Tiêu Chuẩn Cá Betta Đẹp / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Tiêu Chuẩn Cá Betta Plakat Đẹp

Đề xuất mới về tiêu chuẩn plakat Tác giả Joep Van Esch – Nguồn http://www.bettas4all.nl & Flare! 4/2008

Giới thiệu Cá betta đuôi ngắn ngày càng phổ biến hơn trong thế giới betta bởi vì dáng vẻ gọn gàng, khỏe mạnh của chúng. Chúng thường có lợi thế hơn so với betta đuôi dài ở khả năng mang bộ vây cả đời và ít bị bệnh thối vây. Cá betta đuôi ngắn, thường gọi là plakat có quan hệ gần với betta hoang dã Betta splendens. Qua nhiều thế hệ, những nhà lai tạo Thái Lan lai tạo loại cá hoang với mục đích phát triển khả năng và cách thức chiến đấu, độ bền, kích thước và màu sắc. Cách lai tuyển chọn này tạo ra các dạng màu sắc và đuôi mà chúng ta biết ngày nay.

Trong nhiều năm trời, plakat truyền thống (bất đối xứng) là thể loại duy nhất trong các triển lãm về cá betta nhưng rồi cơn sốt cá halfmoon đã kéo theo sự phát triển của dạng cá đuôi ngắn. Việc lai xa cá plakat truyền thống với halfmoon đuôi dài tạo ra cá halfmoon plakat. Hình dạng bên ngoài của chúng là bất đối xứng và bao gồm đặc điểm của cả hai dòng plakat truyền thống (bất đối xứng) và halfmoon. Bên cạnh sự phân nhánh của tia đuôi, việc lai xa với cá halfmoon cũng làm gia tăng phân nhánh ở vây hậu môn và vây lưng do đó ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của chúng. Cả hai loại plakat đều là dạng bất đối xứng không chỉ bởi vì các tia phân nhánh ở viền (phần rìa) của đuôi mà còn bởi chiều dài và hình dạng của vây hậu môn và vây lưng. Vào năm 2005, IBC chính thức phân biệt plakat truyền thống (bất đối xứng) và plakat cảnh bất đối xứng bằng cách tạo ra một tiêu chuẩn riêng cho hai thể loại này.

Khi lai với cá halfmoon đuôi dài, mục đích chính là tạo ra cá có hình dạng đối xứng. Sự ưa chuộng ngày càng gia tăng đối với plakat cảnh bất đối xứng dẫn đến sự hình thành của một loại plakat khác, plakat cảnh đối xứng. Đây là loại cá đuôi ngắn tương đồng với halfmoon đuôi dài và thường được gọi là “shortmoon” (tiểu bán nguyệt). Vào năm 2007, thể loại này được IBC chính thức công nhận là thể loại plakat thứ ba.

Tiêu chuẩn hình dạng

Plakat truyền thống (bất đối xứng):

* Hình dạng tổng thể: hình dạng bất đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat truyền thống (bất đối xứng) có thân hình thuôn dài nhất trong số ba thể loại plakat. Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải tròn trịa hay hơi nhọn về phía sau. Gốc vây lưng bằng khoảng 1/3 kích thước vây hậu môn. Phần chóp của vây lưng chồng lên phần trên của đuôi. Những tia đầu tiên của vây lưng không nên quá ngắn. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Đuôi: nên xòe 180 độ với cạnh đuôi tròn. Đuôi hình tròn hay chóp át bích. Trường hợp đuôi hình át bích, phần chóp nên nằm ở chính giữa đuôi. Chiều dài của tia vây nằm chính giữa đuôi nên bằng một nửa kích thước vây hậu môn (trường hợp đuôi át bích có thể dài hơn một chút). Đuôi xòe rộng nhờ sự phát triển của màng vây giữa các tia vây. Đuôi lý tưởng nên phân nhánh sơ cấp (2 nhánh).

* Vây hậu môn: có dạng hình thang với phần trước ngắn hơn so với phần sau (chóp). Phần trước hơi tròn trong khi phần sau phải nhọn. Tia dài nhất của vây hậu môn nên gấp đôi cạnh đuôi (~ 2/3 kích thước vây hậu môn). Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên phần dưới của đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng dài và mảnh, đều và không bắt chéo nhau. Chiều dài của vây bụng nên từ 2/3 đến 3/4 kích thước của vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Plakat cảnh bất đối xứng:

* Hình dạng tổng thể: hình dạng bất đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat cảnh bất đối xứng có thân hình tròn trĩnh hơn plakat truyền thống (bất đối xứng). Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải có dạng bán nguyệt xòe ra như chiếc quạt. Gốc vây lưng bằng khoảng 1/2 kích thước vây hậu môn. Trường hợp lý tưởng, vây lưng phải hơi chồng lên phần trên của đuôi. Những tia vây đầu tiên (gần phía đầu) phải có kích thước tương đương với các tia khác và hướng về phía trước. Cạnh phía trước có thể sắc hoặc hơi tròn. Vây xòe rộng nhờ sự gia tăng phân nhánh của các tia vây và có thể nhờ cả ở số lượng tia vây. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Vây hậu môn: có dạng hình thang với phần trước ngắn hơn phần sau. Vây hơi lài từ trước ra sau và không có chóp nhọn. Tia dài nhất của vây hậu môn nên gấp đôi cạnh đuôi. Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên phần dưới của đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng mập mạp, đều và không bắt chéo nhau. Chiều dài của vây bụng nên bằng tia dài nhất của vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Plakat cảnh đối xứng:

* Hình dạng tổng thể: hình dạng đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat cảnh đối xứng có thân hình mạnh mẽ và dày hơn plakat cảnh bất đối xứng. Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải có dạng vuông vức nhờ việc gia tăng số lượng tia vây và sự phân nhánh của tia vây. Gốc vây lưng bằng khoảng 3/4 kích thước vây hậu môn. Điều quan trọng là kích thước và hình dạng của cả hai không được phá vỡ hình dạng tổng thể. Trường hợp lý tưởng, vây lưng phải hơi chồng lên phần trên của đuôi. Những tia vây đầu tiên (gần phía đầu) phải có kích thước tương đương với các tia khác và hướng về phía trước. Cạnh phía trước nên sắc. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Vây hậu môn: có dạng vuông vức song song với thân. Chiều dài các tia vây xấp xỉ với cạnh đuôi và chiều cao của vây lưng để duy trì hình dạng đối xứng. Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng mập mạp, đều, không bắt chéo nhau và cân xứng với những vây khác để duy trì hình dạng đối xứng. Chiều dài tối đa của vây bụng nên bằng 1/3 kích thước vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Phần phụ lục

Phần I Tiêu chuẩn về plakat rất độc đáo so với những tiêu chuẩn khác vì cả ba loại cá đuôi ngắn này đều được công nhận là những thể loại riêng biệt. Trong trường hợp lý tưởng, như mô tả trong từng tiêu chuẩn, cả ba thể loại này rất dễ phân biệt nhưng trên thực tế mọi người thường hay nhầm lẫn. Bởi vì từ thể loại này phát triển thành thể loại kia qua nhiều năm trời lai tuyển chọn cho nên cũng có những loại “trung gian” ra đời. Trong các cuộc triển lãm, đôi khi rất khó khăn để xác định cá thuộc về thể loại nào. Trường hợp đó cá sẽ được xếp vào thể loại mà nó có ít lỗi nhất. Cần hết sức lưu ý rằng những con cá như vậy chưa phải là cá chất lượng hàng đầu nhưng thường là chất liệu tốt để lai tạo với mục đích tạo ra dòng cá chất lượng hơn.

Phần II Với mục đích lai tạo và phát triển dạng đuôi halfmoon hoàn hảo, các nhà lai tạo cá betta tuyển chọn cá của mình dựa trên hàng loạt đặc điểm chẳng hạn như cạnh đuôi/tia vây thẳng và phân nhánh mạnh. Để đạt được mục tiêu này và cải thiện các tính trạng, cá thường xuyên được lai cận huyết. Mục tiêu lai tạo cá halfmoon hoàn hảo thông qua phương thức lai tạo này làm nảy sinh một yếu tố mà nó ảnh hưởng đến các loại betta cảnh như chúng ta thấy ngày nay, yếu tố “đuôi hoa”.

Mặc dù có rất nhiều dạng đuôi hoa ở nhiều cấp độ khác nhau, đặc điểm chính của đuôi hoa là phân nhánh tia vây trên các vây lẻ quá mạnh khiến ảnh hưởng đến hình dạng tổng thể của bộ vây. Ở dạng cực hoa, đuôi thường có hình thoi/hoa. Các tia vây bên ngoài thường bị cong vẹo về phía trước. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về đuôi của cá halfmoon quy định rằng đuôi phải có hình chữ D với các tia vây thẳng.

Những đặc điểm thường đi đôi với cá “đuôi hoa” gồm:

Đối với các thể loại plakat được mô tả trong tiêu chuẩn, những vấn đề như trên hầu như được phát hiện ở các thể loại plakat cảnh đối xứng và plakat cảnh bất đối xứng bởi vì mối liên hệ của chúng đối với dạng đuôi halfmoon. Một khi các tiêu chuẩn được mọi người hiểu một cách thấu đáo, dạng đuôi cực hoa sẽ không còn chỗ đứng trong các cuộc triển lãm và trong một số trường hợp có thể bị loại ngay từ đầu.

Ghi chú Phân biệt “phân nhánh sơ cấp” (tức 2 nhánh) khác với “nhánh sơ cấp” (tức nhánh đầu tiên).

Nguồn: http://www.diendancacanh.com

Tiêu Chuẩn Chọn Cá Chọi (Cá Betta )

Như thế nào là dạng cá đá tốt nhất? Dạng cá đá tốt nhất là dạng tổng hợp của cả ba dạng kể trên. Điều đó có nghĩa con cá tốt nhất phải có thân tròn như bản lóc.

Nó cũng phải có cái cổ và thân dày như bản rô và bơi nhanh như bản thát lát. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể phải cân đối. Kích thước của đầu và gốc đuôi phải có tỷ lệ thích hợp. Mỗi bộ phận cơ thể không được quá to hay quá nhỏ. Chiều dài phần đầu bằng khoảng 1/3 chiều dài thân vì vậy con cá trông không quá dài hay quá ngắn. Cá quá dài hay quá ngắn làm cho chuyển động của nó mất cân bằng.

* Những tiêu chí đánh giá trước khi chọn mua cá Mục đích của việc đánh giá cá là kiểm tra về mức độ phù hợp của con cá trước khi đem huấn luyện rồi sau đó là đi thi đấu. Có hai bước đánh giá cần được thực hiện: Thứ nhất: Đánh giá về sinh lý để biết được mức độ trưởng thành của con cá và đảm bảo cá không bị khuyết tật. Thứ hai: Đánh giá về tâm lý để biết được mức độ bạo dạn của con cá.

Độ trưởng thành của con cá là điều đầu tiên cần phải cân nhắc đến trước khi đem cá đi huấn luyện. Những bộ phận sau đây của cá cần được lần lượt kiểm tra gồm: Miệng – Nắp mang – Mắt – Kỳ – Vảy – Thịt và Cấu trúc tổng quát toàn thân.

– Những chú cá này có miệng không khép kín, môi trên cũng trề ra và méo mó. Cá có miệng tốt phải khép kín và hơi gồ lên một chút.

– Mắt: là bộ phận dẫn đường. Nếu mắt có vấn đề thì cá không thể trông thấy địch thủ một cách rõ ràng. Cá sẽ đá chậm lại ngay lập tức nếu mắt bị thương. Một vài con thậm chí còn bỏ chạy khi mắt bị thương. Mắt cá không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Chúng ta có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển vật sậm màu như đầu bút chì gần lọ cá. Hầu hết những con cá mạnh khỏe đều trở nên linh động, tiến lại gần đầu bút chì và bắt đầu phùng mang giương vây.

– Kỳ: được xem như là chân của con cá. Nó được sử dụng để điều khiển và hỗ trợ cho chuyển động của cá. Vì vậy, nếu con cá có kỳ quá ngắn thì sẽ di chuyển không mau lẹ bằng đối thủ. Kỳ cũng phải nằm đúng vị trí thích hợp. Nó phải chuyển động chắc chắn và mạnh mẽ. Kỳ không được cũn cỡn và phải khép sát vào thân.

– Vảy: là áo giáp của cá và được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Cả hai đều có đặc điểm riêng. Loại vảy lớn rất khó tróc nhưng một khi bị tróc rồi thì những vảy bên cạnh cũng dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hơn nhưng các vảy bên cạnh lại không bị ảnh hưởng nhiều. Dù cho là loại vảy gì thì nó cũng phải được sắp xếp một cách đều đặn. Các vảy phải xếp sát vào nhau và trông gọn gàng. Màu vảy phải càng đậm càng tốt vì điều này cho thấy nhớt cá ở tình trạng tốt.

– Cấu trúc tổng quát toàn thân: phải được cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng. Thân không được quá dài hay quá ngắn vì có thể làm cho cá bơi chậm và khó xoay trở khi bị đối thủ áp sát. Một ví dụ về cá có cấu trúc cơ thể không tốt, được biết như là dạng thân cá mè. Cá trông rất lớn bởi vì thân dẹp và nhiều thịt nhưng lại rất yếu ớt. Nó là mục tiêu to lớn dễ bị tấn công. Dạng mặt nhỏ và cong cũng như mõm nhọn là nhược điểm và dễ dàng bị rách chỉ sau một vài cú câu mõm. Cũng dễ nhận thấy dạng đầu này rất dễ bị sặc nước bởi vì xương mặt không được hỗ trợ bởi những xương hàm lớn.

Để có một đánh giá về mặt tâm lý không phải là chuyện đơn thuần mà bất kỳ cũng làm được. Để đánh giá đúng vấn đề đặt ra người chơi cá phải yêu nghề, yêu cá, phải quan tâm, quan sát cá thật kỹ đến từng chi tiết: dáng bơi, cách bắt mồi, tư thế bắt mồi, mắt cá, hình dạng – kích thước – màu sắc của vi – vảy – đuôi – và nắp mang cá,… Nói chung để làm được việc đó cần có thời gian, tính kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu khó, tỉ mỹ, …

Nguồn: Cacanh.vn.

Cá Koi Hay Cá Chép Koi Nhật Bản. Tiêu Chuẩn Cá Koi Chuẩn Đẹp

(còn gọi là cá chép Nhật hay cá chép koi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất hiện nay. Từ hàng trăm năm nay, chúng được mệnh danh là “thần may mắn”, và là biểu tượng của xứ Mặt Trời Mọc. Vậy nguồn gốc của loài cá đặc biệt này là từ đâu? Và vì sao chúng lại được nhiều người giàu có săn đón đến vậy?

Có rất nhiều thông tin về nguồn gốc lịch sử của cá Koi. Nhiều người nghe tên gọi cứ nghĩ rằng cá Koi có xuất xứ từ Nhật Bản, nhưng thực tế không phải vậy. Tổ tiên của cá Koi bắt nguồn từ Trung Quốc.

Câu chuyện lịch sử của cá Koi gắn liền với một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc – Khổng Tử. Tục truyền, lúc Khổng Tử sinh được con trai, ông đã được Hoàng Đế ban tặng cho một loài cá đặc biệt. Người Trung Hoa cho rằng những loài cá Koi ở khắp các châu lục hiện nay đều bắt nguồn từ con cá của nhà giáo dục học nổi tiếng này.

Giống cá Koi ở Trung Quốc thời đó không có nhiều loại và ngoại hình cũng không bắt mắt như bây giờ. Tuy không phải là “mẹ đẻ”, nhưng người Nhật chính là “người nuôi dưỡng” lai tạo ra những giống cá Koi tuyệt đẹp và đắt giá, trở thành một trong những sinh vật cảnh được săn lùng nhiều nhất hiện nay.

Vốn dĩ trước đây cá Koi sống trong môi trường tự nhiên được con người đánh bắt về để làm thức ăn. Cho đến một ngày, vì thời tiết giá lạnh trong nhiều tháng liền, lương thực lại cạn kiệt, người Nhật đã đánh bắt cá Koi mang về nhà trữ để làm thực phẩm ăn dần. Chính vì gần gũi cá Koi hàng ngày, nhìn thấy được vẻ đẹp mê hồn của chúng, người Nhật đã quyết định nuôi chúng như những loài sinh vật cảnh sang trọng cho đến ngày hôm nay.

Có rất nhiều người giàu có chịu bỏ một số tiền rất lớn để sở hữu được một chú cá Koi, điều này không hẳn chì vì vẻ đẹp bề ngoài của nó mà còn vì nhiều ý nghĩa khác. Cá Koi là biểu tượng của sự may mắn, thành công, trường tồn và thịnh vượng.

Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.

Các loại cá Koi đẹp ở Việt Nam hiện nay

Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 10 loại cá Koi được ưa chuộng nhất. Mỗi loại lại có những đặc điểm ngoại hình khác nhau về màu sắc, kích thước và tập tính.

1. Kohaku

Kohaku là loại được nuôi nhiều nhất vì chúng có nhiều dòng và giá trị rất cao. Màu sắc chủ đạo của chúng là màu trắng có loang màu đỏ (chiếm trên 50% cơ thể), thân hình rất quyến rũ.

2. Sanke (Taisho Sanke)

Sanke là dòng cá Koi được lai từ loài Kohaku từ thời Taisho ở Nhật Bản. Màu chủ đạo của Kohaku có thêm đốm sumi (đen) từ thân trở xuống.

Một Sanke đạt chuẩn đẹp phải là một Kohaku đẹp (thân phải trắng muốt) cộng thêm những đốm đen mềm mại, tao nhã.

3. Showa (Showa Sanshoku)

Giống Showa cũng được lai tạo từ Kohaku, chỉ khác màu chủ đạo là màu đen có loang đỏ và trắng. Giữa Showa và Sanke khác nhau chủ yếu là màu sumi trên cơ thể. Showa có màu đen nhiều hơn, xuất hiện ở vây trước và trên đầu, Sanke thì không.

4. Utsuri

Utsuri được xem giống như giống Showa. Màu chủ đạo là trắng, vàng và đỏ. Trên thân có loang màu đen chạy dọc khắp cơ thể.

5. Bekko

Dòng Bekko bắt nguồn từ Utsuri. Màu sắc chủ đạo là màu trắng, vàng và đỏ. Trên thân có loang màu đen nhưng nhỏ hơn Utsuri. Một con Bekko để đạt được tiêu chuẩn đẹp thì đầu phải sạch và trên đầu không được lốm đốm đen.

6. Asagi

Ngoại hình của Asagi khá nổi bật với lớp vảy hình lưới trên thân (màu đỏ, xám đen , xám xanh). Có thể phân biệt Asagi với các loài cá khác nhờ bộ vảy hình lưới. Màu đỏ, vàng hoặc đỏ cam có mặt ở vậy, hai bên má và miệng. Một con Koi Asagi đạt chuẩn đẹp phải đảm bảo lớp vảy màu có kích thước đồng đều nhau.

7. Shusui

Shusui cũng gần giống như dòng Asagi, chỉ khác chúng thuộc dòng da trơn. Shusui có hai loại trắng và đỏ và có một lớp vảy màu đen trải dài từ phần vây trên lưng đến đuôi. Một con Koi Shusui đạt chuẩn đẹp phải có 2 vệt đỏ trải dài từ vây trước xuống đến đuôi ở hai bên hông, lớp vảy màu đen phải thẳng tắp.

8. Tancho

Tancho được xem như là biểu tượng của Nhật (giống lá cờ Nhật), là loại cá Koi có giá rất cao. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là chúng có một vòng tròn màu đỏ trên đỉnh đầu. Để đạt tiêu chuẩn một Tancho đẹp thì phải có vệt màu đỏ cân đối, tròn đều và phải nằm chính diện tại đỉnh đầu.

9. Goromo

Dòng Koi này là loài lai giữa Asagi và Kohahu. Ngoại hình của Goromo khá giống với Kohaku. Màu chủ đạo cũng là màu trắng, chỉ khác những màu loang có hình lưới nhờ lớp vảy tạo ra. Một Goromo đạt tiêu chuẩn đẹp thì màu trắng nền phải thật trắng không được ngà ngà (ngả vàng). Màu loang phải đều, không đậm nhạt trộn lẫn. Đầu phải luôn sạch.

10. Ginrin/Kin

Đây là dòng Koi có màu lấp lánh ở lớp vảy (màu vàng: Kin, màu bạc: Ginrin). Có nhiều dòng thuộc giống Ginrin này, trong đó dòng Diamond là phổ biến nhất. Một Ginrin/kin đạt chuẩn đẹp là lớp vảy phải đẹp đều, màu lấp lánh sáng bóng hơn dưới ánh sáng mặt trời.

Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.

Một Số Tiêu Chuẩn Đánh Giá Vẻ Đẹp Của Cá Rồng

Màu sắc: Phần quan trọng nhất là màu sắc của cá bởi vì màu sắc là cái thu hút đầu tiên đối với người xem. Nếu cá có thân hình toàn diện nhưng màu sắc không tốt thì cá không hoàn hảo. Tùy theo chủng loại mà có màu sắc khác nhau nhưng màu phải sáng đẹp.

Thể hình: Cơ thể cá không quá béo cũng không quá gầy. Hình dạng của cá ảnh hưởng bởi môi trường cung cấp thức ăn cho cá ăn. Đủ rộng, đủ dài, đồng thời phải đối xứng, vây của các vùng phải hoàn chỉnh.

Vảy: Cần chỉnh tề, có màu sắc đẹp, bóng sáng, điều đặn. Quan trọng nhất là vảy lớn, không biến dạng.

Râu: Dài và thẳng, đều nhau, phù hợp với màu sắc và chủng loại của cá. Một trong hai râu bị mất đi hay không điều làm mất giá trị của con cá. Râu phải đưa về phía trước trong khi bơi.

Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến râu

– Không được trang trí đá lớn, bén trong bể. – Không nên cho ăn ở góc bể, mà cho ăn ở giữa bể. – Không được gõ vào thành bể làm cá hoảng sợ nhảy lên va chạm vào thành bể. – Trùm bể lại bằng nắp cứng có lót vật liệu mềm.

Vây: Vây cá giống như tứ chi cho nên vây bị rách hay tổn thương làm cá mất đi vẻ đẹp. Vây đẹp phải lớn và mở căng ra, tia vây phải thẳng, xuôi thuận, không được lệch lạc, nghiêng vẹo.

Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến vây

– Không trang trí vật liệu sắc bén trong bể. – Không nuôi các loài cá khác trong bể. – Chỉ sử dụng vợt để vớt cá khi cá còn nhỏ. Khi cá dài 15cm không nên dùng vợt mà dùng bao nilon đôi để bắt cá ra khỏi bể. Nếu tia vây cứng bị gãy hoặc là không mọc lại thì nhẹ nhàng dùng kéo cắt ra và tia vây mới sẽ mọc ra. Trong trường hợp nhiều tia vi bị rách thì trước nhất gây mê cá và dùng kéo cắt bỏ chúng.

Nắp mang: Phải sát thân cá, phía xương mềm phải phẳng xuôi, nắp mang phải có độ sáng,mịn màng , ống mượt. Cần chú ý những điều sau đây: – Không trang trí những vật liệu sắc bén trong bể. – Duy trì nhiệt độ nước từ 26-28oC.Nắp mang và cơ đầu bị nhăn khi nhiệt độ quá cao. Mọi sự thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến nắp mang. – Nước phải sạch, không nhiều vật chất hữu cơ. – Sục khí để cung cấp oxy cho bể nuôi.

Mắt: Trong tự nhiên,mắt cá tập trung trên mặc nước để tìm mồi sống. Tuy nhiên khi nuôi trong bể kính do nước trong suốt thì mắt cá có xu hướng nhìn xuống và thức ăn có sẵn dẫn đến mắt ít hoạt động. Điều này làm cho cá có một lớp mỡ bao quanh mắt. Tóm lại mắt cá phải đều nhau, không được xệ xuống, chuyển động tự nhiên, màu sắc rõ rệt, không được trắng đục.

Miệng: Phải khép kín, không được lồi ra, chỗ nhọn hàm dưới không được có thịt thừa. Trong bể cá thường hay đụng vào thành bể cho nên cá mất đi lớp thịt dưới môi. Do đó bể nuôi phải rộng và phải đặt máy tạo sóng nước trong bể.

Răng: Phải đều, không được thiếu, mất hay tổn thương.

Hậu môn: Không được lồi ra, phải khớp với độ cong của bụng cá.

Dáng bơi: Tư thế bơi chính xác là phải bơi trên mặc nước, các vây đều duỗi căng ra, râu phải thẳng, không được bơi nghiêng hay ngửa.