Nuôi Cá Cảnh Màu Đen / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Kệ Để Cây Cảnh 3 Chân Màu Đen

Kệ để chậu cây cảnh , sắt nghệ thuật 3 chân màu vàng Đen Nếu bạn đang đã quá quen với những chậu cây cảnhcao đặt góc phòng, hay những giá treo các chậu cây nhỏ lơ lửng lãng mạn, vậy bạn đã bao giờ…

Giao hàng toàn quốc

Được kiểm tra hàng

Thanh toán khi nhận hàng

Chất lượng, Uy tín

7 ngày đổi trả dễ dàng

Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Kệ để chậu cây cảnh , sắt nghệ thuật 3 chân màu vàng Đen

Nếu bạn đang đã quá quen với những chậu cây cảnhcao đặt góc phòng, hay những giá treo các chậu cây nhỏ lơ lửng lãng mạn, vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến những chậu cây nhỏ có thể đặt cao lên nhờ bộ giá đỡ? Hôm nay, sẽ mang đến cho các bạn một mẫu kệ chậu cây cảnh vô cùng tối giản nhưng không kém phần độc đáo.

Đây là một kệ để chậu cây cao theo phong cách tối giản được làm bằng sắt nghệ thuật vô cùng chắc chắn và chiụ lực tốt, là một sản phẩm được làm từ sắt với nét tinh tế thể hiện rất rõ trong thiết kế, do vậy, nó sẽ phù hợp với rất nhiều sự lựa chọn của bạn.

Kệ để chậu cây (giá để chậu trồng cây) mang nét đẹp tinh tế, sang trọng, đặc biệt thích hợp dùng đặt chậu trồng cây trong nhà, trang trí góc xanh trong nhà!

Giá đỡ chậu có chất liệu là sắt sơn tĩnh điện, bền, đẹp và chắc chắn.

Kích Thước và Chất Liệu.

D30xH30cm

Chất Liệu: Sắt nghệ thuật sơn tĩnh điện.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Thương hiệu

OEM

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Kích thước

30×30

Xuất xứ

Việt Nam

SKU

4844176433134

Bảy Màu Rừng Mắt Đen

10,000₫

Lưu ý: Sản phẩm này chúng tôi không bán Online. Bạn hãy qua cửa hàng của chúng tôi để lựa chọn và mua trực tiếp tại cửa hàng. Để kiểm tra xem sản phẩm còn số lượng để bán không bạn vui lòng gọi hotline: 

039 881 0955

 trước khi đến. Cám ơn bạn!

Cá bảy màu rừng mắt đen – Một trong những dòng cá bảy màu đẹp nhất

Cá bảy màu rừng hay còn gọi là cá bảy màu Endler, guppy Endler. Đây là dòng cá dễ nuôi và phổ biến mà những người nuôi bảy màu rất thích sưu tầm. Bảy màu rừng có ưu điểm là màu rất sáng và lấp lánh, đặc biệt là khi nhìn dưới ánh đèn, bởi vậy nên rất được các bạn chơi cá ưa chuộng, nuôi nhiều trong bể thủy sinh. Đặc biệt, trong các loại cá bảy màu thì cá bảy màu rừng là loại cá khỏe nhất và có khả năng chống chịu rét và các loại bệnh tốt nhất

Các dòng guppy sống ôn hòa, hiền lành, dễ ghép nuôi chung với các dòng cá nhỏ khác, thường bơi ở tầng trung và tầng sát mặt. Chúng thích sống thành bầy đàn, trong môi trường có nhiều ánh sáng, nhiệt độ khoảng 28 độ C, đặc biệt thích sinh sản ở nơi có nhiều rong rêu. Cá bảy màu con mới đẻ bạn nên tách ra nuôi riêng để tránh cá trưởng thành ăn cá con.

Có thể phân biệt bảy màu rừng với dòng guppy thường bằng cách quan sát các vây. Nếu vây lưng và vây hậu môn khi giương lên có góc nhọn thì đó chính là bảy màu rừng Endler.

Cá đực thường có màu sắc sặc sỡ còn cá cái thì chỉ có một màu xanh xám duy nhất.

Cá bảy màu ăn tạp, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn như atermia, cám Nhật V0, cám Thái Inve, cám Pandora…

Cá Chép Koi Sanke Màu Đỏ, Trắng, Đen; Size 10

Mô tả

Đặc điểm cá koi Sanke

Các dòng cá koi Sanke

Các loại cá koi Sanke trên thị trường

Cách lựa chọn cá koi Sanke

Nên nuôi koi Sanke với loại cá koi nào

Cách chăm sóc cá koi Sanke

Đặc điểm của cá koi Sanke

Kích thước hồ cá tối thiểu: 1000 gallon

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Tính cách: Hòa Bình

Điều kiện nước: 36-90◦F, KH 2-12, pH 6,8-7,2

Kích thước tối đa: 90 cm

Màu sắc: Đen, Đỏ , Trắng

Chế độ ăn: Ăn tạp

Xuất xứ: Nhật Bản

Họ: Cyprinidae

Cá koi Sanke là loại cá được lai tạo từ cá Kohaku trắng đỏ phát triển lên. Koi Sanke có lớp vảy trắng muốt (Shiroji) xen kẽ những khoảng màu đỏ (Hi) lớn và những đốm đen (Sumi) nhỏ mềm mại. Điều đặc biệt là mỗi chú cá koi sẽ có sự phân bổ các dải màu riêng biệt tạo nên sự đa dạng và đôi khi là những “siêu phẩm”.

Koi Sanke cùng hai loại cá koi khác là koi Kohaku và koi Showa trở thành bộ ba được yêu thích trong làng cá koi, còn được gọi chung là Gosanke.

Phân loại cá koi Sanke

Tùy thuộc vào sự phân bổ các màu sắc trên thân, vây cá mà người ta phân nhỏ thành các dòng koi Sanke gồm:

Kuchibeni Sanke: Có chóp đỏ ở miệng cá. Các bệt màu đỏ, trắng, đen trên thân cá đan xen.

Aka Sanke: Bệt đỏ kéo dài liên tục từ đầu đến đuôi cá, không bị ngắt quãng.

Subo Sumi-Sanke: Các đốm đen được bao bọc bởi nền trắng trên da cá.

Maruten Sanke: Có chấm đỏ trên đầu tách biệt, thân cá có 3 màu sắc đỏ, đen, trắng (khác với Tancho Sanke trên thân chỉ có màu đen, trắng).

Doitsu Sanke: Da trơn, vảy rồng chạy dọc sống lưng

Tancho Sanke: Đầu có có chấm tròn đỏ nằm giữa 2 con mắt, phần thân cá nền trắng điểm vài chấm đen.

Ginrin Sanke: Cá có vảy lấp lánh như kim tuyến.

Sanke có thể dễ dàng được phát hiện nhờ đặc điểm bên ngoài, phần hậu môn của cá đực có xu hướng lõm vào và còn có thể phân biệt bằng những chấm trên đầu.

Các loại cá koi Sanke được bán trên thị trường

Hiện trên thị trường, có các loại cá koi Sanke Nhật nhập khẩu, F1 và koi Việt. Giá thành của các loại cá koi này có sự chênh lệch rất lớn. Cá koi Sanke nhập khẩu từ Nhật về thường có giá thành cao, trong khi đó cá koi F2, F3 lai tạo tại Việt Nam có giá thành tương đối mềm. Giá thành của cá cũng có sự giao động tùy thuộc vào độ đẹp của cá. Tuy nhiên, bỏ tiền ra mua một “siêu phẩm” là điều mà người chơi koi nào cũng mong muốn.

Để giúp bạn dễ dàng nhận biết các loại cá koi này hơn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin chi tiết hơn:

Cá koi Sanke Nhật

Nguồn gốc: lai tạo từ bố mẹ thuần chủng tại Nhật và được đưa từ các trại cá tại Nhật Bản về Việt Nam.

Hình dáng: Mắt cá kinh hoạt, nhanh nhạy. Thân cá mập, phần hông hơi ngắn nhưng thân thuôn dài, phần đầu và vai rộng. Cá sở hữu cắp râu dài, cứng, đầu cá hơi gù. Phần vây ngực, vây lưng và vây đuôi dày, đục, ánh sáng không xuyên qua được.

Màu sắc: Trên thân có 3 màu đỏ – trắng- đen , các khoang màu đỏ chót như máu, khoang màu đen như mực, khoang màu trắng thì trắng sáng, có dòng vảy óng ánh bạc. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng).

Giá thành: Giá thành cao nhất trong ba loại. Cùng một loại cá nhưng những chú cá có hình thể và màu sắc đẹp sẽ có giá thành cao hơn.

Cá koi Sanke F1

Nguồn gốc: Tuy cũng được lai tạo từ bố mẹ Nhật thuần chủng nhưng môi trường sinh ra là tại Việt Nam.

Hình dáng: môi trường nước và kỹ thuật chăm sóc sẽ quyết định hình dáng cá koi F1. Với các cơ sở nuôi dưỡng cá koi F1 theo đúng quy trình Nhật Bản sẽ cho ra những chú cá koi F1 có thân hình đẹp không thua kém so với cá koi Nhật.

Màu sắc: Cá koi F1 thường có màu sắc nhạt hơn so với cá koi Nhật, các dải màu đỏ thường có màu đỏ cam chứ không đỏ chót đặc trưng như cá Nhật. Tuy nhiên, về cơ bản nếu được chăm sóc tốt thì màu sắc của cá koi F1 cũng tương đối giống so với cá koi Nhật.

Giá thành: Giá thành rẻ hơn cá koi Nhật. Mức giá cũng có sự giao động ở những chú cá koi có thân hình và màu sắc đẹp.

Cá koi Sanke Việt

Nguồn gốc: Lai tạo từ bố mẹ được sinh ra tại Việt Nam, nên koi Việt có thể là các thế hệ F2, F3, F4,…

Hình dáng: Thân cá nhỏ hơn, phần râu ngắn. Vây ngực – lưng – đuôi cá nhỏ, khi bơi kém phần mềm mại và uyển chuyển hơn so với dòng thuần chủng.

Màu sắc: Các khoang màu trên thân sẽ nhạt hơn, thông thường sẽ có màu đỏ cam, phần khoang đen chuyển sang màu đen nhạt hoặc hơi xám. Các đường biên giữa khoang đỏ – đen – trắng thường không rõ bằng koi Nhật.

Giá thành: Giá thành thấp nhất trong ba loại

Cách lựa chọn cá koi Sanke

Sanke đẹp, đẳng cấp được đánh giá dựa trên 2 yếu tố chính: hình dáng – màu sắc.

Về hình dáng:

Chọn cá có dáng bơi thẳng uyển chuyển, vây ngực, vây lưng và vây đuôi dày, cặp râu dài và cứng, đầu cá hơi gù, dáng cá thuôn dài từ đầu đến đuôi, phần đuôi có lực.

Không chọn những con cá có dáng bơi lắc lư lay động. Không chọn cá bị hở râu, râu cá không đều, miệng cá méo, phần cuối thân của cá bị cong, phần trên thân cá có các vết trầy xước.

Về màu sắc:

Bạn nên chọn koi Nhật Sanke có phần thân phải có màu trắng Shiroji tinh khiết. Phần bệt màu đỏ – đen xen kẽ, mảng màu đỏ phải chiếm ưu thế hơn. Một con Sanke nên có 70% Hi, 10% Sumi và 20% Shiroji.

Khi chọn một con Sanke nhỏ, hãy chọn cá có phần Hi nhiều và chỉ có một ít Sumi. vì Sumi sẽ to ra theo tuổi của cá, tránh lựa chọn Sanke có quá nhiều điểm Sumi rải rác trên thân.

Mảng màu đỏ trên thân cá thì cần đỏ rực như máu, màu đen sẽ đen tuyền, không lờ nhờ và đục. Đường biên giới giữa các mảng màu cần sắc nét. Trên vây cá có thể thêm chút Teijima (những tia đen).

Cá koi Sanke nên mua chung với loại cá nào?

Cá koi Sanke là một loại cá ta thường bắt gặp trong bất kì hồ koi nào. Tuy nhiên, hiếm khi người ta lựa chọn mình cá koi Sanke trong hồ koi. Để hồ koi có đủ “Tam vương”, bạn có thể lựa chọn thêm hai loại cá koi nổi tiếng khác là cá koi Kohaku, cá koi Showa.

Ngoài ra, để cân bằng lại màu sắc trong hồ koi, bạn nên lựa chọn thêm các dòng cá koi đơn sắc trong hồ koi. Với cá koi đơn sắc, bạn có thể lựa chọn một trong ba loại cá koi phổ biến là:

Cách chăm sóc cá koi Sanke

Trước khi nuôi cá koi Sanke, bạn cần có một hồ koi đạt tiêu chuẩn, đã qua xử lý nước và trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết. Việc này bạn nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia trước khi cho xây dựng hồ koi.

Một số những điều cần đặc biệt lưu ý khi nuôi koi Sanke là:

Luôn duy trì độ pH trong hồ nước từ 7 – 7.5. Nhiệt độ nước: 20 – 27 độ C. Hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5mg/l.

Cá Koi Sanke sinh trưởng và phát triển trong một hồ cá Koi có thể tích lớn hơn 1000 Gallon nước, nền tốt, ít các loại cây thủy sinh, bởi chúng sẽ phá cây, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước trong hồ. Cần một hệ thống lọc chuyên nghiệp để duy trì và phẩm chất của những con cá có chất lượng cao này.

Cá koi Sanke là loại cá đa sắc, vì vậy cần đặc biệt chú ý đến độ pH, thức ăn cho cá đúng chuẩn để cá có thể duy trì được màu sắc đẹp và rõ nét.

Cần thường xuyên theo dõi hồ cá, nếu phát hiện cá lười ăn, bơi chậm cần cách ly cá bệnh sau đó liên hệ đến các đơn vị có kinh nghiệm để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý kịp thời.

Thức Ăn Nuôi Cá Trắm Đen

Cá trắm đen nuôi từ 8 tháng đến 1 năm cho thu hoạch. Đàn cá lớn nhanh, giá bán trung bình khoảng 160.000 đồng cỡ 4 – 5kg/ con. Năng suất từ 10-11 tấn/ha cho lợi nhuận thu được trên 200 triệu đồng/ha. Có thể nói mô hình nuôi cá trắm đen đang là hướng đi nhiều tiềm năng cho bà con. Tuy nhiên để đạt năng suất như mong muốn, bà con cần nằm được thức ăn nuôi cá trắm đen cùng những kỹ thuật nuôi cá trắm đen cơ bản. Tổng hợp thông tin từ A đến Z được chúng tôi chia sẻ ở bài viết này.

1. Nuôi cá trắm đen trong ao nuôi

Chọn ao có diện tích từ 1000 – 3000m2. Đảm bảo nước có độ sâu của nước từ 2 – 2,5m. Ao nuôi thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Không gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài.

Bờ ao thiết kế chắc chắn, kè chắc đất. Đắp hết các lỗ hổng, hang hốc. Độ cao tối đa từ mặt nước tới bờ từ 0,5 – 0,6m.

Xung quanh bờ phát quang, không trồng cây to, bóng cây rậm rạp, tán che xuống dưới mặt nước, cản trở ánh sáng chiếu xuống mặt ao. Mặt khác, tán cây rậm, lá rơi xuống mặt ao thối rữa, gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển của nguồn thức ăn tự nhiên.

Do cá trắm đen cần lượng oxy cao hơn các giống cá khác nên để đảm bảo cá phát triển tốt nhất, bà con nên bố trí thêm máy phun mưa, trung bình 500m2 ao nuôi 1 máy. Như vậy sẽ tăng lượng oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước cho cá.

Đáy ao tạo phẳng, nghiêng khoảng 0,5 – 1 độ về một phía cho dễ thoát nước.

Trước khi thả cá từ 7 – 10 ngày, tháo cạn nước ao, dọn cỏ, rong rêu, phát quang bờ.

Nạo vét lớp bùn ở đáy ao. Chỉ để độ dày trung bình từ 15 – 20cm. Không nên để quá dày. Nếu là ao mới đào thì thì cần tạo lớp bùn ở đáy thích hợp, có thể giữ lại lớp bùn bề mặt.

Phơi đáy ao khoảng từ 3 – 4 ngày để khử trùng, tiêu độc ở đáy ao. Bà con có thể bón phân để gây màu nước. Đồng thời kích thích tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên, giảm phèn. Sử dụng 20 – 30kg/100m2. Nếu ao đã có lớp bùn tốt thì không cần bón phân.

Khi bơm nước vào ao, nên để lọc qua lưới mắt nhỏ để tránh tạp chất, cá tạp vào theo ăn tranh thức ăn của trắm đen.

Yêu cầu môi trường ao nuôi cá phải đạt các chỉ số sau:

2. Chọn giống và thả cá giống

Bà con nên mua giống ở nơi địa chỉ uy tín, đáng tin cậy. Chọn giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không xây xát, không bị dị tật. Đặc biệt không mang mầm bệnh gây hại.

Kích cỡ con giống từ 30 – 50g/con. Hoặc có thể chọn mua giống có kích cỡ lớn hơn, từ 200 – 300g/ con.

Nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số giống cá khác. Nhưng cần tránh lựa chọn những con ăn tranh mồi của trắm đen. Bà con có thể chọn cá chép, cá mè, cá rô đồng…

Trước khi thả cả, nên tắm cho chúng trong nước muối pha loãng nồng độ 2% (tức là 2kg muối ăn pha với 100 lít nước). Hoặc ngâm chúng trong kháng sinh 30 ppm khoảng 10 phút. Như vậy sẽ loại bỏ được mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh trên người cá.

Thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cho cả túi nilon đựng cá trong khoảng 10 phút để chúng thích nghi dần với môi trường nước. Sau đó mở miệng túi, cho cá bơi dần dần ra ngoài. Như vậy để chúng không bị sốc với nước ao nuôi.

3. Thức ăn nuôi cá trắm đen

Thức ăn nuôi cá trắm đen chủ yếu là ốc nhồi, ốc bươu, ốc sên, ốc vặn… Tuy nhiên không phải lúc nào lượng thức ăn này cũng phong phú. Do đó khi nuôi cá trắm đen thương phẩm, bà con cần chủ động sản xuất cám viên nổi nuôi cá bằng máy ép cám nổi thủy sản 3A. Phương pháp này giúp tiết kiệm từ 30 – 50% chi phí mua cám công nghiệp. Bà con cũng có thể chủ động lựa chọn, kiểm tra chất lượng, an toàn của thức ăn.

Hàm lượng thức ăn của cá trắm đen phải đảm bảo: 40% protein, 10% lipit ở giai đoạn nuôi cá giống. Còn giai đoạn nuôi cá thịt thương phẩm, hàm lượng protein là 35%, lipit là 7%.

Cám nổi tự sản xuất bằng máy ép cám nổi 3A có khả năng nổi trên mặt nước lâu, giúp cá dễ ăn, ăn hết, tránh lãng phí. Giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra cho ăn cám viên nổi cũng giúp bà con dễ dàng quan sát, điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý với sức ăn của cả đàn.

Bà con có thể chủ động sản xuất cám nổi thủy sản hàng ngày. Vì thế không cần dự trữ quá nhiều thức ăn, tránh ẩm mốc, nấm, vi khuẩn, thối rữa. Khi đó vứt đi sẽ vô cùng lãng phí. Còn giữ lại cho cá ăn thì tăng nguy cơ sinh bệnh ở cá.

4. Quản lý chăm sóc trắm đen

Duy trì mực nước trong ao nuôi có độ sâu từ 1,5 – 2m. Khi cá phát triển trên 2kg, mức nước trong ao trên 2m. Thay nước mới hàng tuần nếu nước đổi màu, nhiễm bẩn. Đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng nước cạn nhanh, bà con nên chú ý mực nước.

Định kỳ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cả đàn, mỗi tháng 1 lần. Lấy ngẫu nhiên mẫu số 30 con để tính khối lượng trùng bình cả đàn. Khi bắt cá kiểm tra, tiến hành nhẹ nhàng, không làm chúng bị trầy xước.

Giai đoạn chuyển mùa, cá trắm đen hay mắc bệnh nhất. Để tăng sức đề kháng cho chúng, bà con có thể bổ sung thuốc Tiên đắc liều lượng 100/ 50 kg cá/ngày. Đem phối trộn với thức ăn ép thành cám nổi cho ăn liên tục trong 3 ngày.

Nếu cá có dấu hiệu bị bệnh, tăng liều lượng lên gấp 5 lần, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.

5. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

Nguyên nhân do nguồn thức ăn kém chất lượng khiến chúng bị viêm và xuất huyết ruột.

Khi cá bị bệnh, cho chúng dùng kháng sinh Enrofloxacine trộn cùng với thức ăn với liều lượng 30-50mg/kg cá/ngày. Cho đàn cá ăn liên tục 5 ngày. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách dùng thêm vitamin C, liều lượng 1g/kg thức ăn. Cho trắm đen ăn 5-7 ngày 1 đợt.

Ngoài ra, cần chú ý đến nguồn thức ăn đầu vào. Đảm bảo sạch sẽ, không bị nấm mốc, ôi thiu, chất lượng thức ăn tốt.

Nguyên nhân do quá trình đánh bắt, vận chuyển khiến da cá bị sứt xát. Sau đó lại tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm, vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Dẫn đến mắc bệnh đốm đỏ.

Biểu hiện bị tuốt vảy, xuất huyết gốc vây, cơ thể chuyển màu tối, xuất huyết lỗ hậu môn, cá bơi kém, lờ đờ, chậm chạp.

Cách xử lý: dùng thuốc tương tự như với bệnh viêm ruột xuất huyết.

Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi. Đàn cá có dấu hiệu bỏ ăn, thiếu khí. Hoặc do trong môi trường nước sản sinh khí độc (vượt quá ngưỡng cho phép) khiến chúng bị ngạt.

Bà con dùng chế phẩm sinh học EM hoặc mật rỉ đường để cải tạo môi trường ao nuôi giảm khí độc. Mật rỉ đường được sử dụng phổ biến trong cải tạo môi trường ao nuôi tôm.

Ngoài ra, cần cung cấp kịp thời oxy cho nước, thay nước mới khi cần thiết.

Cá trắm đen phát triển nhanh. Nuôi từ 8 tháng đến 1 năm, đàn cá đạt kích cỡ trung bình từ 2,5 – 3,5kg/con. Cũng có những con vượt cỡ, đạt từ 5 – 6kg/con. Năng suất trung bình khoảng trên 10 tấn/ha/vụ.

Cá trắm đen được ưa thích chế biến các món lẩu, nướng… Do đó đánh bắt vào ngày nghỉ sẽ mang lại giá trị cao. Bà con có thể thu hoạch vào 30/4, 01/05, 02/09, ngày lễ tết cổ truyền…

Trước khi có thu hoạch cá 2 – 3 ngày, giảm lượng thức ăn. Ngày cuối dừng hẳn. Dùng vó/ lưới thu hoạch nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da.