Nuôi Cá Vàng Như Thế Nào / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Não Cá Vàng Là Như Thế Nào?

Cá vàng là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.Cá vàng là sinh vật tương đối đơn giản, với trí thông minh ở mức trung …

Cá vàng là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.Cá vàng là sinh vật tương đối đơn giản, với trí thông minh ở mức trung bình. Nhiều giả thuyết trước đây chỉ ra, cá vàng chỉ nhớ được những gì có trong 15 giây đổ lại, nhưng nghiên cứu đã cho thấy, cá vàng có bộ nhớ lên đến 3 tháng.Tuy nhiên, khi nói trêu đùa “não cá vàng”, tức là ý nói trí nhớ kém, hay quên hoặc nhanh quên.Cá vàng và âm nhạcMột nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, những chú cá vàng có thể hay quên nhưng khi nói đến âm nhạc cổ điển, chúng thực sự là “thiên tài”.Cá vàng có trí nhớ tốt và phân biệt được giữa một tác phẩm của nhà soạn nhạc người Đức – Johann Sebastian Bach trong thế kỷ XVIII và nhà soạn nhạc Igor Stravinsky (người Nga) ở thế kỷ XX.Giáo sư Shigeru Watanabe thuộc khoa Tâm lý học trường ĐH Keio ở Tokyo (Nhật Bản) cho biết: “Cá vàng thông minh hơn nhiều loài cá khác. Chúng có thể phản ứng với sự thay đổi của màu sắc, âm nhạc…”.Cá vàng thông minh hơn nhiều loài cá khácTrong thí nghiệm về âm nhạc cổ điển, cá vàng được biết đến như một chuyên gia nghe bởi nó đã phát triển một cấu trúc để tăng cường khả năng nhận tín hiệu âm thanh ở tai trong của chúng.Shigeru Watanabe nói: “Điều này chứng tỏ, cá vàng đã phát triển những tính năng cụ thể giúp kích thích bộ phận thính giác phức tạp – cái mà chỉ được công nhận ở những loài động vật có xương sống thời hiện đại”.Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với 4 chú cá vàng. Chúng sẽ ngậm vào một loại hạt có trong bể cá khi nhận thấy bản nhạc đang nghe là một tác phẩm âm nhạc có tiếng và không làm gì khi đó là bản nhạc bình thường do người khác chơi. Tuy nhiên, cá vàng không phải là loài tiếp thu nhanh, chúng phải mất hơn 100 khóa học để có thể phân biệt, làm thành thục mọi thứ.Các nhà khoa học cũng thử nghiệm xem liệu những chú cá vàng có thể nhận ra tác phẩm khác của nhạc sĩ mà chúng chưa nghe bao giờ trước đây. Tuy nhiên, câu trả lời họ nhận được là cá vàng bơi xung quanh và cắn vào loại hạt một cách ngẫu nhiên.Trong một thí nghiệm khác, các chuyên gia đã cho 6 chú cá vàng thưởng thức những loại âm nhạc khác nhau. Họ nhận thấy, giống như con người, chúng cũng có những sở thích cá nhân, thích nghe nhạc của tác giả này và tránh đi khi tác phẩm của người khác cất lên.

“Não cá vàng” là tên một bài hát mới ra của OnlyC và Lou Hoàng

Cách Nuôi Cá Koi Sinh Sản Như Thế Nào?

Cách nuôi cá koi sinh sản trong môi trường tự nhiên

Cá koi là một trong những giống loài của cá chép, chúng có nhiều màu sắc và được nuôi nhiều tại Nhật Bản. Trước khi con người can thiệp vào quá trình lai tạo và nhân giống, cá koi sinh sản tự nhiên với những tập tính chung của loài cá chép.

Theo đó, mùa sinh sản của cá chép là vào mùa xuân và mùa thu với thời tiết mát mẻ, dễ chịu, với nhiệt độ nước trong hồ không quá cao. Giống cá này ưa đẻ vào những ngày có mưa rào to, vào lúc sáng sớm, tập tính sinh sản của chúng thường là nhóm 1 con chép cái và 2 – 3 con chép đực bơi sát kèm theo.

Khu vực mà cá koi lựa chọn để đẻ trứng và thụ tinh tự nhiên là các khu vực đầm ao hoặc ven bờ sông, nơi có nhiều cây cỏ, rong, bèo để làm chỗ dựa vật đẻ.

Các con cá koi đực có nhiệm vụ cọ thân mình vào cá koi cái. Lúc này cá koi cái được kích thích sinh dục, sẽ liên tục uốn mình để đẻ trứng. Khi thấy trứng, cá koi đực sẽ phun tinh dịch loãng từ tuyến sẹ của nó để thụ tinh cho trứng. Vỏ trứng cá koi đã có sẵn chất dính nên có thể bám được vào rong, bèo, cỏ cây.

Tuy nhiên, cá koi sinh sản theo hình thức tự nhiên thường không đạt số lượng trứng thụ tinh và cá bột như mong muốn. Chính vì thế, người nuôi cá koi thường sử dụng hình thức thụ tinh nhân tạo cho cá koi để có thể dễ dàng chọn lọc giống, màu sắc, tránh hiện tượng lai tạp gây ra thoái hóa giống.

Cá koi sinh sản dưới sự can thiệp của con người

Hiện nay, có hai cách để cá koi sinh sản dưới sự can thiệp của con người: cho trứng cá koi thụ tinh tự nhiên và thụ tinh nhân tạo. Với phương pháp thụ tinh này, bạn cần lựa chọn trong đàn những con cá koi bố mẹ khỏe mạnh, theo các tiêu chí sau:

Cá koi cái: Kiểm tra lỗ sinh dục trên cơ thể cá koi cái bằng cách: Bạn lật ngửa bụng cá, chọn cá có bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng.

Cá koi đực: Kiểm tra chất lượng tinh dịch của cá koi đực bằng cách: vuốt nhẹ phần bụng gần lỗ sinh dục, thấy tinh dịch có màu trắng đục là đạt chuẩn. Lưu ý: Chỉ thực hiện động tác vuốt 1 lần, càng vuốt nhiều cá đực càng mất nhiều tinh dịch.

Với cách cho trứng cá koi thụ tinh tự nhiên: bạn xây bể riêng và thả những con cá koi thành thục sinh dục ít nhất từ 1 tuổi trở lên vào đó. Lưu ý: độ tuổi sinh sản tốt nhất của cá koi cái là từ 2-3 tuổi, lúc này cá có thể đẻ khoảng 150 đến 200 ngàn trứng/lần. Đồng thời, chất lượng trứng của cá koi lúc này cũng là tốt nhất, cho tỷ lệ thụ tinh tạo thành cá bột cao hơn so với các cá koi nhiều tuổi.

Sau khi đã xây bể riêng, bạn tiến hành thả cá koi bố mẹ vào theo từng nhóm một vài con đực và một con cái. Lưu ý: bể đẻ thường xây với diện tích nhỏ, nông và có để thêm rong rêu và cây thủy sinh để trứng cá koi có thể bám vào đó và nở tự nhiên. Sau khi cá koi cái đẻ trứng, bạn nên bắt nhóm cá koi bố mẹ ra bằng vợt và tiếp tục cho nhóm cá koi bố mẹ khác vào.

Với cách cho cá koi sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo: bạn cần lấy trực tiếp tinh dịch và chứng từ cá koi bố mẹ và tiến hành thụ tinh theo tỷ lệ đã tính toán trước đó.

Cách lấy trứng và tinh dịch được tiến hành như sau: tiến hành theo phương pháp thủ công là ấn nhẹ vào lỗ sinh dục dưới bụng cá. Trứng cá koi cái sẽ cho màu vàng nâu, sệt và có khả năng kết dính tốt. Còn tinh dịch của cá koi đực sẽ có màu trắng sữa và đục. Người thụ tinh sẽ hứng trứng cá và tinh dịch vào một cái cốc hoặc một cái bát, sau đó lắc nhẹ để tinh dịch hòa lẫn vào trứng. Lưu ý: tỷ lệ trứng và tinh trùng cần được tính toán cân đối. Cuối cùng, số lượng trứng đã thụ tinh nhân tạo sẽ được đổ vào bể chứa xây sẵn và chờ cá bột nở.

Hiện nay, cách thụ tinh nhân tạo cho cá koi sinh sản được áp dụng nhiều hơn là cách cho sinh sản tự nhiên, bởi nó giúp tăng tỷ lệ thụ tinh và giảm bớt số lượng trứng không thể nở thành cá bột. Tuy nhiên, với cả hai cách trên thì người nuôi cá koi cũng phải tính toán các giống cá koi nào sẽ được phối với nhau để tạo ra giống mới.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Hô Như Thế Nào?

Kỹ thuật nuôi cá hô

Đỡ đẻ cho cá hô

Kỹ thuật nuôi cá hô: Cá hô là loài cá nước ngọt đã được Ủy ban Sông Mékong đưa vào sách Đỏ, vì có nguy cơ tuyệt chủng. Lần đầu tiên các nhà khoa học ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II ở An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) thuần dưỡng và cho sinh sản thành công.

Sáng thứ bảy, nhưng ở các bể ươm cá giống và những ao nuôi cá bố mẹ của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ vẫn đông người làm việc. Ông thạc sĩ “cá hô” Huỳnh Hữu Ngãi, và tiến sĩ – Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ Phạm Văn Khánh, chủ nhiệm dự án thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá hô, đang chăm chú xem xét những đàn cá bột trong các bể ươm, chuẩn bị xuất ao 10.000 con cá hô giống cho một công ty ở TPHCM.

Nuôi vỗ, cho đẻ và ương nuôi cá hô

Cá hô bố mẹ được thu thập từ tự nhiên thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và được đưa vào nuôi thuần dưỡng trong đăng quầng tại Trung tâm giống thủy sản Đồng Tháp, nuôi vỗ tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ.

Cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp là chủ yếu với hàm lượng đạm 25-28%, ngoài ra còn bổ sung thêm trái cây vụn như ổi. Mùa vụ thành thục sinh dục và sinh sản nhân tạo của cá hô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10. Chất kích thích sinh sản được sử dụng là não thùy thể và HCG hoặc LH-Rha, tuy nhiên sự kết hợp giữ não thùy thể và HCG thì kết quả sinh sản sẽ tốt hơn. Cá hô là loài cá đẻ trứng bán trôi nổi, có thời gian phát triển phôi là 12-12h30 phút. Ương từ cá bột lên cá hương 30 ngày trên bể đạt tỷ lệ sống 43,44-57,32%, từ cá hương lên cá giống 60 ngày trong ao đất ở mật độ từ 80-100 con/m2, đạt tỷ lệ sống 15,18%.

Thử nghiệm nuôi đơn với mật độ 2 con/10m2, sau 2 năm cá đạt khối lượng từ 2-4kg/con. Khi nuôi ghép với cá tra, ba sa, chép… với mật độ 5con/100m2, sau 2 năm cá đạt khối lượng từ 2-6kg/con.

“Ép” cá hô đẻ kiểu… cá chép

Tiến sĩ Khánh nói: “Chúng tôi nuôi cá hô từ năm 2003 và cho sinh sản thành công từ năm 2005, năm nay thấy chắc ăn mới dám đưa cho dân nuôi thử và bán cá giống ra thị trường”. Sau nhiều năm phối hợp với Ủy ban Sông Mékong thực hiện các dự án quốc tế về nghiên cứu môi trường sống của các loài cá bản địa, ông Khánh và các cộng sự xác định cá hô trên sông Cửu Long ngày càng hiếm, nên đã chọn giống cá này làm đối tượng thuần dưỡng, cho sinh sản phát triển.

Thạc sĩ Ngãi kể: Năm 2003 triển khai dự án chúng tôi phải lên An Giang, Đồng Tháp đặt hàng những người làm nghề chài lưới trên sông Tiền, sông Hậu tìm cá giống nhưng… không có. Túng thế, trung tâm tung người đi các tỉnh dò hỏi và phát hiện có một nguồn cá giống trong dân, tuy không nhiều.

Những con cá hô này theo nước vào ao của nông dân từ lúc còn nhỏ và được họ giữ lại, thuần dưỡng làm cá kiểng. Vậy là trung tâm “mở chiến dịch” năn nỉ thu mua cá hô từ Tiền Giang qua Vĩnh Long, Đồng Tháp. Kết quả “chúng tôi đã mua được 84 con cá hô có tổng trọng lượng khoảng 1,2 tấn với giá bình quân 100.000 đồng/kg, mang về thuần dưỡng trong ao”.

Giải quyết được khâu cá bố mẹ, thì nhóm thực hiện dự án lại đứng trước một khó khăn mới: không có tài liệu nào đề cập đến quá trình sinh sản của cá hô. Loay hoay tìm kiếm khắp nơi, kể cả trên mạng Internet, cuối cùng các nhà khoa học của trung tâm xác định cá hô cùng loài với họ cá chép nên thử “ép” cho cá hô… sinh sản theo kiểu cá chép.

Sau khi đưa cá hô lên bể tiêm kích dục tố, vuốt trứng cho thụ tinh nhân tạo giống như cá chép, các nhà khoa học hồi hộp chờ kết quả và bất ngờ vì… thành công. Tuy nhiên, tỉ lệ cá bột ương nuôi lúc đầu chỉ đạt 1% trong ao và khoảng 13% trên bể, nên những người thực hiện dự án không công bố thông tin cho cá hô đẻ thành công mà tiếp tục tìm tòi nghiên cứu.

Mở ra nghề nuôi cá hô

Thạc sĩ Ngãi nói rằng sau thành công khiêm tốn của năm 2005, nhóm nghiên cứu phát hiện tỉ lệ cá hô bột ương nuôi đạt thấp do nguồn nước không tốt, cá bố mẹ nuôi vỗ chưa hoàn chỉnh, thức ăn cho cá con chưa phù hợp và những người thực hiện dự án chưa có kinh nghiệm. Năm 2006, cá hô bố mẹ nặng từ 8 kg/con trở lên được cho vào ao nuôi riêng từ đầu vụ, đến tháng 5 bắt đầu cho đẻ và mọi việc trở nên xuôi chèo mát mái.

Các nhà khoa học trong nhóm thực hiện dự án ước tính năm 2006 có thể cho ra đời 400.000 cá hô giống. Ông Ngãi cho biết thêm, hiện trung tâm chỉ lấy được 50% lượng trứng của cá hô mẹ vì đây là một thao tác rất khó do cá quá lớn, thực hiện không khéo có thể gây chết cá. Các nhà khoa học cũng thử nghiệm cho cá hô sinh sản tự nhiên trong bể nhưng tỉ lệ cá con đạt rất thấp, có lẽ do cá quá lớn trong khi bể ương chật hẹp.

Việc thuần dưỡng và cho sinh sản thành công cá hô của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã mở ra tương lai nuôi cá hô thương phẩm trong dân. Thạc sĩ Ngãi và những “ông cá hô” của dự án cho biết, từ tháng 3-2006 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã đưa cá hô giống cho các chủ bè, chủ đăng quầng ở các tỉnh nuôi thử nghiệm.

Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng cá hô nuôi bè, đăng quầng đạt bình quân 0,5 kg/con. Tiến sĩ Khánh và thạc sĩ Ngãi phấn khởi: “Tỉ lệ phát triển như vậy là tốt. Hiện nay nhu cầu mua cá hô giống trong dân khá lớn, hy vọng nghề nuôi cá hô thương phẩm sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì đây là loại cá thịt ngon, bán có giá”. Theo tiến sĩ Khánh, cá hô có thể nuôi đạt trọng lượng vài chục ký đến hơn 100 kg/con như cá sống trong môi trường tự nhiên, nếu có điều kiện về ao nuôi. Tuy nhiên, nuôi cá đạt trọng lượng từ 10 kg/con trở lên là đã có thể xuất bán thương phẩm. “Phát triển mạnh nghề nuôi cá hô thì loài cá này sẽ không còn bị đe dọa tuyệt chủng” – tiến sĩ Khánh kết luận.

ĐBSCL phát triển nuôi cá hô

Sáng 7-7, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết: Trung tâm đã cho sinh sản thành công đợt thứ 5, giống cá hô trong môi trường nhân tạo. Cá bố mẹ sau 10 năm nuôi, đạt trọng lượng 20 – 25kg sẽ cho sinh sản. Hiện nay, trung tâm có khoảng 80 con cá bố mẹ trọng lượng 25kg/con và gần 200 con cá hô hậu bị với trọng lượng từ 8 – 10kg/con.

Ngoài tự nhiên, cá hô chỉ có ở lưu vực sông Mekong. Riêng ở nước ta, cá thường xuất hiện ở sông Vàm Nao thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nhưng với số lượng rất hiếm. Cá lớn có thể đạt trọng lượng 70 đến 100kg. Tuy nhiên, do bị khai thác triệt để nên giống cá này ngày càng trở nên cạn kiệt. Với quá trình nghiên cứu, từ năm 2005 đến nay, trung tâm đã đạt kết quả cho cá hô sinh sản với tỷ lệ thành công ngày càng cao hơn. Quy trình này đang tiếp tục được nghiên cứu mở ra nhiều triển vọng cho việc khôi phục giống cá quý hiếm này ở ĐBSCL.

Bạc Liêu: Nuôi thử nghiệm cá hô lần đầu tiên

Để thực hiện chủ trương đa dang hóa vật nuôi, góp phần bảo tồn và phát triển một số loài động vật thủy sản quý hiếm. Bằng nguồn vốn tự có của đơn vị mình, Trại thưc nghiệm giống thủy sản nước ngọt đặt tại xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu thuộc Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bạc Liêu lần đầu tiên đưa một đối tượng giống mới là cá hô về nuôi thử nghiệm. Cá hô có tên khoa học là catlocarplo siamensis, thuộc loài cá chép khổng lồ quí hiếm. Mô hình này nhằm theo dõi khả năng tăng trưởng, tính thích nghi của đối tượng này với điều kiện khí hậu thời tiết và môi trường Bạc Liêu. Ngoài ra, thông qua việc nuôi thử nghiệm này, Trung tâm hy vọng sẽ rút kinh nghiệm và hoàn thiện qui trình nuôi, đồng thời nếu khẳng định được tính thích nghi sẽ khuyến cáo nhân rộng trong thời gian sắp tới.

Sẽ xuất hiện đều đặn trong mâm cơm các gia đình?

Cá hô (tên khoa học Catlocarpio Siamensis) thuộc loài cá chép, là giống cá quý hiếm của sông Mékong, thường sống ở nơi nước chảy xiết, ăn tạp các nguồn thực vật trong tự nhiên, thịt rất ngon. Canh chua cá hô nấu với cơm mẻ, bắp chuối là món ăn đặc sản ở các nhà hàng tại ĐBSCL truớc đây. Có thời các nhà hàng đặc sản ở Long Xuyên, Châu Đốc thu mua thịt cá hô với giá 120.000 đồng/kg, riêng đầu cá hô giá 240.000 đồng/kg. Cá hô có thể đạt trọng lượng trên 100 kg/con (con cá hô lớn nhất mà ngư dân An Giang bắt được trên sông Vàm Nao có trọng lượng hơn 130 kg). Từ 6-7 năm tuổi, cá hô bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên những năm gần đây, cá hô ngày càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu. Dù các nhà khoa học còn đang nghiên cứu quá trình sinh trưởng của loài cá này nhưng hy vọng trong tương lai không xa, nếu thuận buồm, xuôi gió, bóng dáng con cá hô sẽ xuất hiện đại trà ở các chợ và bữa ăn của nhiều gia đình.

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá Sủ Vàng Là Cá Gì Và Cá Sủ Vàng Đắt Như Thế Nào

Cá Sủ vàng là cá gì và cá Sủ vàng đắt như thế nào là điều không phải ai cũng biết. Mới đây, 1 người dân câu được con cá sủ vàng nặng 5,7 kg khiến nhiều người tò mò. Cá Sủ vàng…

Cá Sủ vàng là cá gì và cá Sủ vàng đắt như thế nào là điều không phải ai cũng biết. Mới đây, 1 người dân câu được con cá sủ vàng nặng 5,7 kg khiến nhiều người tò mò.

Cá Sủ vàng là cá gì và cá Sủ vàng đắt như thế nào là điều không phải ai cũng biết. Mới đây, vào chiều ngày 28/10, ông Lỡ Thế Vinh (43 tuổi, trú phường Cam Phú, chúng tôi Ranh, Khánh Hòa) đã câu được 1 con cá khá to tại vùng biển trên vịnh Cam Ranh.

Theo đó, con cá này khá đặc biệt khi có phần vảy vàng, miệng hồng đỏ, đuôi màu vàng. Con cá này nặng 5,7kg và dài 80cm.

Cá Sủ vàng là cá gì và cá Sủ vàng đắt như thế nào là điều không phải ai cũng biết

Khi con cá này được ông Vinh câu lên, vì thấy có hình dáng lạ nên nhiều người tới xem và cho rằng đây là cá sủ vàng vô cùng quý hiếm.

Cũng chính vì lẽ đó, ông Vinh đã nhanh chóng liên hệ với Trung tâm Khảo nghiệm – Kiểm nghiệm – Kiểm định nuôi trồng thủy sản miền Trung và Tây nguyên (gọi tắt là “trung tâm khảo nghiệm”; đóng tại chúng tôi Trang, Khánh Hòa) để xác minh nguồn gốc của con cá lạ mà mình câu được.

Sau khi nhận được tin báo, phía trung tâm khảo nghiệm đã kiểm tra và xác định, con cá mà ông Vinh câu được có khả năng 90% là cá sủ vàng. Đây cũng là 1 loại cá vô cùng quý hiếm.

Cá Sủ vàng là cá gì và cá Sủ vàng đắt như thế nào đã được nhiều người biết đến qua giá trị vô cùng to lớn của loài cá này

Theo GS – TS Mai Đình Yên, Hội Sinh thái học Việt Nam, cá sủ vàng là loài cá lớn nhất trong họ cá đù thuộc bộ cá vược, có tên khoa học là Otolithoides biauritus.

Cá sủ vàng có thể có kích thước lên đến 160cm,và nặng trên 120 kg. Loài cá này có phần bong bóng rất đặc biệt, thường được dùng để làm nguyên liệu hữu cơ để sản xuất ra loại chỉ tự tiêu.

Nó có thể tự tiêu hủy sau 1 thời gian nhất định, loại chỉ này thường được dùng trong ngành y tế, phục vụ công việc phẫu thuật. Đặc biệt, loại chỉ làm từ bong bóng của cá sủ vàng không gây tổn thương đối với mô, thậm chí làm giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.

Cũng chính vì những điều này mà cá sủ vàng có giá vô cùng đắt, hơn nữa đây lại là 1 loài cá hiếm.

Quay lại câu chuyện của ông Vinh, sau khi bắt được con cá sủ vàng này, ông Vinh cho hay, đã có rất nhiều người đến xem và hỏi mua con cá này, thậm chí có người trả giá lên đến 300 triệu nhưng ông vẫn chưa bán.

Cá Sủ vàng là cá gì và cá Sủ vàng đắt như thế nào đã được nhiều người biết đến thông qua giá trị sử dụng vô cùng to lớn của loài cá này.