Cận Cảnh Quá Trình Đẻ Con Của Cá Bảy Màu

Cá bảy màu là một trong số ít các loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh. Trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể cá mẹ vẫn nằm lại trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ mẹ như hình thức thai sinh ở các loài thú, ở cá bảy màu, phôi sẽ phát triển nhờ chất dự trữ trong noãn hoàng của trứng.

Trong điều kiện nuôi bể kính, việc sinh sản của cá bảy màu diễn ra rất dễ dàng. Tuy nhiên, do cá thường sinh vào buổi đêm và sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện được chứng kiến tận mắt quá trình sinh nở của cá bảy màu.

Những hình ảnh về hiện tượng “đẻ con” ở cá bảy màu

Phần lớn thời gian trong ngày, kể cả khi đã mang thai, cá bảy màu cái (có màu đỏ) luôn bị theo đuổi bởi cá đực (màu đen) bởi loài này có tập tính “thúc đẻ”.

Sau khi thụ thai 20 đến 30 ngày, cá mẹ mang một “bụng bầu” có thể chứa tới 50 cá con và đã sẵn sàng cho việc sinh nở.

Để đẻ hết một lứa, cá mẹ có thể mất nhiều tiếng đồng hồ. Phần lớn cá con chui đầu ra trước.

Dài khoảng 5mm, từ bụng mẹ, cá bảy màu sơ sinh “rơi tự do” xuống các lá rong hoặc nền bể. Sau một vài phút, cá bột bắt đầu trở nên hoạt bát và bơi những nhịp đầu tiên.

Bản năng dạy cho chúng biết rằng những lá rong đuôi chó là nơi ẩn nấp an toàn, và cũng là nguồn cung cấp thức ăn ban đầu.

Chúng cũng hiểu bơi thành đàn là một phương thức làm rối loạn phương hướng của kẻ thù.

Trớ trêu thay, với tập tính ăn con, kẻ thù đầu tiên của cá bột chính là cá bố mẹ.

Cá bột tập trung trên mặt nước để sưởi ấm dưới bòng đèn neon. Khoảng 40 cá sơ sinh đã ra đời trong lứa đẻ này. Nếu sống sót, sau hơn một tháng cá con sẽ trưởng thành và sẵn sàng sản sinh những thế hệ cá mới.

Cách chăm sóc cá bảy màu con Cá bảy màu có tên khoa học là Poecilia reticulata, là một loài thuộc họ Poeciliidae(cá khổng tước). Loài cá này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng đã du nhập vào hệ thống sông hồ của rất nhiều quốc gia trong vai trò của một tác nhân chống sốt xuất huyết, vì đây là loài diệt bọ gậy.

Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế “điểm an toàn ” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ “trôi giạt” vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

Xem Cá Bảy Màu Đẻ Con

Đại đa số chúng ta đều cho rằng các loài cá chỉ có thể đẻ trứng, tuy nhiên cũng có những loài cá có thể đẻ con, mà trong đó cá bảy màu là một ví dụ.

Với màu sắc sặc sỡ, đặc tính hoạt bát và rất dễ nuôi, cá bảy màu đã trở thành loài cá cảnh được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Với những người đã từng nuôi cá bảy màu, hắn ít ai lại không trải qua một kinh nghiệm thú vị trước hiện tượng “đẻ con” của loài cá này.

Cá bảy màu là một trong số ít các loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh. Trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể cá mẹ vẫn nằm lại trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ mẹ như hình thức thai sinh ở các loài thú, ở cá bảy màu, phôi sẽ phát triển nhờ chất dự trữ trong noãn hoàng của trứng.

Trong điều kiện nuôi bể kính, việc sinh sản của cá bảy màu diễn ra rất dễ dàng. Tuy nhiên, do cá thường sinh vào buổi đêm và sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện được chứng kiến tận mắt quá trình sinh nở của cá bảy màu.

Những hình ảnh về hiện tượng “đẻ con” ở cá bảy màu

Cách chăm sóc cá bảy màu con

Cá bảy màu có tên khoa học là Poecilia reticulata, là một loài thuộc họ Poeciliidae (cá khổng tước). Loài cá này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng đã du nhập vào hệ thống sông hồ của rất nhiều quốc gia trong vai trò của một tác nhân chống sốt xuất huyết, vì đây là loài diệt bọ gậy.

Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế ” điểm an toàn” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ “trôi giạt” vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động… đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh.

Cá Bảy Màu Đẻ Bao Nhiêu Con

Cá bảy màu là loại cá nhỏ, có nhiều màu sắc được rất nhiều người ưa chuộng chọn mua để trang trí trong các bể cá của mình. Các loại cá thường đẻ trứng, tuy nhiên cá bảy màu đẻ con và cá con sinh ra đã bơi luôn được. Cá con mới sinh cũng khá dễ dàng chăm sóc và khỏe mạnh. Ở bài viết GUPPY CITY sẽ cho bạn biết cá bảy màu đẻ bao nhiêu con 1 lần và cách chăm sóc cá bảy màu con tốt nhất.

Cá bảy màu đẻ bao nhiêu con 1 lần

Cá bảy màu mỗi lần đẻ có thể dao động từ 10 – hơn 100 cá bảy màu con, tùy thuộc vào kích thước của cá mẹ và lần đẻ của cá. Thời gian mỗi lần đẻ là khoảng 3 – 4 tuần nếu như cá mái được chăm sóc tốt và ăn uống đẩy đủ.

Lần đầu tiên cá mái đẻ từ 10 – 20 cá con

Lần thứ 2: đẻ từ 20 – 50 cá con

Lần thứ 3: đẻ từ 30 – 100 cá con

Thời điểm tách cá bảy màu mái tốt nhất

Nếu các bạn chưa có kinh nghiệm nuôi cá bảy màu thì đây là điều các bạn cần làm để bảo toàn số lượng cá con của mình. Cá bảy màu là loại ăn thịt, và chúng có thể ăn cá con ngay khi chúng vừa được sinh ra. Các loại bảy màu mắt đỏ albino có xu hướng ăn cá con nhiều hơn các loại bảy màu mắt đen. Nếu bạn thấy cá bảy màu mái đã mang thai to và có dấu hiệu tách đàn để chuẩn bị sinh thì các bạn nên tách cá bảy màu mái sang một bể riêng hoặc tách chúng ra lồng để để chuẩn bị cho việc sinh sản tránh hao hụt số lượng cá con.

Thức ăn cho cá bảy màu con

Không có nhiều loại thức ăn cá bảy màu con có thể ăn được luôn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá bảy màu con bị hao hụt bên cạnh việc bị cá trưởng thành ăn thì thiếu thức ăn là một trong những nguyên nhân chính. Để cá bảy màu con có thể phát triển tốt và có thức ăn phù hợp bạn có thể tham khảo các loại cám nhỏ và ấu trùng artemia. Đây là 2 loại thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất với cá bảy màu con.

Các loại cám ăn liền cho cá bảy màu con Cách cho cá bảy màu con ăn

Cho cá ăn ít nhất 2 lần một ngày. Không nên cho cá ăn quá nhiều trong một lần vì cá sẽ dễ bị sình bụng hoặc làm hỏng nước nếu bạn để thừa quá nhiều thức ăn trong bể cá của mình. Nếu thức ăn để qua đêm có thể lên nấm, mốc là nguồn bệnh trong bể. Bạn nên cho lượng thức ăn vừa đủ sao cho cá có thể ăn hết ngay trong vòng 5 – 10 phút như vậy là tốt nhất.

Nên cho cá ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị. Thay đổi nhiều loại thức ăn, cá cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Các loại thức ăn chính nhiều đạm như giun, cám,… sẽ giúp cá lớn nhanh, phát triển trong giai đoạn đầu. Một số loại thức ăn bổ sung sẽ cung cấp thêm các vitamin, chất khoáng,… tốt cho việc lên màu, phát triển vây …

GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

Cách Ép Cá Bảy Màu Đẻ Nhiều

Cá bảy màu rất dễ sống và sinh sản rất nhanh. Chỉ cần quan tâm 1 chút là bạn có thể có được 1 đàn cá bảy màu cả trăm con từ vài cặp cá giống đầu tiên sau 3 – 4 tháng. Một số người chơi thích nuôi cá bảy màu vì thích sự sinh sản, phát triển nhanh của chúng. Chăm sóc cá 7 màu con cũng rất thú vị và đòi hỏi kinh nghiệm. Cách ép cá đẻ rất quan trọng để bảo toàn số lượng cá con cũng như giúp cá giống sinh sản dễ dàng là rất quan trọng.

Cá bày màu có thể đẻ 1 tháng 1 lần, chính xác là sau khoảng 21 – 28 ngày là khoảng cách giữa các lần sinh sản. Nếu bạn cho cá ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì cá có thể sinh sản hàng tháng.

Nếu bạn phát hiện thấy cá mái đã mang thai to và gần đẻ, bạn nên tách riêng cá mái ra 1 bể khác, có thểm rong để cho cá sinh sản dễ hơn và bảo toàn dc số lượng cá con. Cá mái dễ đẻ hơn nếu có một mình.

Nếu bạn để ý một chút thì việc tách riêng bể, thả cá vào nước mới thì cá sẽ dễ đẻ hơn. Một số cá mái mà bạn mua ở tiệm cá về có thể sinh sản ngay vào ngày hôm sau.

Nếu bạn có kinh nghiệm nuôi cá 1 thời gian thì có thể ép cá bằng lồng đẻ. Nếu chưa có kinh nghiệm thì chỉ nên tách cá ra bể riêng để đảm bảo sức khỏe cho cá mẹ và tránh bị đẻ non. Cá thường đẻ 1 tháng 1 lần. Bạn nên nhớ thời gian của lần cá đẻ trước để tách cá thời điểm hợp lý.

1 số chú ý trong việc ép cá đẻ

Chú ý tới tình trạng sức khỏe của cá mẹ. Nếu cá mẹ thể trạng khỏe, hoạt bát, ăn uống đầy đủ thì bạn có thể tách bể dc, hoặc ép cá trong lồng đẻ. Tuy nhiên, nếu sức khỏe cá mẹ không tốt thì bạn nên giữ cá mẹ ở bể cũ và hạn chế “quan tâm” cá quá mức. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe của cá, thậm chí làm cá mái bị stress hơn, có thể dẫn tới chết cá. Nên cho cá đẻ trực tiếp ở bể chung bằng lồng đẻ nếu như không thể tách cá ra bể riêng.

Chú ý tới bụng cá. Cá mái sắp đẻ có bụng tròn, to và hơi vuông ở phía đuôi cá. Cá có đặc điểm như trên chỉ cần tách riêng ra 2-3 ngày là có thể đẻ được.

Sau khi cá đẻ xong nên đẻ sau 12 – 24 tiếng có thể bắt cá mái về bể cũ.

Hiện Tượng Cá Bảy Màu Sắp Đẻ

Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng, hầu hết các loài cá đều đều chỉ đẻ trứng. Thế nhưng trên thực tế thì có không ít loài cá lại đẻ con, trong đó cá bảy màu được xem là loài tiêu biểu nhất. Với màu sắc sặc sỡ cùng đặc tính dễ nuôi mà giống cá này rất được nhiều người yêu thích, không những thế mà thời kỳ sinh sản của cá bảy màu cũng sẽ mang đến cho người nuôi một trãi nghiệm đầy thú vị. Tuy nhiên cá bảy màu thường đẻ vào ban đêm nên việc quan sát hiện tượng này cũng không phải là điều dể dàng, nếu các bạn có thể nhận biết được các hiện tượng cá bảy màu sắp đẻ thì mọi chuyển sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Hiện tượng cá bảy màu sắp đẻ

Cá bảy là một trong số ít những loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh, trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể của cá mẹ vẫn được giữ lại bên trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ cơ thể của cá mẹ như hình thức thai sinh, phôi trứng lại phát triển nhờ những dinh dưỡng được dự trữ bên trong noãn hoàng của trứng.

Trong điều kiện bình thường khi nuôi cá bảy màu trong bể kính, quá trình sinh sản của cá bảy màu có thể diễn ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thời điểm sinh sản của chúng thường là vào buổi sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện quan sát được quá trình sanh nỡ này.

Những điều cần biết về việc sinh sản của cá bảy màu

Khi các bạn mua 3 con cá bảy màu về ( 1 trống/ 2 mái), các bạn có thể tạo ra được 2 dòng cá song song nhau. Sau vài lần nhâ giống thì sẽ có đủ sự khác biệt giữa các dòng và bạn lại có thể nhân giống chéo giữa 2 dòng để giữ cho giống cá của bạn luôn khỏe mạnh. Lưu ý: Việc nuôi tất cả những con cá bảy màu lại với nhau ( Trống mái lẫn lộn) thì sẽ mau chóng làm giống bị thoái hóa.

Việc tách bày và chọn giống cá có thể thực hiện sau khoảng 6 tuần, thời điểm này các bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được đâu là cá trống và đâu là cá mái. Ở giai đoạn này bạn cũng cần phải tách toàn bộ trống mái ra riêng để tránh sự lai tạo ngoài ý muốn, ngoài ra bạn nhớ loại bỏ đi những cá thể bị dị tật, sức khỏe yếu kém ra khỏi đàn. Ngoài ra các bạn nhớ chú ý, không nên để số lượng cá vượt quá 10-20 con trong một bể có thể tích 10 gallon. Để đạt được điều kiện phát triển tốt nhất thì bạn hãy nuôi với mật độ 1 con/ 1 gallon.

Thời điểm chọn cá giống phụ thuộc vào giống cá bảy màu mà các bạn đang nuôi, vì dụ như: Cá bảy màu đỏ, xanh lá cây hay xanh da trời sẽ lớn nhanh và đã có thể chọn lọc được sau 3 tháng. Ngược lại thì những giống cá bảy màu vàng hay trắng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn cho quá trình phát triển, bạn cần phải chờ đến 4-5 tháng mới có thể tiến hành chọn lọc.

Cá trống – Lựa chọn những con có kích thước lớn nhất trong đàn, phần đuôi cá bảy màu trống phải có cuống to và dày vì chúng có thể mang trên mình những chiếc đuôi lớn. Đuôi cá bảy màu trống nên có hình tam giác ( Hình quạt), lưng dài ( Hình bình hành). Phần đuôi và lưng của chúng nên có trùng màu và họa tiết, bên cạnh đó thì bạn không nên chọn các chú cá bảy màu có lưng cong, đầu phẳng hay màu sắc không đẹp. Nếu bạn chọn được những con có bảy màu trống theo đúng nguyên tác trên thì chắc chắn chúng là những con cá tốt nhất để phát triển về sau.

Cá mái – Thông thường cá bảy màu mái không có ngoại hình bắt mắt như ở cá trống, thế nhưng kích thước cơ thể của chúng lại lớn hơn khá nhiều. Vì vậy khi chọn cá bảy màu mái bạn nên chọn những con to nhất, cuống đuôi to và dày, những con cá mái như vậy mới có thể cho ra đời sau đẹp được. Phần lưng cá bảy màu mái phải to và rộng nhất có thể, tuy không sặc sỡ như cá trống nhưng bạn vẫn nên cố gắng chọn những con mái có nhiều màu sắc.

Các hiện tượng cá bảy màu sắp đẻ

Thời kỳ mang thai của một chú cá bảy màu dao động từ 22-30 ngày, trung bình là khoảng 28 ngày. Sau khi cá mái được thụ tinh xong thì phần gần hậu môn của chúng sẽ xuất hiện một vùng sẫm màu, nó còn được gọi là đốm thai. Đốm thai này sẽ lớn dần lên và cũng sậm màu hơn cho tới khi sinh.

Khi sắp sinh, cá bảy màu mái thường rất biếng ăn, lười vận động, quằn quại và hay bơi gần mấy sưởi ( Nếu có). Khi phát hiện những dấu hiệu như vậy có nghĩa là bạn đang sắp sửa chứng kiến những sinh linh đang chuẩn bị chào đời.

Ở ngoài tự nhiên, cá bảy màu thường lựa chọn những vùng nước có nhiệt độ trung bình là 28 độ C để sinh sản. Vì thế nếu nuôi trong bể kính hay bể xi măng, các bạn nên dùng thêm đèn Neon để sửi ấm nước để giúp cá bảy màu có được môi trường thuận lợi cho việc sinh sản. Một con cá bảy màu mái có thể sinh từ 2-200 cá con, thường thì con số này nằm ở mức 5-30 con. Những chú cá bảy mài con sau khi sinh ra đã có thể bơi lội, ăn uống và tự động né tránh mối nguy hiểm.

Chỉ sau vài giờ kể từ thời điểm sinh, cá bảy màu mái một lần nữa đã có thể sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bày màu mái có khả năng lưu trữ tinh trùng nên chỉ sau một lần thụ tinh, chúng có thể sinh sản trong nhiều lần liên tiếp.