễ hết 3 ngày và 1 một ngày thì chút nữa bị trễ. Tuần đầu, cô không nói gì. Sang tuần thứ 2, cô hỏi tôi, thì lại nhận được câu trả lời có thể bị nói là vô lễ nếu bỏ hết chủ vị ngữ đi “Dạ! Tại vì em bận ngủ thưa cô”. Cô lặng thinh, không nói gì.

Đã đến trễ, đã ăn trong lớp vậy mà tôi lại còn không học bài hay làm bài nộp cho cô. Nếu cô cho chúng tôi 4 đề, tôi sẽ không nộp đề nào và viện hàng chục lí do để chối tội. Còn nếu từ 5 đề trở lên, tôi làm như kiểu lấy lệ một đề và thường là đề dễ nhất. Cô vẫn nhận bài từ tôi, vẫn chấm, nhận xét vô cùng kỹ càng, thậm chí còn gọi tôi lên để phân tích những lỗi sai của tôi – Có chút gì đó chạm vào suy nghĩ của đứa trẻ cá biệt này.

Rồi tôi dường như cũng dần thay đổi. Mặc dù vẫn còn phá, vẫn còn đi trễ, vẫn nộp thiếu bài, nhưng bây giờ, khi tôi nhìn lại thời điểm ấy và so với những tuần đầu thì nó đã tốt lên cũng ít nhiều. Cho đến lúc…

Cuộc tuyển chọn cuối cùng diễn ra, thật ra ban đầu chúng tôi không hề biết đến cuộc thi này, chỉ nghĩ rằng chỉ có một cuộc tuyển chọn duy nhất và sau đó sẽ học và thi cấp quận. Tôi như hóa đá khi nghe tin ấy, mộng bảng vàng tan biến ngay lập tức. Đúng như dự đoán – Tôi đứng cuối bảng.

Tôi như nắm chắc tư tưởng “Chuẩn bị bị đá khỏi đội tuyển”, thế nhưng vào ngày công bố kết quả, cô gọi tôi ra và nói “Cô đã đem cả danh dự của mình để bão lãnh em ở lại đội tuyển trước ban giám hiệu, cô hi vọng em sẽ không làm cô thất vọng”. Những cung bậc cảm xúc khác nhau xuất hiện liên tục trong tôi. Thoạt đầu là ngỡ ngàng, sau đó vui mừng và cuối cùng là hối hận. Tôi hối hận vì những gì tôi đã làm trong giờ của cô, tôi xấu hổ vì những hành vi của mình trong khoảng thời gian vừa qua, tôi cảm thấy rằng bản thân của mình thật tệ, thật đáng bị trách móc và trừng phạt. Việc tôi bị đuổi khỏi đội tuyển là hoàn toàn xứng đáng, thế nhưng cô đã làm một việc mà có lẽ rất ít nhà giáo nào dám làm.

Tôi cố gắng lấy lại căn bản, chăm chỉ làm bài các đề mới nộp cho cô và kể cả các đề cũ. Trình độ của tôi tăng dần, cho đến lúc thi cấp quận… Tôi được vào đội tuyển dự bị của quận để đi thi thành phố. Tôi đoạt giải và ước mơ bảng vàng thành sự thật.

Bây giờ mỗi khi nghĩ lại cái khoảng khắc cô gọi tôi ra và cái khoảng khắc cô chỉ vào tôi rồi gọi tôi là trợ lý của cô, tôi không thể nhịn được cười. Hai khoảng khắc hoàn toàn khác nhau, một là bắt đầu cho sự thay đổi của một người và một là sự kết thúc của sự thay đổi đó. Nhưng hai khoảng khắc đều mang chung một thứ đó là niềm tin và sự tự hào. Giờ đây, từ tận đáy lòng tôi cảm ơn cô vì đã mang tôi trở lại. Cảm ơn cô vì đã tin tưởng vào một đứa chẳng đâu vào đâu mà lại còn cá biệt như tôi. Cảm ơn cô vì đã cho tôi cảm nhận được sự quan tâm mà lâu rồi tôi không thấy. Tôi đã học qua rất nhiều người cô, người thầy, nhưng có lẽ cô là người dể lại trong tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu xắc nhất. Nếu sau này, nếu ai có hỏi tôi rằng “Người thầy trong tôi là ai, như thế nào? “, tôi chắc chắn sẽ trả lời rằng “Người trong tôi là cô, mãi mãi vẫn là cô”.

Chăm Sóc Trẻ “Cá Biệt”: Khoảng Trống Lớn

Chỉ nghĩ đơn giản là con mình hiếu động, nghịch ngợm, phụ huynh tỏ ra bất bình khi cô giáo thông báo con mình có biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý. Không có sự đồng thuận của phụ huynh, thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ thuộc nhóm này khiến cô giáo lúng túng, thậm chí phạm sai lầm đáng tiếc dù không chủ tâm.

Nỗi lo thường trực với trẻ “cá biệt”Mới đây một phụ huynh phát hiện đứa con 2 tuổi của mình bị buộc vào ghế trong lớp mầm non vì cô giáo cho rằng cháu có biểu hiện tăng động, quậy phá đã gây phản ứng khá mạnh từ xã hội. Phần nhiều đổ lỗi cho các cô đã áp dụng biện pháp tiêu cực, phản giáo dục, ảnh hưởng tâm lý lâu dài cho trẻ nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lỗi cả từ phía phụ huynh khi không sớm quan tâm, phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc trẻ. Thậm chí có những ý kiến phản hồi quá khích khiến chính bố mẹ của cháu bé cũng nhận thấy sự việc đã bị đẩy quá xa, không kiểm soát được phản ứng của dư luận khiến cho cả gia đình cũng như nhà trường, cô giáo đều bị ảnh hưởng khá nặng nề về tâm lý và uy tín.

Ngay khi sự việc được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, bà Bùi Thùy Hương, nguyên Chuyên viên phụ trách khối Mầm non quận Hai Bà Trưng, hiện đang quản lý một trường mầm non tư thục cho biết, các cô giáo trong trường bà quản lý đều được cập nhật thông tin và đánh giá mức độ sự việc để rút kinh nghiệm cho hoạt động chăm trẻ của mình. Không đồng tình với cách thức xử lý nói trên của các cô giáo, tuy nhiên, bà Hương cũng phân tích cái khó của việc chăm trẻ, nhất là những bé quá hiếu động hoặc có biểu hiện tăng động giảm chú ý.

“Hơn 38 năm hoạt động trong ngành mầm non, tôi đã trực tiếp xử lý không ít trường hợp phải chăm sóc đặc biệt với những trẻ quá hiếu động. Phải thừa nhận là thời gian gần đây, hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ tăng mạnh. Trong khi nhà trường không thể từ chối chăm sóc những trẻ này”. “Chăm sóc trẻ mầm non rất căng thẳng, nhất là người quản lý, chỉ khi nào các cháu về hết thì mới thở phào vì có một ngày suôn sẻ. Để được như vậy, các cô phải luôn được cập nhật kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn nhất là khi sự việc có thể diễn ra dưới nhiều dạng khó lường. Theo tôi, việc xảy ra với cháu bé 2 tuổi cũng là một tai nạn cần được rút kinh nghiệm chung với các cô trong ngành”- Bà Hương cho biết.

Thiếu kiến thức bài bảnBà Trần Hiền Mai, đại diện Ban điều hành Câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội cho biết, các cháu bị tăng động, tự kỷ thường có phổ rất rộng, thể hiện ở nhiều biểu hiện khác nhau. Chính vì mỗi trường hợp lại có những hành vi khác nhau nên việc phát hiện rất phức tạp. Ngay phụ huynh, theo bà Trần Hiền Mai cũng có nhiều thái độ khác nhau. Người thì thừa nhận con mình mắc hội chứng này, người không thừa nhận. Chính vì vậy, nếu các cô giáo có nhận thấy các biểu hiện của hội chứng này thì cũng khó làm cho phụ huynh tiếp nhận được.

Theo bà Trần Hiền Mai, việc phát hiện sớm và cùng phối hợp chăm sóc trẻ thuộc nhóm này có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Một học sinh “cá biệt” trong lớp – không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện riêng và làm phiền mọi người xung quanh là do bị hội chứng tăng động giảm chú ý hay chỉ đơn thuần là nghịch ngợm? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia về hội chứng này thì một đứa trẻ đi học về là la hét và chạy quanh nhà thì không có vấn đề gì nhưng nếu các giáo viên của con bạn luôn phàn nàn rằng bé không tập trung trong lớp học và dường như không có bạn bè thì có lẽ bạn cần đưa con đi khám. Trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ ngỗ nghịch, trẻ không thể điều chỉnh hành vi hoặc cảm xúc của chúng, chúng không rút được kinh nghiệm sau những sai lầm của mình, không thể lập kế hoạch hay tổ chức việc gì…

“Hiện nay, các chuyên gia quốc tế về hội chứng này đã đưa ra 1 bảng câu hỏi để kiểm tra nhanh, phát hiện sớm trẻ tự kỷ mà cả giáo viên lẫn phụ huynh có thể tự thực hiện được. Nếu sử dụng biện pháp này thì việc giáo viên phản ánh với phụ huynh sẽ có cơ sở khoa học để họ cùng có những liên kết trong việc chăm sóc trẻ. Chúng tôi đã đề xuất nhiều lần đến các cơ quan quản lý giáo dục là tạo điều kiện để phổ biến biện pháp này vào các bậc học nhằm phát hiện sớm trường hợp trẻ mắc hội chứng này nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì” – bà Trần Hiền Mai cho biết.

Trong khi đó, bà Mai cho biết, thống kê mà câu lạc bộ nhận được thì trẻ mắc bệnh tự kỷ hiện chiếm tới 30% trong tổng số các khuyết tật học đường và nếu tách riêng hội chứng tăng động giảm chú ý thì con số này còn khủng khiếp hơn nhiều.

Việc giáo dục hòa nhập với trẻ tự kỷ trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cũng khó có thể hiệu quả khi thiếu những bước chuẩn bị kiến thức bài bản cho giáo viên cũng như điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp chưa thể đáp ứng với trẻ đặc biệt. Và cũng chính vì sự thiếu chuẩn bị đó mà thực tế vẫn đang diễn ra không ít những “sự cố” trong ngành sư phạm.

Theo ANTĐ

Gặp Người Thầy Là “Khắc Tinh” Của Trẻ Em Cá Biệt Với Tài Thu Phục Nhân Tâm

Ngôi nhà cấp 4 có phần tuềnh toàng của thầy Tâm nằm trong một con hẻm nhỏ. Nơi rộng nhất của căn nhà, chỉ đủ thầy kê mấy cái bàn trưng dụng cho lớp Anh văn, có sức chứa từ 15-20 học viên. Ngay bên cạnh là lớp phụ nhỏ hơn, kê được 2 dãy bàn nữa, để dành cho những lớp ít người hoặc để thầy kèm mấy đứa cháu. Còn lại phòng khách dùng làm phòng học vi tính. Trong căn nhà nhỏ đó, thầy Tâm tất bật chạy qua chạy lại giữa các lớp với trình độ học viên và bài giảng khác nhau. Thấy có khách, thầy nhẹ nhàng dừng bài giảng, dặn học trò những phần có thể tự học rồi niềm nở đón khách.

Thế rồi thầy Tâm thoát cảnh mù lòa trong gang tấc xong thị lực không thể hoàn toàn bình phục như ban đầu. Nhưng lòng khát khao đươc học, được đọc sách vẫn ngày càng lướn dần trong thầy. Không thể nhìn rõ mặt chữ, cậu bé Tâm khi ấy mới bước qua tuổi 15 đành dí sát cuốn sách vào tận mắt, miễn sao có thể đọc. Sẵn nỗi sợ rằng chỉ sau một đêm thức dậy, mình sẽ không còn được cầm quyển sách nên thầy đọc say sưa tất cả những cuốn sách mà mình tìm thấy.

Bén duyên nhờ nghề trông trẻ

Nói về cái nghề gõ đầu trẻ của mình, thầy cười mỉm rồi bảo đó là cái duyên thôi, đến thì mình nhận. Năm 1988, khi thị trấn Hòa Thành bây giờ còn nghèo xác xơ, người dân hầu như làm công nhân cho những công ty xung quanh thị trấn. “Cha mẹ chúng cả ngày tối mặt trong công ty, đành để xấp nhỏ vật vạ ngoài đường, chúng hay tụ tập trước nhà tôi, đứa nào đứa ấy đen nhẻm, lem luốc. Con nít xa mẹ mà, biết sao được. Nhìn chúng tôi xót lắm, nếu cứ bỏ mặc chúng như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ hư mất. Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định phải làm một điều gì đó cho những đứa trẻ đáng thương này. Làm gì khi mà mình chỉ có mỗi cái chữ, thôi thì có chữ sẽ cho chúng chữ”.

Thế là thầy Tâm gom chúng lại, thay vì nghịch đất cát ngoài đường chúng được ngồi ngay ngắn trong căn phòng nhỏ. Thầy bắt đầu giảng cho nhiều điều kì thú, ngoài những trò đánh đấm thường ngày. Rồi những người cha, người mẹ nghèo suốt ngày bận bịu ấy cũng nhận thấy từ ngày theo thầy Tâm chúng trở nên ngoan hơn. Tiếng lành đồn xa, họ đem con gửi luôn cho thầy, thầy Tâm nghiễm nhiên trở thành thầy giáo kiêm người giữ trẻ từ dạo đó.

Dù khi ấy tiền công đôi khi chỉ là lon gạo, nải chuối hay con cá, bó rau nhưng tất cả như vực dậy lòng yêu nghề nơi người giáo già. Sau đó, đáp ứng nhu cầu của một số người bạn, thầy Tâm dạy thêm tiếng Anh. Thầy lại lao vào đọc và nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh rồi tự soạn giáo trình dạy cho học viên. Học xong tài liệu của thầy, nhiều học viên đã tự tin đi thi chứng chỉ A, B, C tại các trung tâm ngoại ngữ ở nhiều trường Đại học trên địa bàn tỉnh và TP.HCM.

Chị Nguyễn Thị Thanh, có đứa con trai khá lì lớm, nhờ thầy dạy dỗ mà nay đã học xong Đại học, có việc làm ổn định trên TP. HCM: “Vợ chồng tôi suốt ngày lo việc đồng áng nên nhiều khi bỏ bê con cái, khi phát hiện ra thì nó cứ gọi là cầm đầu lũ trẻ quậy phá từ đầu làng đến cuối xóm. Mà nó mới lớn, nói nặng nhẹ gì cũng không nghe. Được mọi người chỉ bảo, nên tôi đem con đến gửi hẳn ở nhà thầy Tâm. Ai ngờ đâu chỉ một thời ngắn, mà nó đã thay đổi hoàn toàn cả tính lẫn nết”.

Hỏi thầy về bí quyết “thu phục nhân tâm” của mình, thầy Tâm cười xòa bảo: “Thực ra mỗi học sinh là một con người, tôi chỉ lấy tình thương giữa người và người mà đối đãi. Mong truyền cho các em một chút hơi ấm, để tụi nó đủ sức bước tới chứ không có bí quyết gì”. Chỉ vậy thôi mà biết bao đứa trẻ đã thành tài dưới tay thầy, dưới mái nhà cấp bốn vang tiếng ê a của lũ trẻ thơ cùng tiếng rao giảng đều đều của người giáo già.

Suốt chừng ấy năm cống hiến cho xã hội, thầy Tâm đã không màng giữ lại chút gì cho bản thân mình. Vẫn chiếc xe đạp cũ kỹ ấy, vậy mà bao năm nay thầy vẫn giản dị như một lão nông chính cống. Bởi nét đẹp của thầy vốn phát ra từ chính cái tâm của mình, cái tâm với cuộc đời. Hằng năm, bắt đầu từ tháng 1, thầy đã chuẩn bị quà Tết đi tặng mấy chục hộ nghèo. Rồi đầu mùa mưa thầy lại tất tả vận động chương trình cất nhà, chống dột cho những nhà gặp khó khăn. Từ cụ già đến em bé đều được thầy quan tâm, lo lắng chu toàn nhất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân nghèo, thầy đích thân đến nhà coi sóc, thuốc men cho đến khi lành bệnh.

Gần 30 năm qua, đã có biết bao lớp học trò thành danh từ ngôi nhà cấp bốn của giáo già ấy, có biết bao học trò nay đã là “ông lớn”, “bà lớn” khắp mọi nơi trên đất nước này. Thầy bảo, có đứa lớn lên, lập nghiệp rồi lấy vợ, sinh con xong lại tất tả đem con đến gửi thầy. Có lẽ đây là trái ngọt thầy được hái sau bao nhiêu năm năm vun trồng. Những người học trò ngỗ nghịch năm nào, nay như những đứa con tìm về với cha già của chính mình.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Sáng – phó Phòng Giáo vụ Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh nói: “Thầy Tâm là một người có năng lực đặc biệt, còn nhớ hồi chúng tôi học trung học, sinh ngữ chính là Pháp văn, Anh văn là sinh ngữ phụ. Thế nhưng thầy chỉ miệt mài tự học, tự nghiên cứu mà có thể mở lớp dạy cho các anh chị đủ trình độ đi nước ngoài, thậm chí mở lớp dạy cho các thầy cô chuẩn bị thi cao học. Trong nhiều học trò thời những năm 1990 của thầy ấy, đến nay đã một số người đang giữ các chức vụ quan trọng của đảng và nhà nước. Chúng tôi rất lấy làm ngưỡng mộ, một vị thầy đặc biệt ở xứ Tây Ninh”.

Đức Vượng

Vông Vang, Hoa Tình Tuổi Trẻ

” hôi thế cũng đủ làm Đẩu sung sướng đến rưng rưng nước mắt. Tay vẫn cầm lá thư, lơ đã ng, chàng lững thững đưa bước ra phía đồi sau nhà. Trời mát ! tóc thoảng nhẹ bay phất phơ trên trán bâng khuâng vô tình đứng trông mấy bông vông vang phất phơ bên bụi cỏ đương kín đáo cúp lại trong buổi mai… và man mác hy vọng” (1)

Trong những năm thập niên 40, hầu hết các học sinh Việt Nam đều có đọc Hoa vông vang của Đỗ Tốn, được giải Tự Lực Văn Đoàn, và ít nhiều đều có mơ mộng với mối tình đầu của mình. Tác giả đã khéo tả tâm trạng của chàng thiếu niên yêu đương tha thiết mà chẳng dám thổ lộ với người mình yêu, cho đến lúc nàng lên xe hoa về nhà chồng. Truyện tác động vào trái tim tuổi trẻ khi đã một lần yêu trộm nhớ thầm ! Vậy mà hồi ấy tôi không biết và cũng không tìm hiểu bông vông vang thơm đẹp như thế nào. Có lẽ vì ở Huế không có cây ấy. Gần đây thôi, hơn một nửa thế kỷ sau, bên phương trời Tây, khi dọn nhà, nhân mân mê cuốn sách cũ trước khi sắp vào kệ, tôi như bị lôi cuốn lần giở đọc lại những dòng xưa đã từng làm mình bâng khuâng, hồi hộp thuở còn ngây thơ. Ừ nhỉ, vông vang là cây gì, hoa màu sắc, hương thơm ra sao?

Tìm tòi trong sách thì mới biết cây vông vang có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng mọc hoang dại khá phổ biến ở vùng trung du, trong vườn, trên nương rẫy, ven đường khắp nước ta (TH), gặp nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, …. (VVC), cũng còn thấy ở Mã Lai, Trung Quốc, Philippin (ĐTL). Nó là cây thân cỏ cao khoảng 1m, phía gốc hơi thành gỗ, thân hơi có lông, lá hình tim, hoa màu vàng, quả thuôn trên phủ đầy lông trắng nhạt, trên mặt có những đường nhăn đồng tâm xung quanh rốn hạt. Đỗ Tốn còn xác định thêm : “Hằng năm, cứ về dạo cuối xuân sang hạ, mà có khi tới cả mùa thu, nếu bạn đi chơi về vùng quê, bạn có thấy những bông hoa lớn bằng hoa râm bụt nở vàng tươi lẫn trong bờ cây bụi cỏ thì đúng là hoa vông vang đó…. Hoa vông vang rất đẹp, tuy nhiên cánh hoa cũng rất mỏng manh, chỉ một làn gió mạnh cũng đủ làm cho cánh yếu rập nát bơ sờ”.

Cây vông vang còn gọi bông vang, bụp vang, bụp vàng, mang tên khoa học Hibiscus abelmoschus L. hay Abelmoschus moschatus (hay moscheutos)Moench hay (L.) Medic, thuộc họ Bụp hay Bông Malvaceae. Người Ấn Độ gọi nó muskdana, Âu Mỹ thì có nhiều tên : Ketnie musquée, musk mallow, ambrette. Cây chứa nhiều chất sterol : campesterol, sitosterol, stigmasterol, ergosterol(11), farnesol(9). Sitosterol dưới thể bêta tìm ra được cả trong lá, cánh hoa tươi lẫn trái khô(8), myrcetin và dẫn xuất glucosid cùng cyanidinglucosid chỉ trong cánh hoa tươi(6,8). Trong nhị và nhụy hoa đã được tìm ra những dẫn xuất của flavon và aspartic acid bên cạnh sitosterol, ikshusterol, methy linolenat, quercimeritrin, rutin(14). Hột cây được khảo cứu nhiều nhất. Ngoài farnesol(5,15), sitosterol(3) đã thấy trong các bộ phận khác của cây, hột còn chứa terpen, ambrettolid(5,12), farnesylacetat, oxacyclononadecenon(12), ambrettolid acid lacton(9), những phospholipid như cephalin, phosphadityl serin, phosphadityl cholin plasmalogen(7), methinin sulfoxyd (4), epoxyoleic acid, sterculic acid cùng những acid dãy dài từ C 10 đến C 18 bên cạnh protein trong tinh dầu (10) gần đây được khảo cứu tường tận(16).

Là cây mọc hoang, vông vang cũng được trồng để dùng trong kỹ nghệ làm thuốc. Hột, còn gọi hột xạ, lấy ở trái chín vào mùa hạ hay mùa thu, cho chiết xuất tinh dầu, màu vàng nhạt ở nhiệt độ thường, mùi thơm có tác dụng làm dậy mùi và bền mùi, giá rất đắt. Đem phân tích, hột chứa đựng (%) tinh dầu (19,5), protein (36) (10), sợi thô (31,46), tinh bột (13,35), tro (5,3), độ ẩm (11,4)(2). Tinh dầu có chỉ số khúc xạ n D20 1.4720, chỉ số xà phòng hóa 214 và chỉ số iod 87,25, trong suốt nếu chiết xuất với ether dầu hỏa, đục hơn với ether hoặc cồn(2). Dùng sắc ký khí / phối ký GC/MS cùng phổ kế 13C-NMR phân tích, đã được tìm ra tetra, hexa, octa decenolid bên cạnh farnesen, decyl và dodecyl acetat cùng những dẫn xuất của chúng(15,17,18). Tinh dầu được dùng làm hương liệu, đặc biệt trong nước hoa hay thuốc tránh sâu mọt. Người Ấn Độ chế tạo những bã thơm hương xạ (196g từ 10kg hột, 134g từ 700g dầu)(5). Người ta cũng dùng chất nhầy chiết từ rễ cây làm hồ giấy hay tinh chế tinh bột.

Về mặt dược liệu, cả lá, rễ lẫn hột cây đều có công dụng. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, có vị nhạt, nhiều nhớt, tính mát. Nó có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, hoạt thai, dùng trị táo bón, thủy thũng, thúc đẻ, tan ung độc. Trong lá đã được chiết xuất một chất nhầy là một peptidoglycan, trọng lượng phân tử khoảng 1.8000.000, có hoạt động giảm đường trong máu khi thử trên chuột (13). Rễ có vị ngọt nhạt, cũng nhiều nhớt, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, thư cân, giải cơ, trừ thấp, dùng trị nhức mỏi chân tay, các khớp sưng nóng đỏ đau, co quắp, mụn nhọt, viêm dạ dày hành tá tràng (VVC), có khi được dùng làm thuốc bổ, thuốc mát thay sâm bổ chính (ĐTL).

Hột cây có tính chất chống co thắt, kích thích lợi tiểu, được dùng uống trị đái dầm, sắc uống làm thuốc kích thích ruột và thận, cũng còn được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh, thông tiểu, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Một tính chất quan trọng của hột nữa là trị rắn cắn. Trong dân gian, người ta thường nhai nuốc nước, lấy bã đắp (VVC). Người Mexico gọi hột vông vang là hột rắn. Hột không chứa đựng alcaloid ở thể tự do hay ở thể glucosid, nhưng thí nghiệm cho thấy nó có khả năng hấp thu than hoạt hóa. Nó có tác dụng tương tự như nhũ tương phân tán để giải thể tính độc của nọc rắn mang bành (2). Có nơi khai thác một cây hơi giống vông vang là sâm bổ chính Hibiscus sagittifolius Kurtz, mọc ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình, vùng Tây Bắc, hoa sắc đỏ. Riêng cây sâm báo Thanh Hóa H. sagittifolius var. septentrionalis Gagnep, cũng cùng họ Bông Malvaceae, thì lại có hoa màu vàng như hoa vông vang (ĐTL).

Nếu hột vông vang được dùng thông dụng, hoa vông vang chỉ nên để ngắm. Trong bản in lại, Đỗ Tốn có dặn thêm : “Nếu bạn thấy hoa, bạn nên để mặc cho hoa phơ phất giữa cây cỏ thiên nhiên, như vậy thì hoa rất đẹp, chứ vì mến hoa mà bạn vội hái để định đem về thì thực là một điều đáng tiếc : hoa vông vang chỉ ưa cuộc sống giữa tự do và hoang dại – điều mà tự đáy tâm hồn ai nấy chúng ta đều mơ ước – chứ nằm ở trong tay bạn thì chỉ một giờ thôi cũng đủ cho cả hoa lá phải héo rũ ” Một hôm, nhân đi dạo trong rừng vùng núi lửa miền trung nước Pháp, tôi có gặp ở chỗ ẩm ướt, dưới bóng cây, một loài hoa rất giống hoa vông vang mà tôi chỉ biết qua sách vở, cũng màu vàng, cũng héo rũ nếu bị cắt hái. Hỏi thì được trả lời tên nó là cây impatiens hay impatiente (hoa móc tai) thuộc họ Móc tai Balsaminaceae, người Pháp thường gọi hoa “đừng đụng tôi” ( ne me touches pas), tương tự như cách gọi hoa tai chuột myosotis, thuộc họ Vòi voi Boraginaceae, là hoa “đừng quên tôi” ( forget-me-not) mà một bài hát đã làm náo động lòng thanh niên thiếu nữ cả một thời. Đi vào quần chúng cùng các loại hoa nầy, vông vang thật là hoa tình tuổi trẻ với tất cả tư thế e lệ, tình cảm cao nhã của thời niên thiếu, ngây thơ.

Nghiên cứu và Phát triển 1(35) 2002,vietsciences 07.2010

Tham khảo

1-Đỗ Tốn, Hoa vông vang trong Hoa vông vang, nxb Đời Nay, Hà Nội (1942)77

2- V. Bachster, Notes on Mexican drugs, plants, and foods. V. Viper seed, a drug used against snake bite, Ciencia (Mex.) 7 (1946) 307 ; Chem. Abs. 42 (1948) 3912a

4- L. Peyron, Precursors of certain sulfur compounds encountered with essential oils, Bull. Soc. France Physiol. Vegetale 7 (1961) 46 ; Chem. Abs. 56 (1962) 12014b

5- G. Misra, V.N. Sharma, C.R. Mitra, K.N. Kaul, Aromatic principles from Abelmoschus moschatus [Hibiscus abelmoschus] seeds, Indian 72.408 ; Chem. Abs. 58 (1963) 4384f

15- Y. Tang, T. Zhou, J. Ding, H. Sun, The chemical constituents of the essential oil from ambrette seeds, Yunnan Zhiwu Yanjiu 12 (1) (1990) 113

16- L. Cravo, F. Perineau, J.M. Bessiere, Study of the chemical composition of the essential oil, oleoresin andnits volatile product obtained from ambrette (Abelmoschus moscheutos Moench) seeds, Flavour Fragrance J. 7 (2) (1992) 65

17- Nguyen Xuan Dung, Pham Van Khien, Do Duc Nhuan, Tran Minh Hoi, Ninh Khac Ban, P.A. Leclercq, A. Museli, A. Bihelli, J. Casanova, Composition of the seed oil of Hibiscus abelmoschus L. (Malvaceae) growing in VietNam, J. Essent. Oil Res. 11 (4) (1999) 447

18- P.K Rout, Y.R. Rao, K.S. Jena, D. Sahoo, B.C. Mishra, Extraction and composition of the essential oil of ambrette (Abelmoschus moschatus) seeds, J. Essent. Oil. Res.16 (1) (2004) 35