Trại Cá Cảnh Guppy / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Phân Biệt Guppy Thường, Guppy Ribbon Và Guppy Swallow

Cá guppy hay còn gọi là cá bảy màu. Chúng sống ở những rãnh nước nong có đột sâu khoảng 15 đến 25cm. Với mực nước này, cá 7 màu sống khỏe và phát triển mạnh nhất, cũng như tuổi thọ của chúng cũng cao hơn.

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ cá cái và cá đực

Nước nuôi cá 7 màu phải hoàn toàn không có Clo

Clo sẽ làm cho cá chết và dễ bị bệnh. Nếu bạn sử dụng nước máy để nuôi cá bảy màu thì nên phơi nắng ít nhất 24 tiếng hoặc cho vào dung dịch khử Clo trước khi thả cá vào. Nếu bạn nuôi cá bằng nước giếng thì nên xục khí oxy thật mạnh vài giờ vì nước giếng có độ PH thất. Nếu nước có PH cao thì hãy để qua đêm, PH sẽ tự trung hòa.

Xử lý phân cá 7 màu như thế nào ?

Bạn nên hút bỏ phân cá guppy nếu thấy phân quá nhiều. Khi nào bạn thấy mực nước trong hồ cá 7 màu còn 3/4 mực nước thì chúng ta châm thêm nước vào hồ. Ở đây, mình lấy mực nước nuôi cá 7 màu chuẩn cho độ cao là 20 cm.

Khi nuôi cá guppy, các bạn nên cho một ít muối hột khoản 1/2 muỗng sữa chua vào hồ 20 lít. Điều này giúp cá khỏe hơn và phòng được nhiều bệnh nhiễm trùng và nấm.

Tên gọi của từng dòng cá 7 màu

Chúng ta sẽ dựa vào màu sắc của từng dòng cá 7 màu mà gọi tên như Red dragon guppy, Full Red Guppy, Koi Red Guppy, Blue Topaz Guppy, Blue Grass Guppy, Tiger Yellow King Cobra Guppy, Dumbo Red tail Mosaic Guppy .v.v…

Cá 7 màu Koi đỏ – Guppy Koi Red Cá Bảy Màu Blue Tazan – Blue Tazan Guppy

Trong hồ cá guppy nên trồng thêm rong hoặc cây thủy sinh để làm nơi trú ẩn cho cá con cũng như tạo môi trường cho vi khuẩn quang hợp phát triển nhằm mục đích ổn định các chỉ số về chất lượng nước nuôi cá.

Việc tách trống mái đối với cá con ở tuần thứ 3, 4 cũng nhằm mục đích giúp cá phát triển đồng đều. Nó cũng chúng ta chủ động trong việc chọn lựa những cá thể chuẩn, gene tốt để nhân giống.

Mật độ cá trong hồ tầm 10 đến 20 cá thể cho một hồ cá có chiều dài 40, cao 30, rộng 30. Hồ 40x30x30. Tránh nuôi quá nhiều cá bảy màu trong hồ 40x30x30 vì rất dễ bị bệnh và làm tuột ph của nước. Nước hồ mau dơ và đục.

Sự khác nhau giữa Guppy Abino Koi Red và Wild Koi Red

Cá bảy màu koi red mắt (còn gọi là bạch tạn) – koi red mắt đen

Một số tên gọi của các dòng cá 7 màu phổ biến hiện nay

Cá 7 màu TBB là gì ? Cá guppy BDS là gì ? Cá guppy Shark Fin là gì hay còn gọi là cá bảy màu SF ? Cá guppy fin C là gì ? Cá guppy sps là gì ? Cá guppy rb là gì ?

RB là gì ?

Cá bảy màu rb là gì ? RB là từ viết tắt Ribbon và những con cá guppy có chữ rb đi kèm là những con cá có vay bụng dài ra, gấp đôi so với vay bụng cá bình thường.

SPS là gì ?

SPS là từ viết tắt của từ Supper Short, ý muốn nói là con cá 7 màu có thân hình ngắn hơn so với những con cá bình thường. Tên đầy đủ của cá guppy sps là cá guppy Supper Short, cá bảy màu Supper Short.

TBB là gì ?

Là từ viết tắt Tay Bơi Bướm, người ta hay gọi là cá 7 màu tay bơi bướm, guppy tay bơi bướm. Ví dụ: Guppy koi red ribbon tay bơi bướm, cá bảy màu koi đỏ ribbon tay bơi bướm

BDS là gì ?

Là viết tắt của từ Big Dorsal và gọi là guppy big dorsal, cá bảy màu có vay lưng to Ví dụ: Guppy red dragon big dorsal, cá 7 màu rồng đỏ big dorsal, cá bảy màu rồng đỏ vay lưng to.

SF là gì ?

Là từ viết tắt của từ Shark Fin và còn gọi là cá bảy màu Shark Fin ám chỉ vay lưng dài đến đuôi, guppy shark fin. Ví dụ: Guppy Blue Topaz Ribbon Shark Fin, cá bảy màu Blue Topaz Shark Fin Ribbon

Cá bảy màu Fin C là gì hay Guppy Fin C là gì ?

Cá guppy ribbon là dòng cá bảy màu có vay lưng hoặc vay hậu môn dài ra gấp đôi so với cá bình thường. Nếu bạn chọn cá để đẻ thì không nên chọn cá trống ribbon vì cá trống ribbon không bao giờ thụ tinh được cho cá mái thường hoặc cá mái ribbon. Tốt nhất, bạn nên chọn cá trống bảy màu thường hoặc cá trống gene ribbon. Cá guppy riboon sẽ ra cá con là cá ribbon guppy và cá gene ribbon guppy.

Cám bảy màu Full Red Ribbon – Full Red Guppy Ribbon Cá 7 màu Blue Grass Ribbon – Guppy Blue Grass Ribbon Cá 7 màu Tiger Half Moon Ribbon – Guppy Tiger Half Moon Ribbon

Cá guppy swallow là dòng cá có vay lưng, vay hậu môn và vay đuôi dài ra gấp đôi so với cá bình thường. Đôi khi cũng có cá guppy swallow không có vay lưng, vay hậu môn dài mà chỉ có vay đuôi dài và cũng có cá swallow có vay đuôi và vay hậu môn dài. Đối với dòng cá swallow, tôi cũng khuyên bạn không nên chọn những con trống swallow có vay hậu môn dài vì nó cũng giống như cá trống ribbon. Cũng không có khả năng thụ tinh cho cá mái swallow. Cá guppy swallow sẽ đẻ ra cá con là cá ribbon swallow guppy, cá swallow guppy, cá gene swallow guppy.

Cá bảy màu mái Full Red Swallow – Cá 7 màu mái Full Red Ribbon Swallow – Full Red Swallow Guppy

Trên mạng, trên cộng động cá bảy màu, guppy thường hay gọi là cá gene, cá 7 màu gene, cá guppy gene. Vậy cá gene là như thế nào. Mình xin lấy ví dụ như sau cho các bạn dễ hiểu. Mình có cặp cá 7 màu Full red ribbon ( cá mái ribbon, cá đực không ribbon ). Khi cá full red mái đẻ ra 1 bầy cá con gồm khoảng 50 con và lớn lên. Chúng ta quan sát sẽ thấy có cá ribbon và cá không ribbon. Do đó, chúng ta gọi cá không ribbon này là cá gene ribbon ( Full red gene ribbon ).

Như đã nói ở trên. Chúng tôi đã giúp các bạn và nhìn rõ hơn cá bảy màu ribbon và cá bảy màu swallow như thế nào ! Bây giờ chúng tôi sẽ chia sẽ cho các bạn các dòng cá 7 màu ribbon và swallow.

Chúng ta đã biết cá bảy màu cặp rồi. Nó gồm 1 cá trống và 1 cá mái guppy ( 1 cá trống bảy màu và 1 cá mái bảy màu ).

Vậy cá guppy trio là sao ? Cá guppy trio là gồm 2 con cá bảy màu mái guppy và 1 con cá 7 màu trống guppy hoặc 2 con cá đực guppy và 1 cá cái guppy ( 2 con cá đực bảy màu và 1 con cá mái bảy màu ).

Cá bảy màu sẽ đẻ con khi chúng mang thai được tầm 1 tháng. Nếu nuôi cá từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành và đẻ thì tầm khoảng 3 tháng. Sau khi đẻ lần đầu tiên thì cá bảy màu sẽ có khả năng thụ thai liên nên sau 22 đến 29 ngày cá mái bảy màu sẽ đẻ.

Khi cá guppy sắp đẻ sẽ có hiện tượng là cá bơi 1 chổ ở góc hồ và bơi ít hoặc cắn những con cá khác hoặc chúng ta quan sát bụng cá sẽ hơi vuông. Lúc này, chúng ta tách cá mái ra và cho vào lòng đẻ với mục đích trách tình trạng cá con vừa đc đẻ thì bị cá mẹ ăn.

Tách cá bảy màu trống và cá mái ngay khi chúng vừa lớn và phân biệt được trống và mái. Nuôi cá guppy khoảng 2,5 tháng đến 3 tháng cho cá được phát triển hoàn thiện.

Cho cá bảy màu sinh sản theo cách này, chắc chắn tỉ lệ dị dạng, dị tật sẽ về 0% hoặc cao lắm thì cũng có 1 vài con bị. Còn nuôi cá bảy màu đẻ theo kiểu bầy đàn thụ tinh từ lúc còn nhỏ thì mình chắc chắn với bạn rằng tỉ lệ đẻ cực kỳ thất và tỉ lệ dị dạng, tật trên 80%.

Thức ăn của cá guppy, cá 7 màu là: cám Nhật B2, cám Nhật B1, cám pandora, ấu trùng artemia, bobo, trùng chỉ, trùng huyết, cám, ấu trùng tôm, trứng tôm, artemia sinh khối, rêu, tảo Spirulina .v.v…

Cách cho cá bảy màu ăn mau lớn và khỏe mạnh, cá bảy màu ăn gì mau lớn ? Bạn nên cho cá 7 màu ăn vào buổi sáng và buổi chiều. Lượng thức vừa đủ cho cá ăn, không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá sẽ không ăn hết thức. Những thức ăn dư thừa sẽ làm hư nước, làm cho cá 7 màu bị bệnh nấm, nhiễm khuẩn, là nơi tạo điều kiện cho sán phát triển. Thức ăn giúp cá 7 màu mau lớn và lên màu đẹp là ấu trùng artemia, artemia sinh khối, trùng chỉ, trùng huyết, bo bo hay còn gọi là trứng nước.

Lời khuyên cho bạn là nên cho cá artemia ấp nở đối với cá bảy màu con, với cá bảy màu trưởng thành nên cho ăn artemia sinh khối. Lâu lâu cho ăn thêm tảo viên (tảo bột) và cám.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thức ăn của cá bảy màu là gì ?

Nuôi cá bả màu, guppy cần chú ý đến môi trường nước vì nước bị hư dễ sinh ra mầu bệnh và gây bệnh cho cá bảy màu. Các bạn chú ý, không cho cá 7 màu ăn quá nhiều vì cá bảy màu guppy không ăn hết thức ăn sẽ làm cho nước bị hư, đục nước.

Từ đó sẽ nảy sinh ra các loại bệnh cho cá bảy màu như: nấm, thối thân, ký sinh trùng, bệnh đường ruột, sình bụng, xù vảy ….

Cá Bảy Màu (Cá Guppy) Là Gì?

Cá bảy màu có tên tiếng anh là Guppy hay Milions fish, là một trong nhưng loại cá nước ngọt phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, thuộc họ cá khổng tước, có chiều dài từ 2,5 – 3,5cm đối với con đực và 4 – 6 cm đối với con cái, sống thành từng bầy, ăn tạp và đẻ con.

Tuy nhiên, cá bảy màu hiện tại không hẳn là guppy theo như quan điểm cũ mà chúng ta vẫn thường gọi. Cá bảy màu theo như chúng ta vẫn thường biết là loại cá cảnh nhỏ, chúng có màu sắc sặc sỡ, và có thể dễ dàng tìm mua ở các tiệm cá cảnh. Giá của cá bảy màu cũng rất rẻ từ 10 – 20k 1 cặp cá, 1 số loại cá có thể có giá cao hơn từ 30 – 50k 1 cặp do kích thước và màu sắc sặc sỡ hơn. Có 1 đặc điểm ở cá bảy màu là hiếm khi nào bạn thấy 2 cá thể bảy màu giống hệt nhau, có màu sắc và hoa văn tương đồng. Lý do ở đây là cá bảy màu đã được giao phối chéo với nhau rất nhiều lần, dẫn đến việc khó có thể tìm được 2 cá thể giống nhau và để chia ra làm các loại cá nhỏ có màu sắc và hoa văn giống nhau. Mà chúng ta chỉ có thể gọi chúng là “Cá bảy màu”.

Cá guppy thuần chủng thì khác. Chúng có tên gọi riêng biệt cho từng dòng cá nhỏ. Mỗi dòng cá guppy sẽ được người chơi đặt tên dựa trên màu sắc, hoa văn, các đặc điểm nổi trội, hay thậm chí cả tên của người đã lai tạo ra chúng. Như 1 số dòng guppy rồng đỏ được Trại cá Naphawan – Thái Lan lai tạo và nuôi ra với số lượng lớn, nên mỗi khi nhắc đến cá guppy rồng người ta nghĩ ngay đến cá guppy rồng đỏ của Naphawan. Giá của cá guppy thuần chủng cũng khá đa dạng. Tùy theo dòng cá, độ quý hiếm, kiểu vây, hoa văn mà mỗi dòng cá sẽ có mức giá khác nhau. Để bắt đầu tập nuôi cá guppy bạn có thể thử với 1 số dòng cơ bản như albino full red, full gold, full black, red dragon, koi guppy, … Giá của chúng khoảng từ 50 – 100 – 150k 1 cặp cá. 1 cặp cá sẽ gồm 1 cá đực và 1 cá mái.

Nguồn: Extrabio sưu tầm và biên soạn

Triển Vọng Làm Kinh Tế Từ Trang Trại Nuôi Cá Cảnh Quý Hiếm

Những ngày Xuân về Tết đến, chúng tôi có dịp đến ngắm những loài cá quý hiếm được ông Nguyễn Thành Sang, 58 tuổi, nuôi sinh sản thành công.

Trang trại của ông Sang được thành lập hai năm nay ở ấp Khởi Trung, xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu với diện tích hơn 2.000m 2. Trong đó có 40 hồ, diện tích mỗi hồ khoảng 3m 2, kinh phí đầu tư gần 500 triệu đồng.

Ông Sang nuôi sinh sản thành công ba loại cá quý hiếm là Ranchu có nguồn gốc từ Nhật Bản, cá bảy màu Thái Lan và cá Râu tiên ba sọc.

Ông Sang hướng dẫn chúng tôi xem trong những hồ cá nối tiếp nhau, mỗi hồ có vài chục con cá Ranchu đang được nuôi dưỡng. Trong đó cá Ranchu bố mẹ to hơn cổ tay người lớn; có lứa cá mới bằng ngón chân cái… Các lứa cá này đều rất đẹp. Thân ngắn, đuôi ngắn. Có con toàn thân màu vàng lấp lánh trông như một thỏi vàng. Một số con khác có màu trắng pha vàng hoặc toàn trắng, trông rất lạ.

Ông Sang cho biết, sở dĩ có được đàn cá đẹp như thế này là do ông tuyển chọn từ cả trăm con mới có được một con có ngoại hình đạt yêu cầu.

Theo ông Sang, dù cá còn nhỏ, chưa trưởng thành, nhưng đã có thương lái ở TP.Hồ Chí Minh “đặt cọc” bao tiêu toàn bộ.

Người có công rất lớn trong việc nuôi sinh sản thành công loài cá khó tính này là con trai của ông Sang, anh Nguyễn Anh Khoa, trạc 30 tuổi. Anh Khoa hiện làm chủ một xưởng in, xưởng may quần áo xuất khẩu ở TP.Hồ Chí Minh.

Từ khi còn bé, chàng trai này đã đam mê nuôi cá kiểng. Lớn lên, trong quá trình học Đại học Bách Khoa, Đại học Tin học ở TP Hồ Chí Minh và sản xuất, kinh doanh quần áo, Khoa có điều kiện tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cá Ranchu.

Hiện nay, Khoa là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật sinh sản cho cá. Ông Sang lo việc chăm sóc, quản lý trang trại.

Ngoài việc nuôi cá Ranchu, trang trại của ông Sang còn thành công trong việc nuôi sinh sản cá bảy màu Thái Lan. Gọi là cá bảy màu, vì chúng có hình dáng, kích thước giống cá bảy màu ta thường thấy, chứ thực chất loài cá này quý hiếm ở chỗ thuần chủng, chỉ có một màu đen tuyền hoặc đỏ tươi.

Trung bình, mỗi cá mẹ sinh ra khoảng 50 cá con/lần và chỉ được cho sinh sản không quá 3 lần. 10 tuần sau khi sinh, cá con trưởng thành, được bán ra với giá 9.000 đồng/con. Loài cá này cung cấp cho thị trường TP.Hồ Chí Minh, Singapore và Thái Lan.

Tuy nhiên, để nắm được bí quyết nuôi cá bảy màu loại này sinh sản là chuyện không phải dễ. Hơn hai năm qua, cha con ông Sang đã trải qua bốn lần thất bại ê chề, vì cá sinh sản không thành công hoặc cá chết hàng loạt. “Nhiều khi cá chết hàng loạt, buồn, nản, không dám vô trại”, ông Sang nhớ lại.

Cha con ông “khăn gói” đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều trại nuôi cá kiểng khác trong khắp cả nước, nhưng đến các trang trại khác cũng chẳng ích lợi gì, vì họ cũng gặp tình trạng cá chết mà không tìm được nguyên nhân.

Trở về nhà, sau nhiều tháng quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ, cuối cùng ông Sang và con trai hiểu được tập tính, quy luật của loài cá bảy màu này và tìm ra cách thức cho cá sinh sản đạt hiệu quả.

Ngoài hai loại cá quý hiếm kể trên, cha con ông Sang còn sở hữu bí quyết nuôi loại cá Râu tiên ba sọc sinh sản. Hiện tại, trong các hồ của ông đang có hàng ngàn chú cá Râu Tiên mới lớn bằng ngón tay út và đang sinh trưởng tốt.

Ông Sang chia sẻ: nghề nuôi cá kiểng rất công phu. Phải nhập hệ thống lọc khí từ Nhật Bản, phải biết canh độ pH của nước, giăng lưới hạn chế nhiệt độ, ánh sáng. Khu nhân giống phải bao kín bằng lưới kẽm để không cho một số sinh vật khác vào ăn cá.

Quan trọng là phải biết chủ động nguồn thức ăn. Ngoài việc phải mua trùn nước và Artemia (một loại thức ăn cao cấp của cá kiểng), ông Sơn còn phải tự nuôi bo bo (còn gọi là rệp nước) để làm nguồn thức ăn bổ sung.

Tính đến nay, ông Sang là người duy nhất ở Tây Ninh nuôi sinh sản được những giống cá quý hiếm này. Mặc dù còn không ít khó khăn, nhưng nghề nuôi cá kiểng của cha con ông Sang hứa hẹn nhiều triển vọng.

Những Lỗi Người Chơi Cá Guppy Hay Mắc Phải

Có khá nhiều những lỗi đơn giản mà người chơi guppy hay mắc phải. Vì là loài đẻ con, dễ nuôi, và số lượng cá con mỗi lần đẻ cũng khá nhiều. Nhưng để cá con lớn lên đẹp giống cá bố mẹ thì tỉ lệ rất thấp. Vì vậy khâu chọn cá giống cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, đa phần là ACE chỉ tìm đc những thứ chung chung trên mạng về cách nuôi. Về nước và chọn cá…. Những thông tin trên mạng có thể đúng. Có thể ko đúng. Cũng có thể đã lỗi thời. Và đó chỉ là những thứ bề nổi được vài anh cửa hàng viết rồi họ copy ra thôi. Trên hội thì ít thấy ai chia sẻ, mà có chia sẽ thì cũng ít áp dụng được vì môi trường và nguồn nước mỗi nơi mỗi khác . đa phần là khi chơi rồi , trải qua nhiều rồi, đánh đổi nhiều thứ mới nhận ra đc.

Đấy là khởi nguồn của những quả đắng mà có thể làm cho vài anh em bỏ cuộc , bỏ đam mê ngay trong lần đầu chơi cá Guppy

Thương lái thì đa phần là ACE tâm huyết với nghề và chân thành. Tuy nhiên cũng không thiếu những thằng âm binh lừa đảo. Mà thường những thằng đó nó hót cực hay. ACE mới vào chơi nên đâu biết ai là ai đâu. Thấy thằng nào nhiệt tình hót hay thì tin thôi.

“Sự thât luôn trần trụi như đá còn dối trá nó mới sặc sỡ như lông công “. Mấy thằng gian thương nó có tới mấy chục cái tài khoản rồi team tụi nó tự ca tự khen. Anh em làm sao nhận ra nỗi ? Vậy là tin rồi chọn nó là xong luôn. Nó vẽ hưu vẽ vượn tùm lum.

Nhưng làm sao ACE biết được ??? Chỉ có bỏ tiền ra đóng học phí mới biết được đúng không ?

Vậy nên khuyên chân thành ACE ! trước khi chọn chỗ nào thì nên tham khảo ý kiến thêm vài anh em. Hãy đi tham khảo hồ cá của ít nhất là 5-7 người trên hội để xem họ nuôi ra sao. Con cá thế nào. Lọc ra sao. Nước ra sao. Thay nước thế nào. Chọn cá ra sao. Chắc chắn họ sẽ chia sẻ cho anh em thôi. Cho dù họ ko chia sẻ thì nhìn qua 5-7 hồ cá thì anh em cũng hình dung đc điều mình cần làm là gì đúng ko ? Có thể gặp đc người nhiệt tình thì họ đi xem và chọn cá giúp cho.

Nôn nóng và thiếu kiên định

Hồ nước chưa ổn đã nôn nóng bắt cá về. ( sốc nước rồi bệnh mà ko biết thì lên dĩa thôi ) May mắn thả cá được rồi thì thay đổi liên tục. Nghe ai chỉ cái gì cũng làm theo. Hết thuốc này tới thuốc kia

Nay thay vật liệu lọc này. Mai đổi cái khác. Thấy hồ người ta đẹp lại đổi theo. Hôm khác nghe người khác khuyên lại đổi tiếp. Thay đổi con cá chóng mặt chịu ko nỗi stress luôn. Mà stress là tác nhân tiếp tay cho rất nhiều bệnh phát triển đấy !

Con cá Guppy nó là 1 sinh vật sống giống như chúng ta và bao sinh vật khác. Nó cần sự ổn định để sống. Sống được thì mới nói tới chuyện phát triển và đẹp. Sống còn ko yên thì phát triển kiểu gì ?

Thấy trên hội ACE họ nuôi nhiều dòng đẹp quá, thích quá. Vậy là nhìn lại dàn hồ mình trống trải quá. Rồi nghía bên nọ ngó bên kia xem ai có dòng gì “hot” không thì hốt về. Hốt về thì phải tốn mớ tiền đầu tư thêm hồ, mà nhiều hồ quá thì lại không kiểm soát được chất lượng nước của tất cả các hồ nên sinh nấm bệnh tùm lum . Người ta chơi nhiều dòng vì họ già niên giàu kinh nghiệm rồi. Họ tải tạo lọc tốt và kiểm soát được chất lượng nước cũng như gene của từng dòng . Còn tập chơi mà đu theo là suốt ngày ăn rồi trị bệnh cho cá đấy ! Mới nuôi thì nuôi 1 hoặc 2 dòng thôi. Khi làm chủ đc nguồn nước. Nắm được đặc điểm từng dòng cá thì mới tính tới chuyện nuôi thêm dòng khác . Đừng có ham hố !

Ham cho ăn

Cứ thấy con cá còn ăn là còn cho ăn. Có anh ngày cho cá ăn 3-4 lần. Gặp con nó háu ăn và tiêu hoá tốt. Nó mập ú bể dáng bể phọt nhưng vẫn còn may. Có con ăn được 1 tuần thì bỏ ăn hoặc ăn rất ít. Rồi nháo nhào đi tìm các loại thuốc kích ăn, cám này, arter kia … rồi tốn mớ bạc cho cái việc không đâu. Đó là vẫn còn may. Gặp con láo ăn nó ăn căng ruột rồi gặp phải hôm trái gió trở trời nó ko tiêu. Và chuyện gì đến sẽ đến thôi. Tân binh mà gặp bệnh đường ruột, rồi xù vẩy thì sát xuất cho Gà ăn là rất cao.

Cho ăn vô lề lối làm dư thức ăn trong hồ lại sinh nấm bệnh tùm lum.

Cá chết no chứ không chết đói. Ham cho ăn thì coi chừng !

Không biết về bệnh tật của cá

Thấy mấy bài trị bệnh thì lướt qua rồi quên mất. Lúc cá bệnh thì nháo nhào đăng bài hỏi cao nhân. Cao nhân thì ngại bị ăn gạch nên ẩn đâu mất. Toàn mấy anh tập chơi vào làm siêu anh hùng tư vấn nọ kia. Ko làm theo thì xót cá mà làm theo thì chết cá 😅.

Còn nhiều lỗi nữa nhưng 5 cái lỗi em vừa nêu là ngày xưa em bị gần hết. Thấy đa phần anh em mới chơi đều bị , ít hay nhiều cũng dính vài lỗi. Mà cái lỗi nào cũng đánh đổi bằng $ và thời gian mới nhận ra cả.

Tìm 1 vài anh em cùng chung đam mê. Có tính cách và lối sống tương đồng với mình để chơi và chia sẻ. Đó là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm thiểu những rủi ro trong môn chơi giải trí này.

Còn đơn độc thì 1 mình thì nên xoá hết khỏi các hội cá đi. Mình tự chơi rồi tự hưởng thụ. Cá xấu cá lỗi gì kệ. Miễn mình ko biết thì vẫn thấy nó đẹp thôi. Khi nào nó chết thì bắt con khác về chơi. Chứ vào hội rồi thì thị phi đẹp xấu đủ bề. Biết nhiều thì đau lòng nhiều và cay đắng nhiều thôi anh em ạ !

Chúc anh em có những chú cá khoẻ mạnh , sung mãn và đẹp để ngắm thư giản cho thoả đam mê !

Nguồn: Trương Giang Đăng