Mua Cá Cảnh Nước Mặn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Nuôi Cá Cảnh Nước Mặn

Nuôi cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển) có thể dùng nguồn nước biển tự nhiên hoặc nhân tạo, tuy nhiên trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật, khoáng chất tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được.

Các cảnh nước mặn có các chủng loại đa dạng, màu sắc và hình dạng phong phú trông thật đẹp mắt. Khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết phải chọn con to khỏe. Cá khỏe mạnh trước hết có màu cơ thể sáng, bơi nhanh, mang nở ra tự do, vây khỏe, biết tranh nhau ăn. Ngoài ra, các nước mặn trong lúc vớt và trong quá trình vận chuyển cơ thể có thể có một số chỗ bị tổn thương, như rụng vẩy, vây không hoàn chỉnh, hoặc do áp suất giảm mà không được khỏe, có những tổn thương với những mức độ khác nhau trong nội tạng, biểu hiện ở chỗ: bơi lội bất thường và biếng ăn. Nếu trên da có những đốm trắng như hạt gạo hoặc da đong máu, rách vây… đều là những cơ thể bệnh hoạn, không nên chọn.

Khi chọn mua cá nước mặn, nên chú ý: loại nào có thể hoặc không thể nuôi chung với nhau.Các loại cá có hình dáng nhỏ không thể nuôi chung với loại cá có hình dáng to, các loại cá tính tình hung hăng không thể nuôi chung với loại cá có tính ôn hòa. Nếu nuôi san hô, hải quỳ… trong bể cá nước mặn có thể chọn mua các loại cá thuojc họ miễng sành chum, cá hề, cá quy xanh, cá ba đốm trắng, cá chiêm đốm sọc … Đừng chọn mua cá ông tiên, cá điệp, cá mỏ vẹt … vì các loài cá này ăn san hô, hải quỳ và chúng sẽ phá hoại cảnh vật trong bể cá. Khi mua cá nên nhờ người bán tư vấn các loại cá có thể cùng sống hòa đồng với nhau trong cùng một bể. Số lượng cá nuôi trong bể nước mặn không nên quá nhiều, thường thì theo kích thước lớn nhỏ trong bể cá mà tăng giảm số lượng cá cho hợp lý, ví dụ mỗi con cá biển dài chừng 10cm thì nên có 50l nước cho chúng, như vậy cá không phải chen chúc.

Trong vận chuyển thường sử dụng túi nilon với mật độ thấp. Nilon cũng phải khá dày, theo quy cách thì dày 55×4,5cm, 45x25cm, 45 x 15cm… Khi sử dụng túi 2 lớp nilon, giữa 2 lớp nên lót thêm giấy hoặc nilon màu đen để che nắng và đảm bảo yên tĩnh, vừa làm dày thêm bao bì phòng vỡ túi khi bị vây cá đâm thủng, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển.

Số lượng cá trong mỗi bao có từ 1-2con, nhiệt độ nước trong túi lúc vận chuyển không thể dưới 25 độ C. Khi vận chuyển cá vào mùa đông nên có túi chườm nóng vào thùng đựng đồ để giữ ấm, tốt nhất nên mua vá vào thời điểm những tháng mùa hè hoặc mùa thu. Đối với những động vật không xương như trùng ống, san hô… có thể lấy bong thấm nước mặn và gói riêng từng lớp, sai đó bỏ chung vào 1 bao nilon, bơm đầy dưỡng khí trước khi vận chuyển đi nơi khác. Những cá cảnh nước mặn mới được bỏ vào cần phải tiến hành kiểm dịch bằng thuốc, thường được sử dụng bằng cách cho cá tắm nước ngọt và cách tắm đồng sunfic ngâm 1 vài giây đến vài phút. Trong 1 -2 tuần đầu nuôi nên quan sát kỹ các hiện trạng trên cơ thể cá và độ sạch sẽ bên ngoài để có thể xác định được thời gian cho cá ăn lần 1. Nếu cơ thể cá khỏe mạnh, hoạt động bình thường, có thể cho cá ăn sau 1 tuần. Trước hết cho ăn thức ăn biển, hợp khẩu vị, dần dần cho ăn thức ăn có nguồn gốc địa phương tương đối dễ mua. III. Nguồn nước

Nuôi cá cảnh biển có thể dùng nguồn nước biển tự nhiên hoặc nhân tạo, tuy nhiên trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật, khoáng chất tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được. Đại đa số các tiệm cá cảnh đều bán nước biển nhân tạo. Cách nhận biết nước biển nhân tạo là độ mặn nằm trong khoảng 20 phần ngàn, và khi nuôi được 3-4 tháng thì đáy hồ đóng những lớp đen (dùng tỷ trọng kế để đo độ mặn). Khi nuôi cá bằng nước biển nhân tạo sẽ xuất hiện rêu màu xanh rất nhiều. Nước biển khi mua về trước tiên phải để lắng những chất bẩn trong nước đồng thời phải cắm máy lọc liên tục ít nhất trong 5 ngày để lọc sạch nước, đồng thời tạo thời gian cho vi sih vật phát triển

(Chú ý: không nên thả cá vào bể nước mới vì dễ làm cá mắc các bệnh thủy nấm).

Bệnh Nấm Trắng Cá Biển, Cá Cảnh Nước Mặn

Bệnh nấm trắng cá biển, cá cảnh nước mặn, Bài viết này lấy cảm hứng sau nhiều lần ngu dại mới vỡ lẽ ra nhiều điều, cũng có thể coi là kinh nghiệm và mang tính chất tham khảo. Bài viết bao gồm 50% từ tài liệu thu thập, 10% từ kinh nghiệm thu thập, 35% từ kinh nghiệm thực tế, và 5% là … chém gió.

Trong bài viết có cả những câu từ mang tính chất kích động nên mong rằng trước khi đọc mọi người chuẩn bị sẵn tâm lí và có đọc tiếp hay ko thì tùy mọi người. Thanks !!!

Ich là tên gọi chung cho các bệnh do nhiễm khuẩn/kí sinh trùng, và Marine là để phân biệt giữa nước mặn với nước ngọt. Marine Ich là 1 trong 2 loại bệnh phổ biến nhất trong nước mặn. Và bệnh phổ biến và thường gặp nhất trong nhóm Ich là bệnh nấm trắng do kí sinh trùng có tên Cryptocaryon irritans gây ra.

I. Các dấu hiệu của bệnh

– Cá có biển hiện cọ mình vào đá, cát (cá khó chịu khi có Cryptocaryon)- Cá tìm đến tôm bác sĩ thường xuyên một cách khác thường (do cá bị Cryptocaryon tấn công nên tìm đến tôm bác sĩ để mong rằng có thể lấy được Cryptocaryon ra)- Thở nhanh (Cryptocaryon tấn công vào mang)- Tăng lớp nhờn bao quanh (Hệ miễn dịch của cá tiết ra để phản kháng lại Cryptocaryon)- Mất màu, mất họa tiết (Cryptocaryon bám vào cá tấn công)- Vây bị sờn (Cryptocaryon tấn công vào vây)- Mắt đục (Cryptocaryon tấn công vào mắt)- Xuất hiện các đốm trắng như hạt cát (đó chính là Cryptocaryon bắt đầu bám vào cá)

(Q) Tất cả triệu chứng này xuất hiện cùng lúc hay là như thế nào ?(A) Mỗi triệu chứng xuất hiện ở mỗi giai đoạn khác nhau. Sự xuất hiện càng nhiều của các triệu chứng cùng 1 lúc biểu hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh và số lượng Cryptocaryon sinh sôi trong bể

II. Quá trình phát triển bệnh – Vòng đời của Cryptocaryon

Để có thể phòng tránh và chữa trị tốt nhất thì trước tiên chúng ta nên biết rõ đối thủ của chúng ta.Vòng đời của Cryptocaryon bao gồm 4 giai đoạn như hình sau:

Giai đoạn 1 – kí sinh: Ở giai đoạn này, kí sinh trùng bám trong mang cá và được gọi là Trophont. Nói cách khác là cá đang bị kí sinh trùng tấn công ở mang. Trophont sẽ sống và được nuôi dưỡng từ cá từ 3-7 ngày. Sau đó Trophont sẽ rời cá và được gọi là Protomont (giai đoạn 2)

Giai đoạn 2 – tách rời: Ở giai đoạn này Trophont rời cá và được gọi là Protomont. Protomont sẽ di chuyển đến bề mặt đáy và bắt đầu bò tản ra xung quanh trong khoảng từ 2-8 tiếng nhưng có thể lên đến 18 tiếng. Một khi Protomont bám vào 1 bề mặt thích hợp nào đó, Protomont bắt đầu phá lớp màng bao bọc và được gọi là Tomont.

Giai đoạn 3 – sản sinh: Ở giai đoạn này, sau khi Protomont phá lớp màng và trở thành Tomont. Bên trong Tomont quá trình sản sinh diễn ra và nhân lên thành hàng trăm kí sinh trùng con và được gọi là Tomites. Tomites nằm trong vỏ bọc và chờ cơ hội. Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 28 ngày. Sau quá trình này, Tomites nở trở thành Theronts và bắt đầu bơi đi tìm nạn nhân tiếp theo.

Gian đoạn 4 – nhiễm bệnh: Đây là giai đọan khi Tomites nở ra thành Theronts. Và ở giai đoạn này Theronts phải tìm được nạn nhân tiếp theo trong vòng 24-48 giờ nếu ko sẽ chết. Theronts tập trung đánh vào da và mang cá rồi sau đó biến đổi thành Trophonts và lại bắt đầu quy trình từ giai đoạn 1.

Thời gian diễn ra của các giai đoạn tùy thuộc vào nhiệt độ và tần suất cá tiếp xúc với các dạng của kí sinh trùng. Đã có những khuyến cáo rằng nên tăng nhiệt độ để đẩy nhanh quá trình phát triển của Cryptocaryon vì quá trình điều trị chỉ có thể có tác dụng nhất trong giai đoạn 2 và 4. Cũng chính vì thế, nhiều người lầm tưởng rằng khi nấm hết xuất hiện trên cá có nghĩa cá đã hết bệnh và ko cần chữa trị nữa. Đó là 1 sai lầm lớn vì Cryptocaryon có những giai đoạn ko phụ thuộc vào cá và dường như làm cho chúng ta tưởng chúng đã ko còn tồn tại. Sai lầm này dẫn đến việc sau đó nấm xuất hiện trở lại và đã quá muộn vì người chơi đã ngừng chữa trị và lại phải bắt đầu từ đầu. Vì vậy, để diệt hoàn toàn, quá trình chữa trị và theo dõi phải kéo dài liên tục ít nhất 1 tháng đến 6 tuần. Mọi người cũng ko nên nản khi thấy nấm xuất hiện trở lại, nên giữ vững điều trị vì nấm xuất hiện lại nhưng sẽ ít hơn cũng là dấu hiệu của giảm được số lượng kí sinh trùng – trường hợp này xảy ra khi tình trạng bùng phát và nhiễm Cryptocaryon quá nặng, nếu xảy ra thì tiếp tục bắt đầu đếm lại quá trình điều trị.

Khuyến cáo thứ 2 là bật đèn (đèn đủ để cho cá) liên tục càng nhiều càng tốt – lên đến 18 tiếng 1 ngày để giữ cho cá hoạt động liên tục (ko trong trạng thái ngủ). Đã có những nghiên cứu cho rằng, Cryptocaryon trong giai đoạn rời cá, Cryptocaryon sẽ ko rời 1 cách tự nhiên hoặc mọi lúc mọi nơi, Cryptocaryon chọn thời điểm khi màn đêm xuống, khi cá chui vào chỗ nấp thường ngày để ngủ. Lúc này Cryptocaryon mới bắt đầu rời cá. Đây là chiến thuật của Cryptocaryon để tăng % cơ hội có thể tái tạo vòng đời của chúng và tăng số lượng nạn nhân tiếp theo. Đây cũng chính là lí do vì sao dấu hiệu cá xuất hiện nấm hầu hết ko phát giác trong ngày mà khi 1 ngày mới bắt đầu, các vết đốm trắng mới xuất hiện

(Q) Làm thế nào để biết Cryptocaryon đang trong giai đoạn nào ?(A) Cho dù có dùng kính hiển vi thì cũng ko thể biết chính xác được vì vậy thay vì tìm cách trả lời câu hỏi này, người chơi nên tập trung, theo dõi khắt khe cá hàng ngày để tìm xem dấu hiệu xuất hiện lại của bệnh trong thời gian chữa trị.

III. Nguyên nhân gây bệnh

Rất khó để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trường hợp cũng như nói ra hết các nguyên nhân đó. Hiện nay, có 2 trường phái với cách nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau về sự tồn tại của kí sinh trùng Cryptocaryon trong bể nước mặn. Trường phái thứ nhất cho rằng trong môi trường nước mặn Cryptocaryon luôn luôn tồn tại nhưng ở 1 số lượng rất nhỏ, chỉ đủ để duy trì vòng đời của Cryptocaryon. Khi đó cá sẽ bị nấm theo sơ đồ sau:

Trường phái thứ 2 là Cryptocaryon sẽ chết hoàn toàn 1 khi nó ko có con mồi nào để tấn công – có nghĩa sẽ có bể được gọi là ko có sự tồn tại của Cryptocaryon (free-of-Ich). Khi đó cá bị nấm theo sơ đồ sau:

Thật khó để quyết định theo trường phái nào, mỗi trường phái sẽ sinh ra nguyên nhân và có cách phòng ngừa khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất để 100% ko bị nấm tấn công là phòng ngừa tất cả nguyên nhân của cả 2 trường phái. Đó là:

1 – Cá bị stress (Nguyên nhân số 1 vì xuất hiện trong cả 2 )2 – Bể có Cryptocaryon3 – Cryptocaryon được đưa vào bể

IV. Cách chữa bệnh (duy nhất và hiệu quả 100%)

Có lẽ đến đây ai cũng nghĩ là sẽ dùng thuốc gì, cách nào, như thế nào, vvv, nhưng rất tiếc là sẽ phải khiến mọi người thất vọng cách chữa bệnh duy nhất và hiệu quả 100% này ko phải là những thứ mọi người nghĩ bên trên. Vậy nó là gì ? Và tại sao lại nói cách chữa mà lại ko phải là cách chữa ? Để trả lời câu hỏi này xin mọi người xem lại tiêu đề của bài viết, “bệnh mà ko phải là bệnh” , có nghĩa rằng đây ko phải là bệnh của cá mà chính xác phải nói là lỗi của người chơi chúng ta – chúng ta đã phá hủy quy luật sống tự nhiên, đưa cá vào môi trường ko tự nhiên. Nói đến đây chắc chắn 99% người đọc sẽ phẫn nộ và hỏi tại sao lại dám nói như thế và tại sao có những người vẫn nuôi được hoặc chữa cá khỏi bệnh. Nói như trên ko có nghĩa là chúng ta ko được nuôi, mà là để thức tỉnh ý thức về lối chơi trong mỗi chúng ta.

Thử hỏi đặt loài người vào hoàn cảnh của con cá, liệu chúng ta có khỏe mạnh ko bệnh tật 100% ko khi bị thay đổi môi trường sống, và sẽ càng shock khi môi trường mới bị ô nhiễm, xung quanh toàn người xa lạ, hung dữ. Người cũng như cá thôi, sẽ chỉ sống khỏe mạnh và lâu dài với chúng ta khi chúng ta khiến chúng cảm thấy an toàn và thoải mái. Nói đến đây chắc mọi người hiểu ẩn ý đằng sau câu nói này – đó là đừng bao giờ áp đặt cá theo thứ chúng ta muốn, đừng thích là mua, thích là thả, rồi thích con nào là thả con đấy, rồi thích cá ăn thế nào, cá sống thế nào là nó phải như thế. Nếu muốn thành công, hãy nuôi cá 1 cách có ý thức – ý thức rằng trước khi quyết định nuôi 1 loài nào đó, hãy tìm hiểu kĩ về nó và tìm hiểu xem khả năng có thể nuôi được trong bể của mình hay ko.

Nói đến đây chắc hẳn ko ít người cảm thấy khó chịu, nhưng có đọc tiếp hay ko thì đó là quyết định của mọi người, e cũng đã từng ko ít lần và chính xác hiện tại đang là 1 người thả cá vô ý thức như thế. Nhưng ko có gì là quá muộn, bài viết này được viết ra với mong muốn rằng người mới chơi sẽ ko dẫm lên vết xe đổ của những người đi trước.

Vậy cách chữa trị duy nhất hiệu quả 100% là gì ???… đó là phòng bệnh và dưỡng cá

V. Phòng bệnh

Nhắc lại các nguyên nhân để tránh xảy ra bùng phát nấm, gồm có:

– Cá bị stress (Nguyên nhân số 1 vì xuất hiện trong cả 2 )- Bể có Cryptocaryon- Cryptocaryon được đưa vào bể

1 – Cách phòng “bể có Cryptocaryon”

Xin nhắc lại nguyên nhân này xuất hiện trong trường phái tin rằng tồn tại môi trường free-of-Ich – môi trường ko hề có mầm bệnh. Vì vậy với trường phái này, Cryptocaryon là kí sinh trùng chỉ có thể tấn công và phát triển khi có con mồi là cá và sẽ chết hoàn toàn khi ko hề có cá để cho Cryptocaryon sinh sôi và tái tạo vòng đời. Vậy để biến bể thành free-of-Ich, hãy để bể ko có cá ít nhất 4-6 tuần. Cho dù trong bể có sẵn hay ko có Cryptocaryon thì đối với cách này sẽ tạo ra môi trường free-of-Ich. Đây cũng là lí do vì sao với bể cá mới, cho dù vòng tuần hoàn có hoàn tất nhanh đến đâu, 4-6 tuần vẫn là quãng thời gian “ngắm đá” bắt buộc đối với bể mới trước khi con cá đầu tiên được thả.

(Q): Có thể được làm gì ngoài việc “ngắm đá” 4-6 tuần ?(A): Trừ cá ra thì muốn làm gì cũng được, thả tôm, thả ốc, thả tất cả các loài trừ cá – và san hô. Nhưng tất nhiên, san hô và những loài trên yêu cầu chất lượng nước nhất định, vì vậy kiểm tra tất cả trước khi thả bất cứ loài gì vào. Đây cũng là lí do vì sao với bể có san hô, san hô luôn được thả trước và sớm hơn là cá.

(Q): Nếu vòng tuần hoàn hoàn tất nhanh mà chẳng biết làm gì nữa thì nên làm gì ?(A): Hãy bắt đầu làm bể dưỡng cá – Quarantine Tank. Nó là gì và tại sao phải có nó thì sẽ được trả lời cụ thể ở phần tiếp theo

2 – Cách phòng “Cryptocaryon được đưa vào bể”

Cryptocaryon được đưa vào bể theo nhiều cách: cá mới có Cryptocaryon, san hô, vật dụng, đá, …. từ bể lạ có Cryptocaryon.

(Q): Làm thế nào để biết cá mới có Cryptocaryon hay ko mà tránh ?(A): Sự thật phũ phàng là ko ai có thể biết và quy luật vàng là ko bao giờ tin vào những lời đảm bảo như kiểu “cá ăn tốt, cá khỏe, ko hề có bệnh”. Chắc chắn ko ai muốn dỡ cả bể đang có rất nhiều cá khỏe mạnh xuống chỉ vì 1 con cá mới được hứa là khỏe mạnh và ko có bệnh. Vì vậy phòng vẫn là tốt nhất. Cá mới về trước tiên cần được tắm nước ngọt (RO) để giết chết các kí sinh trùng bám trên cá vì các kí sinh trùng sẽ chết ở môi trường SG thấp. Việc làm này ko chỉ đơn giản là lấy RO ra là cho cá vào tắm, quy trình này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải đúng quy cách. Sau khi cá được tắm nước ngọt, cá cần đưa vào bể dưỡng và nuôi trong đó ít nhất 3 tuần (lí dó vì sao sẽ được giải thích cụ thể ở phần sau).

(Q):Thế còn đối với các thứ khác từ bể lạ làm thế nào để biết có Cryptocaryon hay ko?(A): Đối với san hô có lẽ ai cũng biết người ta cũng có cả bể dưỡng cho san hô – Quarantine tank. San hô trước khi đưa vào bể mới cũng cần phải dưỡng. Đối với đá và các vật dụng khác thì do Cryptocaryon chỉ sống bám trên cá nên % chứa Cryptocaryon là ít, nhưng tốt nhất là tránh. Và có 1 điều tuyệt đối ko được làm là cho nước từ bể lạ vào bể (chỉ được cho phép trong trường hợp bể mới set up, lấy nước và các vật dụng, đá từ bể khác để thúc đẩy vòng tuần hoàn)

3 – Cách phòng “cá bị stress”

Cá bị stress được cho là nguyên nhân chủ yếu và dễ xảy ra cho tất cả các loại bệnh, ko chỉ riêng với Cryptocaryon. Để đạt được mục đích này thì ko hề đơn giản, đòi hỏi thời gian tìm hiểu cũng như sự kiên nhẫn. Stress có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, 1 bài viết ko thể phân tích kĩ từng khía cạnh 1, nhưng e sẽ cố gắng tổng hợp 1 cách đơn giản. Những nguyên nhân đó bao gồm:

– Thay đổi chất lượng nước- Thay đổi môi trường sống- Shock do vận chuyển và shock nước- Cá bị thả vào bể ko phù hợp về size của bể- Cá thả chung với loài ko phù hợp

+) Thay đổi chất lượng nước:

Nói đơn giản là thay đổi thất thường về nhiệt độ, SG, Ph, NO3. Nhiệt độ bao nhiêu đối với cá ko quan trọng bằng việc giữ cho nó ổn định. Nhiệt độ chênh lệch trong 24h max là 1 độ. SG thay đổi max là 0.002 trong 24h. Thay đổi Ph ko nên quá 0.2 trong vòng 24h.

(Q): Có nên hoảng hốt tăng Ph lên cao khi Ph xuống 7.9 ?(A): Tuy 7.9 là thấp nhưng nên nhớ rằng ở biển có chỗ Ph xuống thấp 7.7 và lên đến 8.4, với lại nếu ở 7.9 mà cá có chết thì cũng đã chết rồi. Trước tiên phải tìm ra nguyên nhân – thay đổi nhiệt độ, O2 trong bể, rồi từ từ tăng Ph lên 0.1 – max là 0.2 – trong 24h.

(Q): Có nên thay nước 50-70% để giảm NO3 từ 100ppm xuống 50-30ppm ?(A): Tuy thay nước là cách hiệu quả nhất để giảm NO3, nhưng ko phải muốn giảm nhiều thì thay như thế là xong. NO3 cao là ko tốt nhưng ko đến mức giết cá ngay lập tức như NH3, có nhiều bể nuôi mao tiên NO3 có thể lên đến 200ppm. Hạ NO3 là tốt cho cá nhưng thay vì hạ 50% trong 1 ngày thì nên thay 10% hoặc 15% trong 5 hoặc 3 ngày liên tiếp. Ngay cả với bể có san hô, khi phát hiện NO3 lên đến 100ppm thì trước tiên phải tìm ra nguyên nhân rồi sau đó mới hạ từ từ. Thay 50-70% nước chỉ dành cho hồ sau khi kết thúc vòng tuần hoàn, bể bị vấn đề và tất cả sinh vật sống đã được lấy ra, bể dưỡng – chữa bệnh cho cá.

+) Thay đổi môi trường sống

Thay đổi ở đây ko chỉ là thay đổi từ biển về đến bể, từ bể ở cửa hàng về đến bể nhà, mà còn là thay đổi về tập tục sống, ăn uống, vvv. Đây là lí do vì sao bên cạnh bể chính và bể lọc, vẫn còn 1 bể rất quan trọng nhưng vẫn còn rất nhiều người coi thường sự tồn tại của nó, đó là bể dưỡng (quarantine tank). Nếu người chơi có thể bỏ ra hàng chục triệu để đầu tư 1 bể nước mặn thì tại sao lại ko thể bỏ thêm vài triệu cho 1 bể dưỡng. Và tại sao người chơi sẵn sàng mất hàng tháng trời mất ăn mất ngủ vì cá bị bệnh, san hô bị bệnh, mà ko thể bỏ ra chỉ 1 tháng để đảm bảo rằng cá , san hô mới khi thả vào bể là khỏe mạnh và ko hề có mầm bệnh. Đó chưa kể là mất nhiều tiền để mua lại từ đầu khi cả bể ra đi chỉ vì 1 con cá hoặc san hô có bệnh được đưa vào bể mà ko được dưỡng. Hay như trong trường hợp sau khi ra mua cá ở ngoài cá được hứa hẹn là khỏe mạnh, ko bệnh, ăn uống tốt – ngay cả khi ăn trước mặt người mua, hoặc đã dưỡng những vài tháng, rồi khi về nó ko ăn, hoặc ra đi sau 1 thời gian ko lí do, hoặc kinh khủng hơn là cả bể ra đi là từ trước đến nay ko hề bị.

Tất cả cá mới được đưa về cần phải được dưỡng, thời gian dưỡng tùy thuộc vào mức đáng giá vào tình trạng sức khỏe của cá, ít nhất là 1 tuần, nhưng tốt nhất là để 1 tháng vì 1 tháng là thời gian để chắc chắc rằng cá ko hề có bất kì mầm bệnh nào. Một khi cá phát bệnh thì bể dưỡng sẽ trở thành bể chữa bệnh mà ko mất công bắt cá ra khỏi bể và ko bị lây lan ra bể chính. Ngay cả khi cá bị bệnh, khi được nuôi ở bể dưỡng, cá vẫn có thể tự phục hồi và trở nên miễn nhiễm với mầm bệnh đó 1 khi cá khỏe trở lại. Dưỡng cá còn có cái lợi là giúp cho cá quen dần với chế độ ăn uống ở bể mới, tập cho cá ăn những thứ mà cá sẽ phải ăn khi được thả vào bể. Do bể dưỡng chỉ có 1 mình cá mới (hoặc 1 số lượng nhỏ cá mới được sắp xếp hợp lí) nên sẽ cá mới sẽ ko bị cạnh tranh về mọi mặt, giúp cá mới giảm stress sau khi di chuyển, và phục hồi lại. Lí do vì sao quan niệm bể dưỡng càng ngày càng trở nên bắt buộc bởi vì sự thật là KO CÓ CÁ NÀO LÀ CÁ KHỎE, HAY LÀ KO CÓ BỆNH – MÀ CHỈ CÓ CÁ BỊ STRESS HAY KO BỊ STRESS MÀ THÔI.

+) Shock do vận chuyển và shock nước

Chọn mua cá khỏe đã là đương nhiên, nhưng cách thả cá mới cũng cần phải học. Không phải cứ mua cá về là vớt ra hay đổ luôn vào bể rồi bật đèn mà ngắm. Khi thả cá, nên tắt hết đèn trong bể, cố gắng cho phòng càng tối càng tốt, mở túi ra rồi cho treo lơ lưng trên bể để cho nhiệt độ nước trong túi bằng nhiệt độ nước trong bể và cũng để cá bình tĩnh trở lại sau khi di chuyển. Một khi nhiệt độ cân bằng, cứ 5-10 phút lại thêm nước từ bể vào túi với mức 5% lượng nước trong túi. Sau khoảng 5-10 lần như vậy thì bắt đầu chuẩn bị để thả cá. Trước khi đưa cá vào bể, nếu bể đã có cá khác mà có tính dữ hơn cá mới thả, thì thay đổi vị trí sắp xếp của đá, càng nhiều càng tốt, rồi sau đó thả cá vào bể. Khi thả cá tốt nhất ko dùng lưới bắt cá để thả, và cũng hạn chế nước mới vào bể. Sau khi thả cá nên để bể trong tình trạng càng tối càng tốt ít nhất 8 tiếng, tốt nhất sau 24 tiếng mới được bật đèn.

(Q): Tại sao lại ko dùng sưởi hoặc máy lạnh để làm cân bằng nhiệt độ cho nhanh mà nên thả nổi trên bể ? Tại sao nên mở miệng túi ?(A): Thay đổi nhiệt độ quá nhanh rất nguy hiểm cho cá, vì thế thả nổi trên bể vừa để cho nhiệt độ cân bằng từ từ và chính xác với nhiệt độ bể, vừa gọi là cho cá mới nói lời chào “hello” với cá cũ và nhà mới của nó. Mở túi để tăng lượng O2 cho cá

(Q): Tại sao lại phải cho từng chút nước ở bể vào trong túi trong thời gian lâu như thế ?(A): Nước mới và nước cũ có rất nhiều yếu tố khác nhau ko chỉ có nhiệt độ như SG, Ph, vvv. Vì thế cần phải cân bằng các chỉ số và phải cân bằng 1 cách từ từ. Để thả 1 con cá mới, san hô mới mất đến 2 tiếng ko phải là chuyện ngớ ngẩn.

(Q): Tại sao nên thay đổi cách sắp xếp đá ?(A): Với 1 bể ko sắp xếp thứ tự thả cá hợp lí , cá hiền thả sau cá dữ, cá bé thả sau cá lớn, làm như vậy để làm xáo trộn môi trường sống của cá cũ, khiến cá cũ cũng như cá mới, giúp cá mới có cơ hội để bắt quen với bể mới.

(Q): Tại sao nên thả cá và để cá mới trong tình trạng tối ?(A): Làm như thế để đưa cá cũ về trạng thái bị động, nấp về chỗ hay ngủ – ko lầm tưởng thứ mà đang được thả vào bể là thức ăn cho chúng. Để cá trong tình trạng tối cũng là để cá mới bắt quen với môi trường bể mới trước khi phải tiếp xúc với cá cũ khi đèn lên.

+) Cá thả ko phù hợp với size của bể

Vấn đề ở đây ko phải chất lượng nước mà là bể có đủ rộng hay ko, cũng như cho 10 người sống và sinh hoạt trong 1 phòng có diện tích 20m2 – ăn uống đầy đủ, ko lo ko nghĩ, điều hòa cả ngày – thì được gọi là sống để tồn tại hay là sống 1 cách hạnh phúc ??? Cá cũng vậy thôi, thế nên vì sao mỗi 1 loài đều có 1 quy tắc nhất định về độ lớn tối thiểu của bể để có thể nuôi 1 loài. Câu chuyện có thật là ở hồi e học bên UK, bể của e max 220L, chỉ có đúng 2 con cá nhỏ, khi ra hàng nhìn thấy con hoàng đế lúc nhỏ đẹp quá, size chỉ tầm 5cm, e đòi mua nhưng người bán hàng nhất quyết ko bán với lí do chỉ bán cho bể ít nhất 400L. Lúc đó e nghĩ thằng đó nó bị hâm, bán được tiền mà ko thích, nhưng cho đến khi về VN e được nuôi 1 con hoàng đế thì e mới biết là e hâm chứ ko phải nó hâm. Có tiền chưa hẳn đã có tất cả, mọi người có thể nghĩ VN khác UK – tùy mọi người thôi. Cũng như lí do vì sao quy tắc là 2 con angel ko nên nuôi chung 1 bể, nhưng vẫn có người nuôi 2 con trong 1 bể mà béo tốt, hiền lành, ko thèm oánh con khác chứ nói gì đến oánh nhau. Lí do là một khi 2 con angel có đủ diện tích sống của nó, khiến nó cảm thấy an toàn và được cung cấp đầy đủ thì sẽ trở nên lành tính. Hay 1 trường hợp khác là trong bể 1 bể 200L thì yellow tang và purple tang có thể đánh nhau đến chết nhưng với bể 400L thì lại có thể bơi cùng nhau thậm chí ngủ chung 1 khu vực.

+) Cá thả chung với loài ko phù hợp

VI. Sự thật đằng sau hệ thống miễn dịch của cá

Cá cũng như con người, đều có hệ thống miễn dịch và hệ thống ko phải là vĩnh viễn và kiên cố mà có thể bị phá hủy trong nhiều trường hợp. Hệ thống miễn dịch của cá gồm 2 loại: innate (bẩm sinh) và adaptive (thích ứng). Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là hệ thống ko cần biết đối thủ, mầm bệnh là loại nào mà chỉ biết diệt nó. Hệ thống miễn dịch thích ứng là hệ thống tạo ra tuyến phòng vệ cho cá (như lớp nhờn bao quanh cá, lớp nhờn càng dầy, càng thấy rõ màu trắng đục là dấu hiệu hệ thống đang hoạt động để phòng thủ lại kẻ thù). Khi cá bị tấn công, nếu mầm bệnh nằm trong danh sách của hệ thống bẩm sinh và hệ thồng đủ mạnh, cá sẽ được gọi mà miễn nhiễm và hệ thống thích ứng ko cần hoạt động. Nếu mầm bệnh lạ, hệ thống thích ứng sẽ nhảy vào và cá rơi vào tình trạng thích ứng và đấu tranh. Hệ thống thích ứng được coi là hệ thống hiệu quả và mạnh nhất của cá, nó có thể giúp cá thích ứng và vượt quá tất cả bệnh tật 1 cách tự nhiên. Một khi cá có thể vượt qua mầm bệnh với hệ thống thích ứng, tự động cá trở nên miễn nhiễm với mầm bệnh đó trong 6 tháng – hay nói cách khác hệ thống bẩm sinh được update thêm về bệnh mới và có hiệu lực trong 6 tháng.

Ngày nay, với kĩ thuật phát triển, đã có loại vacxin được tiêm cho cá khi cá mới được đánh bắt về trại cá để tăng cường hệ thống miễn dịch thích ứng của cá với Marine Ich, cá sau đó được dưỡng và tự động trở nên miễn nhiễm với Ich như cách bên trên. Đó cũng là lí do vì sao cá nhập có giá thành đắt hơn, vì chất lượng cá tốt và cá đã được thuần để ăn những thức ăn có sẵn.

Tuy nhiên, ko phải cứ cá nhập, cá đã miễn dịch là có thể mãi mãi ko bao giờ bị bệnh ngay cả trong 6 tháng. Một khi cá bị stress, hệ thống miễn dịch bẩm sinh sẽ bị giảm tác dụng hoặc có thể bị vô hiệu hóa, hệ thống miễn dịch thích ứng sẽ bị suy yếu – độ mạnh hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ stress và thời gian cá bị sống trong stress. Vì vậy, trong một số trường hợp cá vẫn có thể tự hồi phục với điều kiện nguyên nhân gây stress được khắc phục.

Vì vậy, cho dù là cá nhập hay cá đánh bắt, cách tốt nhất để phòng bệnh là triệt hạ tất cả nguyên nhân cá bị stress.

VII. Bể dưỡng và dưỡng cá

Bể dưỡng tốt nhất nên gọn nhẹ, size vừa đủ cho cá được dưỡng, ko bé quá với cá to, và ko to quá với cá bé (để giảm thiểu lượng nước phải thay). Bể nên để ở những nơi ít người qua lại để tránh cá bị stress. Thiết bị yêu cầu là sưởi, hệ thống lọc ngoài với bio-ball (bio-wheel), sủi oxy, các test nước Ph, SG, NH3, NO3, và ống nhựa PVC để cho cá làm nơi trú ẩn.

Cá cần được ở trong bể dưỡng ít nhất 4 tuần với dấu hiệu khỏe mạnh, rồi sau đó có thể đưa vào bể chính. Trường hợp duy nhất để cá ít hơn 4 tuần là cá được lấy từ bể đã được dưỡng và hoàn toàn ko có mầm bệnh, nhưng cũng nên để 2 tuần gọi là phòng ngừa, v ừa thuần cá, vừa vỗ béo cho cá trước khi vào môi trường mới. Một khi bể dưỡng trở nên ko cần thiết nữa, ta có thể rút nước, cất tất cả thiết bị, riêng với lọc ngoài nếu trong tương lai gần nếu có thể thêm cá thì chỉ cần chạy cùng bể chính để giữ vi sinh.

(Q): Có thể dùng đá sống cho hệ thống lọc của bể dưỡng được ko ?(A): Tốt nhất là ko, vì trong trường hợp cá ko bị bệnh thì sao, nhưng chẳng may bị bệnh, bể dưỡng sẽ phải chuyển thành bể chữa, lúc đấy kể cả có chữa bằng thuốc và giảm SG thì đá và cát sẽ bị nhiễm thuốc hoặc chết hoàn toàn.

VIII. Các cách chữa khi cá bị nấm

Cách chữa duy nhất và hiệu quả nhất là phòng ngừa, nhưng trong trường hợp quá muộn, Ich có thể được chữa theo những cách chữa cháy sau:

1. Copper

Cá ko chết khi copper được giữ ở mức an toàn, nhưng tất cả các thứ khác trừ cá (san hô, hệ thống vi sinh, tôm, ốc, đá, cát) sẽ chết hết ở mức chữa bệnh cho cá, vì vậy cách này chỉ được áp dụng khi cá được đưa ra bể chữa riêng. Đây là 1 trong 2 cách chữa cháy được cho là hiệu quả nhất. Cá cần được điều trị và theo dõi trong 4 tuần và sau đó có thể được thả lại bể khi ko có dấu hiệu tái bệnh trong 4 tuần đó

(Q): Copper giết hệ thống lọc vi sinh vậy làm thế nào để giữ nước sạch ?(A): Cách duy nhất là thay nước hàng ngày (có thể từ 10% đến 50% tùy vào kết quả kiểm tra xem thế nào là tốt) – biết là tốn nước nhưng ko còn cách nào khác.

(Q): Nên chữa từng con hay chữa cả đàn ?(A): Một khi đã chữa bằng copper, để hiệu quả 100% ko cho Ich quay lại và nhanh nhất, tất cả cá đều phải bắt hết ra chữa trị hết, và trong lúc đó để bể chạy ko có cá trong ít nhất 4 tuần thì mới đảm bảo bể đó chết hết Ich

(Q): Tại sao ko chữa những con bị thôi , mà lại còn phải để bể ko hoàn toàn ?(A): Ich khó có thể phát hiện bằng mắt thường, 1 con có dấu hiệu là cả bể được gọi là bị nhiễm hết, đã chữa thì phải dứt điểm để tránh tái phát sau này. Với lại vòng đời của Ich còn có giai đoạn ẩn nấp trong bể, vì thế trong 4 tuần ko có cá, Ich ko có chỗ để bám thì sẽ tự động chết.

p/s: Đây cũng là lí giải vì sao nhiều bể ko dùng RO, dùng nước máy lại ko bao giờ bị nấm, bởi vì trong nước máy sẽ có 1 lượng copper, nhưng thực tế lượng copper ở mỗi nơi khác nhau, có thể an toàn hoặc có thể giết chết hết, nhưng có 1 điều đơn giản là cá tuy ko có bệnh nhưng đá sống có thể chết tạm thời(mất coralline algae, biến màu thành trắng, nâu) mất thời gian dài để hồi lại, hệ thống vi sinh bị ngừng trệ, san hô và các sinh vật khác nhẹ thì bị ảnh hưởng, nặng thì chết.

2 – Hyposalinity

Hyposalinity là giảm SG xuống 1.010-1.011, và có thể xuống 1.009 nếu bệnh quá nặng và khi xuống 1.010 cá ko có dấu hiện giảm. Chỉ nên dùng ở bể chữa ngoài. Cách này tuy sẽ có thể có thiệt hại về cá nhưng lại tiết kiệm được lượng thay nước hơn copper vì ở SG 1.010 hệ thống lọc vi sinh có bị giảm nhưng vẫn hoạt động. Khi giảm SG thì có thể giảm nhanh (nhưng ko giảm 1 phát luôn), nhưng khi tăng chỉ được tăng max 0.003 1 ngày. Cá cần được ở trong quá trình chữa ít nhất 4 tuần tính từ lúc bắt đầu SG đạt 1.010, và cũng là từ lúc xuất hiện dấu hiệu cuối cùng của Ich, và sau 4 tuần đó mới bắt đầu tăng SG để đưa cá trở lại bể chính.

(Q): Có thể dùng cách này trong bể chính ko ?(A): Chỉ có thể khi bể chính ko có đá sống, cát, san hô, cá sinh vật khác trừ cá.

(Q): Có thể chữa lâu quá 4 tuần được ko ?(A): SG thấp sẽ hủy hoại phổi của cá sau 6 tuần, vì vậy, thời gian cá ở SG dưới 1.020 ko được quá 6 tuần. Thế nên khuyến cáo ko dùng hydrometer , mà nên dùng refractometer vì để chắc chắn ở đúng SG như vậy thời gian chữa trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

3 – Hệ thống miễn dịch

(Q): Vậy có nghĩa để tránh đau đầu thì cứ mặc kệ cá trong bể ko cần lôi ra chữa trị ?(A): Cái này tùy vào người chơi, nếu thực sự có thể giữ được chất lượng nước tốt và ổn định thì % sẽ cao hơn, thiệt hại ít hơn, thời gian nhanh hơn. Nhưng dù gì đi nữa, sẽ phải chờ rất lâu mới có thể thành công, vì cứ tính sau mỗi 1 lần chỉ cần có dấu hiệu nhỏ thôi thì lại bắt đầu phải đếm lại 4 tuần vì có nghĩa Ich vẫn quay vòng. Có nhiều trường hợp cứ 2 tuần nấm rồi lại hết, hết rồi lại nấm, mặc dù giữ nước sạch nhưng vấn đề còn phụ thuộc vào cá có bị stress hay ko nữa.

IX. Kết Luận

Chính vì thế, thay vì tìm cách chữa trị, thì hãy học cách phòng ngừa 1 cách có khoa học – cũng như cách chọn lọc cá, thả cá, dưỡng cá hợp lí. E xin nhắc lại “ko có con cá nào khỏe mạnh, ko có bệnh, mà chỉ có cá happy hay stress mà thôi”

Kĩ Thuật Nuôi Cá Nước Mặn

1.Nước biển tự nhiên

Nước biển và nước mặn hoàn toàn khác nhau. Cá biển không thể sống trong nước ngọt và ngược lại, cá nước ngọt không thể sống trong nước mặn. Vì thế nuôi cá nước mặn trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của nước biển.

*Nhiệt độ nước.

Cá nước mặn yêu cầu nhiệt độ cao hơn cá nước ngọt. Nhiệt độ thường trong khoảng 27-28 độ C. Cá nước mặn cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Vì thế, ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi thành công cá nước mặn.

*Độ PH:

Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ Ph thường nằm trong khoảng 8-8,5. Cá nước mặn lại rất thích hợp với điều kiện này. Khi nước trong bể có độ PH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, các bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước.

*Độ cứng:

Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Các bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.

2.Nước biển nhân tạo

Nước biển thiên nhiên có thành phần hoá học tương đối phức tạp, chủ yếu là Natri Cloride, Kali Cloride, Magie Sunphat, Sắt… Nếu ta trộn những thành phần đó vào sẽ tạo thành một loại nước biển để sử dụng nuôi cá cảnh. Lúc sử dụng nuôi cá, ta hoà một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp sẽ được một lượng nước biển có thành phần hoá học gần giống tự nhiên.

Hiện nay, muối nước biển nhân tạo được sản xuất tại Trung Quốc, bán nhiều tại Hàng Đậu và phố Nguyễn Thông, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thành phần nước biển nhân tạo có NaCl, MgSO4, KCl trộn theo tỷ lệ 31.

Cá cảnh nước mặn nuôi trong nước nhân tạo được pha chế thích hợp, tính thích ứng càng mạnh, tỷ lệ sống rất cao. Đây là Bảng Công thức pha chế nước biển nhân tạo (để có độ mặn thích hợp nhất: 33,4 phần nghìn).

Công thức hoá học Cách thức pha chế nước biển nhân tạo

Nguồn nước ngọt để pha với nước biển nhân tạo phải là nước máy, phơi nắng 1 tuần. Cứ 1 khối nước ngọt, ta pha với 3,4 kg muối nước biển nhân tạo. Sau khi hoà tan, ta mở các thiết bị lọc và sục khí. Nước biển vừa hoà chế có màu rất đục, sau 48 tiếng mới trong hoàn toàn. Sau khi pha nước phải đợi 1 tháng mới tiến hành nuôi cá. Số lượng cá phải thả từ ít đến nhiều.

Các Loại Bể Cá Nước Mặn

Bài này sẽ mang lại cho bạn phần giới thiệu chung về 3 loại bể cá nước mặn chính. Khi định bắt đầu xây một bể cá nước mặn, tốt nhất bạn nên xây cái bể to nhất có thể. Những cái bể to sẽ giúp bạn dễ dàng sửa chữa sai lầm về vấn đề chất lượng nước hơn.

Về cơ bản có 3 kiểu xây dựng bể nước mặn:

Bể chỉ có cá

Bể chỉ có cá và đá sống

Bể cá và san hô

Bể cá cảnh biển chỉ có cá

Đây là loại ít tốn kém nhất khi xây bể bởi vì bạn không cần hệ thống chiếu sáng tốt mà các loại bể khác yêu cầu. Hãy ghé qua trang chúng tôi để tìm ý tưởng về những thiết bị cần thiết.

Theo ý kiến của tôi, mặc dầu đây là kiểu hình ít tốn kém nhất nhưng chưa chắc đã là kiểu làm hay nhất khi bắt đầu. Giai đoạn đầu có thể mất nhiều thời gian hơn những kiểu hình khác trong khi chờ đợi chu trình nitrat để hoàn thành. Bể chỉ có cá cũng yêu cầu phải bảo dưỡng nhiều hơn bể có thêm đá sống. Điều này có nghĩa là bạn luôn phải trong thế sẵn sàng thay nước để loại bỏ lượng nitrat liên tục tích lũy. Cũng cần phải có một bộ kiểm tra chất lượng nước khi sở hữu những chiếc bể cá nước mặn. Bạn sẽ cần phải giám sát định kỳ hàm lượng NH3, NO2, NO3 và nồng độ pH. Những thông số này sẽ cho bạn một chỉ dẫn tốt về chất lượng nước trong bể. Nó cũng giúp bạn có cơ sở cho tần suất thay nước.

Giống như cái tên đã ngụ ý, loại bể này chỉ riêng cho cá. Bạn có thể thêm vào vài con ốc sên hoặc ốc mượn hồn để chúng xử lý những rắc rối với bọn tảo. Có 2 kiểu bể chỉ có cá thường thấy. Loại bể cộng đồng và loại bể cạnh tranh một phần. Loại bể cộng đồng nuôi các loài cá mà chúng có thể sống hòa hợp với nhau. Bể nửa cạnh tranh chỉ nuôi các loài cá sống đơn độc thuộc các loài khác nhau. Thông thường thì không nên nuôi nhiều con cá trong cùng một loài trừ khi bạn có một cái bể thật lớn.

Bể cá cảnh biển chỉ có cá và đá sống

Loại hình này cũng giống như bể chỉ có cá nhưng thêm vào những hòn đá sống và hệ thống chiếu sáng tốt hơn. Hãy tham khảo qua Vietnam Aqua để biết thêm thông tin chi tiết về kiểu hình bể này. Việc sử dụng đá sống đã thực sự cất cánh từ thập kỷ trước bởi nó thực sự là một dạng bộ lọc sinh học tốt nhất của tự nhiên dành cho bể cá nước mặn. Nó được gọi là “đá sống” bởi có rất nhiều sinh vật và tổ chức hữu cơ sống ở bên trong và trên bề mặt hòn đá. Sẽ rất thú vị khi quan sát các tổ chức hữu cơ và tảo sinh sôi trên hòn đá.

Để kiếm được những loại đá tốt, giống như đá Fiji chẳng hạn, có thể sẽ rất đắt đỏ và thậm chí có thể là phần đắt nhất trong xây dựng một cái bể gồm cá và đá sống.

Điều gì làm cho đá sống tốt như vậy? Tính xốp tự nhiên của đá sống làm cho nó có thể chứa mọi loại sinh vật nhỏ bé hay những cơ thể sống mà có tác dụng trợ giúp cho chu trình của nitrogen. Những chất xốp và nặng bên trong hòn đá sống giúp bể cá của bạn loại sạch nitrat. Bạn cũng cần thêm vào trong nước các chất bổ sung như Iot, canxi, stronti, magie và các chất khác một cách đều đặn. Đá sống sẽ giúp duy trì độ ổn định trong một bể cá nước mặn và nó có thể trở thành nguồn cung cấp thức ăn cho cá và các loài động vật không xương sống trong bể.

Bể san hô

Bể san hô chủ yếu hướng đến các loài không xương sống, san hô và các loại hải quỳ. Nuôi cá trong bể này chỉ là chuyện nói đến sau. “Ồ, có một con cá ở đây”. Người chơi thường thích thú với việc chăm sóc lũ san hô và hải quỳ hơn và điều này có nghĩa là phải giám sát các thông số nước hàng tuần nếu không muốn nói hàng ngày. Các loài không xương sống, san hô và hải quỳ có thể rất đắt và khó nuôi.

Bể san hô thường được xây bởi những người chơi rất giàu kinh nghiệm bởi những cái bể này yêu cầu những điều kiện về nước tuyệt hảo, cường độ chiếu sáng cực kỳ cao (đắt đỏ), các chất phụ gia cho nước, nước RO (Reverse osmosis) và/ hoặc nước đã loại bỏ ion (đắt đỏ), và bộ lọc thật tốt (thường là đá sống).

Nếu bạn cho việc giám sát các thông số trong nước hàng ngày và tiêu tốn nhiều tiền là một ý kiến hay, vậy bạn nên xem xét việc xây một cái bể san hô. Nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng sự thực thì nếu bạn chỉ đang bắt đầu với sự nghiệp bể cá nước mặn, bạn có lẽ nên để dành cái bể san hô cho một thời điểm nào đó trong tương lai khi bạn đã giắt lưng được một ít kinh nghiệm. Chúng tôi không muốn làm bạn nản lòng khi xây bể san hô, nhưng chúng tôi thực sự muốn bạn nhận ra khối lượng nghiên cứu và những nỗ lực bỏ vào việc xây dựng một trong những cái bể đó. Nếu bạn đang làm đúng với những cái bể khác của bạn, có nghĩa bạn cũng đã quen với việc nghiên cứu về cá và các thiết bị. Và một cái bể san hô có thể làm bạn hết sức thỏa mãn và hồi hộp khi ngắm nhìn nếu nó được thiết kế chính xác.

Bạn cũng có thể gặp phải một kiểu xây bể nào đó mang tên bể cá cảnh biển nano cubic. Đó là những cái bể rất nhỏ, đặc trưng là chỉ có ít hơn 30 gallon và được dùng cho những bể cỡ nhỏ để nuôi san hô và các loài không xương sống. Chúng trông rất đáng yêu nhưng rất tốn công giám sát chất lượng nước và việc sửa chữa khi cần thiết.

Sea Life Aquarium