Tác Dụng Cây Rong Riềng Đỏ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Dong Riềng Đỏ Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì?

Cây dong riềng đỏ còn được gọi là khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao,… có tác dụng dược lý đa dạng như tăng tưới máu cơ tim, hạ huyết áp và làm sạch lòng mạch,… Do đó, dong riềng đỏ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh lý về tim mạch. Chi tiết tham khảo công dụng cây dong riềng đỏ được chia sẻ bên dưới. Dong riềng đỏ là cây gì? …

Cây dong riềng đỏ còn được gọi là khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao,… có tác dụng dược lý đa dạng như tăng tưới máu cơ tim, hạ huyết áp và làm sạch lòng mạch,… Do đó, dong riềng đỏ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh lý về tim mạch. Chi tiết tham khảo công dụng cây dong riềng đỏ được chia sẻ bên dưới.

Dong riềng đỏ là cây gì?

Tên gọi khác: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao.

Tên khoa học: Canna edulis red

Họ: Chuối hoa (danh pháp khoa học: Cannaceae)

Rễ, thân và hoa cây dong riềng đỏ được sử dụng làm dược liệu. Củ dong riềng chứa hàm lượng tinh bột lớn (khoảng 70%) và một số thành phần khác như chất béo, chất xơ, nguyên tố vi lượng, đạm.

Có thể thu hái thân, rễ và hoa quanh năm. Hoa và thân được rửa sạch và phơi khô. Rễ có thể phơi khô hoặc dùng tươi đều được.

Đặc điểm nhận dạng của cây dong riềng đỏ

Dong riềng là cây thân thảo có chiều cao từ 1 – 1.5m. Toàn thân và củ có màu tím, hoa màu đỏ.

Lá có hình phiến thuôn dài, các gân song song và hiện rõ trên mặt lá. Hoa mọc thành cụm và quả nang.

Dong riềng đỏ có tác dụng gì?

Tính vị: Vị nhạt, hơi ngọt và tính mát.

Theo y học hiện đại:

Tác dụng hạ huyết áp, giãn vi mạch và tăng tưới máu cơ tim.

Hỗ trợ điều trị suy tim, an thần, làm sạch lòng mạch và giảm đau ngực.

Tác dụng phòng chống các bệnh lý về tim mạch.

Cải thiện triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau thắt ngực và đánh trống ngực.

Phòng ngừa bệnh mạch vành.

Chống thiếu máu tim, rối loạn thần kinh, suy mạch vành và dự phòng các cơn nhồi máu ở tim ở những người có nguy cơ cao.

Hỗ trợ điều trị một số bệnh đường ruột, giảm đau gan và thận.

Theo Đông y:

Tác dụng an thần, thanh nhiệt, giáng áp và lợi thấp.

Lá của dược liệu có khả năng làm dịu và giảm kích thích.

Liều lượng, cách dùng dong riềng đỏ

Dùng dong riềng đỏ ở dạng sắc, hãm hoặc sử dụng trực tiếp.

Liều dùng 15 – 20g/ ngày đối với rễ và 10 – 15g/ ngày nếu dùng hoa.

8 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc dong riềng đỏ

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp

Chuẩn bị: Rễ khoai riềng tươi 60 – 90g.

Thực hiện: Dùng rễ rửa sạch, thái nhỏ và đun sôi lấy nước uống. Uống liên tục trong nhiều tuần để cải thiện chức năng gan.

2. Bài thuốc trị chấn thương do té ngã

Chuẩn bị: Rễ tươi một lượng vừa đủ.

Thực hiện: Rửa sạch, để ráo, giã nát và đắp lên vùng đau nhức. Có thể bó lại để qua đêm.

3. Bài thuốc chữa rong kinh

Chuẩn bị: Hoa đỗ quyên, củ dong riềng đỏ và 1 con gà.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sau đó đem hầm với gà. Nếu bị đau răng, có thể thêm gạo nếp vào hầm như rồi ăn.

4. Bài thuốc chữa chướng bụng ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Kim tiền thảo, hoa khoai riềng bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch, giã nát, sao nóng và đắp lên vùng bụng.

5. Bài thuốc cầm máu vết thương

Chuẩn bị: Hoa dong riềng đỏ 20g.

Thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch và nấu nước uống.

6. Bài thuốc trị viêm tai giữa chảy mủ

Chuẩn bị: Hạt dong riềng đỏ.

Thực hiện: Đem hạt sấy khô, tán bột và rắc vào bên trong tai. Thực hiện đều đặn 3 – 4 ngày.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Chuẩn bị: Củ dong riềng đỏ 100g và nửa quả tim lợn.

Thực hiện: Đem củ cạo bỏ vỏ, cắt nhỏ và hầm với tim lợn. Một tuần ăn 3 lần để cải thiện bệnh.

8. Bài thuốc phòng ngừa các bệnh tim mạch

Chuẩn bị: Lá dong riềng đỏ 100g.

Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng dong riềng đỏ chữa bệnh

Một số bài thuốc từ dong riềng đỏ chưa được xác thực về tính hiệu quả. Vì vậy cần tránh tình trạng phụ thuộc khi áp dụng.

Phụ nữ mang thai, cho con bú và người có các tình trạng sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên.

Tóm lại, dong riềng đỏ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh lý về tim mạch. Thông tin về dược liệu dong riềng đỏ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp có thắc mắc về tác dụng và bài thuốc từ dược liệu này, vui lòng liên hệ với bác sĩ khoa y học cổ truyền để được giải đáp.

Baonongsan.com: tổng hợp thông tin giá nông sản, nuôi trồng các loại rau, nông thuỷ hải sản mang giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân khắp các miền tổ quốc.

Từ khóa:

Cây dong riềng đỏ

Bán củ dong riềng đỏ

Cách chế biến dong riềng đỏ

Địa chỉ bán cây dong riềng đỏ

Cây dong riềng đỏ chữa bệnh gì

Cây dong riềng đỏ có tác dụng gì

Chia sẻ bệnh nhân đã dụng dong riềng đỏ

Củ dong riềng đỏ luộc

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Dong Riềng Đỏ Cho Người Mắc Bệnh Tim

Dong riềng đỏ là gì? Tác dụng của dong riềng đỏ: Chữa các bệnh về tim mạch, đau thắt ngực, tắc nghẽn động mạch vành… Cách dùng cây dong riềng đỏ tốt, tránh tác dụng phụ tác hại. Cách sử dụng dong riềng đỏ chế biến. Giá dong riềng đỏ bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh dong riềng đỏ và đặc điểm nhận biết dong riềng đỏ chuẩn. Dong riềng đỏ là cây thuốc mới chữa trị bệnh thiếu máu cơ tim chưa có trong dược điển, được Bs.Hoàng Sầm (người Dao), hiện là Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay

Dong riềng đỏ là gì?

Dong riềng đỏ là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, đã được Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán), hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae. Ngày nay, cây Dong riềng đỏ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới;

Cụm hoa của cây khoai đao mọc ở đầu cành, xim một ngả, dài 15 – 30cm. Hoa lưỡng tính, màu đỏ, mỗi ho 5/14/2019 Dong riềng đỏ với tác dụng và cách dùng dong riềng đỏ. Viện Y dược mọc trong một lá hoa khô xác, bao hoa vùng ngoài 3, màu nâu tía, dài 1,5 – 2,5cm, khô xác như lá hoa, dạng bản rộng, bao hoa vòng trong 3, dài 4-5cm, khá dày và nhọn, màu đỏ đậm. Nhị dạng cánh hoa lớn, lớn hơn và dài hơn cánh hoa, vòng ngoài 2, màu đỏ tươi

Quả Dong riềng đỏ ở dạng quả nang, 3 ô, thường có một ô lép, cao 2 – 3 cm, bề mặt quả có gai nạc mềm, màu đỏ, rụng hết khi già, khi khô mở lưng, đính noãn trụ giữa với bao hoa vòng ngoài còn tồn tại trên quả. Cuống quả khoảng 5mm

Tác dụng của cây dong riềng đỏ

Tác dụng cây dong riềng đỏ chữa bệnh tim mạch Tại Viện y học bản địa Việt Nam đang sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả. Như vậy có thể nói cây khoai đao là loại cây thuốc dân gian rất có giá trị trong phòng chống bệnh tim mạch, căn bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và người cao tuổi. Nếu như bị Đau ngực, đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành thì Slim khỏn nghĩa là tim đập rộn, khốn; Slim tàu tẳng nghĩa là tim đập nhanh liên hồi; Si mun theo tiếng Dao nghĩa là đau tim. Thực tế cho thấy số bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành được điều trị thành công bằng cây khoai đao là rất cao. Tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bắc Cạn, loài cây này được dùng làm thuốc điều trị bệnh động mạch vành và cho kết quả khỏi bệnh lên đến 90%.

Tác dụng cụ thể của cây dong riềng đỏ:

Hỗ trợ điều trị tắc nghẽn động mạch vành

Điều trị đau thắt ngực do động mạch vành

Hỗ trợ điều trị chứng xơ vữa động mạch

Tăng cường chức năng tim

Hỗ trợ điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Đối tượng nên sử dụng dong riềng đỏ Đối tượng sử dụng khoai đao: – Bệnh nhân mắc chứng sơ vữa động mạch, bệnh mạch vành – Người có tiền sử bệnh tim mạch – Người béo phì, người cao tuổi có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim – Người mắc chứng huyết áp cao

Cách dùng cây dong riềng đỏ

Cách dùng cây dong riềng đỏ chữa bệnh tim mạch Lấy khoảng 500g cả lá, thân và củ dong riềng đã phơi khô để sắc lấy thuốc uống hàng ngày. – Hoặc dùng 60g củ dong riềng khô hầm với 1 quả tim lợn để ăn hàng ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 10 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Bài thuốc này có thể dùng cho người đau thắt ngực, suy tim do ít máu cơ tim, giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim và làm giảm các nguy cơ đau thắt ngực, suy mạch vành do thiếu máu cơ tim. Cách sử dụng cây rong diềng chế biến thành tinh bột Tinh bột dong riềng (còn gọi bột đao, phương pháp công nghiệp) Trước khi lấy tinh bột phải loại bỏ củ thối, rác, thân và các tạp chất khác, rồi đưa vào ngâm, rửa cắt, loại bỏ nhánh xấu. Rửa nhiều lần cho sạch đất cát. Rồi mài xát cho vỡ các tế bào củ ra để giải phóng tinh bột. Khi mài xát trộn với nước tạo thành cháo, chuyển lên máy rây, loại bỏ bã lớn, chuyển sang máy rây có lỗ nhỏ hơn để bỏ xác nhỏ. Sữa tinh bột pha thêm thuốc tím để tẩy màu. Đưa sang máy ly tâm tách tinh bột, dùng nước sạch rửa tinh bột ngay trên máy ly tâm. Đem phơi hoặc sấy khô. Nếu sấy thì lúc đầu để ở nhiệt độ 45 – 50°c, bột khô nâng dần nhiệt độ nhưng không để cháy. Tinh bột sau khi khô phải có màu trắng – xanh, mịn, sơ trơn tay, không có mùi lạ. Tinh bột dong riềng thường màu đen xám, để tẩy trắng, người ta cho bột trộn với nước thành sữa có nồng độ 30° Be (độ Baume), cứ 100kg tinh bột cho 50g thuốc tím (50g pha với 1 lít nước) cho vào dịch bột khuấy đều dịch sữa sẽ chuyển dần từ đỏ tím sang hồng nhạt. Sau 10 phút cho dung dịch acid citric hay acid oxalic cho đến mất màu hoàn toàn, dung dịch tinh bột ngả sang màu trắng. Ly tâm tách bột ướt. Làm hai lần cho tinh bột trắng. Tinh bột dong riềng thường làm miến dong

Cần mua giống cây dược liệu, cây dây thìa canh,dong riềng đỏ, kim ngân hoa… liên hệ : O9O4467833 – O968912223

Nhiều Bệnh Nhân Tim Mạch Được Chữa Trị Nhờ Tác Dụng Đặc Biệt Của Cây Dong Riềng Đỏ

Nhiều người được ông cứu chữa không ngại gọi ông là “danh y”. Tuy nhiên, ít người biết rằng, bản thân ông Cự cũng phải chống chọi với căn bệnh rối loạn huyết động do di chứng của tai biến mạch máu não từ năm 1996. Dù ông đã sử dụng các loại thuốc Tây, kết hợp với nhiều vị thuốc Nam, song bệnh tình không giảm, ngược lại còn có dấu hiệu tăng nặng.

Sự việc ông Cự bị tai biến năm 1996, đến giờ ông cũng vẫn còn nguyên cảm giác bàng hoàng: “Hôm ấy, tôi đi ăn đám cưới, đang ngồi bình thường bỗng nhiên cái tay bị tê. Tôi chẳng để ý gì cả, cho rằng đấy là điều rất bình thường.

Hôm sau, tôi còn đi Bệnh viện Bạch Mai để dự hội thảo nữa. Ngày hôm sau nữa, buổi sáng tỉnh giấc, tôi không ngồi dậy được, vai gáy đau kinh khủng, mắt hoa, đầu óc choáng váng. Bấy giờ, tôi mới đi bệnh viện để khám. Tôi đi thẳng lên Bệnh viện Bạch Mai. Nhờ các máy móc cận lâm sàng, thời bấy giờ thiết bị như vậy là hiện đại lắm rồi, bác sỹ phát hiện tôi bị tai biến thể nhẹ, không có tổn thương nặng về cơ tim, nhưng lại mắc chứng rối loạn dẫn truyền, rối loạn huyết động”.

Ông Nguyễn Đình Cự

Trong 6 tháng tiếp theo, ông Cự trải qua nhiều đợt điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Thế nhưng, bác sỹ kết luận bệnh của ông hầu như không thể chữa dứt điểm, tức là ông phải sống chung với chứng bệnh ấy cả đời.

Ông Cự than thở: “Ôi trời, trong nửa năm, tôi cứ phải dùng thuốc Tây mà “giã”, mòn hết cả người. Nhưng cũng không ăn thua gì! Thật sự, bản thân tôi cũng hơi chán nản”.

Là bác sỹ, ông Cự hiểu rõ chứng bệnh mà mình mắc phải. Thời gian sau đó, ông thường xuyên bị nhức đầu sau gáy, có khi nhức cả đầu, hay thoáng quên, kém trí nhớ, thậm chí có triệu chứng hoa mắt, cảm giác như ruồi bay qua mắt, đầu ngón tay, ngón chân tê như có cảm giác kiến bò trên ngón.

Ông Cự kể tỉ mỉ: “Khổ nhất là những ngày thời tiết thay đổi, tạo ra áp lực không khí, những người bị bệnh tim mạch thì làm rối loạn dẫn truyền rất mệt, kích thích, tối không ngủ được. Những lúc như vậy, bắt buộc tôi phải dùng đến seduxen”.

Trên lý thuyết, seduxen là loại thuốc an thần tốt, dựa trên tác dụng ức chế vùng cấu tạo dưới vỏ não. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có những nguy hiểm nhất định.

Ông Cự chia sẻ: “Thực chất, seduxen là một dạng ma túy, việc buôn bán thuốc này phải đặt dưới sự quản lý của cơ quan công an. Sử dụng seduxen rất dễ gây nghiện và bệnh nhân sớm muộn cũng sẽ phụ thuộc vào thuốc. Đây là hiểm nguy thứ nhất.

Quan trọng hơn, sử dụng seduxen gây ra tác dụng phụ rất rõ ràng là nhược cơ. Uống thuốc này thì sáng ra cực kỳ mệt, phải nằm nghỉ một lúc lâu mới ra khỏi giường được. Ngày hôm ấy, tinh thần lúc nào cũng váng vất, không làm được việc gì”.

Ông Cự thu hoạch cây dong riềng đỏ sau vườn

Bất ngờ phát hiện vị thuốc hay trong vườn

Bệnh tim, cụ thể là chứng rối loạn dẫn truyền, khiến cuộc sống của ông Nguyễn Đình Cự luôn mệt mỏi. Thêm nữa, sử dụng thuốc seduxen quá thường xuyên làm cho ông Cự đứng trước nguy cơ bị thoái hóa một số nhóm cơ, gây nhiều buồn não.

Lẽ dĩ nhiên, là bác sỹ Đông y, ông Cự tìm đến những loại cây thuốc có tác dụng an thần để thay thế seduxen. “Để không lệ thuộc vào seduxen, tôi chuyển sang dùng cao bạch quả (thời xưa, giá của nó không đắt đỏ như bây giờ) và táo nhân.

Tuy nhiên, cá nhân tôi cảm thấy tác dụng an thần của những loại thuốc này khá kém, mà giá cả ngày càng đắt đỏ, khó kiếm. Sau đấy, trên tạp chí Cây thuốc quý của Hội dược liệu Việt Nam, tôi đọc được bài thuốc chữa bệnh tim khi dùng hoa chuối sắc với tim lợn.

Tôi đã áp dụng bài thuốc này một thời gian, đúng là có hiệu quả nhất định. Song, nảy sinh vấn đề là tôi bị hạn chế ăn lục phủ ngũ tạng động vật do chứng cao huyết áp. Thế nên, bài thuốc hoa chuối với tim lợn cũng không dùng được nữa”, ông Cự giảng giải.

Đang lúc bí bách, ông Cự đọc được tài liệu về công trình nghiên cứu cây dong riềng đỏ chữa bệnh tim của Viện y học bản địa Việt Nam.

Quá vui sướng, ông Cự không ngại ngần làm theo hướng dẫn để mong tìm ra phương pháp đối chọi với căn bệnh đã khiến ông chật vật 20 năm. Vị bác sỹ Đông y tiết lộ: “Tôi biết đến cây dong riềng đỏ từ giữa năm ngoái. Từ lúc ấy, tôi bắt đầu sử dụng cây này để chữa bệnh tim. Chủ yếu là sao khô, sắc lấy nước uống.

Không phải hiệu quả ngay, cũng già 3 tuần mới thấy có dấu hiệu bệnh tình giảm bớt. Cụ thể, tác dụng an thần tốt, hiện tượng rối loạn dẫn truyền giảm xuống, quan trọng hơn là độc tính trường diễn rất thấp và không gây nhược cơ.

Hơn nữa, kiếm tìm loại dược liệu này khá đơn giản, vì ở quê, cây dong riềng đỏ chủ yếu được trồng như một loại cây thứ cấp, không có giá trị gì”.

Rễ cây dong riềng đỏ

Về cách chế biến, sử dụng cây dong riềng đỏ để làm thuốc, ông Cự tư vấn: “Thứ nhất, không nên chỉ dùng củ để làm thuốc. Vì ở củ, lượng tinh bột cao, dược tính ít. Tôi cho rằng cần phải dùng toàn bộ lá, thân và củ mới tốt.

Sau khi thu hoạch, do thân cây có nhiều nhựa, nên phải cắt nhỏ, sao khô trước khi sắc lấy nước uống. Theo sách, người ta khuyên dùng 6g/ngày, nhưng tôi dùng liều cao hơn, tầm khoảng 10g/ngày. Như vậy, tác dụng khá ổn, không thấy dấu hiệu gì bất thường. Qua trải nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy cây dong riềng đỏ có hiệu quả tốt trong việc làm sạch lòng mạch vành và an thần. Ngoài ra, theo công trình nghiên cứu của Viện y học bản địa, cây dong riềng đỏ còn có tác dụng hỗ trợ điều trị suy tim, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành và giảm đau ngực nhanh”.

Hiện tại, ông Cự vẫn liên tục dùng cây dong riềng đỏ để chiến đấu với bệnh tim. Ngoài ra, vị bác sỹ Đông y này còn phổ biến phương thuốc hay cho nhiều người khác. Khá nhiều bệnh nhân sử dụng cây dong riềng đỏ để chữa bệnh tim đã có tác dụng tích cực. Chúng tôi sẽ viết về họ trong những bài tiếp theo.

Năm 2005, dưới sự chủ trì của bác sỹ Hoàng Sầm, Viện y học bản địa đã tiến hành đề tài khoa học “Nghiên cứu dịch chiết cây dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”.Đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số B2005 – 04- 46TĐ do Bộ GD và ĐT cấp kinh phí.Với sự giúp đỡ, phối hợp nghiên cứu, chỉ dẫn khoa học của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ Y dược học như GS Nguyễn Nghĩa Thìn, GS Trịnh Bình, GS Phùng Quốc Việt, TS Nguyễn Khang Sơn…, đề tài đã được nghiên cứu thành công và được nghiệm thu xuất sắc bởi Hội đồng khoa học cấp Bộ.Chia sẻ về cây dong riềng đỏ, bác sỹ Hoàng Sầm khẳng định: “Trên thế giới hiếm cây thuốc nào chữa bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây dong riềng đỏ, vì nó vừa chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ nấu với tim lợn với bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm”.

(Theo Hoài Sơn – Tuổi trẻ & Đời sống)

Tác Dụng Của Cây Dong Riềng Đỏ Làm Thuốc Trong Việc Điều Trị Người Mặc Bệnh Tim

Cây Dong Riềng Đỏ là gì?

Cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối trên hàng nghìn người bệnh mạch vành chưa đặt stent và đã đặt stent. Cây dong riềng đỏ, vị thuốc nam mọc nhiều ở Tây Bắc, cây có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe nhất là tác dụng tốt cho tim và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, nào ta cùng tìm hiểu về vị thuốc này

Cây dong riềng đỏ là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, đã được Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán), hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. Các nghiên cứu về cây thuốc này đã được cấp quyền tác giả số 3764/2009/QTG và 948/2015/QTG. Hiện nay theo ước tính của các nhà thực vật, ở Việt Nam có khoảng 12,000 loài cây, trong đó có gần 4,000 loài cây sử dụng làm thuốc, có một số được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như Sâm Ngọc Linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng Liên ô rô, Hoàng Liên gai, Thanh thiên quý, Ba gạc Vĩnh Phú…

Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae. Ngày nay, cây Dong riềng đỏ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới; ở Việt Nam tập …

Kết quả nghiên cứu cho thấy độc tính bán trường diễn tình trạng chung trong thời gian thí nghiệm, thỏ ở cả 3 lô hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, ăn uống tốt, phân khô thành khuôn.

Qua theo dõi thể trạng và hoạt động của thỏ thí nghiệm không thấy biểu hiện gì khác đặc biệt so với nhóm chứng trong tất cả số chuột đem thí nghiệm. Kể cả cơ quan tạo máu, chức năng gan, thận thỏ xét nghiệm hoạt độ ALT, hoạt độ AST, hàm lượng Bilirubin toàn phần, hàm lượng protein toàn phần, hàm lượng Cholesterol, hàm lượng creatinin trong máu thỏ đều bình thường. Đặc biệt mức vi thể, không thấy biến đổi cấu trúc hình thái động mạch vành và tế bào cơ tim. Tình trạng giãn mạch, sung huyết lan tỏa trong mô cơ tim, không thấy hình ảnh xuất huyết.

Còn thành phần hóa học của dong riềng đỏ như hàm lượng glucosid trợ tim trong thân cây Dong riềng đỏ là rất đáng kể (trung bình 0,8640%), cứ 1000g nguyên liệu này sẽ cho gần 9g Glucosid trợ tim. Hay hàm lượng ancaloid trong Dong riềng đỏ không cao lắm, trong thân (0,1613%, gấp hơn 10 lần so với dung môi là nước) cao gấp đôi trong củ khi chiết bằng dung môi cloroform, chloroform là dung môi có hiệu suất chiết tốt hơn dung môi nước…

Kết quả phân lập đã thu được hàng loạt các hợp chất hữu cơ thuộc các nhóm chất ankanoic, steroid, diterpenoid và dẫn xuất của furfural. Phân lập và nhận dạng các chất như Acid nonandecanoic (Can H11) với công thức C19H38O2, 5-hydroxymetylfurfural (Can C) với công thức C6H6O3, Diterpenoid (CanH16)…

Theo số liệu của Cục Quản lý Dược Việt Nam (2014) cho biết nhu cầu khai thác và sử dụng thuốc thảo mộc ở nước ta khoảng 60,000 tấn/năm, được khai thác từ khoảng 300 loài cây khác nhau. Như vậy còn khoảng trên 3,000 loài cây đang được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, chưa mang tính chất hàng hóa trên thị trường.

Ở trên thế giới, nhu cầu sử dụng các loại thuốc thảo mộc theo cách cổ truyền hoặc từ các chất có nguồn gôc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 60% dược phẩm dùng chữa bệnh hiện nay hoặc đang trong giai đoạn nghiên cứu thử lâm sàng đều có nguồn gốc tự nhiên Ví dụ như: Glycosid trợ tim Digoxin chiết xuất từ cây Dương địa hoàng, Vincristin làm thuốc chữa ung thư máu được chiết xuất từ cây Dừa cạn, Taxterel làm thuốc chữa ung thư vú chiết xuất từ loài Taxus…

Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, một số đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La… còn sử dụng nước sắc cây và củ Dong riềng đỏ để chữa một số bệnh đường ruột, chữa đau gan, đau thận.

Tại Viện y học bản địa Việt Nam đang sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả.

Như vậy có thể nói cây Dong riềng đỏ là loại cây thuốc dân gian rất có giá trị trong phòng chống bệnh tim mạch, căn bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và người cao tuổi.

Nếu như bị Đau ngực, đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành thì Slim khỏn nghĩa là tim đập rộn, khốn; Slim tàu tẳng nghĩa là tim đập nhanh liên hồi; Si mun theo tiếng Dao nghĩa là đau tim.

Điều đặc biệt là khi điều tra, khảo sát tới 16 tỉnh, 26 huyện của toàn Việt Bắc và Tây bắc; làm điện tim cho 2 khu vực khác tỉnh, mà ở đó người dân tộc thiểu số có trồng, dùng hoặc không biết trồng dùng cây dong riềng đỏ để ăn. So sánh hơn 170 bản ghi điện tim của người có tuổi, người cao tuổi cho thấy vùng có sử dụng dong riềng đỏ làm thực phẩm tỷ lệ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ do mạch vành ít hơn tới mức hơn cả mong đợi. Như vậy, sơ bộ có thể kết luận dong riềng đỏ có tác dụng phòng ngừa bệnh mạch vành.

Như trên đã nói năm 2005 nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài khoa học tên là: “Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ”, đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … Đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc.

Trên thế giới hiếm cây thuốc nào dành cho bệnh tim mà lại tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần.

Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ nấu với tim lợn, bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm hãm nấu lên với 1 quả tim là đã thấy được hiệu quả ngay, người kém ăn có thể chỉ cần uống nước. Từng chứng kiến những bệnh nhân chụp xạ hình gắng sức vùng cơ tim thiếu máu tới 41%, những bệnh nhân hẹp khẩu kính mạch vành tới 82%. Sau gần một năm, vùng thiếu máu trên xạ hình chỉ còn 5%, khẩu kính lòng mạch vành cải thiện rõ rệt. Ngay cả những người sau đặt stent nong mạch vành mà vẫn đau ngực cũng hiệu quả.

Hiện nay cây Dong riềng đỏ đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới. Đây là cơ sở pháp lý để cây thuốc này được tiếp cận với những người Việt Nam không may mắc bệnh mạch vành tim và xa hơn nữa là có thể vươn xa ra thế giới

Cần mua giống cây dược liệu, cây dây thìa canh,dong riềng đỏ, kim ngân hoa… liên hệ : O9O4467833 – O968912223