Tiêu Chuẩn Cá Bảy Màu Đẹp / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Tiêu Chuẩn Màu Sắc Của Cá Bảy Màu

Tiêu Chuẩn Màu Sắc Của Cá Bảy Màu Màu sắc:

Mỗi người có 1 sở thích về màu sắc khác nhau có người thích đậm, thích nhạt, v.v.. rất nhiều màu sắc, nhưng chung quy có thể phân thành 3 loại chính.

Đơn sắc (full red, full balck….)

Đa sắc ( hòa lan đá, bảy màu chợ…) miễn bàn. Hòa lan thì nói hơi bị nhiều.

Hoa văn ( loại này thì rất nhiều, hết sức đa dạng, khó mà nói hết).

Hoa Văn:

Có nhiều người nói hoa văn nhuyễn thì đẹp. Theo tôi, đẹp nó khác chuẩn, nên miễn bàn. Hãy để cho từng người cảm nhận cái đẹp bằng chính đôi mắt của mình, ko nên để đôi mắt của mình trở thành đôi mắt của người khác. Sở thích của mình phụ thuộc vào sở thích người khác.

Cơ bản thì hoa văn phải đều , ko bị lỗi , đứt vân, sọc. cá dòng nào thì theo dòng đó, ko bị lem, nhiễm các màu khác.

Đơn sắc:

Màu sắc nên tươi, đều màu, ko có chỗ nhạt, chỗ đậm.

Như dòng Full red đỏ càng rực rỡ thì càng tốt.

Full black: đen càng đen đậm, đen như hắc ín càng tốt.

Độ bao phủ của màu trên con cá càng nhiều càng tốt. đối với cá 3 tháng trở lên màu sắc phải phủ toàn thân ( trừ ngực cá).

Phần đầu và thân:

Đầu và thân thon đều, gốc đuôi vững, ko nhỏ. Ko bị đầu to đuôi tóp. Hông bụng ko bị trương, xù vẩy.

Phần đuôi:

Chỉ đề cập đến dạng đuôi phổ biến là đuôi bung hình quạt.

Ko bị mất màu, thiếu màu đối với cá trống, ( cá mái có thể chấp nhận được tại vì cá mái nó ko đủ màu đuôi nhất là đối với Full red.) có nhiều người nói, trước đây cá nhập về nó đã như vậy, chỉ là thiếu nhiều hay ít thôi.

Đuôi ko cần phải quá lớn vì nếu quá lớn nó sẽ bơi yếu, chậm chạp ( có lợi thì cũng có hại) .

Vây lưng:

Có người bảo vây to là đẹp, vây dài là đẹp. vậy to thế nào, dài thế nào, bao nhiêu. Hầu như ko rõ ràng, như thế nào là to? như thế nào là nhỏ?

Con người cũng vậy. Nhiều người ngũ quan đẹp, nét nào cũng đẹp(mắt to, mũi cao,má bầu, lúm đồng tiền, cằm chẻ, môi mọng.. v.v.), nhưng nhìn chung lại ko đẹp, thậm chí là xấu. Tại vì nó ko hài hòa, nhất là về kích thước.

Phần này theo tôi thì xét dựa trên độ hài hòa về kích thước.

Vây lưng bung dựng, tất nhiên là đẹp, vì theo tự nhiên nó thể hiện con cá sung sức,mạnh mẻ, khí thế.

Nhưng khi xem cá, ko nhất thiết là vây dựng vì con cá nó luôn có lúc này lúc khác, ko khi nào vây lưng nó dựng lên mãi được. có lên tất có xuống. ( lúc cá ăn nhất là bobo, artemia) cá nó sẽ bơi lên bơi xuống, nên vây dựng, lúc kè mái vây nó cũng sẽ dựng.

Độ dài:

Cá 3 tháng, vây lưng dài đến chấm gốc đuôi là đạt( cá càng già vây càng dài, ngưng dài ở 5,6 tháng tuổi). vì cho dù có dài hơn thì cũng bị che bởi cái đuôi rồi. dài quá cũng vướng chứ chả hay ho gì.

Kết Luận:

Thể chất.

Màu.

Thân.

Đuôi.

Vây lưng.

Trong các tiêu chí nêu trên, 1 con cá có thể rất tốt phần này, mà chưa tốt phần khác, vậy làm sao có thể xác định giá trị của con cá?

Mỗi người có 1 mức độ quan trọng, và mức độ cảm nhận khác nhau cho từng phần. khó ai giống ai. Các bạn cứ tự nhiên xác định.

Một khi đã xác định được mức độ quan trong của các phần, thì đương nhiên ta cũng hiểu được giá trị của con cá..

1 con cá có bệnh, dị hình , gù lưng ( gù bẩm sinh, gù do đẻ có thể làm giống), thiếu đuôi, thiếu màu. thì miễn bàn , nuôi chơi cho vui thì được.

Ngoài ra, theo ý của Tôi ( tham khảo). Mức độ quan trọng của các phần như sau.

Thể chất ( 40)

Màu (20)

Thân (10)

Đuôi (10)

Vây lưng (20).

Tiêu Chuẩn Cá Betta Plakat Đẹp

Đề xuất mới về tiêu chuẩn plakat Tác giả Joep Van Esch – Nguồn http://www.bettas4all.nl & Flare! 4/2008

Giới thiệu Cá betta đuôi ngắn ngày càng phổ biến hơn trong thế giới betta bởi vì dáng vẻ gọn gàng, khỏe mạnh của chúng. Chúng thường có lợi thế hơn so với betta đuôi dài ở khả năng mang bộ vây cả đời và ít bị bệnh thối vây. Cá betta đuôi ngắn, thường gọi là plakat có quan hệ gần với betta hoang dã Betta splendens. Qua nhiều thế hệ, những nhà lai tạo Thái Lan lai tạo loại cá hoang với mục đích phát triển khả năng và cách thức chiến đấu, độ bền, kích thước và màu sắc. Cách lai tuyển chọn này tạo ra các dạng màu sắc và đuôi mà chúng ta biết ngày nay.

Trong nhiều năm trời, plakat truyền thống (bất đối xứng) là thể loại duy nhất trong các triển lãm về cá betta nhưng rồi cơn sốt cá halfmoon đã kéo theo sự phát triển của dạng cá đuôi ngắn. Việc lai xa cá plakat truyền thống với halfmoon đuôi dài tạo ra cá halfmoon plakat. Hình dạng bên ngoài của chúng là bất đối xứng và bao gồm đặc điểm của cả hai dòng plakat truyền thống (bất đối xứng) và halfmoon. Bên cạnh sự phân nhánh của tia đuôi, việc lai xa với cá halfmoon cũng làm gia tăng phân nhánh ở vây hậu môn và vây lưng do đó ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước của chúng. Cả hai loại plakat đều là dạng bất đối xứng không chỉ bởi vì các tia phân nhánh ở viền (phần rìa) của đuôi mà còn bởi chiều dài và hình dạng của vây hậu môn và vây lưng. Vào năm 2005, IBC chính thức phân biệt plakat truyền thống (bất đối xứng) và plakat cảnh bất đối xứng bằng cách tạo ra một tiêu chuẩn riêng cho hai thể loại này.

Khi lai với cá halfmoon đuôi dài, mục đích chính là tạo ra cá có hình dạng đối xứng. Sự ưa chuộng ngày càng gia tăng đối với plakat cảnh bất đối xứng dẫn đến sự hình thành của một loại plakat khác, plakat cảnh đối xứng. Đây là loại cá đuôi ngắn tương đồng với halfmoon đuôi dài và thường được gọi là “shortmoon” (tiểu bán nguyệt). Vào năm 2007, thể loại này được IBC chính thức công nhận là thể loại plakat thứ ba.

Tiêu chuẩn hình dạng

Plakat truyền thống (bất đối xứng):

* Hình dạng tổng thể: hình dạng bất đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat truyền thống (bất đối xứng) có thân hình thuôn dài nhất trong số ba thể loại plakat. Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải tròn trịa hay hơi nhọn về phía sau. Gốc vây lưng bằng khoảng 1/3 kích thước vây hậu môn. Phần chóp của vây lưng chồng lên phần trên của đuôi. Những tia đầu tiên của vây lưng không nên quá ngắn. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Đuôi: nên xòe 180 độ với cạnh đuôi tròn. Đuôi hình tròn hay chóp át bích. Trường hợp đuôi hình át bích, phần chóp nên nằm ở chính giữa đuôi. Chiều dài của tia vây nằm chính giữa đuôi nên bằng một nửa kích thước vây hậu môn (trường hợp đuôi át bích có thể dài hơn một chút). Đuôi xòe rộng nhờ sự phát triển của màng vây giữa các tia vây. Đuôi lý tưởng nên phân nhánh sơ cấp (2 nhánh).

* Vây hậu môn: có dạng hình thang với phần trước ngắn hơn so với phần sau (chóp). Phần trước hơi tròn trong khi phần sau phải nhọn. Tia dài nhất của vây hậu môn nên gấp đôi cạnh đuôi (~ 2/3 kích thước vây hậu môn). Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên phần dưới của đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng dài và mảnh, đều và không bắt chéo nhau. Chiều dài của vây bụng nên từ 2/3 đến 3/4 kích thước của vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Plakat cảnh bất đối xứng:

* Hình dạng tổng thể: hình dạng bất đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat cảnh bất đối xứng có thân hình tròn trĩnh hơn plakat truyền thống (bất đối xứng). Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải có dạng bán nguyệt xòe ra như chiếc quạt. Gốc vây lưng bằng khoảng 1/2 kích thước vây hậu môn. Trường hợp lý tưởng, vây lưng phải hơi chồng lên phần trên của đuôi. Những tia vây đầu tiên (gần phía đầu) phải có kích thước tương đương với các tia khác và hướng về phía trước. Cạnh phía trước có thể sắc hoặc hơi tròn. Vây xòe rộng nhờ sự gia tăng phân nhánh của các tia vây và có thể nhờ cả ở số lượng tia vây. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Vây hậu môn: có dạng hình thang với phần trước ngắn hơn phần sau. Vây hơi lài từ trước ra sau và không có chóp nhọn. Tia dài nhất của vây hậu môn nên gấp đôi cạnh đuôi. Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên phần dưới của đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng mập mạp, đều và không bắt chéo nhau. Chiều dài của vây bụng nên bằng tia dài nhất của vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Plakat cảnh đối xứng:

* Hình dạng tổng thể: hình dạng đối xứng chủ yếu gây ra bởi kích thước và hình dạng của vây hậu môn tuy nhiên độ rộng, độ dài và hình dạng của vây bụng và vây lưng cũng đóng một vai trò quan trọng.

* Thân: plakat cảnh đối xứng có thân hình mạnh mẽ và dày hơn plakat cảnh bất đối xứng. Thân không nên quá to hay quá nhỏ so với bộ vây. Lưng nên trơn tru, không lồi lõm. Phần thân sau gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu qua đường trung tâm) với gốc đuôi mạnh mẽ. Vảy phải thật đều.

* Vây lưng: phải có dạng vuông vức nhờ việc gia tăng số lượng tia vây và sự phân nhánh của tia vây. Gốc vây lưng bằng khoảng 3/4 kích thước vây hậu môn. Điều quan trọng là kích thước và hình dạng của cả hai không được phá vỡ hình dạng tổng thể. Trường hợp lý tưởng, vây lưng phải hơi chồng lên phần trên của đuôi. Những tia vây đầu tiên (gần phía đầu) phải có kích thước tương đương với các tia khác và hướng về phía trước. Cạnh phía trước nên sắc. Vây lưng không được chồng lên thân.

* Vây hậu môn: có dạng vuông vức song song với thân. Chiều dài các tia vây xấp xỉ với cạnh đuôi và chiều cao của vây lưng để duy trì hình dạng đối xứng. Khi giương lên, phần vây phía trước nên hướng ra trước một chút và phần phía sau hơi chồng lên đuôi.

* Vây bụng: hình dạng tương tự hai thanh kiếm với mặt lưỡi hướng về phía sau. Vây bụng mập mạp, đều, không bắt chéo nhau và cân xứng với những vây khác để duy trì hình dạng đối xứng. Chiều dài tối đa của vây bụng nên bằng 1/3 kích thước vây hậu môn.

* Vây ngực: như những loại betta cảnh khác.

Phần phụ lục

Phần I Tiêu chuẩn về plakat rất độc đáo so với những tiêu chuẩn khác vì cả ba loại cá đuôi ngắn này đều được công nhận là những thể loại riêng biệt. Trong trường hợp lý tưởng, như mô tả trong từng tiêu chuẩn, cả ba thể loại này rất dễ phân biệt nhưng trên thực tế mọi người thường hay nhầm lẫn. Bởi vì từ thể loại này phát triển thành thể loại kia qua nhiều năm trời lai tuyển chọn cho nên cũng có những loại “trung gian” ra đời. Trong các cuộc triển lãm, đôi khi rất khó khăn để xác định cá thuộc về thể loại nào. Trường hợp đó cá sẽ được xếp vào thể loại mà nó có ít lỗi nhất. Cần hết sức lưu ý rằng những con cá như vậy chưa phải là cá chất lượng hàng đầu nhưng thường là chất liệu tốt để lai tạo với mục đích tạo ra dòng cá chất lượng hơn.

Phần II Với mục đích lai tạo và phát triển dạng đuôi halfmoon hoàn hảo, các nhà lai tạo cá betta tuyển chọn cá của mình dựa trên hàng loạt đặc điểm chẳng hạn như cạnh đuôi/tia vây thẳng và phân nhánh mạnh. Để đạt được mục tiêu này và cải thiện các tính trạng, cá thường xuyên được lai cận huyết. Mục tiêu lai tạo cá halfmoon hoàn hảo thông qua phương thức lai tạo này làm nảy sinh một yếu tố mà nó ảnh hưởng đến các loại betta cảnh như chúng ta thấy ngày nay, yếu tố “đuôi hoa”.

Mặc dù có rất nhiều dạng đuôi hoa ở nhiều cấp độ khác nhau, đặc điểm chính của đuôi hoa là phân nhánh tia vây trên các vây lẻ quá mạnh khiến ảnh hưởng đến hình dạng tổng thể của bộ vây. Ở dạng cực hoa, đuôi thường có hình thoi/hoa. Các tia vây bên ngoài thường bị cong vẹo về phía trước. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về đuôi của cá halfmoon quy định rằng đuôi phải có hình chữ D với các tia vây thẳng.

Những đặc điểm thường đi đôi với cá “đuôi hoa” gồm:

Đối với các thể loại plakat được mô tả trong tiêu chuẩn, những vấn đề như trên hầu như được phát hiện ở các thể loại plakat cảnh đối xứng và plakat cảnh bất đối xứng bởi vì mối liên hệ của chúng đối với dạng đuôi halfmoon. Một khi các tiêu chuẩn được mọi người hiểu một cách thấu đáo, dạng đuôi cực hoa sẽ không còn chỗ đứng trong các cuộc triển lãm và trong một số trường hợp có thể bị loại ngay từ đầu.

Ghi chú Phân biệt “phân nhánh sơ cấp” (tức 2 nhánh) khác với “nhánh sơ cấp” (tức nhánh đầu tiên).

Nguồn: http://www.diendancacanh.com

Các Chuẩn Loại Cá Bảy Màu Tại Việt Nam.

Cá 7 màu có rất nhiều chủng loại cũng như dạng đuôi và màu sắc và do đó cũng kéo theo cách đặt tên cầu kí cho những chú cá này ^^ hi vọng là qua bài viết này Guppy Nhật Minh có thể giúp được các bạn phân biệt được vài dòng cá này.

1.Grass

Grass là gì : Grass là “cỏ” … có thể hiểu tại sao lại đặt là grass vì nhìn vào cá mình sẽ thấy cá có những chấm bi đen (mắt đen) chấm bi trong suốt hoặc…(albino) . Bi của Grass ở đây thì sẽ có con nhỏ hoặc lớn 1 tí (ko thể diễn tả bằng mm dc^^)

Đặc điểm :

+ ½ thân không có hoa văn .

+ Ở gần phần đầu của cá sẽ có đặc điểm là 1 vệt xanh hoặc đỏ,… (tùy vào màu sắc của đuôi cá) .

Phương Tây thường lẫn lộn của các tên guppy glass(kính) và grass(cỏ).Glass(kính) đề cập đến sự trong suốt có pha chút sắc màu của đuôi cá.Grass(cỏ) đề cập đến việc sử dụng tốt của chấm trên đuôi…

Sẵn đây mình cũng phân biệt lun dòng Blue Grass và Silver Blue Grass là như thế nào :

Đặc điểm :

+ Lace: Hoa văn trên đuôi phải sát gần nhau (rất khít) và như biết xếp hàng (ngay ngắn đều nhau)

+ Lace : Không có chấm bi mà thay vào đó là hoa văn đủ kiểu : tròn , dài , tam giác , đa giác … hình dấu ~ , dấu * v.v…

+ Lace : ½ thân ở gần đuôi phải có hoa văn y như phần đuôi.

+ Lace : nhìn Lace như con báo vậy các hoa văn trên người rất khín và trật tự .

Đặc điểm :

+ Snake : hoa văn trên thân có dạng sọc thẳng đứng hoặc sọc ngang hay ziczac (1/2 thân)

+ Skake : màu sắc trên thân hơi bóng bóng như con rắn vậy ^^

+ Skake : phần đuôi có thể đi kèm với nhiều loại đuôi như Lace , Mosaic …

Đặc điểm :

+ Medusa: ở phần đuôi sẽ có 1 hoặc 2 vệt đỏ (có thể là màu khác) viền đuôi. Nhưng đặc trưng vẫn là màu đỏ

+ Medusa: ở phần viền đuôi rất ít hoa văn hoặc không có .

+ Medusa: phần thân có màu ánh kim phủ đầy người khá bắt mắt

Đặc điểm :

+ Mosaic: hoa văn ở phần đuôi có dạng răng cưa (dãy răng cưa) , cứ cách vài mm lại có 1 dãy răng cưa

+ Mosaic: hoa văn có màu đen (albino thì màu xám nhạt hoặc trong suốt)

+ Mosaic: đầu phần đuôi có 1 mảng màu đen bắt đầu (mắt đỏ thì màu khác – màu theo nền của đuôi) – có nhiều con đuôi halfmoon (180) và khá là to (đuôi quạt)

+ Mosaic: phần thân ít hoa văn giống như Grass vậy

Đặc điểm :

+ Galaxy: hoa văn phần đuôi của galaxy có màu như màu tía đậm (màu như trái nho) hoa văn đứt nét và không chia ra từng phần như Mosaic.

+ Galaxy: màu sắc phần thân khá nhạt và hơi có ánh màu giống màu của đuôi .

+ Galaxy: hoa văn trên thân có dạng sọc thẳng đứng .

+ Galaxy : 1 số con có thể có 2 việt mọi ở 2 bên ngay gần mắt

Cách Nuôi Cá Bảy Màu Lên Màu Đẹp, Đẻ Nhiều

Cá 7 màu là cá gì?

Cá 7 màu là cái tên dân dã được người Việt chúng ta hay gọi bởi màu sắc của cá khá sặc sỡ và đa dạng màu sắc. Tên tiếng Anh của loại cá này là Guppy hay Milions fish.

Chúng sinh sống hầu hết ở các nước trên thế giới bởi đặc tính của cá 7 màu khá dễ nuôi, nhanh thích nghi với môi trường xung quanh. Đặc biệt chúng rất dễ nuôi, thức ăn của cá 7 màu khá đơn giản, chủ yếu là rong rêu và các loại sinh vật nhỏ có trong tự nhiên.

Loại cá 7 màu này có kích thước khá nhỏ, thường cá trống sẽ có kích thước nhỏ hơn cá mái. Chúng sẽ tồn tại với thời gian từ 2 – 3 năm, sau đó sẽ chết. Loại cá này thường sinh theo bầy đàn và khả năng sinh sản của cá 7 màu mái khá nhanh. Vì vậy khả năng tăng đàn của cá 7 màu khá nhanh.

Sinh sản: cá 7 màu mái trưởng thành có thể đẻ con theo định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Mỗi lần đẻ từ 15 đến 40 cá con tùy kích thước cá mẹ – cá mẹ càng lớn thì mỗi lần đẻ càng nhiều con. Bạn có thể lai tạo các loại cá bảy màu khác nhau để tạo ra một màu cá độc quyền của mình, việc lai tạo cá bảy màu có thể nói là dễ nhất trong các loài cá.

Phân loại cá 7 màu

Trong tự nhiên có rất nhiều loại cá 7 màu, tuy nhiên có 3 loại được nhiều người lựa chọn để nuôi cảnh. Đó là cá 7 màu Thái Lan, cá 7 màu Nhật Bản và cá 7 màu rồng.

1. Cá 7 màu Thái Lan

Những năm gần đây, người Việt thường lựa chọn dòng cá 7 màu Thái Lan để nuôi cảnh trong nhà. Bởi màu sắc của dòng cá này khá đặc biệt như đen full, đỏ full hoặc đỏ mắt đen hoặc có những con sở hữu màu sắc rất độc đáo.

Phổ biến có thể kể đến các dòng như Red BDS, Full Platinum, Full Red mắt đen, AB Purple Grass,, Blue Grass, Red Lace, Metal Blue … Giá cả dao động từ 50k / cặp đến vài trăm nghìn một cặp. Thậm chí còn lên đến tiền triệu.

2. Cá 7 màu Nhật Bản

Tuy dòng cá 7 màu Nhật bản không được đa dạng về màu sắc nhưng cá 7 màu Thái lan nhưng nó lại mang một sự tinh tế riêng và rất độc đáo. Tuy nhiên tất cả cá 7 màu đều dễ nuôi lại rất đẹp, thời gian sinh sản rất nhanh.

3. Cá 7 màu rồng

Có thể nói đây là dòng cá 7 màu được nhiều người lựa chọn đến bởi màu sắc rất sặc sỡ, là tâm điểm của mọi ánh nhìn khi bạn nhìn về bể cá. Hiện có rất nhiều loại cá 7 màu rồng để bạn lựa chọn nào là cá bảy màu rồng đỏ, rồng tím, rồng xanh, màu hồng và rồng vàng. Chỉ cần một chậu nhỏ nuôi cá bảy màu trong nhà có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và nhìn hoài không chán.

Cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp, đẻ nhiều

1. Tạo môi trường sống cho cá

Bể nuôi

Chọn một bể nuôi có kích thước vừa phải. Trong bể bạn cần lắp thêm máy bơm không khí để làm tăng lượng oxi trong nước giúp cá nhanh lớn và giảm tối đa tình trạng cá chết.

Ánh sáng

Bạn có thể sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang. Ánh sáng nên được giữ 10 – 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng là được.

Nước nuôi

Nước nuôi cá, bạn hãy dùng nước máy để phơi ngoài nắng 1 ngày để khí clo trong nước bay ra hết. Nếu trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sử dụng luôn nước máy, nhưng phải cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát ra nhanh hơn.

Độ cứng và độ pH cá thích nước hơi cứng và độ pH từ 6.8 – 7.8 (tốt nhất là 7.2). Vì vậy mà bạn có thể nuôi chúng vô tư trong các hồ xi măng. Tuyệt đối không được thay đổi đột ngột độ pH và độ cứng của nước, nếu không cá sẽ chết nhiều. Nếu bạn muốn thay đổi thì sự thay đổi này phải diễn ra thật chậm.

Nhiệt độ

Nhiệt độ nước trong hồ cần được ổn định, vào mùa lạnh bạn hãy sử dụng cây sưởi để giữ nhiệt độ cho hồ ổn định.

2. Cá bảy màu ăn gì?

Cá con từ lúc đẻ cho đến 6 tuần tuổi thì bạn nên cho cá ăn tôm con mới nở. Ngoài ra bạn nên cho vào bể một ít muối để cá sống khỏe và lâu hơn. Sau 2 ngày, bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô tán nhuyễn, lưu ý chỉ nên cho cá ăn một loại thức ăn cố định.

Khi cá đã được 6 tuần tuổi trở lên hãy cho cá ăn một khẩu phần ăn thích hợp và cố định để cá phát triển tốt.

Ba tháng đầu đời là giai đoạn rất quan trọng, vì vậy bạn hãy cho cá ăn thường xuyên và điều đặn, hãy cho ăn 6-8 lần/ ngày. Bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn như: tôm con, lăng quăn, trùn chỉ, tảo,..

3. Duy trì sức khỏe cho cá

Sau khi đã thả cá vào bể nuôi tạm thì cứ 20-30 phút, bạn đổ thêm 1 ít nước máy đã khử clo đổ vào trong bể nuôi tạm cho đến khi đầy 3/4 bể, thì bạn hút 1/2 nước nước khỏi bể và thay bằng nước máy đã khử clo. Bạn cứ làm việc này 2 – 3 lần trong vòng 1 – 2 giờ. Việc làm này sẽ giúp cá thích nghi với môi trường nước mới dễ dàng. Bây giờ thì bạn có thể thả cá vào trong bể nuôi chính được rồi.

Khi mới thả cá vào bể có thể chúng sẽ sợ sệt và lẩn trốn. Lúc này bạn không nên cho chúng ăn trong vòng 24-48h, sau đó cho chúng ăn một ít, nếu chúng vẫn không ăn thì bạn đừng thả thêm thức ăn vào để tránh làm bẩn nước. Có thể một tuần sau đó chúng mới ăn và trở lại bình thường nên bạn đừng lo lắng.

Sau 4-6 tuần nuôi cá sẽ bắt đầu sinh sản, bạn hãy vớt những con cá mẹ sang một bể nhỏ, cho vào chút rong để làm chổ ẩn nấp cho chúng. Cho cá mẹ ăn đầy đủ thức ăn để chúng sinh sản tốt. Sau khi cá mẹ đẻ hết, vớt nó trở về hồ cũ và tiếp tục nuôi lũ cá con trong bể nhỏ trong vòng 1 vài tuần.

4. Cách phòng bệnh cho cá 7 màu

Phần lớn cá 7 màu chết do nước bẩn, do nhiều nguyên nhân như thức ăn dư thừa, không phải nguồn nước mình nuôi bị bẩn mà do dư thừa thức ăn. Thực sự cá 7 màu ít ăn. Nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao.

Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn khô mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá. Vì vậy mà bạn nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác.

5. Cách thay nước trong bể nuôi

Việc thay nước phải cẩn trọng nếu không có thể giết chết những con cá tuyệt đẹp. Việc loại bỏ phân và thức ăn thừa trong hồ cá nên làm. Những người nuôi cá thành công khuyên rằng bạn nên thay 30 – 40% lượng nước hàng tuần. Một số người thay nước hàng ngày với số lượng là 10% nước trong hồ.

Cách nuôi cá bảy màu không khó bởi cá rất dễ sống và sinh sản rất nhanh. Chỉ cần bạn quan tâm 1 chút là được ngay 1 đàn vài trăm chú bảy màu từ 2 – 3 cặp đầu tiên chỉ sau 3 – 4 tháng. Bảy màu rất thích nước cũ. Bạn chỉ cần thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 1/3 tới 1/2 hồ. Trong nước nên cho ít muối, với cá 7 màu khoảng 50 – 70g/100 lít.