Nguyên Nhân Cá La Hán Bị Xẹp Đầu / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Khi Đầu Cá La Hán Lép Xẹp ..

Rất nhiều người đã đổ tiền của, thậm chí vay mượn nợ để kinh doanh cá la hán, con cá cóá “dòng chữ Tàu” bên thân và khối u ngộ nghĩnh trên đầu, được xem như biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Kết quả, rất nhiều người bị lỗ vốn, trắng tay vì cá không chịu “lên gù”.

Cá la hán dòng King Kamfa được mua với giá 12.000 USD và cá la hán dòng KamalauAnh Kiều Văn Thanh, một sĩ quan quân đội về hưu cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nhiều lần bị thất bại do mua cá giống trôi nổi ngoài thị trường, anh Thanh tìm đến cơ sở Phước Bình Đăng để mua cá có bảo đảm nguồn gốc cho yên tâm, nhưng trong số 60 con anh mua về với giá 3,5 triệu đồng, chỉ có duy nhất 1 con “lên gù”. Bức xúc, anh tìm đến chủ cung cấp và đòi bồi thường, nhưng chỉ nhận được 30% số tiền mua cá bột gọi là “hỗ trợ rủi ro”. Đau khổ hơn là trường hợp anh Nguyễn Thanh Vân ở Bình Dương, nhận lời làm đại lý nuôi cá cho cơ sở Phước Bình Đăng. Gọi là “đại lý”, nhưng anh Vân phải bỏ toàn bộ tiền nhà ra để xây hồ, lắp đặt trang thiết bị, mua cá bột về nuôi. Tổng cộng chi phí hết hơn 120 triệu đồng và sau 3 tháng, toàn bộ đàn cá không có con nào “lên đầu”, số vốn bỏ ra coi như mất trắng.

Lỗi tại ai?

Quá bức xúc trước thiệt hại to lớn, hàng chục hội viên Chi hội cá La hán chúng tôi đã đồng ký tên vào đơn khiếu nại các nhân vật chủ chốt trong Ban chấp hành chi hội bán cá la hán bột cho hội viên với giá “cắt cổ” nhưng hiệu quả chẳng thấy đâu. Theo đơn trình bày của gần 15 người nuôi cá thất bại, họ đã mua cá bột với giá từ 50.000 – 300.000 đồng/con, cao hơn gấp nhiều lần ngoài thị trường. Qua nhiều lần họp giải quyết, chỉ có lò cá Phước Bình Đăng là chấp nhận hoàn trả 30% tiền mua cá.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Thanh – Chủ tịch Chi hội cá la hán chúng tôi nói: “Chúng tôi đã nói từ đầu là nuôi cá la hán thành công có xác suất, muốn hiệu quả cao thì phải có kinh nghiệm, kỹ thuật, và phải chịu nhiều lần thất bại. Những người đi khiếu nại hay kiện ra tòa chỉ là chuyện khôi hài, vì cá chúng tôi bán ra rất nhiều, ai thích thì mua, mà mua rồi đem trả chúng tôi cũng không biết được phải cá của mình hay không. Họ nuôi thành công đem bán có lợi nhuận thì im lặng, còn nuôi lỗ thì làm um sùm lên. Với tư cách là chủ tịch chi hội, chúng tôi chỉ hỗ trợ bằng cách hướng dẫn thêm kinh nghiệm, cho họ vài con cá miễn phí để học hỏi thêm kỹ thuật nuôi”.

Chị Võ Thị Trúc Mai, đại diện những người khiếu nại nêu ý kiến: “Tiền chúng tôi bỏ ra xem như mất rồi, nhưng chúng tôi muốn làm rõ chuyện này để hàng trăm, hàng ngàn người đang có ý định nuôi cá la hán phải cẩn thận và tìm hiểu kỹ khi bắt đầu nuôi”. Về phía Chi hội cá la hán chúng tôi nhiều hội viên cũng nêu ý kiến phải cải tổ lại hoạt động, các thành viên Ban chấp hành hiện nay chỉ quan tâm nhiều đến việc giao dịch, mua bán cá cảnh mà bỏ quên các tiêu chí hoạt động khác.

Quang Thuần

Cách Nuôi Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu Cá La Hán

Kinh nghiệm nuôi cá la hán lên màu

Có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá la hán, tuy nhiên trước một rừng thức ăn nhiều người e ngại không biết chọn lại nào tốt nhất. Với xu hướng thích màu tự nhiên vì vĩnh cửu người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo tự nhiên. Để có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

Nuôi cá la hán lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con), bạn có thể học cách nuôi bobo cho cá ăn để chung cấp thức ăn cho cá. Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

Lên màu cho cá trưởng thành

Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

Bằng thức ăn tươi

Tương tự như cách lên màu có thể áp dụng cho cách nuôi cá La Hán để lên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù.

Bằng cách thả cá mái

Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Bằng cách soi gương

Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Chúc ạn thành công với cách nuôi cá La Hán lên màu, lên đầu.

Nuôi Cá La Hán Thái Đỏ, Cách Kích Đầu, Kích Màu Mau Bung Đầu, Lên Màu Cá La Hán

Những điều cần biết cho người mới tập tọe chơi cá La hán

Cá la hán có nhiều loại, người chơi thường chú trọng nhất là đầu cá phải có gù lớn. Cá nhỏ rất khó nhận ra đẹp, xấu, do vậy, với người ít kinh nghiệm thì tốt nhất mua cá con ở thời điểm cá bằng hai ngón tay. Nên chọn cá có thân và miệng ngắn, vây vừa phải phù hợp tuổi cá, cá đực thường có vết đen trên vây lưng, tỏ vẻ hung dữ hơn…

Ngoài cách chăm sóc như trên, người nuôi bố trí thêm đèn màu góp phần kích thích cá lên màu. Cá sẽ lộng lẫy hơn khi có đèn chiếu sáng. Tốt nhất là đèn có màu hồng tím, có thể mở đèn suốt đêm hoặc tắt lúc bạn đi ngủ (mở 4 – 6 giờ/ngày, bắt đầu lúc 5 – 6 giờ chiều). Ngoài ra, có thể làm cá “sung” lên bằng cách đặt gương soi, cho ăn thêm cá xiêm mái…, và tùy vào túi tiền mua thêm thức ăn lên màu ở các tiệm bán cá. Có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên cần tránh loại có hóa chất làm cá bị triệt sản. Nhiều người cho cá ăn thêm trùn quế sẽ lên màu rất đẹp.

Vụ này không thể nói ngắn gọn được mà phải có đầu, có đũa.

* Diễn đàn có đăng bài nghiên cứu của một phóng viên về loại thuốc lên đầu cho cá la hán, nhưng “thuốc gì, mua ở đâu và sử dụng như thế nào?” Hai câu đầu đã được bật mí ở trên rùi, còn cách dùng thì theo mình đến như mấy tay hay xài thuốc cũng phải tự mò mẫm mà thôi. Nhiều khi dùng quá liều khiến cá lờ đờ như con ma, thậm chí toi luôn. Chích, ngâm hoặc trộn thức ăn, bạn chọn dùng cách nào cũng được tùy khả năng nhưng tốt nhất là sử dụng ít một, thấy ổn rồi mới dần dần tăng liều lên nha.

* Ngoài thuốc, nên kết hợp với những phương pháp truyền thống như chăm sóc, thức ăn, soi kiếng, kè mái .v.v… để đạt hiệu quả lên gù cao nhất.

Đây là hình ảnh bột của nó đây hehehe

khi còn nhỏ đầu thấy múp múp, lớn tí 2 hoặc 2,5 ngón đầu nhô lên tưởng ngon nhưng từ 2.5 ngón đến trưởng thành thì vẫn thế hihi. Bởi vậy King… trên thị trường mới có giá cao ngất ngưởng chứ em nào mà cũng lên đầu khi trưởng thành thì giá chắc bằng king lai hiện nay và nhiều người chơi lắm rồi

Ép size cá sẽ giúp đầu trông có vẻ phổng phao hơn so với bình thường. Cách làm cũng dễ, thay vì cho ăn 2-3 bữa/ngày thì rút xuống còn 1 bữa thôi. Cho ăn bằng thức ăn viên để dễ điều chỉnh liều lượng. Ép size (dưới 2 ngón) cũng giúp cá của bạn trông có vẻ còn “non”, nhiều châu và vẫn còn tiềm năng lên đầu. Coi chừng sơ sảy bể size thì chỉ có nước đem thả ruộng nha. Nếu cá của bạn mắt to, thân hình gầy ốm, nọng tóp, vây lưng và vây hậu môn dài ngoằng thì có nghĩa là bạn đã thành công rồi đó.

Kỹ năng chụp hình. Chụp hình con cá hơi nghếch lên hoặc hơi chúi xuống, đặc biệt là chụp từ phía sau sẽ khiến đầu cá hơi phổng phao lên một chút. Trên, thực tế có những góc chụp tốt hơn, khi quan sát một se-ri hình bạn sẽ nhận thấy điều này.

* Mục đích của tay tổ trên là tuyển chọn những con cá dĩa hương có tiềm năng, loại bỏ số còn lại cho đỡ tốn mồi. Nếu muốn kích châu cá nhà thì các bạn phải tự thử nghiệm bằng cách trộn vào thức ăn chứ không lẽ ngày nào cũng ngâm? Bằng không thì các bạn có thể dùng TOP nha, trong đó có sẵn thuốc rồi. Theo mình, ứng dụng tuyệt vời nhất là kích châu cá bột, cá mới bằng hột bắp đã châu bít bùng.

* Có mấy điều cần lưu ý: dùng thuốc quá liều sẽ gây vô sinh ở cá đực. Cũng cẩn thận đi găng tay đừng để thuốc thấm qua da hay đưa vô miệng kẻo “teo thằng tèo” nha. Ngâm hormon cũng khiến cho cá của bạn dẫu còn non mà vây lưng và vây hậu môn đã dài ngoằng như cá trưởng thành. Vụ này cũng dễ, chỉ dùng kéo sởn một nhát là xong, lần hồi nó cũng mọc lại thôi.

* Kích màu đỏ: dùng Carophyll hoặc tôm tép, cách này ai cũng biết rồi. Có lẽ các loại hormon như hCG sẽ giúp thêm được chút nữa (theo nguyên tắc căng da đỏ mặt)? Các bạn thử nha.

* Bản chất của châu là purine. Chất này có nhiều trong nội tạng động vật, chẳng hạn như tim bò. Nếu muốn làm cho châu dày lên thì có thể cho cá ăn nhiều món này nhưng không thể nhanh như hormon được đâu.

Cá La Hán du nhập vào Việt Nam với phong phú về chủng loại và đa dạng về màu sắc với những cái tên gây ấn tượng như Hoàng Kim, Rồng Đỏ, Rồng Xanh, Kim Hoa, Kingkamfa…Nói đến cá La Hán, nhiều người đã không ngần ngại nói rằng đó là một loài cá đẹp, mạnh mẽ và thật đáng để nuôi. Mỗi dòng cá đều có một đặc điểm riêng tuy nhiên thị trường và thú chơi La Hán hiện nay đang có nhiều biến động. Bạn có thể nuôi cá la hán trong hồ thủy sinh.

source: copywright from Internet

Tổn Tài Do Cá La Hán “Không Đầu”

Trong một thời gian ngắn, một thị trường cá la hán nổi lên với hàng ngàn cửa hàng ở chúng tôi Giờ đây, tỷ lệ cá la hán có đầu lại ít như vé số độc đắc khiến nhiều người vỡ mộng…

Từ chợ trời cá la hán

Đưa ông khách về nhà xem cá, S. buông một câu chắc nịch: “Cá bán ở chợ chỉ toàn cá dạt thôi, muốn cá đẹp phải về đây mới có”. S. khoảng 25 tuổi, một trong khoảng 30 – 40 tay chuyên mua đi bán lại ở chợ trời cá la hán trên đường Lưu Xuân Tín thuộc quận 5, chợ trời duy nhất từ trước đến nay của các loài cá kiểng.

Thượng vàng hạ cám, mà đa phần là “cám la hán” được bán ở đây. Có những con cá trông cũng có dáng, có vẻ, giá chỉ 50.000 – 70.000 đồng, đơn giản vì chúng đã có bệnh. Thậm chí, một chủ trại cá ở Bình Phước đã từng mua la hán cân ký ở đây, mỗi ký cá “không đầu” giá chỉ có 200.000 đồng!

Với những người như S. bán ở chợ trời chỉ là bán lẻ, không lời bao nhiêu, cái chính là phải kéo các mối mua sỉ. S. gạ ông khách về nhà để bán cả “cây” cá, mỗi “cây” 10 con cá bề ngang khoảng cỡ ba ngón tay, giá 220.000 đồng/con.

Buổi sáng ngày 24-8-2007. Một cuộc họp thường kỳ của Chi hội cá la hán chúng tôi bỗng biến thành một cuộc “biểu tình” của hơn 10 hội viên. Họ cùng kéo lên chi hội đòi các vị trong ban chấp hành giải quyết việc, các vị đã bán những đàn cá bột không đúng như những lời bảo đảm về chất lượng của các vị.

Số là khoảng bốn tháng trước, đa phần những hội viên là “nạn nhân của chi hội” như họ tự nhận, đều là dân mới vào nghề nuôi la hán. Họ đăng ký tham gia chi hội để được theo học những khoá đào tạo nuôi cá. Sau những khoá học, một số vị trong ban chấp hành đã giới thiệu những đàn cá mới ép hay mới nhập của mình cho các hội viên với những lời đảm bảo khá hùng hồn về tỷ lệ “lên đầu” (đầu gù) cá.

Trong đợt “chào hàng” thời điểm đó, ông Huỳnh Văn Phước, chủ lò cá Phước Bình Đăng, tổng thư ký chi hội, giới thiệu một đàn cá Nữ hoàng Kim Cương khoảng 2.000 con và được các hội viên chia nhau mua sạch. Chị Mai, một “nạn nhân” bị “dính” hơn 20 triệu vì mua cá của ông Phước, cho biết, trong số 510 con cá mua về nuôi với giá từ 40.000 – 70.000 đồng/con, chỉ có 11 con “lên đầu” so với tỷ lệ “50 – 60%, tốt là 70%” như lời ông Phước bảo đảm. Trong số những “nạn nhân” của ông tổng thư ký, có cả anh Long và anh Dương, hai người vốn đang làm cửa hàng chi nhánh cho Phước Bình Đăng.

Ngoài ra, hội viên có người “dính” 50 – 70 con, có người 100 con, sau khi nghe ông chủ tịch Chi hội cá la hán Phan Văn Thanh, chủ doanh nghiệp Đông Thanh chuyên nhập cá la hán, đợt ấy giới thiệu một đàn cá King Kamfa “chất lượng cao” mới nhập về. Anh Tiền, người đã mua 100 con King Kamfa của ông Thanh với giá 120.000 đồng/con, sau ba tháng “dú” cá, bán lại mỗi con giá… 5.000 đồng do chẳng con nào “lên đầu”! Anh Thế, ngoài chuyện mua 100 con King Kamfa của ông Thanh, còn mua thêm 50 con King Hoàng Đế (đã King mà còn Hoàng Đế!) của ông Hà Sĩ Liêm, phó chủ tịch hội, chủ cửa hàng Thập Bát La Hán, với giá “hữu nghị anh em trong hội” 220.000 đồng/con, kết quả cũng chẳng có con nào “lên đầu”…

Cái đầu u to, tròn đều, cân đối, châu chữ, màu sắc, vây kỳ… hoàn chỉnh, cá la hán sẽ có giá rất cao. Chính vì vậy mà đã có một vài cửa hàng dùng thủ thuật chích thuốc kích thích cho cá “lên đầu”

Cuộc họp giải quyết những vướng mắc rốt cuộc chỉ có hai người dự, ông Huỳnh An (Tư Chảy), phó chủ tịch chi hội, người đứng ra dàn xếp sự việc, hai là ông Phước Bình Đăng. Sau những tranh cãi căng thẳng, cuối cùng sự việc được dàn xếp theo hướng “hốt nước đã đổ”: ông Phước sẽ hoàn 30% số tiền các hội viên đã bỏ ra hoặc 50% số cá bột mới bù lại số cá mua. Các hội viên, tuy buộc lòng chấp nhận nhưng vẫn còn ấm ức. Họ nói: “Chúng tôi đã sợ thị trường bên ngoài, tin tưởng chi hội mới mua, ai dè…”. Ông Phước thì phân trần: “Do công nghệ lai tạo là tự nhiên, không như Malaysia, Thái Lan nên chẳng thể kiểm soát được tỷ lệ “lên đầu””.

Đổ vỡ vì cá không chịu… “lên đầu”

Chị Mai cho biết, số tiền thua lỗ của chị trong chuyện nuôi la hán đã vượt hơn một trăm triệu đồng. Không chỉ có vướng ông Phước Bình Đăng, trước đó chị cũng đã “thua trắng” trong mấy đợt hàng King Kamfa mua ở cửa hàng Phượng Hoàng La Hán. Qua lời giới thiệu về “uy tín” của cửa hàng trên một tờ báo chuyên về cá kiểng, chị tin tưởng tìm đến đặt mua. Trong một đợt hàng trị giá 26 triệu, đích thân ông Phạm Phước Hoàng, chủ cửa hàng, đem đến nhà chị và bảo đảm với chị rằng cá sẽ “lên đầu” với tỷ lệ lên tới 80%. Cho đến khi cá không “lên đầu”, chị đòi lại tiền như thoả thuận “bảo hành” thì ông Hoàng chỉ “ném” lại cho chị hai triệu đồng, sau đó thì “bặt vô âm tín” đối với chị.

Chích thuốc kích dục cho… “lên đầu”

Một con cá Nữ hoàng Kim Cương bột giá 55.000 đồng, khi “lên đầu”, đẹp mã, chỉ cỡ ba ngón tay thôi giá đã ở mức vài triệu đồng. Một con King Kamfa lên đầu cỡ đó giá cả ngàn đô. Cái đầu u to, tròn đều, cân đối, châu chữ, màu sắc, vây kỳ… hoàn chỉnh, cá la hán sẽ có giá rất cao. Chính vì vậy mà đã có một vài cửa hàng dùng thủ thuật chích thuốc kích thích cho cá lên đầu, nổi sắc, hầu dễ dàng “hét” giá bán.

Một nhân viên đã từng làm cho một cửa hàng bán cá la hán cho biết, loại thuốc mà các “bác sĩ” vô lương chích cho cá chính là thuốc kích dục cho cá giống mau sinh sản ở các tỉnh miền Tây. Khi chích, nếu cá chịu đựng được, khoảng một tuần sau cục u trên đầu sẽ nổi to hơn, màu sắc cá nổi bật, sáng rõ, nhưng bộ phận sinh dục sẽ lồi ra, cá không linh hoạt mà lờ đờ, tuổi thọ khá lắm chỉ kéo dài thêm một hai tháng…

Nghe người nhân viên này nói về mức lợi của các cửa hàng có “thương hiệu” mới thấy khủng khiếp. Các chủ cửa hàng thường đi “săn” những đàn cá “thương hiệu nội” vẫn còn được chuộng như Nữ hoàng Kim Cương, Kim Cương Xanh ở những người nuôi rải rác trong “dân gian”, giá mỗi con thường chỉ 1.000 – 2.000 đồng/con. Khi về cửa hàng, họ bán 55.000 – 90.000 đồng/con. King Kamfa thường lấy ở một vài nguồn chuyên nhập, giá cỡ 180.000 đồng, khi bán 400.000 – 500.000 đồng, chưa kể họ còn tách riêng một số con đẹp bán giá 1,2 – 1,4 triệu đồng một con.

Lợi nhuận quá cao trong nghề nuôi là lý do vì sao nhiều người nhảy vào sản xuất kinh doanh và “chết” vì la hán. Và sông Sài Gòn đã có thêm giống cá rô phi mới – cá la hán, bởi đã có khá nhiều người nuôi la hán thất bại, thừa nhận là đã lén đem thả cá xuống sông như để giũ bỏ những “của nợ”…