Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán King Kamfa / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá La Hán King Kamfa

Cá la hán King Kamfa do Joe Sakana ở trại Morning Farm, Thái Lan lai tạo. Trong bầy Kamfa có một số cá thể đột biến dạng châu sợi, dày và sáng. Do vậy, King Kamfa được người chơi suy tôn là “vua châu sáng”. Tuy nhiên, các thế hệ King Kamfa đời sau có lẽ bị lai với Trân Châu để tăng tỷ lệ lên đầu nên tuy đặc điểm châu sáng vẫn được duy trì nhưng hình dáng lại mang nhiều đặc điểm của Trân Châu vơí mắt đỏ. Bởi vậy, không thể kết luận King Kamfa là cải tiến so với Kamfa. Các cuộc triển lãm ở Malaysia và Indonesia cũng chỉ có thể loại Kamfa mà thôi.

Lưu ý rằng thị trường hiện nay có nhiều cá thể được gọi là “King Kamfa” nhưng hoàn toàn thiếu đặc điểm châu sợi, dày và sáng (thường là châu hột)! Chúng có thể hoàn toàn không có gốc gác gì với King Kamfa gốc. Trên thực tế, rất ít cá “King Kamfa” đạt các đặc điểm về hình dáng của Kamfa, bởi đuôi tam giác không vẫn chưa đủ mà phải có vây bao (wrap-tail).

Tỷ lệ lên đầu của King Kamfa rất thấp và hầu hết cá đực đều bị vô sinh (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas). Những dòng “king lai” ở Việt Nam là Trân Châu La Hán đực lai với King Kamfa cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King Kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ.

Cặp King Kamfa với dàn châu cực khủng của anh Phước Bình Đăng được người Thái mua lại với giá cao:

Tân King

Dòng cá do anh Tân (tên thật là Hà Minh Thanh) ở Thủ Đức, Sài Gòn lai tạo. Đời đầu lai giữa cá mẹ King Kamfa X cá cha king lai. Bầy con có nhiều cá thể xuất sắc, châu sợi dày và sáng như King Kamfa. Đặc biệt tỷ lệ lên đầu của Tân King cao hơn hẳn King Kamfa. Đời thứ hai lai giữa cá mẹ Tân King F1 X cá cha kim cương. Tỷ lệ lên đầu vẫn cao nhưng số lượng cá thể châu xuất sắc không bằng đời đầu.

Đời F1: King Kamfa cái X King lai đực

Đời F2: Tân King F1 cái X Kim Cương đực

King lai Biên Hòa

chúng tôi

Hướng Dẫn Kĩ Thuật Nuôi Cá La Hán King Kamfa Con

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa con – Cá Cảnh Thanh Đỗ

King kamfa là loài cá la hán nổi tiếng và rất được ưa chuộng trên thị trường cá cảnh hiện nay. Chúng không chỉ khắc phục được những nhược điểm về ngoại hình mà trên người còn có nhiều châu với màu sắc vô cùng sặc sỡ và cuốn hút. Tuy nhiên, để có những chú cá la hán King kamfa như ý muốn, bạn cần tìm hiểu thêm về kĩ thuật nuôi cá con được chia sẻ ngay sau đây.

1. Tổng quan về cá la hán King kamfa

Cá la hán King kamfa hay còn được gọi là Kim Hoa được lai tạo chủ yếu ở bên Thái Lan và đã khắc phục được những nhược điểm như môi trề, đuôi cụp, vẻ mặt chúng nhìn cũng hung dữ hơn. Điểm đặc biệt hơn là châu trên King kamfa có dạng sợi lớn, dính vào nhau gọi là châu bệt. Những con châu bệt toàn thân chính là kamfa ngũ sắc vô cùng quý hiếm.

Tỉ lệ lên đầu của King kamfa rất thấp và tất cả cá đực đều bị vô sinh. Những dòng King lai ở Việt Nam thường do La hán đực lai với King kamfa cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ. Tuy nhiên tỉ lệ bị dị tật khá cao do cùng huyết thống vì vậy nhiều người cho lai tạo với cá mái King kamfa khác bầy.

Nhiều con King kamfa lột “nền vàng” trông rất giống và thường bị nhầm lẫn với Red Texas. Thực ra cả hai đều được lai với Texas nhưng có hai điểm phân biệt: King kamfa bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn. Màu nền King kamfa không đồng nhất, đầu đỏ và thân vàng/cam trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất.

2. Kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa con

– Số lượng nuôi: Nên mua từ 5 con trở lên vì như vậy bạn sẽ có 1 đàn cá cảnh đẹp và phát triển tốt. Ngoài ra, cá nhỏ bạn có thể nuôi chung và việc cho ăn cũng dễ dàng hơn, cá sẽ dạn và sung hơn nếu chỉ nuôi 1 con.

– Chế độ cho ăn: khoảng 3 – 4 lần / ngày.

– Chế độ thay nước: 3 ngày thay 1 lần với 50% lượng nước trong hồ

– Thức ăn tốt nhất cho King Kamfa con là TOP (tên của thức ăn) vì thức ăn này có tác dụng kích thích châu của cá con sáng và nhiều hơn. Cho ăn loại này 3 lần/ngày + 1 lần trùn chỉ để cá phát triển toàn diện, vì trùn chỉ giúp cá có nhiều đạm (protein) tốt cho đầu cá. Bạn cần nhớ là chỉ cho ăn 1 lần và phải kết hợp cho ăn TOP thường xuyên vì nếu cho ăn quá nhiều trùn chỉ thì châu của cá con sẽ mờ dần và mất toàn bộ. Một loại thức ăn tươi sống tốt có thể thay thế trùn chỉ là lăng quăng hoặc Artemia (loại này hiệu quả và tốt nhất nhưng hơi khó tìm).

– Thực đơn cho ăn theo từng giai đoạn:

+ Đối với King kamfa con (khoảng 1-2 cm) đến 1 ngón tay út thì ta nên cho ăn những thức ăn có nhiều đạm như tôm sú hoặc tép bạc và nên bóc vỏ cho ăn thịt tép và bổ sung thêm thức ăn khô ngày 3 bữa vì đây là giai đọan bắt đầu phát triển cần bổ sung đầy đủ. Và nếu 2- 3 tuần áp dụng 1 chế độ ăn nhưng cá vẫn không có biến chuyển về đầu và chỉ số phát triển size thì nên thay đổi chế độ ăn, môi trường sống như thêm cá nhỏ kè, chỉ cho ăn đồ khô 2lần/ngày, 3 ngày mới cho ăn 1 lần thức ăn tươi.

+ Đối với cá từ 1 ngón tay cái đến 2,5 ngón thì nên cho ăn tép có vỏ nhưng phải bỏ đầu và gai nhọn để không bị đâm vào bụng cá, cho ăn với lượng vừa phải vì ăn nhiều cá mập sẽ không phát triển đầu và nên cho ăn 2 bữa kết hợp thức ăn khô. Thức ăn khô nên chú ý đến thành phần protein (Đạm) nếu % protein càng cao thì càng tốt. Đến giai đoạn này, bạn có thể cho cá ăn thêm Artemia hoặc tôm sú, khi ăn xé nhỏ cho cá vừa miệng.

3. Một số lưu ý lên màu và lên đầu cho King kamfa

Đa số các chú cá la hán King kamfa sau khi nuôi 1 thời gian thường bị mất châu. Điều này cũng không quá khó hiểu vì châu của King kamfa khác với các dòng khác ở màu sắc và độ sáng. Độ sáng của King kamfa con chỉ sáng khi bạn cho ăn đúng cách, chế độ nuôi và môi trường nước tốt.

Trong 1 bầy King kamfa con chỉ có khoảng 10 – 20% số cá thể xuất sắc (Masterpiece), đó cũng là lí do vì sao giá King kamfa luôn cao vì số lượng cá lớn lên đẹp xuất sắc là rất ít nên người bán sẽ bán giá cao đối với những cá thể đẹp xuất sắc để bù lại số cá xấu đem bỏ hoặc bán lỗ. Khái niệm đẹp xuất sắc ở đây nghĩa là : châu nhiều và sáng, đầu to, đuôi quạt. Nuôi King kamfa cần 50% may mắn thì mới có được chú cá ưng ý.

Ngoài ra, cũng xin lưu ý với bạn khi nuôi King kamfa là đầu King kamfa lên rất chậm. 1 số cá thể xuất sắc (Masterpiece) sẽ lên đầu nhanh và rất sớm, khoảng 1 – 1,5 ngón bắt đầu nhú đầu còn lại đa số sẽ bắt đầu giai đoạn phát triển mạnh ở 2 – 3 ngón và lên đẹp ở giai đoạn 3.5 – 4 ngón. Do vậy để chơi được dòng cá đẹp này bạn cần có tính kiên nhẫn.

Cửa Hàng Bán Cá La Hán King Kamfa Tại Tphcm

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 địa chỉ cửa hàng bán cá la hán king kamfa tại tphcm uy tín, giá rẻ? Giữa hàng nghìn cửa hàng cá cảnh, địa chỉ bán cá cảnh hiện nay, đâu là địa chỉ đáng để ban tin tưởng và lựa chọn?

Tên gọi khác của cá la hán king kamfa là cá Kim Hoa. Nguồn gốc của cá này từ Thái Lan. Thái Lan đã lai tạo ra giống cá la hán king kamfa với vẻ mặt hung dữ hơn, đuôi không còn cụp và môi không còn trề như những giống cá la hán khác. Trên loài cá la hán này có châu bệt – những dạng sợi lớn dính vào nhau. Những con cá la hán có chây bệt toàn thân vô cùng quý hiếm và được gọi là la hán ngũ sắc.

Một số điều thú vị về la hán king kamfa không phải ai cũng biết:

+ Tỉ lệ lên đầu của king kamfa rất thấp

+ Tất cả những con cái king kamfa đực đều vô sinh

Ở Việt Nam cũng đang tiến hành lai tạo la hán king kamfa và được tiến hành giữa cá la hán đực với cá la hán king kamfa cái. Sau đó, họ sẽ lấy cá đực f1 có nhiều đặc điểm chung với cá mẹ nhất rồi tiếp tục lai tạo vòng tiếp theo với cá mẹ. Tuy nhiên, do lai tạo gần huyết thống nên tỉ lệ dị dạng khá cao. Vì thế họ sẽ con cá con nhiều đặc biểm giống cá king kamfa nhất của đàn này lai tạo với cá mẹ king kamfa của đàn khác.

Cửa hàng bán cá la hán king kamfa tại tp hcm

Một số địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh uy tín, chuyên cung cấp cá la hán king kamfa chất lượng với giá thành rẻ để bạn đọc tham khảo như sau:

+ Trại cá Châu Tống (168/1 đường Thạnh Xuân 14, phường Thạnh Xuân, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh): Trại cá Châu Tống có diện tích lên đến 3500m2, với gần 30 năm lịch sử hình thành và phát triển, trại cá còn xuất khẩu cá cảnh sang nhiều quốc gia khác. Tất nhiên, cá la hán King Kamfa cũng là 1 trong những sản phẩm được trại cá Châu Tống phân phối.

+ Cá cảnh Rồng Nam Dương (số 920 Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh): Đến với cá cảnh Rồng Nam Dương, bạn như lạc vào thế giới cá đầy màu sắc. Ở đây có rất nhiều dòng cá la hán, trong đó có cả king kamfa đảm bảo rõ ràng nguồn gốc, chất lượng với tỉ lệ lên đầu rất cao.

Dành Cho Người Mới Chơi Cá La Hán Những Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán

KHPTO – Cá la hán không còn ở thời thượngđẳng, tuy nhiên, vẫn còn là sở thích của nhiều người, những chú cá đẹp cũng đáng giá bạc triệu. Thông thường, chỉ cần khoảng 500 ngàn đồng là sở hữu được chú cá con khá đẹp. Cá la hán dễ nuôi (họ cá rô), gần gũi và thông minh, tuổi thọ kéo dài khoảng 10 năm. Do tốc độ sinh sản nhanh nên cá la hán mau rớt giá, vì vậy nếu định đầu tư cá la hán với ước mơ làm giàu cần tìm hiểu kỹ càng.

Cá la hán có nhiều loại, người chơi thường chú trọng nhất là đầu cá phải có gù lớn. Cá nhỏ rất khó nhận ra đẹp, xấu, do vậy, với người ít kinh nghiệm thì tốt nhất mua cá con ở thời điểm cá bằng hai ngón tay. Nên chọn cá có thân và miệng ngắn, vây vừa phải phù hợp tuổi cá, cá đực thường có vết đen trên vây lưng, tỏ vẻ hung dữ hơn…

Thức ăn cho cá la hán đa dạng, thường là cá con, tép, tôm, trùn chỉ, thịt bò, thức ăn khô dạng hạt đóng gói… Tùy “sở thích” của từng loài và cách tập cho ăn của người nuôi. Nên tập cá ăn xen kẽ nhiều loại thức ăn để chúng thích nghi, phòng khi thiếu hoặc không mua được thức ăn “quen miệng”, nếu cho ăn thịt bò thì xắt vừa miệng cá và không cho ăn liên tục. Tùy độ tuổi, tình trạng cá có thể cho ăn 2 – 3 lần/ngày. Thấy cá bơi gần mặt nước là đói bụng. Không cho cá ăn quá no và để thức ăn dư thừa trong hồ.

CHĂM SÓC CÁ

Cá la hán rất dữ nên không thể nuôi 2 con một hồ. Hồ nuôi không cần để cây thủy sinh vì chúng cắn phá rất nhanh. Nhiều người để sỏi lọc nước nhưng cá không chịu để yên bao giờ. Hồ nuôi cá la hán nhất thiết phải có bộ phận lọc nước, sục khí, khoảng 3 – 7 ngày thay nước/lần, cũng có thể 2 – 4 tuần/lần (tùy lọc nước hoạt động tốt). Khi thay nước có thể thêm ít muối (tùy kích thước hồ) để sát trùng, nên thêm ban đầu rất ít cho cá không bị sốc, sau đó thay từ từ, 20 – 70%. Sau khi thay nước, màu sắc cá bị nhạt, điều này bình thường và sau đó chúng sẽ lên màu trở lại. Không để nước trong hồ bị dơ do cá rất nhạy cảm với môi trường, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của cá cũng như phát sinh bệnh. Đặt hồ cá nơi thoáng mát (không sáng quá và để ánh nắng chiếu vào, cũng không quá tối), có thể đặt thêm gương soi để kích thích tính “hiếu chiến” của cá, điều này có lợi cho phát triển đầu cá.

Ngoài yếu tố di truyền do giống loài, tạo dáng hình xấu – đẹp từng con thì cách chăm sóc tốt (thức ăn, môi trường nước…) góp phần đáng kể để cá la hán lên đầu và lên màu. Không phải cá la hán nào cũng có đầu gù đẹp, đều này rất hên xui khi chọn cá lúc còn nhỏ. Thường bầy cá vài trăm con, chỉ vài con cá đẹp mà thôi.

Ngoài cách chăm sóc như trên, người nuôi bố trí thêm đèn màu góp phần kích thích cá lên màu. Cá sẽ lộng lẫy hơn khi có đèn chiếu sáng. Tốt nhất là đèn có màu hồng tím, có thể mở đèn suốt đêm hoặc tắt lúc bạn đi ngủ (mở 4 – 6 giờ/ngày, bắt đầu lúc 5 – 6 giờ chiều). Ngoài ra, có thể làm cá “sung” lên bằng cách đặt gương soi, cho ăn thêm cá xiêm mái…, và tùy vào túi tiền mua thêm thức ăn lên màu ở các tiệm bán cá. Có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên cần tránh loại có hóa chất làm cá bị triệt sản. Nhiều người cho cá ăn thêm trùn quế sẽ lên màu rất đẹp.

Cá la hán rất dễ sinh sản, nếu có chú cá trống đẹp thì có thể chọn mua cá mái để “tiếp quản” bầy cá mới. Chọn cá mái ưng ý (kích thước nhỏ hơn cá trống, tránh cá mái đánh nhau với cá trống lúc đẻ) cho vào hồ kiếng. Đặt một tấm ngăn bằng kiếng để hạn chế chúng đánh nhau và tập làm quen nhau, đến khi cả hai nhìn nhau “âu yếm” thì lấy vách ngăn ra. Khi chúng hợp nhau thì bắt đầu dọn ổ đẻ trứng. Đặåt thêm giá thể để trứng bám vào, cá đẻ khoảng 1 – 3 giờ, lúc cá đẻ không nên làm động mạnh hay làm cá giật mình.

Để hạn chế cá bố mẹ ăn trứng và cá con, sau khi cá đẻ, lấy trứng bám trong giá thể ra ấp riêng trong hồ khác. Lấy nước trong ao bố mẹ hoặc nước đã xử lý tốt. Trong lúc ấp mở sục khí (nhẹ, để xa), tắt máy lọc tránh cá con bị hút vào. Cá con mới nở 2 – 4 ngày không cần cho ăn, sau đó cho ăn bo bo hoặc ít lòng đỏ trứng gà luộc hòa với nước. Cần thay nước 1 – 2 ngày/lần. Tiếp tục cho cá ăn bo bo, đến khoảng 10 ngày tuổi tập cho ăn trùn chỉ.

Chú ý cá sau khi đẻ phải tách đôi cá bố mẹ ra. Chăm sóc tốt, cá nở đều. Nếu ổ trứng bị hư cũng đừng lo lắng, cá sẽ tiếp tục đẻ khoảng 1 tháng sau.