Tiểu Cảnh Hồ Cá Thủy Sinh / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Hồ Cá Cảnh Thủy Sinh

Thiết kế và thực hiện một hệ thống tuần hoàn hiệu quả. Đảm bảo rằng nước được oxy hóa và các mảnh vụn trong hồ (bao gồm lá, ấu trùng muỗi, tảo nổi và bất cứ thứ gì khác thổi vào) sẽ bị cuốn khỏi bề mặt hồ và đọng lại để loại bỏ đi. Thông qua các hình thức lọc cơ học và sinh học khác nhau, vòng tròn thủy sinh của cuộc sống vô tận lặp đi lặp lại trong hồ của bạn.

Thực vật cho hồ cá cảnh thủy sinh

là thực vật và tất cả các loài thực vật thủy sinh ăn cùng chất dinh dưỡng trong nước. Càng nhiều cây bạn thêm vào hồ của bạn, tảo sẽ càng bị bỏ đói từ nguồn thức ăn của nó. Sự phát triển của tảo sẽ được giảm thiểu một cách tự nhiên và dễ dàng.

Một loạt các loại thực vật thủy sinh có sẵn cho hồ của bạn. Từ hoa súng và hoa sen đến các loại cây cận biên như cúc vạn thọ và đuôi ngựa. Bạn sẽ không bao giờ mệt mỏi với các tùy chọn có sẵn cho bạn.

Cá – Sinh vật không thể thiếu cho hồ cá cảnh thủy sinh

Cá hoàn thành vai trò của chúng trong hệ sinh thái bằng cách ăn tảo. Giả sử chúng không bị thừa, những con cá Koi nhiều hơn 10 con sẽ gặm cỏ trên tảo, làm giảm hiệu quả sự phát triển của nó. Giống như thực vật, nhiều loại cá có sẵn để bạn lựa chọn. Cá Koi lớn, nhiều màu sắc đến đỏ hồng và hơn thế nữa! Cá là một bổ sung thú vị cho bất kỳ khu vườn nước tiểu cảnh.

Đá và sỏi trong hồ cá cảnh thủy sinh

Giống như thực vật thủy sinh, vi khuẩn sống trên đá và sỏi trong hồ ăn các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước, làm giảm tảo bằng cách bỏ đói nó. Đá và sỏi không chỉ che giấu lớp lót và tạo ra một khung cảnh trông tự nhiên, mà còn cung cấp một ngôi nhà cho các vi khuẩn có lợi. Các mảnh vụn thực vật, chất thải của cá, chất hữu cơ bị phân hủy, chất dinh dưỡng dư thừa hoặc bất cứ thứ gì rơi xuống đáy hồ sẽ nằm trên đá và sỏi. Các vi khuẩn sống trên đá và sỏi sau đó sẽ phá vỡ chất thải và mảnh vụn. Và làm sạch nước. Vòng tròn cuộc sống của Mẹ thiên nhiên thật tuyệt vời, bạn có đồng ý không?

Cuối cùng là Kiên nhẫn đối với hồ cá cảnh thủy sinh!

Phải mất từ ​​hai đến sáu tuần để vi khuẩn xâm chiếm và thực sự bắt đầu thực hiện công việc của chúng, tạo ra một hệ sinh thái cân bằng không xảy ra trong một đêm! Giống như rượu ngon, hồ trưởng thành theo tuổi. Vì vậy đừng ngạc nhiên hay lo lắng nếu một hồ cá mới bắt đầu mọc một số tảo. Một khi thực vật, cá và vi khuẩn được thiết lập. Tảo sẽ giảm, cũng như lượng bảo trì trên hồ.

Giống như sức khỏe tốt, chúng ta không nên coi chất lượng nước ao tốt. Một số điều làm cho chất lượng nước trong ao của bạn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng nó vẫn giúp hiểu một số điều về nó để bạn có thể quản lý nó tốt hơn. Đảm bảo ao của bạn có sự cân bằng của quá trình lọc, thực vật, cá, đá và sỏi để bạn có thể dành nhiều thời gian thư giãn bên ao của mình thay vì duy trì nó.

Tiểu Cảnh Hồ Cá Đẹp Đem Lại Phong Thủy Cho Gia Chủ

Tiểu cảnh và tiểu cảnh hồ cá sân vườn là gì?

Tiểu cảnh là gì?

Tiểu cảnh từ lâu đã không còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với mọi người, từ kiến trúc sư cho đến những người bình thường nhất, không có tìm hiểu hoặc có đam mê với bộ môn nghệ thuật này. Tuy nhiên, Không khó để bắt gặp một sân vườn đẹp mà có hồ cá xuất hiện trong những ngôi nhà, biệt thự có sân vườn rộng, vừa đủ cho một không gian xanh.

Có thể thấy, tiểu cảnh hồ cá là một phiên bản thu nhỏ thiên nhiên với đầy đủ những yếu tố cơ bản như cây, nước, đất, đá, âm thanh, ánh sáng… Thông thường, một hồ cá tiểu cảnh chuẩn sẽ bao gồm cây cảnh, hồ nước hoặc thác nước bao quanh và một vài chi tiết bổ sung như đá cuội, hòn non bộ,…

Cây và nước là 2 yếu tố cơ bản tạo nên một hồ tiểu cảnh. Tuy nhiên, kỹ sư thiết kế có thể dựa trên diện tích khu đất, điều kiện tài chính, sở thích và nhu cầu của gia chủ để tạo nên một tác phẩm độc đáo nhất. Một tiểu cảnh hồ cá đẹp sẽ có kết cấu, các chi tiết được sắp xếp hợp lý chứ không phải trang trí càng nhiều chi tiết càng đẹp.

Khái niệm tiểu cảnh hồ cá sân vườn

Tiểu cảnh hồ cá sân vườn là loại tiểu cảnh nước. Có thể chia mẫu tiểu cảnh này thành 2 loại: tiểu cảnh hồ nước động và tiểu cảnh hồ nước động. Tiểu cảnh hồ cá sân vườn thường phù hợp với những ngôi nhà có diện tích sân vườn rộng, có hệ thống cây xanh, hoa cỏ bao quanh,… Ngoài ra, nếu chủ nhà có sở thích và đam mê với việc nuôi cá, chăm sóc, ngắm cá bơi lội thì việc thiết kế một hồ cá kiểng cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Tiểu cảnh hồ nước có lợi ích gì?

Không phải tự nhiên mà hồ cá tiểu cảnh lại được mọi người yêu thích nhiều đến như thế. Sở hữu một khu vườn đầy cây xanh, có cá có nước sẽ tạo thành một không gian và có ý nghĩa phong thủy tuyệt vời đối với gia chủ và những người thân trong gia đình.

Tạo không gian xanh thân thiện với thiên nhiên

Ảnh 3: Không gian xanh thân thiện với môi trường

Thiết kế tiểu cảnh sân vườn trong đó có tiểu cảnh hồ cá mà ngay gần ngôi nhà của bạn sẽ tạo cho khu vườn nhà bạn một sức sống xanh gần gũi với thiên nhiên. Như đã đề cập ở trên, hồ tiểu cảnh như một khung cảnh thiên nhiên thu nhỏ với đầy đủ nước non, các chim, cây cỏ,…

Tất cả tạo nên một bức tranh tự nhiên cực kỳ sống động ngay trong sân vườn nhà bạn. Từng đàn các bơi lội trong hồ có ý nghĩa đặc biệt, gợi nhắc đến sự quây quần, tình yêu thương giữa những thành viên trong gia đình.

Làm đẹp cho ngôi nhà

Một trong những điều chắc chắn, những ngôi nhà sỡ hữu hồ tiểu cảnh đẹp sẽ được đánh giá tính thẩm mỹ rất cao. Hồ tiểu cảnh như một điểm nhấn thú vị tạo nên sức hút cho ngôi nhà của bạn

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng diện tích hồ các tiểu cảnh mà nên cân nhắc. Tìm đến sự tư vấn của kiến trúc sư để thiết kế một hồ tiểu cảnh phù hợp nhất với phong cách, kiến trúc của ngôi nhà. Tiểu cảnh hồ cá là một trong những điểm cộng tạo nên sự đa dạng và độc đáo của ngồi nhà, đồng thời thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính đặc biệt của gia chủ.

Tạo không gian thư giãn tuyệt vời

Thiên nhiên luôn mang lại cho con người ta cảm giác thỏa mái, dễ chịu và bình yên nhất. Một khu vườn đầy cây cối, một chiếc hồ nước trong xanh với hàng đàn cá đủ màu sắc sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực và thư giãn một cách triệt để.

Cây cói xanh quanh hồ mang đến một bầu không khí trong lành dễ chịu, khác xa với khói bụi công nghiệp bên ngoài. Hồ nước thủy sinh có ý nghĩa rất đặc biệt khi mang đế cảm giác mát lạnh vào mùa hè, ấm áp khi đông sang. Lặng ngắm đàn cá bơi lội cho các ăn sẽ là một cách tuyệt vời để thả lỏng trí óc, cho tâm hồn được phép nghỉ ngơi, giúp thông suốt nhiều vấn đề cuộc sống.

Có giá trị phong thủy

Theo phong thủy, nước ( thủy) là một nhân tố không thể thiếu của Ngũ hành và có ý nghĩa cực kì tốt đẹp. Người ta quan niệm rằng thế tựa sơn hướng thủy sẽ mang lại nhiều điều may mắn, thu hút nguồn năng lượng tích cực, giúp vạn sự bình yên, công việc thành công,…

Một tiểu cảnh có núi đá phía sau, hồ cá sinh động trong xanh phía trước vừa hay lại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kép của phong thủy. Vì thế, hồ cá tiểu cảnh được cho là sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ và những người thân trong gia đình.

Bảng báo giá thi công tiểu cảnh sân vườn đẹp

Những kiểu tiểu cảnh hồ cá

Có 2 loại hồ cá tiểu cảnh cơ bản:

Tiểu cảnh hồ nước động

Loại hình hồ tiểu cảnh này lại cực kỳ thu hút những người yêu thích phong cách Châu Âu hiện đại. Khác với tiểu cảnh hồ nước tĩnh, ở hoặc bên hông hồ nước động sẽ được thiết kế một đài phun nước hoặc thác nước đổ tạo nên điểm nhấn của khu vườn nhà bạn. Đồng thời, xung quanh hồ cũng được trồng cây, sắp xếp hòn non bộ, các chi tiết trang trí được kết hợp hài hòa tạo nên một không gian hùng vỹ như thật trong tự nhiên.

Tiểu cảnh hồ nước tĩnh

Đây là loại hình hồ tiểu cảnh yêu thích của những người yêu thích phong cách Á Đông. Hồ nước cảnh thường được thiết kế rất đơn giản. Thông thường, hồ tiểu cảnh này sẽ nuôi cá cảnh trong hồ, đồng thời trồng một số loại cây có sức sống bền bỉ, ít rụng lá hoặc các loài sống dưới nước như sen, súng,… Bên trong hoặc bên cạnh hồ thường được rải sỏi hoặc dựng những tảng đá cố định, có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy vào sở thích của chủ nhà.

Như vậy. với những thông tin mà Sân Vườn Đẹp gởi đến bạn trong bài viết hôm nay, hy vọng bạn có thể thiết kế cảnh quan sân vườn có một tiểu cảnh hồ cá phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp, vui lòng truy cập Nội Thất Sài Gòn Home để biết thông thông tin.

SÂN VƯỜN ĐẸP – CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI NỘI THẤT SÀI GÒN HOME

Địa chỉ: 59/42/8 Đỗ Thúc Tịnh, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0974.31.22.38

Email: sanvuondepnetvn@gmail.com

Website: https://sanvuondep.net.vn/

Fanpage: www.facebook.com/thietketieucanhsanvuondep/

Phân Biệt Hồ Cá Cảnh Và Hồ Thủy Sinh

Khác nhau ngay từ cái tên

Ở hồ cá thì cá là chính, cây cối chỉ là phụ, mang tính chất bổ sung màu xanh và sự tăng cường sự sống động cho hồ. Ở hồ thủy sinh thì ngược lại, cây mới là cái chính, cá, tép chỉ là phụ, bổ sung yếu tố “động” cho hồ.

Hồ

Hồ cá cảnh thường có chiều cao và chiều rộng lớn, chiều sâu hạn chế để tạo điều kiện cho người xem ngắm cá được nhiều hơn. Hồ cá có viền thủy (một lớp kính dán trên và dưới mép hồ) để che đi các phụ kiện gác trên thành hồ và sỏi nền dưới chân. Hồ cá có kiềng để có thể gác đèn và lọc… Hồ thủy sinh thì ngược lại, có chiều cao tương đối (30 ~ 60cm) và tỷ lệ với chiều rộng (thường bằng 1/2 chiều rộng), chiều sâu hồ cũng được tính toán để có đủ chỗ cho các thiết bị phía trên hồ. Hồ thủy sinh không có kiềng hay viền thủy để tạo được không gian mở. Ngay cả đường keo để dán hồ cá và hồ thủy sinh cũng có sự khác nhau vì lý do thẩm mỹ và kỹ thuật riêng của từng loại hồ.

Đèn

Ở hồ cá thì đèn đóng vai trò trang trí màu sắc, có thể có nhiều màu xanh, hồng, đỏ, vàng… cho vui mắt. Trong hồ thủy sinh thì đèn không đơn giản là chiếu sáng hay trang trí mà cần phải phù hợp về nhiệt độ màu, về công suất để cây có đủ ánh sáng quang hợp thay cho ánh sáng mặt trời. Để đèn nhiều quá sẽ tạo môi trường cho rêu hại phát triển, đèn ít quá thì cây lại không đủ thời lượng để quang hợp.

Đất nền

Trong hồ cá trồng rất ít cây, đa phần là cây dễ tính nên phần nền ít được chú trọng (có khi là không có), có thể chỉ là một lớp sỏi để có thể cắm cây đứng vững. Mặt khác một số loài cá có thói quen đào bới nền nên việc sử dụng nền đất gần như là không thể, lũ cá sẽ làm hồ luôn trong tình trạng đục ngầu. Với hồ thủy sinh thì nền là một thành phần vô cùng quan trọng, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây có thể phát triển. Nền hồ thủy sinh có thể chia làm hai loại: Nền công nghiệp và nền trộn. Nền công nghiệp, như tên gọi của nó, được sản xuất theo phương pháp công nghiệp, thường có dạng hạt, tan chậm trong nước. Nền trộn do người chơi tự tạo ra bằng việc pha trộn các thành phần phân bón, đất sét, sỏi… theo tỷ lệ nhất định. Nền dư dinh dưỡng (hoặc dinh dưởng nhả quá nhanh) rêu hại sẽ phát triển và nhanh hết chất, nền thiếu dinh dưỡng (hoặc dinh dưỡng nhả quá chậm) thì cây lại còi cọc.

Lọc

Hệ thống lọc trong hồ cá cảnh phục vụ cho việc lọc sạch phân cá và các thành phần bụi lơ lửng, giúp nước hồ được trong. Với hồ thủy sinh thì lọc không đơn giản làm trong nước mà còn là nơi ở của vi sinh. Vi sinh tham gia vào quá trình phân hủy các chất độc trong nước thành các chất bớt độc hơn và chuyển hóa thành dinh dưỡng để cây có thể hấp thụ. Do đó lọc của hồ cá được gọi là lọc cặn, lọc hồ thủy sinh được gọi là lọc vi sinh.

Chất lượng nước

Dù đều có lọc nhưng chất lượng nước của hồ cá cảnh và hồ thủy sinh khác hẳn nhau. Nước hồ cá cảnh thường được pha một lượng muối hay thuốc dưỡng nhất định để loại trừ các mầm mống vi khuẩn có thể gây bệnh cho cá. Nước hồ thủy sinh ngoài việc trong còn chứa rất nhiều vi sinh vật, tất nhiên là cả có lợi và có hại.

Phông nền

Phông nền cũng là cái đáng nói, trong hồ cá thường có phông nền hình trời mây non nước, hình tường gạch, hình vách đá nhằm bớt đi sự nhàm chán. Hồ thủy sinh thì không có phông nền hoặc phông nền một màu (đen, trắng, xanh…) nhằm tránh sự rối mắt và tôn màu của cây. Việc dán phông nền không cẩn thận (lồi lõm, bị nước vào…) sẽ làm mức độ thẩm mỹ của hồ tụt xuống thảm hại

Phụ kiện trang trí

Trang trí trong hồ cá có sự xuất hiện của rất nhiều đồ chơi nhân tạo, từ tượng ông già câu cá, người nhái, hòm kho báu cho đến thác cát, sỏi màu, san hô, bi ve lót nền… Nhìn vào hồ thủy sinh ta sẽ thấy không hề có món đồ trang trí nào mang hơi hướng “con người”, đơn giản vì mục đích của hồ thủy sinh là trở về với thiên nhiên.

Giống cây trồng

Như trên đã nói, vì chất lượng nước và đất nền cũng như ánh sáng ở hồ cá “khắc nghiệt” hơn nên việc lựa chọn cây cho hồ cá ít phong phú hơn. Chúng là những loại cây có thể sống trong môi trường ít sáng (tiêu thảo), lá dày để tránh bị cá gặm (ráy), nhu cầu dinh dưỡng ít (lưỡi mác) hoặc thậm chí là không cần dinh dưỡng (dương xỉ)… Còn trong hồ thủy sinh, môi trường tốt hơn nên việc trồng được mọi loại cây thủy sinh là hoàn toàn có thể nếu có sự đầu tư đúng mực.

Vật nuôi

Trong hồ cá cảnh thì vật nuôi được chú trọng nên có nhiều sự lựa chọn hơn, chúng ta chỉ cần để ý chọn các loài không “khắc” nhau là được. Ở hồ thủy sinh, vật nuôi được chọn thường là các loài cá bơi theo đàn (trâm, neon, tam giác…), sinh vật diệt rêu (cá bút chì, cá otto, cá bống vàng, cá tỳ bà, ốc táo đỏ, ốc Nerita, tép Yamato…) hay các loài tép cảnh (RC, tiger, ong…).

Chuyên Làm Tiểu Cảnh Hồ Cá Tại Quảng Ngãi

Cây xanh cảnh quan Tâm Việt chuyên tư vấn thiết kế tiểu cảnh hồ cá tại Quảng Ngãi, làm các mẫu hồ cá sân vườn nhỏ, hồ cá mini ngoài trời, hồ cá hình bán nguyệt tuyệt đẹp, xây bể cá mini. Quý khách có nhu cầu tư vấn làm tiểu cảnh hồ cá tại Quảng Ngãi hãy liên hệ với chúng tôi:

Làm tiểu cảnh hồ cá tại Quảng Ngãi:

Cam kết thi công tiểu cảnh thác nước của Kiến trúc sân vườn xanh:

– Sản phẩm đạt chất lượng cao, độ bền được lâu.

– Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, nhã nhẵn, hết mình về khách hàng.

– Bảo hành 4 tháng sau khi nghiệm thu sản phẩm

– Chi phí hợp lý với khách hàng

Quy trình thi công tiểu cảnh sân vườn hồ cá koi tại Quảng Ngãi

Chúng tôi là đơn vị chuyên thiết kế và thi công tiểu cảnh sân vườn hồ cá koi. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn đảm bảo thi công hồ cá koi theo quy trình tiêu chuẩn sau:

Khảo sát hiện trạng nơi gia chủ mong muốn xây hồ cá koi.

Lắng nghe sở thích , yêu cầu của khách hành để từ đó lên ý tưởng cho phù hợp.

Lên bản vẽ thiết kế chi tiết, liệt kê các nguyên vật liệu cần thiết, các nguyên liệu trang trí xung quanh hồ cá.

Tính công sức của bộ lọc nước hồ cá koi, thiết kế bộ lọc nước.

Tiến hành thi công hồ và lắp hệ thống lọc nước.

Kiểm tra chất lượng của nước trong hồ và tiến hành thả cá đợt 1.

Kiểm tra một số nồng độ nitrat, nitric, amoniac.

Điều chỉnh lại lần cuối cùng bộ lọc nước hồ cá và bàn giao hồ.