Trại Cá Rồng Tại Việt Nam / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Các Dòng Cá Rồng Tại Việt Nam

Dòng cá Rồng nhập vào Việt Nam có tất cả 8 loại: Ngân Long, Thanh Long, Thanh Long vây Vàng, Thanh Long vây Hồng, Hồng Bảo Thạch, Kim Long Hồng Vĩ, Quá Bối Kim Long và Hồng Long.

Giá tiền tương ứng với đẳng cấp của mỗi loại, từ loại thấp nhất- Ngân Long giá chỉ 100.000đ/con đến loại cao nhất – Hồng Long giá sơ sơ… 2.000 USD cho một con cá trông chỉ nhỉnh hơn chiếc bật lửa ga một chút. Đó là chưa kể đến Huyết Long – loài cá được dân chơi quốc tế phong tặng tước King Arowana (vua cá Rồng) – mà hiện chưa một chủ cá nào ở Hà Nội dám nhập về.

Trong sách Đỏ thế giới thì cá Rồng là một trong những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực chúng không còn xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là lý do chính khiến giá của chúng rất đắt, cá Rồng về Việt Nam bắt buộc phải nhập qua Trung Quốc, Malaysia hoặc Singapore.

Cá Rồng là loài cá có vẩy lớn sáng màu, trông như vẩy rồng, mồm lại có cặp râu dài, cộng thêm dáng bơi uốn lượn nên được nhiều nước châu á coi như là hiện thân của Rồng. Hàng năm, trên thế giới đều có cuộc thi Champion Arowana dành cho cá Rồng với cờ, cúp và tiền thưởng rất lớn. Bản thân con cá đoạt giải cũng có giá rất cao.

Con cá Rồng đầu tiên được nhập lậu về từ Malaysia hồi cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Đó chỉ là một con Ngân Long, song vào thời điểm đó nó đáng giá cả một gia tài. Người ta đã đánh thuốc mê nó và cho vào ruột một hộp chè có bơm ôxy để đi qua đường hàng không. Tuy nhiên, có một điều mà người nhập cá khi đó không thể biết, đó là con cá đã bị các chủ tại Malaysia triệt sản. Đến bây giờ vẫn vậy, 100% cá Rồng về Việt Nam đều không thể sinh đẻ. Bản thân cá Rồng cũng chỉ thích sống một mình một bể, hễ có con thứ 2 xuất hiện chúng sẽ lao vào nhau mà cắn xé đến chết, nên rất khó ghép đôi.

Cá Rồng cũng nổi tiếng là loài cá nước ngọt có tuổi thọ cao. Người dân thị xã Phan Thiết trước đây còn nhớ một câu chuyện, có ông lão qua đời mà con cá Thanh Long của ông thì vẫn còn thọ thêm cả chục năm nữa. Còn tại Hà Nội, con cá Rồng già nhất hiện nay có lẽ thuộc về con Kim Long Hồng Vĩ của chủ cửa hàng cá Tùng Bách đường Láng. Cá Rồng được coi là cá Tài, cá Lộc. Đặt bể cá trong nhà theo thuật Phong – thuỷ là để trừ tà ma, hoạ, giữ được phúc lành.Người lần đầu ngắm một con cá Rồng, chắc phải sững sờ trước vẻ đẹp uy nghi của nó. Tuy nhiên để có một con cá trưởng thành phô được hết vẻ đẹp thì chủ cá không thể không “lao tâm khổ tứ”. Đầu tiên là thức ăn, cá Rồng có lẽ là loài cá duy nhất khoái ăn…rết. Con rết to đến mấy thả vào cũng ngay đơ trước mồm cá Rồng ngay lập tức, không đốt chích gì nổi. Tại Thái Lan, cứ 4 con Rết Voi được bỏ vào một vỏ lọ nước khoáng bán cho khách mang bề bỏ tủ lạnh, cho cá ăn dần. Ở Hà Nội, chẳng đâu bán rết thì dân chơi phải chịu khó đi bắt, không có rết thì cho ăn chuột bao tử, hoặc gián, dế mỡ… thậm chí cả thạch sùng cũng đều là những món khoái khẩu của cá Rồng. Phổ thông nhất thì cho ăn tôm, cá mồi; nhưng cho ăn cũng phải biết cách, cá cảnh cũng như…người mẫu, nếu cho ăn nhiều quá dẫn đến béo ú thì củng hỏng, nhưng cho ăn ít quá, cá yếu lại dễ bị bệnh.

Sau thức ăn là đến việc phòng bệnh cho cá. Nhìn chung, cá Rồng rất khoẻ, nhưng cũng đủ thứ bệnh có thể xẩy ra: Cong – viêm mang, xù vảy, mờ mắt, cắn đuôi, nấm – sâu bệnh, trướng bụng… Có bệnh chữa được, có bệnh mắc phải thì chỉ còn có nước chết; nguyên nhân mắc bệnh thì muôn hình vạn trạng, có nuôi cá đến cả chục năm vẫn không thể lường trước nổi. Một con cá giá trị cả vài ngàn USD, nên dù là người giàu có mà thấy cá ốm thì cũng “lên cơn sốt theo”, bởi không chỉ sợ cá chết mà việc chữa bệnh cũng phải mời đến “bác sĩ thú y chuyên nghiệp” với những chi phí hết sức tốn kém.

Ngoài thức ăn, còn bao nhiêu thiết bị, các loại máy móc hỗ trợ sự sống bình thường cho cá: Máy lọc nước, máy tạo khí, máy đo độ p-h, nhiệt kế, sưởi, máy sục khí khi mất điện, thậm chí thêm cả bình Oxy khi cá ốm… Đi kèm với những loại máy móc này là hoá đơn tiền điện hàng tháng cũng tốn một khoản kha khá. Vì thế, nhiều người khi bán con cá lãi được vài trăm USD thực ra cũng chỉ đủ để trang trải cho chi phí nuôi cá.

Người Lai Tạo Cá Betta Rồng Đầu Tiên Tại Việt Nam

Đến nhà anh Tô Minh để tận mắt chứng kiến những chú cá Betta tuyệt đẹp, những đàn cá con khỏe mạnh xinh xắn, và nhất là để thấy được cách anh chăm sóc tận tình tỷ mỷ đối với chúng, thì mới thấy được anh là người đam mê cá betta đến dường nào…

Và khi ra về, một phần nào đó tôi đã tự trả lời được câu hỏi của mình “Tại sao Anh lại là người đầu tiên cho lai tạo thành công cá Betta Rồng – một loại cá quý hiếm – mà không phải là một người nào khác? “

1/ Chào Anh. Xin Anh giới thiệu đôi nét về mình.

Chào các bạn, tôi tên là Tô Minh, 42 tuổi, hiện là huấn luyện viên thể thao bộ môn bóng bàn. Đang cư ngụ tại 195 Lý Tự Trọng quận 1 tpHCM.

2/ Được biết trước đây gia đình anh có mở cửa hàng kinh doanh bán cá cảnh, sao gia đình anh không tiếp tục việc kinh doanh này?

Trước đây vào thời bao cấp, để phụ giúp cho ba mẹ và tăng thêm thu nhập cho gia đình (bố tôi khi đó làm CBCNV, mẹ tôi mất sức lao động) nên 3 anh em chúng tôi đã mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh. Sau này khi trưởng thành, mỗi anh em chúng tôi đều có công việc ổn định, và cuộc sống riêng nên chúng tôi đã không tiếp tục kinh doanh nữa.

3/ Phải chăng chính việc kinh doanh cá cảnh của gia đình đã giúp anh có rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc cá cảnh?

Thông qua việc kinh doanh cá cảnh đã giúp tôi có được rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi nấng và phát triển con giống cá cảnh. Ngoài ra, việc kinh doanh này cũng giúp tôi hiểu biết nhiều về các cách xử lý môi trường sống của cá (nước, thức ăn…), giúp tôi biết được nhiều phương pháp điều trị các bệnh của cá cảnh.

“Lu bu” với đàn cá cảnh từ thời còn nhỏ, nên đến bây giờ dù không còn kinh doanh nhưng cá vẫn luôn là những người bạn thân thiết, và nuôi cá cảnh vẫn là niềm đam mê của tôi.

4/ Được biết anh đã từng nuôi nhiều loại cá khác nhau, từ những con cá La Hán dễ nuôi, đến những con cá Dĩa khó chăm sóc; từ những con “Bình dân” bảy màu đến những “Đại gia” Kim long quá bối. Vậy duyên số nào đưa anh đến “vùng trời” Betta?

Tôi đến với cá betta cũng có những lý do như các thành viên đam mê cá Betta khác, nhưng điều khiến tôi tâm đắc nhất là cá Betta luôn đặt tôi vào vị thế “sống cùng thử thách” và tìm cách giải quyết những thách thức đó.

– Thách thức sự kiên trì trong nuôi dưỡng, điều trị, lai tạo. – Thách thức sự kiên nhẫn để tìm cách lai tạo thành công những cá betta có mầu sắc thuần chủng (vàng ánh kim, platinium, đen, đỏ…), những bầy cá rồng quý hiếm (vàng, đỏ, xanh), hay những cá thể lạ.

Những thách thức dường như là vô tận và không có điểm dừng…

5/ Chăm sóc cá Betta và các loại cá cảnh khác anh nhận thấy có gì khác biệt?

Mỗi loại cá cảnh đều mang những đặc thù sống riêng nên cách chăm sóc là không thể giống nhau, và đặc biệt cần đòi hỏi ở người nuôi nhiều điều kiện cũng khác nhau.

Với tôi điều kiện về thời gian là điều khó khăn nhất khi nuôi cá Betta. Bạn cứ tưởng tượng việc phải chăm sóc cả ngàn con cá betta đủ mọi lứa tuổi, ngày cho ăn 2 đến 3 lần, thay nước 3 ngày 1 lần sẽ như thế nào?

6/ Những đàn cá Betta của các thành viên khi gặp phải sự cố đưa đến cho anh điều trị đều mau chóng được hồi phục. Phải chăng anh có bí quyết gì, anh có thể chia sẻ cho mọi người bí quyết đó?

Tôi không dám gọi đó là những bí quyết vì thật tình tôi cũng chằng có bí quyết nào cả! Để điều trị cho những chú cá gặp “sự cố” thì tôi luôn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau:

– Nước nuôi cá phải luôn là nước thật sạch, phải xử lý nước thật kỹ (clo, các nguồn gốc vi sinh gây bệnh…) trước khi nuôi cá. – Cách ly hoàn toàn các cá thể bệnh. – Theo dõi thường xuyên trạng thái của cá và liên tục thay nước. – Định bệnh chính xác để tìm ra phương thuốc và cách điều trị thích hợp. – Các dụng cụ để điều trị cho cá phải được tẩy trùng sau khi sử dụng.

Chính nhờ áp dụng các biện pháp trên nên cá của các bạn tôi gửi điều trị phần lớn thường phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng không thể đạt được 100%, dù đã rất cố gắng, đôi khi tôi cũng phải chịu những thiệt hại ngoài ý muốn và phải “nói lời từ biệt” với một vài chú cá thân yêu.

7/ Anh đã chế biến riêng một loại thức ăn để nuôi dưỡng cá betta, dùng thức ăn này cá phát triển ra sao? Xin anh cho biết thành phần nguyên liệu và hướng dẫn cách chế biến.

Đọc các tài liệu nước ngoài và qua thực tế trong quá trình nuôi cá, tôi đã chế biến môt loại thức ăn dinh dưỡng dành cho cá betta. Thức ăn nhằm cung cấp cho cá nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cá phát triển rất tốt. Tôi đã nhiều năm nuôi cá bằng loại thức ăn này và nhận thấy chúng rất phù hợp với việc nuôi Betta.

Các bạn có thể vào đây để biết thành phần nguyên liệu và cách chế biến loại thức ăn dinh dưỡng này..

8/ Theo anh vì sao cá Rồng Betta lại quý hiếm?

Hiện nay, các dòng betta cảnh hiện đại ở nước ta đều được liệt vào loại “quý hiếm” bởi vì phong trào nuôi cá betta cảnh mới phát triển mạnh gần đây, hầu hết cá đẹp và đạt chuẩn đều phải nhập từ nước ngoài với số lượng hạn chế. Cá betta rồng cũng không là ngoại lệ.

9/ Vẻ đẹp đặc trưng của cá Rồng Betta là ở bộ vảy. Trong các loài Betta cảnh chỉ có cá Rồng betta có bộ vảy được cấu tạo như thế. Anh có thể giải thích cho mọi người biết về bộ vảy này?

Vẻ đẹp của cá betta rồng chính là ở bộ vảy và sự kết hợp màu sắc của chúng. Một mặt, cá betta rồng đương nhiên phải có những đặc điểm riêng biệt so với những dòng cá khác, mặt khác những đặc điểm này không tự nhiên xuất hiện mà chỉ là sự kết hợp từ những dòng cá có sẵn trước đó.

Nếu chiếu theo cách phân loại của IBC thì cá betta rồng là cá nhị sắc với thân màu trắng đục và vây màu đỏ. Dựa trên màu sắc và hoa văn, chúng ta có thể đoán rằng cá betta rồng bao gồm những gen sau đây:

– Gen trắng đục (opaque): thể hiện qua lớp màu trắng thật dày trên thân và đôi khi leo lên cả mắt. – Gen đỏ hoặc cambodian: thể hiện ở bộ vây màu đỏ. – Gen hoang dã: thể hiện ở các tia hình nan quạt hiện diện trên đuôi của cá betta rồng.

Như vậy, một con betta rồng (hay rồng đỏ) là sự kết hợp của cá opaque, cá đỏ và cá hoang dã. Tuy nhiên quá trình lai tạo cụ thể ra sao không ai biết rõ và dòng cá này cũng mới xuất hiện vài năm gần đây thôi. Hiện tại, cá rồng chỉ xuất hiện dưới dạng plakat cảnh truyền thống, có lẽ người ta đang chú trọng ổn định về màu sắc của dòng này nên chưa phát triển sang các dạng đuôi khác. Việc tạo ra loại cá hai màu hoàn hảo tức màu sắc thân, vây và các tia đuôi hình nan quạt không bị lem là rất khó khăn.

Một vài loại cá rồng khác mà mình biết là:

– Rồng vàng: opaque + cá vàng + cá hoang dã – Rồng xanh: opaque/xanh thép + đỏ + cá hoang dã (mình đang có dòng này).

Lưu ý: những dòng cá như dòng Armadillo của Victoria cũng có thể được nhận lầm là cá betta rồng. Thực ra, chúng chỉ là cá ánh kim toàn thân tức “full mask” mà thôi, tuy lớp ánh kim rất dày nhưng không dày bằng lớp “opaque” ở cá betta rồng (gen opaque còn khiến màu ánh kim lan lên tận mắt).

10/ Vì sao Anh chọn lai tạo cá Rồng betta? Loại Rồng Betta này có những đặc điểm sinh sản gì khác các loại Beta thường ,khó khăn và thuận lợi khi anh lai tạo loại cá này?

Tôi chọn lai tạo cá Rồng betta vì 2 lý do :

– Thứ nhất: Tôi lai tạo vì rất thích vẻ đẹp đặc trưng của nó,vẻ đẹp không thể nhầm lẫn với các loại betta khác. Tôi tin chắc rằng nếu bạn nhìn thấy, bạn sẽ bị chúng “hớp hồn” ngay từ cái nhìn đầu tiên. – Thứ hai:Tôi lai tạo vì hiện giờ rất ít người chơi Betta sở hữu, sinh sản thành công được loại cá này. Tôi muốn loài cá này sẽ mau chóng được phổ biến rộng rãi đến mọi người yêu thích Betta.

Theo sự quan sát khi nuôi cá Rồng Betta tôi nhận thấy chúng có những đặc điểm sau: – Chúng ăn rất ít, và rất dễ sinh bệnh nhất là ở những con mái. – Ở những con Rồng “đẹp” thường thì vẩy Rồng bao phủ lên một phần của mắt cá làm cho phạm vi thị lực bị thu hẹp (điều này cũng xảy ra tương tự ở: Gold, Platinium, Royal Blue, Green, full mask… ) điều làm cho việc chăm sóc trứng và cá con của cá cha gặp nhiều khó khăn hơn.

Vì thế, theo tôi nên cho Rồng Betta sinh sản sớm, không nên để chúng ” già” quá.

11/ Tình hình hiện nay của bầy cá Rồng con này? Anh kỳ vọng gì ở chúng? Bầy cá Rồng xanh Betta con hiện nay đã được 1 tháng tuổi, sức khỏe ổn định, nhưng so với những loại khác thì chúng thật sự chậm “lớn ” (mặc dù chúng ăn rất nhiều).

Dân gian thường nói: “Chó giống cha, (cá) gà giống mẹ”, tôi có hai con trống tương đối khá đẹp và một con mái không được đẹp lắm nên đành phải ghép đôi một con trống đẹp với nó để sinh sản. Hy vọng số lượng cá con nhiều (khoảng 600 con) sẽ chọn ra được một ít con trống, mái đẹp như cha của chúng.

12/ Loại cá Rồng mà anh lại tạo thành công là cá Rồng Xanh Betta, vậy còn loại rồng Đỏ và Vàng anh có dự định lai tạo để trở thành “chuyên gia” lai tạo cá Rồng Betta không? Hay anh có dự định sẽ nâng cao “tay nghề” mình hơn nữa bằng cách lai tạo hàng loạt cá Betta dạng “hàng độc hiếm”?

Tôi cũng đang có 1 cặp Rồng đỏ và 1 cặp Rồng Betta marble (của một người bạn gởi), sau khi nuôi cho đàn cá con Rồng hiện có trưởng thành và ” xuất xưởng ” xong. Tôi mới dám nghĩ đến chuyện… để nâng cao “tay nghề”, thà chậm mà chắc còn hơn… 13/ Tôi thấy anh có cuốn sổ mang tên Nhật ký cá Betta. Anh ghi chép gì trong đấy?

Nếu có điều kiện hãy làm giống như tôi, các bạn sẽ thấy nó thật sự có ích trên chặng đường “chinh phục vùng trời Betta.”

14/ Tôi cũng thấy anh có rất nhiều dụng cụ, thuốc điều trị, các vật dụng tự chế để phục vụ cho việc nuôi cá Betta. Xin anh cho mọi người nuôi Betta biết cần có những dụng cụ, thuốc men… tối thiểu nào, công dụng của chúng dùng vào việc gì và lúc nào? Tôi sẽ trả lời câu hỏi này bằng những bài và những dẫn chứng thật cụ thể trên diễn đàn trong một ngày không xa. Mời các bạn đón xem.

15/ Anh đã cho lai tạo thành công nhiều bầy cá Betta. Đến nay thì những thành công nào được anh xem là “rực rỡ” nhất và những “thất bại” nào được xem là đau thương nhất?

Tôi mới quay lại với Betta một thời gian không lâu nên chưa có cái gì gọi là “rực rỡ” và “đau thương” nhất! Nhưng trên (con đường) dài “vô tận” mang tên BETTA này, chắc chắn tôi sẽ được nếm đủ mùi vị: “Chua, Cay, Mặn, Ngọt.”

16/ Là người đã từng kinh doanh cá kiểng, anh thấy có thể kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh cá Betta không? Nếu lai tạo cá đẹp được nhiều anh có ý định mở lại cửa hàng cá kiểng để kinh doanh không?

Phong trào chơi cá Betta mới “sống” lại trong 1 thời gian ngắn gần đây nên gặp rất nhiều khó khăn gian nan thử thách chủ quan cũng như khách quan. Hy vọng rằng hội Betta của diễn đàn cá cảnh dần dần sẽ lớn mạnh, phổ cập được thú chơi cá Betta rộng rãi đến người “yêu” cá thì việc thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh cá Betta sẽ là khả thi.

Lợi nhuận có được chắc chắn sẽ không cao, mà chủ yếu giúp những nhà lai tạo thu lại một phần vốn (cá giống, thức ăn, dụng cụ nuôi… ) và công sức đã bỏ ra… Điều “cốt lõi” nhất là việc kinh doanh “nhỏ” này sẽ khích lệ động viên những nhà lai tạo dấn thân sâu hơn. Nếu lai tạo được cá đẹp tôi cũng sẽ hành động như những lời tôi vừa nêu ở trên.

a/ Con người – Bạn phải thật sự bình tâm và kiên nhẫn, điều này sẽ giúp bạn xử lý được những tình huống bất đắc dĩ xảy ra trong quá trình nuôi cũng như lai tạo Betta. – Đừng ngại ngùng hỏi hay đề nghị được giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm… ở những người cùng sở thích, người chơi lâu hơn, có kinh nghiệm… Sẽ không ai đánh giá thấp hay coi thường bạn khi nhận được những câu hỏi hay đề nghị đó đâu!!! mà ngược lại bạn sẽ thu thập đuợc khá nhiều dữ liệu phản hồi (những dữ liệu này sẽ giúp bạn đi “đường tắt”, “xài” được ngay những kinh nghiệm mà khỏi phải mất thời gian tìm kiếm mày mò…) – Không có một kinh nghiệm nào được gọi là điển hình tuyệt đối mà kinh nghiệm phải được sàng lọc để phù hợp với điều kiện riêng của từng người

Xin chân thành cám ơn anh Tô Minh về cuộc trò chuyện này.

Nguồn : Diemdancacanh

Trại Cá Tầm Giống Dưới Chân Hồ Xạ Hương – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Trại cá dưới chân hồ chứa

Cách trung tâm Hà Nội gần 60 km, dưới chân hồ Xạ Hương (huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc) là trại sản xuất cá tầm giống của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức. Hồ Xạ Hương là một hồ chứa nước ngọt nhân tạo rộng khoảng 83 ha với sức chứa khoảng 12 triệu m3 nước, nguồn nước ở đây có chất lượng tốt, nhiệt độ nước ổn định nên thích hợp cho ương ấp và nuôi cá tầm. Chỉ tay vào bể cá giống, anh Đỗ Minh Phương, cán bộ kỹ thuật cho biết: Cá tầm giống của trại hiện nay đã được 70 ngày tuổi có chiều dài trung bình 24 cm, trọng lượng khoảng hơn 40 g/con và đã đủ tiêu chuẩn để cung cấp ra thị trường cho người nuôi.

Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký HNCVN (người bên phải) tới thăm và làm việc tại trại cá – Ảnh: Nam Anh

Không chỉ sản xuất giống, trại còn nuôi thương phẩm cá tầm và nuôi cá bố mẹ để lấy trứng sau đó thuê chuyên gia Đức về sản xuất giống cá tầm và làm caviar (trứng cá muối). Trung bình một năm trại cho ra đời khoảng 3 triệu con giống, cung cấp cho nhu cầu nuôi cho toàn miền Bắc và một phần thị trường miền Nam. Trong đó nổi bật và được ưa chuộng nhất là giống cá tầm Luro (con lai của cá cái tầm Nga với cá tầm đực Siberi) bởi khả năng tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt tốt.

Quy trình sản xuất khắt khe

Để có con giống chất lượng, trại đã nhập trứng cá tầm đã được thụ tinh từ Đức về rồi ấp nở. Quy trình ấp nở đòi hỏi rất khắt khe về kỹ thuật, trứng sau khi được thụ tinh được ấp trên khay ấp ở nhiệt độ nước từ 16 – 190C, hàm lượng ôxy hòa tan luôn đảm bảo ở mức từ 5-8 mg/l, độ pH từ 7,5 – 8,5, nước chảy tuần hoàn liên tục. Thời gian ấp trứng thường mất từ 2 – 4 ngày.

Cá bột vừa thoát ra khỏi vỏ trứng được đưa vào bể ương với lượng nước cấp 20 – 30 l/phút, tốc độ dòng chảy nhỏ. Mật độ ương từ 6.000 – 8.000 con/m2. Sau khi trứng nở cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Cá bột 4 – 5 ngày tuổi dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Thời kì này gọi là thời kì mở miệng. Từ 6 – 10 ngày, bắt đầu cho ăn bằng Artemia và thức ăn công nghiệp, từ 10 – 15 ngày trở đi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, (52% protein, 14% lipid, 13% tro), cá đạt kích thước tư 2 – 3cm. Đây là giai đoạn kết thúc cá hương.

Sau 15 ngày cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tỷ lệ sống giai đoạn này thường đạt 80% (tỷ lệ dị hình khoảng 5%). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất giống là phải xác định chính xác thời điểm mở miệng của cá để “vào cám” (cho ăn kịp thời), thời gian cho ăn thưa dần, ban đầu là 1h cho ăn một lần, sau đó là 2h, 3h cho ăn một lần, anh Phương cho biết. Trong quá trình nuôi, phân loại cá tránh để cá phân đàn và giành thức ăn. Đối với cá tầm giống, phải sử dụng thức ăn dành riêng cho cá giống có kích thước nhỏ từ (1,2 – 1,5) và 2 mm, mật độ nuôi từ 20 – 30 kg/m3 nước, nếu đảm bảo lượng ôxy tốt thì có thể ương với mật độ cao hơn. Trong quá trình sản xuất cần theo dõi các yếu tố môi trường, dịch bệnh để đảm bảo con giống phát triển tốt, khi cá giống đạt 30 ngày tuổi lúc ấy mới có thể yên tâm.

Cách Gửi Tiền Cá Cược Tại Việt Nam

Cho dù việc cá cược tại Việt Nam không được hợp pháp hóa và link đăng nhập vào các nhà cái cá độ trực tuyến thường bị nhà mạng chặn lại, nhưng với việc cập nhật liên tục những đường link mới, người chơi vẫn có thể tham gia vào cá cược. Để cá cược được, thì trong tài khoản của người chơi cần phải có tiền, rất nhiều người lần đầu tham gia đã không biết cách gửi tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản cá độ mất tiền oan. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn người chơi cách gửi tiền cá cược tại Việt Nam.

Những lưu ý dành cho người chơi để có thể gửi tiền thành công

Thứ nhất, ở trên 1 thiết bị (ví như laptop, điện thoại, PC,…), người chơi chỉ có thể đăng nhập bằng 1 tài khoản duy nhất. Trong trường hợp người chơi sử dụng quá nhiều tài khoản, nhà cái sẽ nghi ngờ không biết đâu là tài khoản thật đâu là tài khoản giả mạo. Khi đó, để bảo đảm quyền lợi của mình, nhà cái sẽ gây khó dễ cho người chơi trong việc gửi tiền cũng như rút tiền.

Thứ hai, tài khoản ngân hàng liên kết với tài khoản cá độ của người chơi phải đảm bảo chính xác 1 cách tuyệt đối. Chỉ cần sai 1 chi tiết thôi, hoặc sai số tài khoản, hoặc sai tên chủ khoản, hoặc sai chi nhánh mở thẻ,… thì nhà cái đều không thể nhận dạng được tài khoản ngân hàng của người chơi. Lúc đó việc chuyển đổi tiền qua lại giữa 2 tài khoản không thể diễn ra được.

Thứ ba, người chơi không được sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng. Người chơi chỉ được sử dụng 1 tài khoản ngân hàng duy nhất, và phải là tài khoản của ngân hàng được nhà cái hỗ trợ. Thông tin của tài khoản khách hàng sử dụng phải đảm bảo chính xác như ở lưu ý thứ 2.

Thực hiện đúng những lưu ý này thì việc gửi tiền cũng như rút tiền mới có thể diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Trong trường hợp người chơi gặp trục trặc, thì phải nghiên cứu xem mình đã mắc phải lỗi gì và tìm cách khắc phục. Và nếu người chơi đã chắc chắn thực hiện đúng với điều khoản của nhà cái, thì chỉ cần nạp tiền vào tài khoản nữa thôi là có thể bắt tay ngay vào tham gia cá cược.

Hướng dẫn gửi tiền cá cược tại Việt Nam cho người chơi

Đầu tiên, bạn phải xác định được mình tham gia cá độ ở nhà cái nào, và như đã nói trước ở trên, người chơi cần lựa chọn tài khoản của ngân hàng trong danh sách những ngân hàng được nhà cái hỗ trợ. Nhìn chung thì toàn bộ nhà cái cá cược online tại Việt Nam đều hỗ trợ những ngân hàng sau: ACB, BIDV, VCB, Vietinbank, DongABank,…

Trước khi gửi tiền vào tài khoản cá độ, người chơi cần đảm bảo rằng trong tài khoản ngân hàng của mình có đủ tiền. Tiếp đó, người chơi đăng nhập vào nhà cái, và lấy thông tin tài khoản của nhà cái (nằm trong mục Gửi tiền, hoặc người chơi có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến và hỏi nhân viên thông tin này) bao gồm số tài khoản, chủ tài khoản, ngân hàng.

Chỉ đơn giản vậy thôi là người chơi đã hoàn thành việc gửi tiền cá cược. Tuy nhiên có 1 lưu ý nhỏ người chơi cần để tâm trong quá trình gửi tiền, đó là họ tiền người gửi tiền phải trùng với họ tên của người đăng kí tài khoản cá độ, như vậy thì việc cập nhật tài khoản sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.