Tiêu Chuẩn Cá La Hán Đẹp / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Tiêu Chuẩn Đánh Giá Cá La Hán Đẹp

2. Màu sắc.

Cá La hán rất đa dạng về màu sắc nhưng quan trọng nhất vẫn là độ sâu màu và độ sáng. Được đánh giá cao nhất là những con con có màu đỏ bao trùm toàn bộ cái đầu tròn và phần lớn cơ thể. Màu lý tưởng của cá La hán là màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng.

3. Hoa:

Hoa và châu cá La hán là những vảy màu lấp lánh tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ. Có 3 cấp đô đánh giá những đốm châu và hoa văn trên trên thân thể cá La hán. Nếu châu lấp lánh, hoa văn kéo dài từ đuôi bao trùm 3/4 cơ thể theo một mẫu liên tục thì được coi là thứ bậc 1. Nếu là 1/2 cơ thể là thứ bậc 2, ít hơn là thứ bậc 3, tuy nhiên việc xếp hạng còn tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố như chữ 2 bên thân có sự cân đối hay không? Hình hoa văn có ý nghĩa hay ấn tượng gì không?

4. Vân.

Là những đốm đen đậm, trải dài trên thân trông giống những hàng chữ Hán. Vân càng giống chữ Hãn có ý nghĩa, càng rõ nét càng có giá trị.

5. Đầu.

Đầu gù càng lớn càng được ưa chuộng ( nhưng đầu cần phải cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá). Đầu cá thường phát triển theo tuổi của cá đực và sự chăm soc thich hợp. Phía trán và đỉnh đầu phải nổi lên tròn trịa cân đối. Một con cá thật sự oai phong, khoẻ mạnh nếu có một chiếc u gù lớn. Với người châu Á thì một con cá có cái đầu to mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho chủ nhân, thể hiện sự tài hoa, nghệ thuật nuôi và chăm sóc cá cũng như niệm tự hào của chủ nhân.

6. Mắt.

Nằm ở vị trí 2 bên đầu, mắt tròn và mi mắt lanh lợi thể hiện con cá khoẻ mạnh. Mắt không lồi.

7. Vây và đuôi.

Ở vị trí thẳng đứng. Đuôi mở rộng và kéo dài một cách tròn trịa. Vây lưng và vây bụng phải căng, chóp vây phải kéo càng dài càng tốt. Màu của vây đuôi phải rực rỡ. Những xương đuôi và vây không bị những đốt gãy cong xương…. Vây và đuôi phải khít nhau

Chuyên mục: Tư vấn kỹ thuật chăm cá cảnh

Tiêu Chuẩn Cá Betta Plakat Đẹp

Đề xuất mới về tiêu chuẩn plakat Tác giả Joep Van Esch – Nguồn http://www.bettas4all.nl & Flare! 4/2008

Giới thiệu Cá betta đuôi ngắn ngày càng phổ biến hơn trong thế giới betta bởi vì dáng vẻ gọn gàng, khỏe mạnh của chúng. Chúng thường có lợi thế hơn so với betta đuôi dài ở khả năng mang bộ vây cả đời và ít bị bệnh thối vây. Cá betta đuôi ngắn, thường gọi là plakat có quan hệ gần với betta hoang dã Betta splendens. Qua nhiều thế hệ, những nhà lai tạo Thái Lan lai tạo loại cá hoang với mục đích phát triển khả năng và cách thức chiến đấu, độ bền, kích thước và màu sắc. Cách lai tuyển chọn này tạo ra các dạng màu sắc và đuôi mà chúng ta biết ngày nay.

Trong nhiều năm trời, plakat truyền thống (bất đối xứng) là thể loại duy nhất trong các triển lãm về cá betta nhưng rồi cơn sốt cá halfmoon đã kéo theo sự phát triển của dạng cá đuôi ngắn. Việc lai xa cá plakat truyền thống với halfmoon đuôi dài tạo ra cá halfmoon plakat. Hình dạng bên ngoài của chúng là bất đối xứng và bao gồm đặc điểm của cả hai dòng plakat truyền thống (bất đối xứng) và halfmoon. Bên cạnh sự phân nhánh của tia đuôi, việc lai xa với cá halfmoon cũng làm gia tăng phân nhánh ở vây hậu môn và vây lưng do đó ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của chúng. Cả hai loại plakat đều là dạng bất đối xứng không chỉ bởi vì các tia phân nhánh ở viền (phần rìa) của đuôi mà còn bởi chiều dài và hình dạng của vây hậu môn và vây lưng. Vào năm 2005, IBC chính thức phân biệt plakat truyền thống (bất đối xứng) và plakat cảnh bất đối xứng bằng cách tạo ra một tiêu chuẩn riêng cho hai thể loại này.

Khi lai với cá halfmoon đuôi dài, mục đích chính là tạo ra cá có hình dạng đối xứng. Sự ưa chuộng ngày càng gia tăng đối với plakat cảnh bất đối xứng dẫn đến sự hình thành của một loại plakat khác, plakat cảnh đối xứng. Đây là loại cá đuôi ngắn tương đồng với halfmoon đuôi dài và thường được gọi là “shortmoon” (tiểu bán nguyệt). Vào năm 2007, thể loại này được IBC chính thức công nhận là thể loại plakat thứ ba.

Tiêu chuẩn hình dạng

Plakat truyền thống (bất đối xứng):

* Hình dạng tổng thể: hình dạng bất đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat truyền thống (bất đối xứng) có thân hình thuôn dài nhất trong số ba thể loại plakat. Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải tròn trịa hay hơi nhọn về phía sau. Gốc vây lưng bằng khoảng 1/3 kích thước vây hậu môn. Phần chóp của vây lưng chồng lên phần trên của đuôi. Những tia đầu tiên của vây lưng không nên quá ngắn. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Đuôi: nên xòe 180 độ với cạnh đuôi tròn. Đuôi hình tròn hay chóp át bích. Trường hợp đuôi hình át bích, phần chóp nên nằm ở chính giữa đuôi. Chiều dài của tia vây nằm chính giữa đuôi nên bằng một nửa kích thước vây hậu môn (trường hợp đuôi át bích có thể dài hơn một chút). Đuôi xòe rộng nhờ sự phát triển của màng vây giữa các tia vây. Đuôi lý tưởng nên phân nhánh sơ cấp (2 nhánh).

* Vây hậu môn: có dạng hình thang với phần trước ngắn hơn so với phần sau (chóp). Phần trước hơi tròn trong khi phần sau phải nhọn. Tia dài nhất của vây hậu môn nên gấp đôi cạnh đuôi (~ 2/3 kích thước vây hậu môn). Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên phần dưới của đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng dài và mảnh, đều và không bắt chéo nhau. Chiều dài của vây bụng nên từ 2/3 đến 3/4 kích thước của vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Plakat cảnh bất đối xứng:

* Hình dạng tổng thể: hình dạng bất đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat cảnh bất đối xứng có thân hình tròn trĩnh hơn plakat truyền thống (bất đối xứng). Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải có dạng bán nguyệt xòe ra như chiếc quạt. Gốc vây lưng bằng khoảng 1/2 kích thước vây hậu môn. Trường hợp lý tưởng, vây lưng phải hơi chồng lên phần trên của đuôi. Những tia vây đầu tiên (gần phía đầu) phải có kích thước tương đương với các tia khác và hướng về phía trước. Cạnh phía trước có thể sắc hoặc hơi tròn. Vây xòe rộng nhờ sự gia tăng phân nhánh của các tia vây và có thể nhờ cả ở số lượng tia vây. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Vây hậu môn: có dạng hình thang với phần trước ngắn hơn phần sau. Vây hơi lài từ trước ra sau và không có chóp nhọn. Tia dài nhất của vây hậu môn nên gấp đôi cạnh đuôi. Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên phần dưới của đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng mập mạp, đều và không bắt chéo nhau. Chiều dài của vây bụng nên bằng tia dài nhất của vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Plakat cảnh đối xứng:

* Hình dạng tổng thể: hình dạng đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat cảnh đối xứng có thân hình mạnh mẽ và dày hơn plakat cảnh bất đối xứng. Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải có dạng vuông vức nhờ việc gia tăng số lượng tia vây và sự phân nhánh của tia vây. Gốc vây lưng bằng khoảng 3/4 kích thước vây hậu môn. Điều quan trọng là kích thước và hình dạng của cả hai không được phá vỡ hình dạng tổng thể. Trường hợp lý tưởng, vây lưng phải hơi chồng lên phần trên của đuôi. Những tia vây đầu tiên (gần phía đầu) phải có kích thước tương đương với các tia khác và hướng về phía trước. Cạnh phía trước nên sắc. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Vây hậu môn: có dạng vuông vức song song với thân. Chiều dài các tia vây xấp xỉ với cạnh đuôi và chiều cao của vây lưng để duy trì hình dạng đối xứng. Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng mập mạp, đều, không bắt chéo nhau và cân xứng với những vây khác để duy trì hình dạng đối xứng. Chiều dài tối đa của vây bụng nên bằng 1/3 kích thước vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Phần phụ lục

Phần I Tiêu chuẩn về plakat rất độc đáo so với những tiêu chuẩn khác vì cả ba loại cá đuôi ngắn này đều được công nhận là những thể loại riêng biệt. Trong trường hợp lý tưởng, như mô tả trong từng tiêu chuẩn, cả ba thể loại này rất dễ phân biệt nhưng trên thực tế mọi người thường hay nhầm lẫn. Bởi vì từ thể loại này phát triển thành thể loại kia qua nhiều năm trời lai tuyển chọn cho nên cũng có những loại “trung gian” ra đời. Trong các cuộc triển lãm, đôi khi rất khó khăn để xác định cá thuộc về thể loại nào. Trường hợp đó cá sẽ được xếp vào thể loại mà nó có ít lỗi nhất. Cần hết sức lưu ý rằng những con cá như vậy chưa phải là cá chất lượng hàng đầu nhưng thường là chất liệu tốt để lai tạo với mục đích tạo ra dòng cá chất lượng hơn.

Phần II Với mục đích lai tạo và phát triển dạng đuôi halfmoon hoàn hảo, các nhà lai tạo cá betta tuyển chọn cá của mình dựa trên hàng loạt đặc điểm chẳng hạn như cạnh đuôi/tia vây thẳng và phân nhánh mạnh. Để đạt được mục tiêu này và cải thiện các tính trạng, cá thường xuyên được lai cận huyết. Mục tiêu lai tạo cá halfmoon hoàn hảo thông qua phương thức lai tạo này làm nảy sinh một yếu tố mà nó ảnh hưởng đến các loại betta cảnh như chúng ta thấy ngày nay, yếu tố “đuôi hoa”.

Mặc dù có rất nhiều dạng đuôi hoa ở nhiều cấp độ khác nhau, đặc điểm chính của đuôi hoa là phân nhánh tia vây trên các vây lẻ quá mạnh khiến ảnh hưởng đến hình dạng tổng thể của bộ vây. Ở dạng cực hoa, đuôi thường có hình thoi/hoa. Các tia vây bên ngoài thường bị cong vẹo về phía trước. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về đuôi của cá halfmoon quy định rằng đuôi phải có hình chữ D với các tia vây thẳng.

Những đặc điểm thường đi đôi với cá “đuôi hoa” gồm:

Đối với các thể loại plakat được mô tả trong tiêu chuẩn, những vấn đề như trên hầu như được phát hiện ở các thể loại plakat cảnh đối xứng và plakat cảnh bất đối xứng bởi vì mối liên hệ của chúng đối với dạng đuôi halfmoon. Một khi các tiêu chuẩn được mọi người hiểu một cách thấu đáo, dạng đuôi cực hoa sẽ không còn chỗ đứng trong các cuộc triển lãm và trong một số trường hợp có thể bị loại ngay từ đầu.

Ghi chú Phân biệt “phân nhánh sơ cấp” (tức 2 nhánh) khác với “nhánh sơ cấp” (tức nhánh đầu tiên).

Nguồn: http://www.diendancacanh.com

Chọn Nuôi Cá La Hán Theo Chuẩn Mực Nào?

Cá La hán rất đa dạng. Đa dạng từ vóc dáng, từ màu nền, từ hoa văn… Có con hội đủ tất cả các phần cần có như đầu to, bướu lớn, màu nền sặc sỡ, châu sáng toàn thân, và nhất là có hoa văn màu đen nổi bật như hàng chữ Hán chạy dọc theo thân mình.

Nội dung trong bài viết

Căn cứ đánh giá giá trị cá La hán

:

Nhưng ngược lại cũng có con được nhiều người đánh giá là đẹp là quý quý hiếm có giá bán trên trời nhưng chúng lại không hội đủ tiêu chuẩn cần có vừa nêu.

Vậy phải căn cứ vào những chuẩn mực nào để đánh giá đúng nét đẹp đích thực của con cá La hán?

Căn cứ đánh giá giá trị cá La hán

Về vấn đề này, hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới cũng chưa ai đưa ra một bảng tiêu chuẩn nào. Nếu có chăng là do người chơi cá tự đặt ra mà thôi. Mỗi người mỗi ý, ít ai giống ai do đó tiêu chuẩn này cũng không phải là chuẩn mực. Có  người cho chi tiết này đẹp, người khác lại không đồng ý.

Tuy vậy, dựa vào quan điểm của số đông, chúng ta vẫn tạm định ra được những chuẩn mực gọi là đẹp của con cá La hán:

Thân mình cá La hán:

Đa phần cá La hán có mình dài thon thả (hình oval), nhưng chọn con mình dày trông có vẻ hơi tròn như Hoa La hán hoặc Trân châu La hán thì đẹp hơn.

Phần đầu cá La hán:

Đầu to trên có bướu (cục u) lớn. Tuy vậy cả phần đầu này cũng phải cân đối với thân mình cá trông mới được ” đồng thanh đồng thủ”.

Phần màu nền cá La hán:

Phần nhiều cá La hán có màu đỏ từ má đến vài và bụng. Có con màu nền đỏ rực như La hán Thần tài đỏ.

Phần mắt:

Mắt nằm gần hay cách xa nhau là tùy giống. Điều này không cần thiết. Có điều mắt cá phải tròn to và lanh lợi. Màu mắt đỏ, vàng hay trắng là tùy từng giống như Blue Dragon hay Red Dragon mắt đỏ; La hán King Bacara, Super Red hoặc Red Shock lại mắt trắng…

Phần châu:

Cá La hán có châu nhiều, ngời sáng toàn thân được ưa chuộng hơn là cá chỉ có châu xuất hiện chung quanh chấm đen.

Phần vảy:

Vảy màu xanh lơ, gọi là vảy hạt trai ở toàn thân cá mới đẹp

Phần mặt chữ:

Phần mặt chữ này thường màu đen cần phải đều rõ, nếu đoạn nào có tượng hình giống chữ Hán thì được đánh giá là quý hiếm. Thường thường màu đen càng nổi bật càng biểu hiện sức mạnh của cá.

Phần vây và đuôi:

Bộ vây trên, vây dưới và đuôi cá phải luôn luôn nằm vị trí thẳng hàng, xòe rộng mới hấp dẫn.

Tính hiếu thắng: 

Cá La hán vốn được coi là giống cá dữ, chúng thích sống có lãnh địa riêng. Hễ con cá lạ nào xuất hiện trong lãnh thổ của chúng(hồ nuôi) sẽ bị đánh đuổi đến cùng, có khi còn bị cắn chết và ăn thịt.

Chọn giống cá La hán

Cá La hán hiện có nhiều giống. Mỗi giống đều có một số đặc điểm riêng. Nhưng việc chọn giống nào để nuôi thường là do ý thích của mỗi người. Miễn sao chúng có chung những đặc điểm cơ bản của giống là được.

Cá La Hán: Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá La Hán Khỏe Mạnh Lên Màu Đẹp

Cá La Hán thuộc bộ Perciformes và họ Cichlidae. Đây là một loài cá được nuôi để làm cảnh ở rất nhiều gia đình. Cá sống trong môi trường nước ngọt, có tuổi thọ khá cao và sức khỏe tốt. Loài cá này sở dĩ có tên là La Hán bởi hình dáng mạnh mẽ và đặc trưng là chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên.

Những con cá La Hán được cho là có nguồn gốc từ Malaysia. Từ năm 2001 đến nay nhờ những cuộc thi cá mà phong trào nuôi cá La Hán được nhân rộng ra ở nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

Đây là một loại cá do nghệ nhân Huỳnh An của Việt Nam lai tạo thành công và hiện đang rất được yêu thích ở các nước khác. Cá được tạo ra bởi sự kết hợp từ cá cha là Châu Kim Cương và cá mẹ là Rồng Xanh.

Đặc điểm nổi bật của những chú này đó chính là thân hình tròn, mạnh mẽ. Đặc biệt có hàng chữ chạy dọc từ mang cá đến tận chấm đuôi trên nền thân màu xanh. Châu có hình dấu chấm và dấu ngã chạy từ đuôi lên đến tận má, vây, kỳ và ức. Mắt cá có màu đỏ và hai bên má có màu cam hoặc vàng. Đây được xem là loài cá La Hán đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Cá La Hán kim hoa hay còn gọi là cá King Kamfa có nguồn gốc từ Thái Lan. Điểm đặc biệt nhất của loài cá này đó chính là những châu có dạng sợi lớn, dính vào nhau gọi là châu bệt. Những con cá La Hán kim hoa có châu bệt toàn thân gọi là Kamfa ngũ sắc được cho là vô cùng quý hiếm.

Tuy nhiên tỷ lệ lên đầu của King kamfa rất thấp và tất cả cá đực đều bị vô sinh. Chính vì thế những dòng cá này được lai tạo ở Việt Nam thường do La hán đực lai với King kamfa cái.

Đây là những con cá La Hán giữ được nhiều nhất những đặc điểm của cá La Hán đời đầu. Điểm đặc trưng nhất của những con cá này đó chính là vảy óng ánh màu xanh lục, xanh dương hoặc bạc phủ khắp người.

Đặc điểm cơ thể của những con cá La Hán Trân Châu cũng có đôi chút khác biệt. Chính vì thế trên thị trường cá La Hán Trân Châu được phân thành nhiều loại dựa theo màu nền chủ đạo hay các loại châu.

Đầu tiên không nên chọn những cá con được sinh ra bởi cha mẹ đồng huyết. Nếu biết chắc chắn về cặp cha mẹ thì không nên chọn. Bởi cá con được sinh ra bởi cha mẹ đồng huyết sẽ hưởng những gen kém phát triển của cá mẹ. Điều này khiến chúng bị khiếm khuyết về cơ thể.

Muốn chọn được những con cá khỏe mạnh thì tốt nhất nên chọn những con cá lớn nhất trong bầy cá con. Nếu thấy đầu con nào nổi bướu hơn so với những con khác trong đàn cũng nên chọn lựa.

Quan sát kỹ để chọn những con cá có vẻ ngoài lành lặn, không bị xây xát, rách vây.

Chỉ chọn những con cá linh hoạt, năng động nhất trong đàn.

Những con cá La Hán thường có chiều dài khoảng 30cm chính vì thế chọn bể cá có kích thước tối thiểu là 0,6m x 0,3m x 0,4m sẽ tốt nhất. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì nên chọn bể to hơn một chút cá sẽ thoải mái sinh sống hơn.

Điểm đặc biệt chú ý trong cách thiết kế bể cá cảnh là không nên trang trí nhiều. Tốt nhất bạn nên để trống hoặc đặt vào đó một ít sỏi. Bởi vì loài cá này rất năng động, khi bơi lội nếu vướng đồ trang trí sẽ làm cá bị thương.

Tốt nhất nên duy trì nhiệt độ từ 28 đến 31 độ C để hạn chế những bệnh về da hoặc tiêu hóa. Khi thay nước cho cá chỉ cần chú ý không dùng nước máy trực tiếp và duy trì độ PH từ 7,5 đến 8 là phù hợp.

Những con cá La Hán được nuôi với tiêu chí khỏe mạnh, nhanh nhẹn chính vì thế bạn không nên cho cá ăn quá nhiều. Nếu là cá trưởng thành chỉ cần cho chúng ăn tối đa 2 lần một ngày là đủ. Nên cho cá ăn đúng giờ và đủ khẩu phần ăn đã định.

Thức ăn cho cá là những loại tép tươi, giun, loăng quăng. Bạn cũng có thể cho chúng ăn thức ăn đông lạnh hoặc dạng viên chế biến sẵn.

La Hán là một loài cá nhiệt đới chính vì thế chúng rất cần ánh sáng để phát triển. Và loại đèn mà bạn cần chọn để chiếu sáng đó là đèn hồng. Loại đèn này sẽ giúp cá hấp thụ sắc tố và da cá sẽ trở nên đậm hơn.

Nên thay nước thường xuyên cho cá và mỗi lần thay nước cho vào một chút muối. Muối sẽ giúp cân bằng môi trường nước và giúp diệt các loại ký sinh gây hại cho cá.

Cá La Hán là một loài cá khá hung hăng chính vì thế khi đến tuổi trưởng thành bạn nên nuôi riêng mỗi con một hồ để tránh hiện tượng cá lớn nuốt cá bé.

Tùy thuộc vào kích cỡ và loại cá và La Hán có giá khác nhau. Các loài cá nói chung dao động trong khoảng:

Cá bột 40.000 – 200.000 đồng/con

Cỡ 2 ngón tay 400.000 – 10.000.000 đồng/con

Cỡ 2,5 ngón tay từ 800.000 trở lên

Nếu bạn ở Thành Phố Hà Nội thì có thể chọn một số địa chỉ sau đây: Công ty TNHH Minh Vương, Fanpage Cá La Hán Hà Nội, Cá cảnh Phúc Long…

Ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì có thể chọn Trại cá La Hán Diamond Lam, Trại cá La Hán Hồ Hiếu, Thế giới cá cảnh….