Trại Giống Cá Rô Phi Đơn Tính / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Rô Phi Đơn Tính Giống

Điều kiện ao nuôi – Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2. – Độ sâu khoảng 1-1,5m. – Nhiệt độ: 25-300C. – Độ pH: 7-8. – Ao có 2 cống (cấp nước và thoát nước). – Ao nuôi phải dễ quản lý chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và thoát nước dễ dàng.

– Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2 – Ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2.

Thức ăn và cách cho ăn – Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp. – Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 – 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 – 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn. Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi. Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.

Chăm sóc quản lý – Cá rô phi là loại cá phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn cần phải đều đặn, đủ số lượng chất lượng. Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất. Trông nom, chăm sóc, cấm câu bắt, đánh lưới, sục điện… đối với ao thâm canh phải đảm bảo quạt nước chạy từ bốn đến năm giờ ngày, thường xuyên quan sát thấy thời tiết thay dổi, thiếu ôxy cá nổi đầu là phải chạy máy quạt nước, chú ý nhất là thời diểm một hai giờ đêm đến sáng – Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời. – Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao. – Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-8 tháng thì cá có thể thu hoạch được.

Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con. Năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôi. * * – Có hai cách thu hoach:

Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau. Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính Đực

Các loài cá rô phi ( Oreochromis sp.) đều thành thục và sinh sản rất sớm (5-7 tháng tuổi). Chúng lại có khả năng sinh sản nhiều đợt trong năm với điều kiện bình thường của ao nuôi. Đặc tính đó đã dẫn đến kích cỡ cá thịt khi thu hoạch không đồng đều do ta không khống chế được mật độ quần đàn, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.

Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng trên là tạo cho được đàn giống cá rô phi nuôi gần như toàn con đực (trên 95%), bằng hormone tính đực Methyltestosteron (viết tắt: MT).

Vấn đề này trên thế giới đã thực hiện thành công từ năm 1990. Năm 1995, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Đình Bảng, Hà Bắc) đã nhập công nghệ và sản xuất thành công nửa triệu cá rô phi giống đơn tính đực ở giai đoạn cá hương, đạt chỉ tiêu quy trình kỹ thuật. Từ đó, đã mở ra một thời kỳ mới cho công nghệ nuôi cá rô phi thương phẩm phát triển ở nước ta.

Nuôi vỗ cá bố mẹ

– Tuổi cá 1-2 năm, khối lượng 100-150g trở lên.

– Tỷ lệ đực cái: 1/2-1/3. Cá cái có 3 lỗ ở bụng, cá đực 2 lỗ.

– Dụng cụ: Giai có mặt lưới cỡ 1mm, đặt trong ao. Một giai nhốt cá đực, 2-3 giai nhốt cá cái.

– Cũng có thể nuôi vỗ cá bố mẹ trong các ao, bể xây cỡ nhỏ và nhớ nuôi riêng đực, cái.

– Mật độ nuôi: 5-6 con/m2 mặt nước.

– Thức ăn: loại tổng hợp có hàm lượng đạm 30-32%. Khẩu phần 2-2,5% khối lượng cá mỗi ngày.

– Có thể bón thêm phân vô cơ để gây nguồn thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du, với liều lượng 40g đạm + 20g lân cho 100m2 ao trong mỗi tuần lễ.

Cho cá đẻ

– Dụng cụ: Giai sinh sản cắm trong ao theo từng cụm 3 cái một, mực nước sâu 0,8m. Nên làm 12 giai (4 cụm) cho một đợt sinh sản để thu được trứng thụ tinh tập trung. Giai sinh sản có kích cỡ 2,7m x 4,2m x 1m (sâu), cỡ mặt lưới 1mm. Các giai cũng có thể để trong bể xi măng, có nguồn nước lưu thông nhẹ.

– Chọn cá: Theo nhóm 6 cái + 3 đực. Mỗi nhóm cho vào 1 giải.

Thu trứng

– Cứ 5-7 ngày thu trứng một lần từ miệng cá. Vì cá rô phi ngậm trứng đã thụ tinh trong miệng và ấp ở đó.

– Dụng cụ: Vợt 2 lớp lưới, lớp lưới có mặt dưới dày như vợt vớt cá bột, lớp trên thưa có mặt lưới 2cm. Đáy lưới lớp dưới thấp hơn đáy trên 8-10cm, để khi vợt bắt cá, cá quẫy không làm hỏng trứng (được đựng ở đáy dưới lưới).

– Cách thu: Một người dùng 1 tay cầm vợt vớt cá, tay kia đi găng bằng vải, giữ và bóp nhẹ miệng cá để cá nhả trứng ra. Người khác dùng bát nhựa sạch, đựng một ít nước để hứng trứng.

Trứng được phân ra 4 nhóm: Nhóm chưa rõ mắt phôi; Nhóm đã rõ mắt đen; Nhóm sắp nở; Nhóm đã nở. Sau đó cho ấp theo các nhóm trong cùng giai đoạn. Cá bố mẹ đã lấy trứng, thả về nuôi vỗ đực, cái riêng, sau 3 tuần, lại cho sinh sản tiếp.

Ấp trứng

– Dụng cụ: Khay men hoặc nhựa, tôn. Mật độ ấp 3-5 trứng/cm2. Bình thủy tinh hoặc nhựa trong, hình trụ, thể tích 6 lít, ấp 2,2 kg trứng là vừa.

– Điều kiện môi trường: Có dòng nước chảy nhẹ qua ống dẫn từ trên xuống đáy bình, không cho nước phun từ đáy bình lên. Nhiệt độ nước 27-30oC; 4-5 ngày cá sẽ nở.

Chuyển giới tính cá bột

– Điều kiện: Khi cá bột đã bơi ngang được và bắt đầu biết ăn thì chuyển vào giai đoạn nuôi, cho ăn bằng thức ăn có trộn hormone tính đực để chuyển giới tính.

– Dụng cụ: Giai ương cá bột có kích cỡ 3m x 2m x 1m (cao), mặt lưới cỡ 1mm.

– Mật độ ương: 10-12 con/lít.

– Bón lót phân vô cơ: 0,6kg đạm + 0,7 kg lân cho 100m2 mặt giai trong một tuần.

– Dùng 50 microgam hormone tính đực trong 1 kg thức ăn cho 100m2 giai.

Cách pha chế:

– Lấy 1g MT cho hòa tan trong 1 lít ethnol 95o.

– Dùng bột cá nhạt (không bỏ muối khi chế biến) hoặc thức ăn tổng hợp có 35% đạm, nghiền mịn, sàng qua mặt lưới cỡ 0,85mm (2).

– Lấy 925g thức ăn (2) đó, cho thêm 14g Prelmix, 1g Vitamin C (hoặc axit ascobic) trộn đều (3).

– Lấy từ dung dịch (1), cho tiếp vào 940ml ethanol, rồi dùng dung dịch mới này hòa lẫn với thức ăn (3) đã sàng kỹ. Quấy đều trong 20 phút cho bay hết hơi ethanol, để khô hẳn rồi sàng lại (4).

– Cho thêm 1,4g Tetramicin, 30ml dầu thực vật và 30g dầu gan cá vào thức ăn (4). Trộn đều trong 10 phút. Cho vào túi ni lông, bảo quản lạnh cho cá ăn dần.

Cho cá ăn:

– Khẩu phần: 5 ngày đầu, mỗi ngày cho lượng thức ăn bằng 25% khối lượng cá; 5 ngày tiếp, bằng 20%; 5 ngày sau nữa, bằng 15%. Và 4 ngày cuối cùng, cho ăn bằng 10% khối lượng cá.

– Cách cho ăn: 4-5 lần mỗi ngày. Vãi đều trong giai nhốt cá.

Ương cá bột đã xử lý MT

– Ao ương: Tẩy vôi và diệt khuẩn, trừ chua, diệt tạp và bón lót phân cho ao ương như khi ương các loại cá khác.

– Mật độ: 150-160 con/m2 ao. Nếu ương bằng giai, mật độ 1000 con/m2. Giai cũng đặt trong ao.

– Thức ăn: Giống như các loài cá bình thường khác.

– Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh giai để khỏi bí nước lưu thông trong và ngoài giai (nếu ương trong giai).

– Nếu ương trực tiếp vào ao phải bảo vệ, diệt các loại địch hại ăn cá bột (rắn, ếch, nhái…).

Kiểm tra kết quả chuyển giới tính

Khi cá đã đạt cỡ 2-3 g/con, lấy 100-200 con ngẫu nhiên để xác định giới tính cá cái dưới bụng có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ. Nếu cá đực chiếm 95% trở lên là được.

Đến lúc cá đạt cỡ chiều dài 4-7cm, dùng làm cá giống để thả vào các ao, đầm nuôi thành cá thịt.

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm

Với quy mô 10 hộ tham gia, 3.000 m2 mặt nước ao, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm vừa được thực hiện ở xóm Thiều, xã Thu Phong (Cao Phong) đã mang lại kết quả khả quan. Người dân đề nghị tiếp tục mở rộng mô hình trong ao và bày tỏ nguyện vọng ngành NN&PTNT quan tâm xây dựng các mô hình nuôi thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân các địa bàn.

Qua khảo sát thực tiễn, mô hình đã lựa chọn được hộ và chọn ao tham gia theo tiêu chí hộ có diện tích ao từ 150 m 2 trở lên, độ sâu của ao từ 1 – 1,2 m, nguồn nước không ô nhiễm. Đây cũng là những hộ có đủ điều kiện về nhân lực để tiếp thu và thực hiện mô hình, có khả năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người khác nhằm nhân rộng. Ông Bùi Hào Quang, một trong số 10 hộ tham gia cho biết: Chúng tôi đã được tập huấn tu bổ, cải tạo ao nuôi đúng như hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cụ thể bơm tát cạn ao, vệ sinh, khử trùng, phơi đáy ao, củng cố bờ ao nhằm tránh rò rỉ. Để đảm bảo thời gian nuôi theo yêu cầu, Trung tâm Giống vật nuôi và thuỷ sản đã cung cấp giống có kích cỡ 8 – 10 cm, cá được đưa vào túi có khí ô xy để hộ tiếp nhận và thả cá xuống ao. Đồng hành với ngư hộ, cán bộ kỹ thuật còn chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo, hướng dẫn các hộ cho cá ăn với khẩu phần thức ăn theo từng giai đoạn. Phương thức cho ăn được áp dụng là vãi đều khắp khi cá nhỏ, phương châm 4 định (cho ăn vào một khu vực nhất định, cho ăn theo giờ cố định, cho ăn theo định lượng, xác định chất lượng thức ăn để tạo phản xạ có điều kiện cho cá) bắt đầu khi cá có trọng lượng nhỉnh hơn, hướng dẫn hộ thường xuyên theo dõi, quan sát khi cá ăn để phát hiện những hiện tượng bất thường của cá, phát hiện bệnh để có biện pháp kịp thời xử lý.

Mô hình ngoài sự hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống, các hộ còn được hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn và tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Hộ ông Bùi Văn Dư có diện tích ao 300 m 2, sau khi tiếp nhận 900 con cá giống đã đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình, tỷ lệ con sống đạt 70%. Sau hơn 5 tháng nuôi, cỡ cá thu hoạch đạt bình quân 0,56 kg, sản lượng thu hoạch đạt hơn 350 kg. Tương tự, ở các hộ khác, tỷ lệ con sống cũng đạt từ 68 – 70%, cỡ cá thu hoạch từ 0,53 – 0,58 kg, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,8. Tổng kết mô hình, năng suất, sản lượng cá thu được đạt khoảng 11 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, 10 hộ thực hiện còn đảm bảo công, lãi hơn 64 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó phòng NN&PTNT huyện Cao Phong đánh giá: Mô hình triển khai tại xã Thu Phong – nơi nông dân còn khó khăn trong đầu tư đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhưng bước đầu đã đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống, vật nuôi cũng như thay đổi tư duy, cách làm của ngư hộ trong phát triển nghề nuôi thủy sản. Đồng thời, kết quả mô hình còn đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với đơn vị tổ chức thực hiện trong cải tiến phương pháp chỉ đạo cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để thực hiện các mô hình thủy sản ngày càng hoàn thiện hơn.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp

Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp

Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp

có tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần rô phi đơn tính dòng GIFT, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Rô phi đơn tính Đường Nghiệp là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích ứng với mùa đông ở miền Bắc. Giống cá rô phi Đường Nghiệp này được nhiều đánh giá có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới cho nhiều vùng nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp như sau:

Chuẩn bị ao nuôi

Bà con cần chuẩn bị ao nuôi thông thoáng, có nguồn nước chủ động, mực nước sâu từ 1,8-2m. Trước khi thả cá giống, ao cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng vôi bột để tẩy ao với liều lượng 7-10kg/100m2, vôi được dải đều ở dưới đáy, phơi nắng từ 3 đến 5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao.

Chọn cá giống rô phi Đường Nghiệp:

Cá giống rô phi tốt là cá có ngoại hình đẹp, không bị khuyết tật, xây sát. Ngoài các tiêu chuẩn về ngoại hình, bà con cần chú ý quan sát đến trạng thái hoạt động của cá giống. Con cá giống tốt phải bơi nhanh nhẹn, bơi chìm ở trong nước, không ngoi lên.

Để con giống có đủ sức khỏe, thích ứng với điều kiện thời tiết của nước ta, con giống được chọn nên có kích cỡ từ 10-12g, tức là nếu mua 100 con cá giống thì tổng khối lượng là khoảng 1kg.

Khi mang cá giống về, bà con nên sát khuẩn cho cá bằng cách tắm qua nước muối nồng độ 3%. Trước khi thả cần tăng cường cân bằng môi trường trong túi chứa và ao nuôi để gây sốc cho cá.

Mật độ nuôi

Mật độ thả cá là 2-4 con/1m2, sau thời gian khoảng 2 tháng nuôi, bà con nên san thưa với mật độ 1 đến 2 con/m2.

Để tận dụng triệt để thức ăn có thể thả ghép 3-5% cá Mè hoa. Bà con nên tuân thủ kỹ thuật, thả đúng mật độ và yêu cầu cá thả không được lớn hơn cá rô phi.

Cho ăn

Hiện nay, các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính chủ yếu sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi dành riêng cho cá rô phi ăn, có hàm lượng đạm từ 27-40%, phân loại riêng với từng giai đoạn của cá. Khối lượng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng của cá.

Giai đoạn cá ở tháng thứ nhất, lượng thức ăn bằng 7-8% khối lượng của cá.

Giai đoạn cá ở tháng thứ hai, lượng thức ăn bằng 3-4% khối lượng của cá.

Giai đoạn cá từ tháng thứ ba đến lúc thu hoạch, lượng thức ăn chỉ bằng 2-3% khối lượng của cá.

Khi cho cá rô phi đơn tính ăn, với cá ở tháng thứ nhất thì 1 ngày nên cho cá ăn thành ba bữa để cá dễ tiêu hóa. Còn cá từ tháng thứ hai trở đi, thì cho cá ăn hai bữa 1 ngày. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Những ngày thời tiết thay đổi cá bị nổi đầu thì ngừng không cho ăn.

Chăm sóc cá

– Định kỳ 2-4 lần/tháng thay nước cho ao nuôi để điều chỉnh màu nước cho phù hợp.

– Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để có kế hoạch điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Cá rô phi đơn tính là loài cá dễ nuôi, có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cá vẫn có thể mắc một số bệnh như bệnh trùng bánh xe, bệnh đường ruột, nấm thủy mi. Để phòng bệnh cho cá, ngoài việc tắm cho cá giống bằng nước muối trước khi thả nuôi và cải thiện môi trường ao nuôi, người nuôi có thể dùng thuốc để phòng bệnh cho cá.

Thu hoạch cá

Sau 5-6 tháng nuôi, bà con có thể thu hoạch toàn bộ đàn cá nếu cá có cỡ đồng đều. Nhưng cũng có thể đánh tỉa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bà con cần chú ý thả bù đủ số lượng cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

Hình ảnh: Thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp

Với mật độ thả 1-2con/m2, sau 5 tháng nuôi, trung bình cá đạt trọng lượng từ 700-800 gam/con, có những con trên 1kg. Thả 1 vạn con giống, bà con có thể thu trên 5.5 tấn, trừ chi phí, số lãi thu về khoảng 100 triệu.