Nguyên Nhân Cá Bảy Màu Bị Nấm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cá Bảy Màu Bị Nấm

Nấm là 1 bệnh thường gặp nhất ở cá 7 màu, nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị rất đơn giản nếu không sẽ rất khó chữa. Cá bị bệnh này thường sẽ bỏ ăn dẫn đến bị teo bụng. Thậm chí nếu không kịp thời phát hiện và cách ly các cá thể mang bệnh đầu tiên, NẤM sẽ lây lan ra cả hồ cá và cả đàn cá đó sẽ mắc bệnh.

Dấu hiệu cá 7 màu bị nấm

Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể

Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi

Vây cá, tay bơi bị ăn mòn

Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ

Nguyên nhân & Cách trị cá bảy màu bị nấm

Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc cá của bạn bị nấm, mặc dù trước đó cá vẫn rất khoẻ mạnh, nước của bể nuôi cũng rất tốt. Khi bạn đi mua cá thêm để thả vào bể của mình, do cá ở các tiệm cá cảnh không được khoẻ và đã mang sẵn mầm bệnh nên khi bản thả cá mới mua về vào bể nuôi của bạn, mầm bệnh từ chúng sẽ dần lây sang những chú cá của khoẻ mạnh. Chỉ vài ngày sau khi thả cá mới mua về, cả đàn cá của bạn sẽ bị lây bệnh và từ từ chết dần. Cá bảy màu bị nấm chết khá nhanh do nấm lây lan và phát triển nhanh. Nấm có thể ăn vây và tay bơi của cá. Chỉ khoảng 3 4 ngày là cá có thể bị chết.

Khi bạn mua cá mới về bạn nên để riêng cá vào 1 bể nhỏ hay 1 chậu nhỏ 1, 2 ngày rồi mới cho vào bể cũ của mình. Trong thời gian này bạn theo dõi xem cá có bị bệnh gì không để chắc chắn không mang mầm bệnh vào bể nuôi cá của mình. Nước của bể nhỏ hay chậu để thả cá bạn nên sát trùng nước bằng một ít muối, tetra nhật hoặc xanh metylen để sát trùng cá nếu có mầm bệnh. Không nên giữ lại nước từ tiệm cá bởi tỉ lệ nước này mang mầm bệnh rất cao.

Nguồn thức ăn mang mầm bệnh

Thường xảy ra khi người nuôi cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, … do các loại thức ăn này thường được lấy từ những nơi mang nhiều mầm bệnh nên khi cho cá ăn, không may cá sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Cá rất hay bị nấm nếu bạn cho cá ăn trùn chỉ hoặc bobo mà chưa được xử lý kỹ trước khi cho ăn.

Để phòng tránh bệnh nấm ở cá nói chung, cá 7 màu nói riêng thì việc xử lý thức ăn tươi sống rất quan trọng

Hoặc bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn ăn liền dễ bảo quản, không bệnh tật mà cá vẫn đủ chất cũng là 1 giải pháp rất tốt. Các loại Bobo bạn nên cho ăn hết trong ngày và chạy sục khí mạnh để giữ bobo sống được lâu.cám cá cao cấp trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại để bạn lựa chọn

Dư thừa thức ăn trong bể tạo điều kiện cho nấm phát triển lây bệnh cho cá

Người nuôi cá chưa có kinh nghiệm thường để xảy ra tình trạng dư thừa nhiều thức ăn rất dễ làm nước bị bẩn, tạo điều kiện cho nấm phát triển nếu chìm dưới đáy bể nuôi. Cá chỉ cần tiếp xúc hoặc đi qua là vi khuẩn nấm có thể bám vào vây cá và làm cá bị nhiễm bệnh. Cá loại thức ăn tươi sống có thể thừa 1 chút không phải là vấn đề lớn lắm.

Cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ để cá có thể ăn hết trong 5 – 10 phút. Không nên để thức ăn thừa qua đêm điều này rất dễ tạo nấm và gây bùng phát mầm bệnh trong bể nuôi của bạn. Trong bể nuôi nên có 1 vài cành rong hoặc để giúp bạn xử lý các chất thải và thức ăn thừa trong bể.

Không hút cặn bể và thay nước định kỳ

1 trong những nguồn mầm bệnh và gây cho cá ngộ độc ammonia phổ biến nhất đến từ cặn và các chất thải trong bể quá nhiều. Nấm rất dễ làm ổ bệnh trong những nơi không được vệ sinh sạch trong bể. Nước cũ, không được thay thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây hại cho cá.

Thời gian để hút cặn và thay nước định kỳ cho các bể cá mini là khoảng 3 – 4 ngày 1 lần. Đối với các bể lớn nuôi ngoài trời bạn có thể thay nước 1 tuần một lần. Mỗi lần thay nước bạn nên thay từ 20 – 30% lượng nước trong bể. Việc có 1 lượng nước mới trong bể sẽ giúp bể của bạn sạch hơn, làm chất lượng nước tốt hơn, ổn định hơn và cá của bạn cũng lớn nhanh hơn nữa. Nếu để ý bạn sẽ thấy sau mỗi khi thay nước các chú cá của bạn sẽ năng động hơn, ăn nhiều hơn và lớn nhanh hơn nữa. Mỗi lần thay nước mới bạn có thể châm thêm 1 ít vi khuẩn cộng sinh để làm ổn định hệ vi sinh trong bể, hệ vi sinh này sẽ giúp xử lý các chất thải trong bể hiệu quả .

Mật độ cá quá lớn, hệ vi sinh trong nước không thể xử lý hết các chất thải của cá từ đó gây bùng phát bệnh nhanh chóng

Thời tiết lạnh đột ngột

Nhiệt độ đột ngột thấp dẫn đến vi khuẩn nấm phát triển nhanh.

Về nhiệt độ của bể cá, bạn nên chú ý giữ ổn định trong khoảng từ 25- 28 độ C. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể dùng máy sưởi bể cá để cá 7 màu được điều hòa thân nhiệt và tránh bị lạnh.

Cá Bảy Màu Bị Nấm Và Cách Chữa Trị

Một trong những bệnh phổ biến và hay gặp nhất của những người là cá bị nấm. Nấm xảy ra khá thường xuyên nếu như bạn mới nuôi cá và không có kinh nghiệm trong việc nhận biết cá bị bệnh sớm. Nấm có thể xảy ra cả với những người nuôi cá bảy màu có nhiều kinh nghiệm nếu như chủ quan. Chỉ cần bỏ bê cá một vài ngày sau khi mắc bệnh, cá bảy màu bị nấm có thể bị chết và nếu có khỏi thì cũng rất khó để trở lại được như tình trạng lúc ban đầu.

Nhận biết cá bảy màu bị nấm

Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể

Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi

Vây cá, tay bơi bị ăn mòn

Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ

Nguyên nhân và giải pháp chữa cá bảy màu bị nấm

Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc cá của bạn bị nấm, mặc dù trước đó cá vẫn rất khoẻ mạnh, nước của bể nuôi cũng rất tốt. Khi bạn đi mua cá thêm để thả vào bể của mình, do cá ở các tiệm cá cảnh không được khoẻ và đã mang sẵn mầm bệnh nên khi bản thả cá mới mua về vào bể nuôi của bạn, mầm bệnh từ chúng sẽ dần lây sang những chú cá của khoẻ mạnh. Chỉ vài ngày sau khi thả cá mới mua về, cả đàn cá của bạn sẽ bị lây bệnh và từ từ chết dần. Cá bảy màu bị nấm chết khá nhanh do nấm lây lan và phát triển nhanh. Nấm có thể ăn vây và tay bơi của cá. Chỉ khoảng 3 4 ngày là cá có thể bị chết.

Nguồn thức ăn mang mầm bệnh: trường hợp này xảy ra khá phổ biến đối với những người nuôi cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, … do các loại thức ăn này thường được lấy từ những nơi mang nhiều mầm bệnh nên khi cho cá ăn, không may cá sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Cá rất hay bị nấm nếu bạn cho cá ăn trùn chỉ hoặc bobo mà chưa được xử lý kỹ trước khi cho ăn.

Dư thừa thức ăn trong bể tạo điều kiện cho nấm phát triển lây bệnh cho cá: Nguyên nhân này xảy ra khá nhiều với những người nuôi cá chưa có kinh nghiệm do bạn cho ăn quá nhiều lượng cá có thể ăn được. Các loại thức ăn giàu protein như cám rất dễ làm nước bị hỏng, hoặc tạo điều kiện cho nấm phát triển nếu chìm dưới đáy bể nuôi. Cá chỉ cần tiếp xúc hoặc đi qua là vi khuẩn nấm có thể bám vào vây cá và làm cá bị nhiễm bệnh. Cá loại thức ăn tươi sống có thể thừa 1 chút không phải là vấn đề lớn lắm.

Không hút cặn bể và thay nước định kỳ: 1 trong những nguồn mầm bệnh và gây cho cá ngộ độc ammonia phổ biến nhất đến từ cặn và các chất thải trong bể quá nhiều. Cặn bể hay phân dư thừa nhiều trong bể cũng làm cho bể nuôi của bạn không được đẹp mắt và gây ức chế khi ngắm cá nữa. Nấm rất dễ làm ổ bệnh trong những nơi không được vệ sinh sạch trong bể. Nước cũ, không được thay thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây hại cho cá.

Không tách những chú cá bệnh ra để chữa trị dẫn đến lây bệnh cho cá đàn cá: Có thể vì 1 nguyên nhân nào đó không rõ ràng dẫn đến có 1 vài chú cá trong bể nuôi của bạn tự nhiên bị mắc bệnh. Việc tách riêng những chú cá này ra chữa bệnh rất quan trọng trong việc hạn chế mầm bệnh, đặc biệt là bệnh nấm vì chúng có thể bùng phát rất nhanh. Nấm lây lan rất nhanh, cá đàn cá của bạn có thể bị lây sau 2 – 3 ngày từ 1 cá thể bị bệnh trong bể.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

Nguyên Nhân Cá Bảy Màu Bỏ Ăn Và Giải Pháp

có thể là triệu trứng đầu tiên của nhiều vấn đề về bệnh hay nước của bạn có vấn đề. Việc phát hiện sớm nguyên nhân và có những giải pháp sớm để cho cá ăn trở lại sẽ giúp tình trạng của cá khá hơn và tránh cá bị chết. sẽ chia sẻ với bạn 1 số kinh nghiệm của mình hy vọng bạn sẽ có được những kinh nghiệm bổ ích.

Thức ăn thừa trong bể mặc dù lượng thức ăn cho cá vẫn như bình thường

Cá bị gày đi thấy rõ, bụng bị hóp lại không còn phình to ra như khi ăn đầy đủ

Nước có dấu hiệu hơi đục, có thể có bọt, váng trên mặt nước gần chỗ sủi

Một số cá bơi lờ đờ trên mặt nước, có vẻ không còn linh hoạt như bình thường

Nước hơi có mùi tanh, hơi đục,

Một số cành rong, cây thuỷ sinh bám bụi, thức ăn cho cá nhiều

Cho cá ăn quá nhiều dẫn đến cá ăn no không thể ăn thêm được nữa. Cá bảy màu là loại cá nhỏ, chúng không thể ăn được quá nhiều nếu như bạn thả vào bể lượng thức ăn quá lớn so với lượng mà chúng có thể tiêu thụ được.

Không thay nước thường xuyên, dẫn đến nồng độ ammoni trong nước cao, cá bị ngộ độc và bỏ ăn. Quá trình diễn ra từ từ, khi bạn thấy rõ các biểu hiện thì nó đã quá muộn rồi. Cá khi được phát hiện đã bỏ ăn 1 thời gian và có dấu hiệu bị bệnh tật rồi và khó có thể hồi phục.

Cho thức ăn quá hạn, thức ăn tươi sống bị chết. Một số trường hợp các bạn cho cá ăn các loại thức ăn đã quá hạn sử dụng, thức ăn bảo quản không tốt, thức ăn tươi sống nhưng để bị chết… Khi cho cá bảy màu ăn các loại thức ăn này cá có thể sẽ bị ngộ độc thực phẩm có thể bị chết, hoặc bỏ ăn ngay trong ngày. Nếu không phát hiện kịp thời cá có thể bị chết rất nhanh.

Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ nuôi cá bảy màu thích hợp nhất là từ 22 – 28*C. Nhiệt độ nước có thể xuống thấp 1 chút nhưng không được xuống quá 13*C, không cao quá 32*C, quá mức này trong thời gian dài vài ngày cá có thể dần bỏ ăn và bị chết do nhiệt độ quá mức chịu đựng của cá.

Giải pháp khi cá bảy màu bỏ ăn

Cho cá ăn đúng cách: Cho cá ăn với 1 lượng vừa phải, ko quá ít không quá nhiều. Lượng thức ăn hợp lý là lượng thức ăn mà cá có thể ăn hết trong 5 – 10 phút. Không cho cá ăn trong 1 2 ngày sẽ không làm cá chết mà chỉ khiến cá bị đói chút, nhưng việc cho cá ăn quá nhiều làm hỏng nước.

Thay nước định kỳ khoảng 2 lần/ 1 tuần. Mỗi lần thay nước chỉ cần thay từ 25 – 30% là đủ. Việc thay một phần nước trong bể sẽ giúp tái tạo lại hệ vi sinh, loại bỏ các chất thừa và có hại trong bể nuôi giúp cá có môi trường tốt để sinh trưởng và phát triển.

Kiểm tra nhiệt độ của bể nuôi. Bể nuôi cá nên được đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ ổn đinh, và không nên để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bể nuôi. Mùa đông bạn nên có sưởi cho bể cá của mình. Mức nhiệt độ phù hợp nhất cho bể cá mùa đông bạn nên set thanh sưởi từ 22 – 24*C.

Các loại thức ăn tốt nhất cho cá bảy màu

Ấu trùng artemia mới nở. Loại thức ăn tốt nhất cho cá bảy màu. Ấu trùng artemia mới nở kích thích cá ăn, giúp cá lên màu đẹp và căng vây.

Là loại cám tốt nhất và tiện dụng nhất cho cá bảy màu hiện nay. Cám có mùi thơm, kích thích khẩu vị của cá, giúp cá lên màu đẹp và đủ chất dinh dưỡng.

Cám Nhật B1: Là phiên bản nhỏ hơn của cám Nhật B2. Cám có dạng hạt mịn chuyên cho cá mới đẻ, cá con ăn.

Cám Thái 3/5

Giun (Trùn chỉ)

Các loại thức ăn lá, thức ăn viên

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

Cách Để Nhân Giống Cá Bảy Màu

Cách Để Nhân Giống Cá Bảy Màu

Cá bảy màu có màu sắc đẹp mắt, gương mặt đáng yêu và dễ chăm sóc. Bạn còn mong đợi điều gì hơn nữa ở một chú cá? Nếu muốn có một bể cá đầy những chú cá nhỏ xinh đẹp này, bạn nên học cách nhân giống cá và chăm sóc lũ cá bột xinh xinh của chúng.

Lưu ý về số lượng cá muốn nhân giống, màu sắc và hình dáng đuôi của từng con cá. Nếu bạn chọn hai con cá có cùng màu để nhân giống, lũ cá bột sẽ có cùng kiểu màu như cá bố mẹ. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho hình dạng vây cá.

Số lượng cá: Nói chung, bạn sẽ cần chọn một cá đực và hai hoặc ba cá cái để nhân giống. Nếu chỉ có một cá đực và một cá cái, cá đực thường trở nên hung hăng đuổi theo cá cái quanh bể. Nếu tỷ lệ cá đực và cá cái là 1:3, sự quan tâm của cá đực sẽ được chia sẻ cho ba cá cái, nhờ đó cá cái cũng được giảm áp lực.

Kiểu màu: Cá bảy màu có một số kiểu màu sắc cơ bản, bao gồm Wild (màu xám hoặc màu ô liu), Albino (màu sáng hoặc trắng, mắt đỏ), Blonde (màu sáng chấm đen) và Blue (màu xanh dương óng ánh).

Hình dáng đuôi: Hình dáng đuôi của cá bảy màu có thể có nhiều dạng, từ kiểu vây đuôi tròn cho đến vây hình kiếm. Đuôi cá bảy màu có nhiều hình dáng và kích thước, nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng Delta (hình tam giác rộng), dạng Fantail (hình quạt) và Round tail (hình tròn nhỏ).

Chuẩn bị bể. Buồn một nỗi là cá bảy màu có thể quay sang ăn thịt lẫn nhau, do đó bạn cần phải cung cấp những nơi trú ẩn cho cá bột sau khi chúng ra đời. Cá bột bảy màu thường ở dưới đáy bể, vì vậy bạn nên dùng các loài thực vật thấp trong bể để che chắn cho chúng. Bạn cũng cần một số cây cao hơn để cho lũ cá bột khỏe mạnh có thể ẩn nấp khi bơi lên trên.

Rêu Java, còn gọi là rêu cá đẻ, là nơi trú ẩn tốt cho cá bảy màu bột.

Điều chỉnh bể cá theo nhu cầu của cá. Duy trì nhiệt độ nước trong khoảng 25-26 độ C khi thả chung cá đực và cái trong bể. Trước khi thả cá vào bể nhân giống, bạn cần mua thức ăn cho cá có giá trị dinh dưỡng cao để hỗ trợ chúng sinh sản.

Nếu không thể có mặt khi cá đẻ, bạn cần đảm bảo cung cấp cho cá bột nhiều cây thủy sinh để ẩn náu.

Cho cá bột ăn đúng loại thức ăn. Cá bảy màu con ăn tôm nước mặn, giun trùn cám hoặc thức ăn dạng vảy xay nhuyễn. Chúng cần ăn 2 bữa mỗi ngày. Cá bảy màu thích ăn cả thịt và rau. Bạn nên cho cá bảy màu thức ăn rau dạng vảy và thức ăn dạng vảy thông thường. Nhớ rằng cá bột còn rất nhỏ, do đó nếu bạn cho cá ăn quá nhiều, thức ăn thừa trong nước có thể khiến cá bột bị bệnh, thậm chí giết chết cá.

Cá bột mới đẻ cần được cho ăn tôm nước mặn để có thể phát triển tốt nhất. Nếu muốn khoản đãi cá bảy màu, bạn hãy cho một chút rau bina luộc vào bể cá.

Chuyển cá con sang bể thông thường khi chúng đã đủ lớn. Khi cá bột đã đạt kích thước thích hợp hoặc được một tháng rưỡi đến hai tháng tuổi để có thể tự vệ, bạn có thể thả chúng vào bể thông thường với những con cá không có tính hung hăng, bán cho các cửa hàng cá cảnh hoặc tặng bạn bè.

Cách làm thức ăn cho cá bột

Bỏ thức ăn cá dạng viên/dạng vảy vào túi ni lông có khóa kéo.

Nghiền cho đến khi thức ăn cá biến thành bột mịn.

Cho cá ăn một lượng nhỏ.

Trộn chung các loại thức ăn khác nhau có hàm lượng protein cao.

Nếu thức ăn quá to, cá bột sẽ không ăn. Trong trường hợp đó, bạn nên mua thức ăn dành riêng cho cá bột.

Nhúng tăm vào nước, sau đó nhúng vào bột thức ăn rồi nhúng lại vào nước.

Lời khuyên

Nếu cá đực không chịu thụ tinh cho cá cái, bạn hãy thử thả một con cá đực khác vào lọ và đặt cạnh bể cá nhân giống. Điều này sẽ kích thích cá đực giao phối khi nó thấy có đối thủ cạnh tranh. Nếu cũng không có tác dụng, có lẽ bạn phải chọn con cá đực khác để nhân giống.

Thử ghép đôi những con cá đực và cá cái có màu sắc và hình dạng vây đặc biệt mà bạn thích để đảm bảo cá bột có ngoại hình như bạn mong muốn.

Không thả nhiều loài cá khác nhau chung với cá bảy màu, chúng sẽ gây căng thẳng cho các cặp cá đang sinh sản và ăn hết những con cá bột mà chúng nhìn thấy.

Đem tặng hoặc bán cá bảy màu bột nếu bạn có quá nhiều cá bột trong bể; nếu không, chúng sẽ không lớn lên được và sẽ ăn đuôi của nhau.

Cố gắng không để bể cá quá chật chội, vì khi đó cá sẽ bị stress, hung hăng và có thể tấn công những con cá khác.

Sử dụng 2 bể riêng biệt, một dành cho cá trưởng thành, và một dành cho cá bột (chờ cho đến khi cá bột đạt kích thước khoảng 1,2 cm mới thả vào bể kia).

Nếu cá cái đẻ, bạn cần chuyển cá mẹ sang bể khác; nếu không, có thể cá mẹ sẽ ăn cá con.

Chọn sẵn bể có kích thước thích hợp cho cá bột trước khi cho cá sinh sản.

Không kiểm tra cá quá thường xuyên để tránh gây căng thẳng cho cá và chúng sẽ không đẻ.

Đặt một chai nhựa để giữ an toàn cho cá bột trong bể cá. Cho thức ăn vào trong chai để chúng bơi vào ăn.

Thử cho thêm cỏ thủy sinh hoặc đặt ống an toàn trong bể cá.

Cố gắng dùng hai bể nhân giống cá nếu bạn áp dụng phương pháp này. Một bể dành cho cá bột, một bể cho cá cái đẻ.

Cảnh báo

Nếu cá đực quá hung hăng với cá cái, bạn có thể thử tạo thêm nhiều chỗ ẩn nấp cho cá cái, chẳng hạn như cây giả và những chỗ trú ẩn nhỏ. Nếu cá đực vẫn hung hăng và không giao phối, bạn cần loại bỏ con cá đó, vì đây là đặc tính xấu về sinh sản (hành vi hung hăng không phổ biến ở cá bảy màu) và có thể gây hại cho cá cái.

Những thứ bạn cần

Bốn bể cá: Một bể cỡ 30 lít để nuôi cá đực trưởng thành, một bể 30 lít nuôi cá cái trưởng thành, một bể 60 lít để nhân giống và một bể cỡ 45-60 lít dành cho cá bột

Máy sưởi, nhiệt kế và máy lọc nước nhẹ cho mỗi bể

Tôm nước mặn sống hoặc đông lạnh, giun trùn cám, thức ăn cá dạng vảy xay nhuyễn, trùng cỏ, hoặc thức ăn dành riêng cho cá bột

Cây (cây thủy sinh và/hoặc cây giả)

Vợt nhỏ

Dụng cụ vệ sinh bể cá

Vỏ sò là có thể dùng làm nơi trú ẩn tốt cho cá bột nếu bạn không muốn tốn tiền mua

Nguồn: Tiki chúng tôi

Đây là những kiếng thức Guppy Nhật Minh tìm hiểu trên internet. Nếu có gì không đúng mong quý khách hàng thông cảm.

Và Mong các bạn đóng góp ý kiến để Guppy có thêm nhiều kiến thức để chia sẽ với mọi người hơn.

Chân thành cảm ơn quý khách hàng đã dành thời gian đọc tìm hiểu.