Tổng Hợp Các Loài Cá Cảnh Cho Bể Thủy Sinh / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Các Loài Cá Cảnh Thủy Sinh Đẹp “Mê Hồn” Trong Bể Kính

02:37:16 – 28/07/2014

1. Cá cảnh thủy sinh tầng mặt

Mỗi loài cá sẽ thích nghi với từng tầng nước khác nhau, các loài thủy sinh cũng không ngoại lệ. Với những chú cá cảnh ở tầng trên cùng thì thực vật nổi chính là yếu tố quan trọng hàng đầu vì đó vừa là nguồn thức ăn, vừa là nơi ẩn náu quan trọng của chúng. Ngoài ra những loài cá tai tượng, cá sặc còn làm tổ bọt ngay chỗ có thực vật nổi để đẻ trứng.

Một số loài cá thủy sinh thích nghi rất tốt ở tầng mặt bao gồm: Cá thia mang đỏ, cá sặc gấm, cá sặc mật, cá thủy tinh, cá cờ chấm, cá bảy màu, cá Molly, cá kiếm….

2. Cá cảnh thủy sinh tầng giữa

Một số loài cá lớn có thể được nuôi trong hồ thủy sinh mà không làm đến các loài cá khác đồng thời làm cho bể cá sinh động và hấp dẫn hơn. Điển hình nhất trong đó phải kể đến cá ông tiên (Pterophyllum scalare) với cách di chuyển vô cùng duyên dáng. Mặc dù khi đạt tới kích thước trưởng thành, loài cá này đủ lớn để xơi tái tất cả những con cá nhỏ hơn, chẳng hạn như cá neon đỏ non (Paracheirodon axelrodi) hay lòng tong tam giác non (Rasbora heteromorpha) nhưng nếu biết cách chăm sóc, bạn vẫn có thể tạo ra một môi trường an toàn với không gian hòa thuận.

Những loài cá lớn phù hợp với hồ thủy sinh có thể điểm danh như: cá rô cẩm thạch, cá ông tiên, cá đĩa, cá sặc trân châu, cá sặc bướm. Còn với các loài cá nhỏ, ứng cử viên hàng đầu là cichlid vàng lùn, cichlid vẹt lùn, cá lông gà, cá phượng hoàng…

Lưu ý, bạn có thể nuôi chung 1 số loài cá lớn như trân châu, cẩm thạch và cẩm thạch vàng này để phòng tránh sự hung dữ của từng cá thể. Những loài cá lớn này rất duyên dáng và bơi lội khoan thai nên không làm hại đến cây thủy sinh.

3. Cá cảnh thủy sinh tầng đáy

Những loài cá tetra và lòng tong nhỏ là bổ sung sống động và tuyệt vời nhất cho hồ thủy sinh tầng đáy của bạn. Chúng bơi theo bầy lẫn trong lá cây và vật dụng trang trí trong hồ, thường rượt đuổi lẫn nhau khiến tách thành từng nhóm nhỏ. Hầu hết các loài cá tetra thích hợp với nước hơi mềm và có tính a-xít, môi trường phù hợp với hầu hết cây thủy sinh.

Chuột cory cũng là loài nuôi theo bầy rất hữu ích bởi vì chúng xáo trộn nhẹ nhàng lớp nền trong khi liên tục tìm kiếm thức ăn giúp cho lớp nền được xốp hơn.

4. Một số loài cá thủy sinh dọn bể khác

Hầu hết dân chơi cá cảnh chuyên nghiệp đều nuôi thêm những loài cá thủy sinh có thể ăn tảo hoặc vụn thức ăn, cặn bã với vai trò như một công nhân dọn bể đích thực.

Cá ăn tảo: là loài được nuôi nhiều nhất vì bề mặt của lá cây thủy sinh chính là môi trường lý tưởng để tảo phát triển và nếu tảo không được làm sạch khỏi những cây lá lớn, nó có thể cản trở quá trình quang hợp của cả cây và cá. Làm sạch tảo bằng tay khá khó khăn và thường khiến lá bị tổn thương nên việc nuôi thêm những chú cá ăn tảo là lựa chọn thích hợp nhất. Hầu hết các loại tảo đều chứa nhiều chất đạm và giàu dinh dưỡng, cho nên chúng là nguồn thức ăn lý tưởng đối với cá. Không phải mọi loài cá đều tiêu thụ tảo với số lượng lớn, nhưng qua nhiều năm rèn luyện, một số loài nhất định đã thích nghi và phát triển thành loài ăn tảo xuất sắc như nhóm cá tỳ bà, cá chuột, cá chuồn sông, cá bảy màu, cá Molly…

Cá vệ sinh: Ngoài cá ăn tảo thì cá vệ sinh là công nhân dọn bể quan trọng thứ hai sẽ giúp giải quyết tất cả những cặn bã có trong bể. Chuột cory là loài cá vệ sinh lý tưởng nhất và được nuôi thành nhóm nhỏ trong hồ thủy sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể nuôi thêm cá bống cát, cá heo hề… Mặc dù cá vệ sinh kiếm được nhiều thức ăn dưới đáy, bạn vẫn cần cho chúng ăn thêm thức ăn viên và tấm để đảm bảo những chú cá luôn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách Chọn Đèn Phù Hợp Cho Bể Thủy Sinh, Cá Cảnh

Đèn bể thủy sinh là 1 phần quan trọng nữa không thể tách rời của 1 bể thủy sinh, nó quyết định nhiều đến màu sắc cây cối và sinh vật nuôi trong bể thuỷ sinh. Việc lựa chọn đèn chiếu sáng cho bể thủy sinh để phù hợp với phong cách bể của mỗi người cũng rất quan trọng. Nếu hiểu rõ, chúng ta có thể lựa chọn cho bể thủy sinh của mình loại đèn phù hợp nhất, tiết kiệm nhất mà vẫn giúp cho cây cối trong bể của mình phát triển tốt.

Mỗi một loại đèn đều có ưu và nhược điểm nhất định. Ví dụ: đèn của hãng ADA được đánh giá là 1 trong những đèn thủy sinh tốt nhất hiện nay ở thị trường Việt Nam, nhưng nhược điểm của nó thì ai cũng có thể nhìn thấy là giá thành quá cao so với mặt bằng thu nhập của người chơi. Vì vậy, mỗi người sẽ có một lựa chọn khác nhau sao cho phù hợp với chi phí mình bỏ ra mà mang lại hiệu quả tốt nhất cho nhu cầu của mình. Hiện tại, trên thị trường đang có rất nhiều các loại đèn của rất nhiều thương hiệu khác nhau. Phổ thông nhất hiện nay vẫn là các loại đèn của các hãng như Odyssea, Chihiros, twinstar, aquablue,…

Trong bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm để chọn đèn cho bể thủy sinh cho phù hợp. Bài viết này mình sẽ không tập trung viết về các thông số kĩ thuật của các loại đèn. Những thông tin này các bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên google search. Nếu nạp vào đầu những kiến thức kỹ thuật này nữa thì các bạn dễ tẩu hỏa, và rất khó để chọn đèn gì cho phù hợp với bể thủy sinh của mình.

Mình sẽ cố gắng đưa ra các yếu tố cơ bản nhất để giúp các bạn mới chơi có thể lựa chọn được đèn thủy sinh, sao cho phù hợp nhất với bể thuỷ sinh của mình.

CÁC LOẠI ĐÈN THUỶ SINH HIỆN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG.

Mình phân loại các loại đèn thủy sinh hiện nay thành các loại như sau để các bạn dễ hình dung.

Đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang điển hình là đèn odyssea T5HO, TripleH T5HO, đèn tuýp T8 jebo… Loại đèn này được dùng nhiều từ năm 2018 trở về trước, và hiện nay loại đèn này đang dần ít được sử dụng hơn vì tính thẩm mỹ, công nghệ cũ. Nhược điểm chính của loại đèn này là tỏa nhiệt nhiều, tốn điện và tuổi thọ của bóng đèn thấp. Với những bể có chiều cao quá khổ, đèn huỳnh quang sẽ cho hiệu quả thấp vì độ xuyên xâu thấp.

Đèn Metal

Đèn metal Odyssea, metal ADA… hiện nay các dòng đèn metal không được mọi người ưa chuộng dùng nữa vì những nhược điểm như: đèn tỏa nhiệt cao, rất tốn điện, bóng thay thế đắt và khó tìm.

Như Chihiros SeziA, Odyssea SlimX, Aquablue, Xuanmeilong…..đây là các loại đèn led phổ thông và được dùng nhiều hiện nay. Ưu điểm của nó là giá thành vừa phải, tiết kiệm điện, hình thức đẹp. Nhược điểm là không đánh căng được các loại cây màu đỏ, phù hợp với các bể trồng cây xanh không đòi hỏi cầu kỳ về màu sắc của cây.

Đèn led RGB

hiện nay trên thì trường xuất có nhiều các loại đèn RGB của các hãng khác nhau như ADA, Twinstar, Flatone, Chihiros, Odysea, Xuanmelong, Aquablue… và mới có mặt trên thị trường là Week và Nala…

Hiện tại, các loại đèn led đang dần thay thế các đèn huỳnh quang và metal vì tính hiệu quả và giá cả càng ngày càng phù hợp hơn.

CÁCH LỰA CHỌN ĐÈN THUỶ SINH SAO CHO PHÙ HỢP?

Định hình phong cách bể thủy sinh của mình là gì?

Mỗi phong cách bể chúng ta sẽ có những lựa chọn đèn khác nhau, mặc dù những loại đèn tốt, đắt tiền hiện nay đều đáp ứng tốt các thể loại phong cách bể thuỷ sinh, nhưng người chơi sẽ phải bỏ ra 1 khoản tiền tương đối nhiều (ADA solar , Chihiros rgb vivid…) Nhưng khi mình biết mình thích phong cách gì nhất, thì chúng ta sẽ có định hướng rõ ràng hơn, tìm các loại đèn phù hợp luôn với phong cách đó, tránh mua đèn rồi sau lại nâng cấp, sẽ rất tốn kém.

Trước khi setup bể, chúng ta lên tìm hiểu các loại phong cách bể thủy sinh và mình định chơi sẽ theo phong cách nào. Việc lựa chọn phong cách chơi sẽ giúp dễ dàng tìm được các loại đèn sao cho phù hợp với bể của mình. Ví dụ: với 1 bể chơi theo phong cách iwagumi chủ yếu chỉ trồng cây nền. Việc lựa chọn những đèn có ánh sáng trắng như T5HO dùng bóng 10.000k, các loai đèn led trắng đều có thể đáp ứng được nhu cầu của bể. Chúng ta không cần đâu tư đèn RGB đắt tiền vẫn có thể có được 1 bể Iwagumi xanh mướt. Còn nếu chúng ta chọn phong cách Hà Lan or muốn bể của mình có các loại cây lên màu rực rỡ thì những đèn huỳnh quang hay led trắng sẽ không thể đáp được nữa, Các loại đèn RGB đang làm rất tốt việc này, nên việc hướng tới mua các loại đèn RGB phù hợp ngay từ đầu để tránh sau này các bạn lại phải nâng cấp 1 lần nữa sẽ tốn kém.

Lời khuyên cho các bạn mới chơi: tìm hiểu phong cách mình định chơi rồi hãy sắm đèn, nếu ngân sách cho phép, các bạn lên sắm ngay đèn

Ngân sách để mua đèn của bạn là bao nhiêu?

Xác định ngân sách các bạn có thể đầu tư mua đèn. Theo mình thì các bạn lên lựa chọn đèn tốt nhất có thể. Ánh sáng của đèn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của cây, cá trong bể nên đèn là một trong những phụ kiện đáng đầu tư nhất khi các bạn chơi thuỷ sinh.

Nên lựa chọn các hãng đèn đã được nhiều người dùng đánh giá như ADA, Chihiros, odysea, twins star,… nếu mua các loại đèn chế các bạn lên tìm đến anh em đã có kinh nghiệm trên thị trường, và lên xem ánh sáng thực tế đèn chế đó có bị ám màu không. Ảnh bên dưới các bạn có thể thấy được đèn bên phải bị ám màu đỏ cho cả bể, ánh sáng chiếu vào mọi thứ đều có màu hồng, đỏ…. vì thế trước khi quyết định mua đèn, các bạn lên xem trực tiếp đèn đó trên một bể thuỷ sinh để đánh giá chính xác hơn. Đặc biệt với các loại đèn rgb thì nó có bị ám màu không, và nếu không thì nó có giúp cây lên mầu ở các bể được dùng đèn đó không. Vì thế mà mình có nói ở trên là không phải cứ đèn rgb là tốt.

Với các loại đèn treo, thông thường 1 đèn có thể đảm bảo đủ sáng cho một bể có chiều rộng của bể từ 40-50cm ví dụ các loại đèn như ADA solar, Chihiros rgb vivid 1, Chihiros rgb vivid 2…. or các loại đèn máng to như các dòng đèn Nala, Chihiros wrgb 2, Week raptor…

Với các loại đèn gác thành bể phổ thông với thiết kế máng đèn nhỏ chúng ta sẽ tính chiều rộng của bể trung bình trên 30cm là chúng ta phải dùng thêm 1 máng ví dụ: bể kích thước 60x30x36 (rộng 30cm) chúng ta chỉ cần dùng 1 máng đèn chihiros a601 hoặc 1 máng đèn Odyssea slim x 60. Nhưng bể kích thước 60x40x40 (rộng 40cm) chúng ta phải dùng 2 máng đèn chihiros a601 hoặc 2 máng đèn Odyssea slimx 60.

Nếu vẫn còn phân vân về các lựa chọn đèn cho bể thủy sinh của mình, các bạn lên tới Cửa hàng thủy sinh có uy tín để được tư vẫn cẩn thận or tham khảo ý kiến bạn bè có kinh nghiệm đã từng sử dụng qua nhiều loại đèn khác nhau để có lời khuyên và lựa chọn tốt nhất cho mình. Tránh trường hợp tham khảo ý kiến từ những người chưa trải nghiệm bao giờ, chỉ nghe nói rồi nói lại :), việc này sẽ khiến các bạn càng thêm rối.

Nguồn Vũ Aqua

Tổng Hợp Về Các Loài Cá Hổ “Cực Chất” Tại Cá Cảnh Phúc Long

08:32:10 – 18/05/2019

Đứng hàng đầu trong các loài cá ăn thịt với những chiếc vằn đen khỏe khoắn, sẽ không bất ngờ gì nếu cá hổ được người chơi cá cảnh đặc biệt yêu thích. Thậm chí có thời kì, nó đã từng soán ngôi của cá rồng để vững vàng xếp ở vị trí quán quân.

1. Sơ lược thông tin về loài cá hổ

Cá hổ có tên khoa học là: Datnioides Pulcher. Tên này bắt đầu xuất hiện từ năm 1994 do nhà nghiên cứu Kottelat, sau hàng loạt nghiên cứu đã công bố cá thể “Datnioides Microlepis” (tên lúc đầu của cá hổ) sống ở sông Chao Phraza, sông Mekong được đổi tên thành Datnioides Pulcher và ghi nhận là một loài mới.

– Đặc điểm chung: loài cá hổ sở hữu những sọc rất to trên cơ thể giống như những chiếc vằn của hổ, vảy của chúng đặc biệt mịn và đôi chỗ có ánh kim. Khi được chăm sóc tốt, sọc của cá sẽ đồng nhất thành 1 khối, đậm và dày.

– Phân loại: Cá hổ được chia làm 3 nhánh lớn là cá hổ Thái, cá hổ Indo và cá hổ Mekong chủ yếu dựa vào nơi sinh sống của chúng. Hiện nay, loài cá hổ xuất hiện ở 1 số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia nhưng số lượng rất ít vì chúng bị săn bắt quá nhiều và không thể sinh sản nhân tạo thành công.

Xếp hàng đầu trong các loài cá hổ là cá hổ Thái. Tên khoa học của chúng là Datnioides Pulcher.

Sở dĩ cá hổ Thái có cái tên như vậy vì chúng xuất hiện ở lưu vực sông Mekong, Chao Phraya thuộc Thái Lan. Trước đây ở Thái Lan, cá hổ Thái đã từng là thực phẩm rất phổ biến, nhưng giờ nó trở thành mặt hàng đắt tiền ở thị trường cá cảnh do số lượng giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng và hiện chỉ tìm được một số ít cá thể xuất hiện tại các nước Việt Nam, Lào, Campuchia

– Đặc điểm của cá hổ Thái là: cơ thể của chúng khá dài, dạng đuôi tách rời, sọc thứ 3 có điểm gãy khoảng 1/3, điểm gãy này có rìa vạch nhô ra. Ngoài ra, dạng đuôi V của cá hổ Thái thường là đuôi V nhọn. Đôi khi có những biến thể về gốc đuôi. Sọc giữa của hổ Thái xiên nhiều, hội tụ tại 1 điểm, vát về hậu môn, ra hình răng cọp.

Bạn cũng cần lưu ý, sọc của cá hổ Thái rất dày và đen đậm, có một màu nền vàng chanh và vảy rất mịn như da gà. Như đã nói thì cá hổ Thái có nhiều dạng gốc đuôi nên khi cá hổ bị lỗi, gốc đuôi không còn là yếu tố quan trọng để có thể nhận biết. Bạn cần dựa chủ yếu vào chiều dài cơ thể, màu sắc 3 sọc để đánh giá. Ngoài ra, cá hổ Thái thường dài hơn 60 cm và màu sắc ổn định hơn, ít khi bị xuống màu trầm trọng như các loại cá hổ khác.

Cũng như cá hổ Thái, cá hổ Indo được đặt tên như vậy do chúng xuất xứ chủ yếu ở lưu vực sông Musi, đảo Sumatra…của Indonexia

Cá hổ Indo có tên khoa học: Datnioides Microlepis, tên tiếng Anh: “Indonexian tiger fish”

Cá hổ Indo có 2 loại chính là Indo 3 sọc và Indo 4 sọc. Vì cá hổ Indo gần giống với cá hổ Thái Lan nên trước khi lựa chọn, bạn nên chú ý số lượng sọc và đặc điểm đuôi. Cá hổ Indo 3 sọc thường có vạch giữa thẳng, ở góc đuôi có 3 sọc, một lớn, hai nhỏ, màu trắng, vàng, nâu, cam, hay lem sọc. Với cá hổ Indo 4 sọc cũng là sản phẩm khá hiếm ở Việt Nam và thường bị lẫn với cá hổ Mekong 4 sọc. Do vậy, cần lưu ý sọc đầu tiên của Indo 4 sọc là thường đậm nét dần khi quấn cổ.

4. Cá hổ Mekong

Cá hổ Mekong được dùng để chỉ chung các loài cá hổ xuất hiện ở lưu vực của sông Mekong tại các nước Lào, Campuchia, Việt Nam. Tuy nhiên, cá hổ ở Campuchia là xuất hiện nhiều hơn cả. Đây cũng là mặt hàng hiếm khi số lượng chúng ngày càng ít đi và có thể đem lại may mắn cho gia chủ.

Đặc điểm nổi bật của cá hổ Mekong là: có 3 sọc lớn trên thân và khoảng cách giữa chúng đều nhau, góc đuôi có 2 sọc nhỏ bằng nhau, các sọc trên thân này đều có màu đen đậm nổi bật.

Sở dĩ cá hổ Me kong được coi là con vật may mắn với nhiều người chơi cá cảnh là do dưới gốc đuôi của chúng có 2 sọc đậm, sọc thứ nhất nối liền từ vây lưng đến gốc đuôi đánh lên hình chữ V chính là biểu tượng cho thành công viên mãn.

– Thiết kế bể cá cảnh: Một con cá hổ trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 30cm, thậm chí có thể hơn nên kích thước hồ cho 1 con tối thiểu là 120 x 38 x 38 cm. Bạn cũng có thể tuân thủ theo quy tắc là chiều dài bể gấp 3 lần chiều dài cá, chiều rộng phù hợp. Dưới nền đáy bạn nên trải 1 lớp cát mỏng hay sỏi để dễ làm vệ sinh.

– Yêu cầu nhiệt độ: từ 24-28 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng nhất để không làm cho mầm bệnh phát triển, tiêu trừ vi khuẩn và làm cho cá thèm ăn hơn.

– Yêu cầu độ pH: từ 6.5 đến 7.5. Độ pH là yếu tố rất quan trọng đối với cá, do vậy trước khi thay nước bạn nên chú ý đến độ pH phù hợp nhất.

– Thức ăn: Trùn đất, cá nhỏ, sò, tép…

– Thay nước: Bạn nên thay nước thường xuyên để duy trì chất lượng nước vì nếu nồng độ nitrate và các chất thải khác cao sẽ làm cá kén ăn và suy giảm chất lượng nước.

– Các loại cá nuôi chung: Vì cá hổ cũng là loài khá dữ nên bạn nên nuôi chúng với các loài cá hiền và có kích thước lớn để không thể ăn được như cá thát lát, cá mập bạc (cá học trò), cá he đỏ và cá nheo kích thước trung bình.

– Các bệnh thường gặp phải: Cá hổ không nhạy cảm với một loại bệnh đặc biệt nào và là loài cá giỏi chịu đựng.

– Sinh sản: chủ yếu là ngoài tự nhiên và chưa ghi nhận trường hợp nào lai tạo thành công trong hồ cá cảnh.

Nguồn : http://cacanhphuclong.com.vn

Các Loài Cá Cảnh Đẹp Dễ Nuôi Trong Hồ Thủy Sinh Cho Người Mới Chơi

– Cá sóc đầu đỏ: trên đầu có chóm đỏ tạo nên sự khác biệt, cá nhanh nhẹn và bơi thành đàn rất đẹp.

– Cá tam giác: trên thân có hình tam giác đen rất đặc trưng, cá có màu sắc đẹp và bơi theo bầy.

-Cá neon: loài này thích hợp nuôi và rất hay gặp trong hồ thủy sinh tuy nhiên loài này hơi khó nuôi. Cá neon có rất nhiều chủng loại và màu sắc.

– Cá bình tích, mô ly, trân châu, hòa lan …. có thể nuôi chung theo bầy, chúng sinh sản nhiều và nhan, ngoài tác dụng trang trí thì loại cá này còn có công dụng trị rêu hại rất tốt, trong bể Hà Lan người ta thường nuôi để cá ăn rêu hại.

– Cá phượng hoàng : vây dài đẹp, còn màu sắc của chúng thì không còn chỗ chê. Có nhiều chủng loại phượng hoàng: ngũ sắc, lam, vàng…

– Cá chuột bạch, chuột cafe, chuột gấu trúc…: Ngoài tác dụng trang trí thì cá này vệ sinh nền cũng rất tốt.

– Cá tỳ bà bướm: nhìn gần giống như cá lau kiếng. Có tác dụng trang trí thì cá này vệ sinh kính cũng rất tốt.

– Cá cánh bườm: ngũ sắc rất nhanh nhẹn và có nhiều màu sắc sinh động, tạo nên không gian muôn màu cho bể cá thủy sinh của bạn.

– Cá Dĩa: Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh rất đẹp, tuy nhiên cá dĩa hơi khó nuôi trong môi trường thủy sinh do với cường đọ ánh sáng mạnh cá có thể bị cháy da và muối tiêu. Cá dĩa có rất nhiều chủng loại và màu sắc.

– Cá thần tiên, ông tiên: thường gặp trong bể thủy sunh mang phong cách Nature, có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác. có nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Tuy nhiên cá có thể thể gặm rêu khi đói.

– Cá sặc gấm,cá sặc lửa: Phần trước bụng cá màu xanh dương, vây lưng và vây hậu môn dài, vây đuôi dạng quạt, vây bụng có dạng sợi và kéo dài. Tất cả các vây trừ vây ngực thì viền đỏ, xen những chấm đỏ.

Những loại cá cảnh kích thước nhỏ dễ nuôi

– Cá betta là loại cá cảnh dễ nuôi có kích thước nhỏ, ưu điểm của cá betta là thức ăn đơn giản, dễ tìm, không cần phải thay nước liên tục và có tuổi thọ khá cao nên được nhiều người ưu chuộng nuôi trong các bể cá tại nhà.

– Cá bảy màu: Nếu đang muốn có một bể cá cảnh thì cá bảy màu là một sự lựa chọn không thể bỏ qua. Đây là loại cá có kích thước nhỏ, nhiều màu sắc nên sẽ tạo nên một bể cá đầy sắc màu và sống động.

– Cá đuôi kiếm có đặc điểm dễ nhận biết nhất là có chiếc đuôi dài nổi bật. Tuy nhiên đây không phải là vũ khí mà là vật trang trí cho cá đực thêm đẹp mắt.

– Cá sặc gấm là loại cá dễ nuôi và có màu sắc vô cùng lung linh, huyền ảo. Chúng có khả năng sống trong môi trường nghèo oxy và không hề sành ăn. Vào mùa giao phối thì cá sặc gấm sẽ đẹp hơn.

– Cá tứ vân: Là một lựa chọn của nhiều gia đình cho bể cá cảnh của mình, cá tứ vân có 4vân đen chạy đều trên cơ thể, chúng có sức sống rất mãnh liệt, giá bán không quá cao. Chúng có nét gì đó rất giống những chú cá chép với kiểu dáng bẹt bẹt của mình.

Những loài cá cảnh dễ nuôi kích thước lớn hơn

– Cá lau kính: Bạn nên nuôi những con cá lau kính để làm sạch bể một cách tự nhiên, chúng sẽ xử lý đống rêu bám quanh thành hồ một cách sạch bóng như những người thợ thực thụ. Hiện nay có rất nhiều loại cá lau kính như dòng thông thường, dòng da beo hay pleoco cao cấp tùy vào khả năng tài chính của bạn.

– Cá hồng két: Đây là một trong những loại cá nuôi tại gia vô cùng đặc biệt bởi loài này đã được sâm nhiều màu cũng như hoa văn khác. Thậm chí, đuôi của chúng cũng đã được cắt để tạo tành đuôi hình trái tim. Màu đỏ của cá hồng két khiến cho bể thủy sinh của bạn rực rỡ và nổi bật hơn khi bạn ngắm nhìn.

– Cá phát tài: hay có tên khác là cá tai tượng, đây là loài cá dễ nuôi, dễ sống trong môi trừng nước nghèo ô xy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang, thích ăn rau sống.

– Cá hỏa tiễn: Tên gọi của cá này bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài của nó như một mũi tên. Nhờ đó cá hỏa tiễn bơi rất nhanh.

– Cá chép Nhật: Hiện nay nhiều người ưa chuộng nuôi cá chép nhật trong hồ xây. Nếu bạn là người mới chơi cá cảnh thì chỉ nên mua những con cá chép Nhật giá thành vừa phải, không nên dùng loại đắt tiền.