Trại Cá Cảnh – Thủy Sinh Nhị Xuân / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Trại Ươm Cây Thủy Sinh Bucephalandra

Với xuất xứ như trên, thì bạn có thể biết rằng Bucep là loại cây thủy sinh nhập khẩu và theo tôi biết thì ở Việt Nam chưa thể nhân giống đại trà loại cây này.

Cây thủy sinh

Bucephalandra sp. Brownie Ghost

Thậm chí dù ở Indonesia, đây là loại cây được khai thác từ môi trường thiên nhiên để cung cấp cho người chơi thủy sinh từ khắp nơi trên thế giới. Do tốc độ phát triển của cây là rất chậm, và đang được khai thác quá mức, dẫn đến môi trường sống của cây bị ảnh hưởng, vấn đề bảo tồn cây rất đáng được quan tâm. Nếu bạn đang sở hữu và biết cách nhân giống Bucep, hãy làm điều đó và chia sẻ cây với càng nhiều người càng tốt để bảo vệ loại cây thủy sinh đẹp này.

Cây thủy sinh

Bucephalandra Kir Royale

Cây thủy sinh

Bucephalandra Brownie metallica

Bucep là loại cây thủy sinh có thể nói chắc chắn rằng không có cửa hàng thủy sinh lớn nào ở Việt Nam có đủ loại cho bạn lựa chọn, kiếm được 1-2 loại về trồng đã là may mắn lắm rồi. Hiện có một số rất ít cửa hàng nhập nhiều loại Bucep để cung cấp cho người chơi. Một phần lý do vì sao nó không phổ biến rộng rãi ở các cửa hàng thủy sinh vì giá khá cao.

Nếu bạn là người mới đang tập chơi thủy sinh và có ý định thử sức với Bucep, theo góp ý của tôi thì bạn nên có kinh nghiệm với những loại cây thủy sinh cơ bản trước, vì Bucep là loại cây đắt tiền. Một chậu Bucep đẹp và hiếm giá từ vài trăm nghìn lên đến tiền triệu là chuyện bình thường.

Việc thay đổi môi trường nước từ nơi này đến nơi khác có thể dẫn đến hiện tượng là lá cây Bucep bị rữa, tuy nhiên, nếu hồ thủy sinh của bạn đã ổn định, thì cũng không cần quá lo lắng, cây có thể hồi phục và tiếp tục phát triển.

Bạn có thể thử sức trước với cây thủy sinh là Ráy (Anubias), một loại cây thủy sinh có đặc điểm sống tương tự như Bucep nhưng rẻ hơn.

Mời bạn xem một số hình ảnh một số loại cây Bucep khác, tên của chúng được tôi tô màu đỏ. Chúng thật sự rất đẹp.

cây thủy sinh

Bucephalandra sp.”Achilles”

Cây thủy sinh 

Bucephalandra Brownie purple

Cây thủy sinh

Bucephalandra sp. Melawi II

Cây thủy sinh Bucep

In the Borneo

Bài viết dựa trên những gì tôi quan sát và tìm hiểu trên nhiều diễn đàn thủy sinh và thông tin thật sự được nhiều bạn chơi chia sẻ. Bản thân tôi cũng chơi Bucep nhưng chỉ chơi vài loại, nếu có gì sai mong các bạn góp ý để hoàn chỉnh bài viết. Tôi cũng đang tìm nguồn hàng ổn định, chất lượng và đa dạng để cung cấp cho khách hàng của mình.

Tiếp theo mời bạn xem video một trại thủy sinh chuyên về Bucephalandra ở Indonesia.

Trả Lời Câu Hỏi Về Thủy Sinh Đầu Xuân Ất Mùi

Cây cắt cắm của tôi còi cọc dần cho dù chế độ dinh dưỡng vẫn rất tốt?

Có thể cây của bạn bị cắt tỉa quá nhiều lần, đã đến lúc nhổ bỏ gốc cây cũ và trồng những thân cây mới xuống thế chỗ

Cây thủy sinh của tôi bị mất dần màu đỏ?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới màu đỏ của cây thủy sinh, nhưng tổng hợp lại có mấy vần đề chính cần chú ý:

– Nước mềm. Để cây có thể hấp thụ được sắt trong nước một cách tốt nhất, sắt rất cần cho màu đỏ của cây.

– Ánh sáng mạnh. Có nhiều tranh luận về ánh sáng 6500K hay 10000K cho cây màu đỏ và kết quả cũng chưa thật sự rõ ràng. Nhưng điều rõ ràng nhất là ánh sáng đủ mạnh cây sẽ đỏ.

Khi cắt tỉa cây thủy sinh tôi thấy từ vết cắt có xuất hiện bong bóng khí, đó là gì vậy?

Đó là biểu hiện tốt của cây đang phát triển, trong thân cây luôn có dinh dưỡng và khí (oxi) được vận chuyển, khi thân bị cắt ngang tất khí sẽ bị đẩy ra ngoài. Sau một thời gian ngắn sẽ không còn hiện tượng đó nữa, cây (thường là cắt cắm) sẽ ngừng cung cấp dưỡng chất cho đốt bị cắt và tập trung vào mầm mới nảy ở đốt tiếp theo. Từ mầm này sẽ xuất hiện thân mới mọc thay thế cho đoạn thân cũ đã bị cắt.

Làm thế nào để xếp được một bố cục núi (hoặc bố cục đá) vững trãi?

Bố cục núi vững trãi về mặt cảm quan khi chân núi được tạo thành từ nhiều viên đá nhỏ bổ trợ cho đá chính. Về mặt sắp xếp, nên hoàn thiện cái khung của bố cục đá trước rồi mới tiến hành làm nền, tránh trường hợp đá có thể dịch chuyển, sụt lún khi nền được vào nước.

Rêu của tôi bị dính rêu hại, làm thế nào để diệt bây giờ?

Đây quả là vấn đề nhức nhối mà nhiều người gặp phải, thường là hậu quả của việc đánh đèn quá nhiều, hoặc tăng lượng dinh dưỡng trong nước để kích thích rêu mọc nhanh. Nếu đã xác định được nguyên nhân, cần hạn chế nguồn kích thích rêu hại. Sau đó có thể thả các loại tép để ăn rêu hại (khuyến cáo sử dụng tép Yamato) nhớ bỏ đói chúng. Các loài cá ăn rêu hại cũng có ích, nhưng thường sẽ là lựa chọn phụ. Nếu rêu của bạn có thể nhấc ra khỏi hồ, hãy bỏ chúng vào chậu nước sạch, đậy kín và bỏ quên chỗ mát một tuần, hầu hết các loài rêu hại sẽ được rũ bỏ. Quan trọng nhất, phải nhớ luôn cân bằng các yếu tố môi trường: Ánh sáng thật mạnh, dinh dưỡng nước thật dồi dào chỉ khi nhiệt độ thật mát!

Hạt nền bể thủy sinh của tôi đang rã ra thành bột, tôi có cần xử lý không hay có thể để nguyên như vậy?

Nền bể thủy sinh thường có dạng hạt tròn để khi đưa vào sử dụng sẽ tạo ra các khe hở, những khe này giúp nền thông thoáng hơn, cây thủy sinh bám rễ tốt hơn. Vậy nên khi hạt nền bị rã thành bột thì thường là chúng đã hết dinh dưỡng để cung cấp cho cây, mặt khác lớp bột này sẽ gây bí cho rễ, nên được dọn dẹp. Nếu số lượng hạt nền rã quá nhiều, cần phải thay nền mới để cây có được lượng dinh dưỡng cần thiết trước khi teo nhỏ rụng lá và chết dần.

Lọc ngoài của tôi có nghỉ chạy một thời gian, sau khi hoạt động trở lại máy đẩy rất nhiều cặn bẩn như váng mềm vào bể gây mất mỹ quan, tại sao vậy?

Trước hết máy lọc cần được chạy 24/24 để có thể duy trì chất lượng nước một cách đều đặn. Khi lọc ngừng chạy, các lớp cặn bẩn trong lọc sẽ bong tróc dần ra khỏi các vật bám. Để khắc phục, nên hứng lưới ở đầu out của lọc trước khi bật máy để các cặn bẩn hạn chế đi vào bể. Đừng rửa lọc vì điều đó sẽ làm thất thoát lượng vi sinh vật vốn đã hao hụt nhiều trong khi lọc ngừng hoạt động.

Bể thủy sinh của tôi bị sán, làm cách nào để phòng và trị bọn này?

Sán thường xuất hiện ở những bể có chất lượng nước kém (ít thay nước hoặc có thức ăn thừa). Phòng trừ bằng cách dọn dẹp cặn nền định kỳ, hạn chế thức ăn công nghiệp và chỉ cho ăn đủ, tránh để thừa. Diệt trừ hiệu quả bằng các loại bẫy sán tự chế có hướng dẫn rất nhiều trên internet hoặc thả cá đói.

Nước bể thủy sinh của tôi không thể trong được dù đã xử lý theo nhiều tư vấn?

Nếu bạn đã có một lọc ngoài đủ khả năng lọc nước bể ít nhất 02 lần 1h thì điều còn lại là phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Nước bể có thể vàng do phân nền, do đá, do lũa chưa được xử lý kỹ, có thể xanh do rêu hại, có thể đục mờ do đá, do vi sinh vật bị chết… Sau khi xử lý vấn đề gốc, có thể châm thêm vi sinh vào nước và chờ đợi. Trường hợp nước bể bị bụi li ti có thể do vi sinh chết (nước bể có sự thay đổi) hoặc lọc ngoài bị hở, tạo thành bọt khí nhỏ trong nước. Để nước bể trong vắt như nước lọc, hãy thay nước đều đặn hàng ngày với lượng nhỏ (chỉ cần 1% lượng nước mặt trong bể cũng đủ rồi).

Có cách nào để kích thích cây thủy sinh phát triển mà không dùng thuốc?

Để cây trồng trong bể thủy sinh phát triển được trước nhất cần các yếu tố môi trường phù hợp với loại cây đó (dinh dưỡng, ánh sáng, CO2). Ngoài ra có thể kích thích cây phát triển bằng nước vo gạo và nước dừa châm đều đặn vào bể (chú ý rêu hại cũng có thể sẽ phát triển theo). Đây là những chất kích thích có nguồn gốc tự nhiên nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, tất nhiên mức độ tăng trưởng của cây không thể đến mức “chóng mặt” được.

Tôi nuôi cá cảnh đúng như hướng dẫn của người bán hàng nhưng cá vẫn rất hay bị chết mà không rõ nguyên nhân tại sao?

2. Đảm bảo nhiệt độ khi trời lạnh. Hầu hết các loại cá cảnh đều tới từ vùng nhiệt đới, chúng không quen với thời tiết lạnh nên cần đảm bảo mức nhiệt độ nước về mùa đông (khuyến cáo từ 25°C ~ 30°C). Nhiệt độ thấp cũng là một trong những yếu tố góp phần làm xuất hiện bệnh nấm trắng.

3. Thay nước đều đặn. Chỉ thay tối đa 50% nước bể kết hợp với hút cặn nền (phân cá, thức ăn thừa) vì đây là nguồn tạo ra bệnh tật. Khuyến cáo 1 tuần thay nước 1 lần.

4. Cho ăn vừa phải. Đừng sợ cá bị đói, chúng còn có nguồn thức ăn khác là rong rêu trong bể. Chỉ nên cho ăn 2 ngày 1 lần, lượng thức ăn chỉ cần vừa đủ (chú ý thêm bớt mỗi lần cho ăn để ước lượng, đảm bảo không có thức ăn thừa sau 1 tiếng đồng hồ)

5. Phòng bệnh. Cố gắng không dùng chất hóa học, cách đơn giản nhất là thay nước, thay nước và thay nước một cách đều đặn, đúng lịch. Đừng quên thay bông lọc khi quá bẩn và có thể hòa một chút muối hạt vào bể để diệt khuẩn.

Bể Cá Cảnh Thủy Sinh

1. Thả cá khi bể chưa ổn định

Tâm lý chung của những người mới chơi cá thường muốn nhanh ngắm đàn cá bơi lội, nên thường vội vàng thả cá vào bể ngay khi vừa lắp đặt xong. Tuy nhiên, nước chưa ổn định mà thả cá vào là không nên. Môi trường thay đổi đột ngột khiến cá dễ bị sốc. Trường hợp xấu nhất cá có thể chết.

2. Mua bể cá nhỏ

Bể nhỏ tiện chăm sóc và dễ dàng vệ sinh, lắp đặt.

Nhiều người chơi cá thường bắt đầu với các bể cá nhỏ. Đơn giản vì bể nhỏ tiện chăm sóc và dễ dàng vệ sinh, lắp đặt. Bể nhỏ đồng nghĩa với việc có ít nước hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa môi trường nước thay đổi vô cùng nhanh nên rất khó kiểm soát. Đối với các bể cá lớn, việc duy trì các thông số nước dễ dàng hơn nhiều.

3. Vô tình đầu độc cá

Những trường hợp hay gặp nhất:

– Không hiểu rõ chu trình nitơ

– Có quá nhiều thức ăn thừa và chất thải trong bể

– Sử dụng nhiều hóa chất không cần thiết

– Bộ lọc bị tắt đột ngột

4. Sử dụng bộ lọc rẻ tiền

Nên chọn bộ lọc với công suất chuyển đối tối thiểu 4 lần/ giờ

Tác dụng của bộ lọc thường bị những người mới chơi cá bỏ qua. Nhiều người thường chọn những bộ lọc không đủ lớn, công suất chuyển đổi nước chỉ từ 2-3 lần/ giờ. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng bình thường của cá.

5. Không thường xuyên kiếm tra nước

Chơi cá không đơn giản chỉ là mua bể, thả cá rồi ngày ngày thưởng cá. Để bể luôn ở trong tình trạng tốt, cá phát triển khỏe mạnh, bạn cần kiểm tra bể thường xuyên. Đặc biệt với các bể cá mới. Bạn nên kiểm tra hàng ngày với các bể mới, hàng tháng cho các bể đã ổn định. Lưu ý bạn phải kiểm tra bể cẩn thận khi có hiện tượng cá bất ngờ chết không rõ lí do.

6. Thả quá nhiều cá một lần

Lỗi thả quá nhiều cá một lần vào bể cũng tương tự như lỗi thả cá khi bể chưa sẵn sàng. Thả quá nhiều quá một lần khiến cho môi trường nước bị xáo trộn mạnh, dẫn đến phá vỡ chu trình nước. Số cá cho mỗi lần thả không được quá 3 cá thể. Khi đã thêm cá vào bể, bạn cần chú ý đợi chu trình nước ổn định rồi mới thả tiếp đợt cá mới.

7. Không đủ kiên nhẫn

Nếu bạn hỏi những người chơi cá cảnh điều quan trọng nhất để chinh phục hành trình chơi cá. Thì chắc chắn bạn sẽ nhận được cùng câu trả lời đó là: KIÊN NHẪN.

Chẳng phải tự nhiên mà bạn có được một bể cá như ý, cá phát triển khỏe mạnh. Việc chơi cá đòi hỏi sự dày công tìm hiểu thông tin về bể, cá, các thiết bị hỗ trợ, cùng với sự tỉ mỉ, cẩn thận trong mỗi bước chăm sóc, bảo trì bể cá. Được ngắm nhìn những đàn cá bơi lội tung tăng trong bể, bạn sẽ thấy thời gian, công sức bỏ ra chờ đợi các thông số nước ổn định, chu trình nitơ được hoàn thành và các vi sinh vật có lợi phát triển là hoàn toàn xứng đáng.

8. Nuôi quá nhiều cá

Tình trạng “tham” – nuôi quá nhiều cá thường rất phổ biến với những người mới chơi cá. Quá nhiều cá khiến cho hệ thống lọc hoạt động quá tải. Việc duy trì thông số ổn định của bể cá gần như không thể đạt được.

QUY TẮC 75% chính là câu trả lời cho tình trạng này. Lấy dung tích bể nhân với 75%, bạn sẽ biết tổng chiều dài cá tối đa, từ đó biết được số lượng cá hợp lý cho bể cá của bạn. Ví dụ bể 120 lít nước, 120 X 75% = 90cm thì tổng chiều dài số lượng cá trưởng thành bạn có thể nuôi là 90cm.

9. Cho ăn quá nhiều

Lượng thức ăn đảm bảo cá ăn hết trong vòng 5 phút. Rõ ràng, cho cá ăn nhiều là lỗi gần như 100% những người mới chơi cá thường mắc phải. Lỗi này khá dễ hiểu bởi nếu bạn cho ăn, cá vẫn tiếp tục ăn nên bạn không biết rõ thế nào là lượng ăn vừa đủ cho cá. Việc cho ăn quá nhiều gây ra nhiều chất thải cho bể, xáo trộn chu trình nitơ.

Khi mới bắt đầu, bạn nên cho cá ăn 1 lần mỗi ngày để tránh tình trạng dư thừa thức ăn. Lượng thức ăn đảm bảo cá ăn hết trong vòng 5 phút.

Bể Cá Cảnh Và Cây Thủy Sinh

Chơi cá cảnh phụ thuộc vào khuôn viên, phòng ốc của gia đình, có thể nuôi thả vào các hồ cảnh lớn, nhỏ, đơn giản hơn là trong bình thủy tinh chừng 5-10 lít nước. Điều lý thú là nếu dùng bình thủy tinh hình tròn để nuôi thả có tác dụng như 1 kính lúp, phóng đại các bộ phận của con cá, trông rất ngộ nghĩnh.

Các bể bằng thủy tinh cao chừng 50-70cm, rộng 40-60cm, dài từ 1-1.4m đủ để nuôi tất cả các loại cá cảnh.

Để đảm bảo nước được trong sạch không phải thường xuyên thay nước, người ta dùng các loại máy lọc nước, mày thổi không khí vào bể tạo thành các bòn bóng nối tiếp nhau, có tác dụng tăng thêm khí ôxy, giảm khí CO2, Nh3…

Dùng cây thủy sinh, cá cảnh có đủ oxy để sống, không cần dùng các máy thổi không khí nữa. Mặt khác khi con cá thở ra khí Co2 và thải ra các chất hữu cơ đều là các chất cần thiết cho sự phát triển của các cây thủy sinh.

Bể cá cảnh có cây thủy sinh vừa là một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn nhưng cũng thể hiện tính khoa học của sự cộng sinh giữa động vật và thực vật.

Ánh sáng của đèn ống làm cho bể cá rực sáng, nước trong suốt, lung linh, đán cá màu sắc rực rỡ, bơi lượn tự do trong đám cây thủy sinh hay ẩn hiện sau các hòn đá đa hình, đa màu sắc…

Để trồng thủy sinh trong bể cá, người ta đổ xuống đáy bể 3 lớp đất cát. Lớp dưới cùng là cát để lót nền, rất mỏng, chừng 0.2cm, lớp thứ 2 là đất núi lửa có rất nhiều lỗ nhỏ để chứa phân bón. Có thể dùng đất lẫn sét cho thấm dung dịch phân bón phơi thật khô, đạp nhỏ, lớp này dày chừng 5cm, lớp trên cùng là cát và các viên sỏi trắng dày chứng 3-4cm. Lớp cát sỏi này có tác dụng ngăn phân bón không để khuếch tán lên trên phần nước thả cá. Mặt khác, cũng là nơi chứa các chất hữu cơ để các vi sinh vậ phân hủy thành phân bón cho các cây thủy sinh.

Họi quốc tế về bài trí cây thủy sinh (International Aquatic Palnt Layout – IAPL) thường tổ chức các cuộc thi bể cá cảnh và cây thủy sinh đẹp hằng năm ở các quốc gia có phong trào chơi bể cá và cây thủy sinh mạnh.

Bể cá cảnh có cây thủy sinh chỉ chiếm chưa đầy nửa mét vuông trong căn hộ, nhưng đã thực hiện được nguyện vọng thiêng liêng của con người là đưa thiên nhiên vào trong cuộc sống.

Đây là một không gian có non, có nước, có màu sắc tươi mát, lung linh, có sự sống chung rất yên bình giữa động vật, thực vật, khoáng vật, giúp cho con người có thể thư giãn tinh thần sau những lúc lao động mệt mỏi, căng thẳng.

Nguồn: Việt Nam hương sắc