Hướng Dẫn Nuôi Cá Vàng Sinh Sản / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Hướng Dẫn Nuôi Cá Koi Cho Sinh Sản

Cá koi sinh sản là điềm lành, dự báo điều gì đó như là may mắn, là sinh tài lộc. Người chơi Koi muốn cá sinh sản được cần chuẩn bị thật kĩ các khâu mới bắt đầu tiến hành và cho ra đời những chú cá như “quý nhân” của gia đình.

Người xưa thường có câu: ” Bao giờ cá chép hóa rồng/ Bõ công cha mẹ bế bồng ngày xưa”. Trên thực tế, cá chẳng bao giờ có thể hóa thành rồng mà chỉ có trong những câu truyện truyền thuyết về cá Koi “vượt Vũ Môn hóa rồng” trong lịch sử của Trung Quốc, Nhật Bản. Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, cá ở tuổi trưởng thành, chúng sẽ sinh sản trong điều kiện môi trường thích hợp. Thông thường, sau khi phát triển ổn định ở môi trường nhân tạo 1 năm thi cá Koi có thể sinh sản tốt. Tuy nhiên, nếu xác định nhân giống cá Koi thì nên tạo một hồ nông, thoáng để sau khi cá đẻ có thể bắt cá bố mẹ ra ngoài.

Cá đẻ thường vào sáng sớm, cá trống luôn bám đuổi và thúc vào hông cũng như vùng bụng của cá mái. Cá mái 2- 3 năm tuổi có thể cho 150 đến 200 ngàn trứng/mỗi lần đẻ. Trứng rơi rãi bám lên khắp nơi trong bể: nền, cây thủy sinh, rễ bèo hay lục bình.

1. Chọn cá bố mẹ

Chọn cá bố mẹ là công việc đầu tiên và cực kì quan trọng để có được những giống Koi tốt, khỏe mạnh, sức miễn dịch cao. Chọn cá thuần chủng, không được chọn cá trong cùng một lứa, chỉ chọn cá cái hoặc chỉ chọn cá đực.

Cá đực có gờ nhám ở vây ngực, lỗ sinh dục lõm khi, vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra. Cá cái: sờ vây ngực nhẵn, lỗ sinh dục lồi. Cá đực có nhiều núm tròn trên vây ngực, cá cái thì có thân hình tròn hơn.

Cần nuôi vỗ cá bố mẹ: diện tích ao 500 – 1.000 m2 hoặc lớn hơn, độ sâu 1,2 – 1,5 mét. Ao gần nguồn nước để có thể chủ động thay nước, mặt ao thoáng, không bóng cây che, trên bờ không có bụi rậm. Bờ ao cao hơn mực nước thủy triều cao nhất 0,5 m. Nuôi chung cá bố mẹ, mật độ 20 – 25 con/100 m2. Tỉ lệ đực: cái khi nuôi vỗ: 1: 2 hay 1: 3.

2. Thức ăn và chế độ cho ăn

Thức ăn: Thức ăn cho cá sinh sản cần được có chế độ đặc biệt để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá cần nhân giống. Cám có 35 – 40% đạm, bón phân gây màu định kỳ tạo nguồn thức ăn tự nhiên, lượng phân bón tùy vào màu nước, phải dùng phân chuồng đã ủ hoai.

Lượng thức ăn: 5 – 7% tổng trọng lượng đàn, có thể thay đổi tùy vào điều kiện khí hậu môi trường có thuận lợi hay không hoặc tùy vào sức khỏe đàn cá.

3. Cải tạo hồ trước khi thả cá giống:

Cũng giống như việc nuôi dưỡng một số loài cá nước ngọt khác, quy trình cải tạo hồ cá Koi cho sinh sản cũng dựa trên kĩ thuật chung. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, cá Koi thích ăn mồi ở tầng đáy. Do đó để nâng cao năng suất nuôi và hiệu quả sử dụng ao hồ cần quan tâm đến việc gây nuôi động vật đáy để làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Bón phân gây màu: phân chuồng đã ủ hoai 25 – 50 kg/100 m2 và phải bón định kỳ (tùy vào màu nước trong ao có thể bón 1 – 2 lần/tháng).

4. Chuẩn bị cho cá đẻ

Cá được khoảng 7-8 tuổi là đến giai đoạn trường thành và phát triển ổn định với môi trường xung quanh. Lựa chọn những con cá tốt nhất trong tổng số cá koi theo từng loại.

Với cá cái: lật ngửa bụng cá, chọn những con bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng.

Với cá đực: chọn những con có tinh dịch màu trắng sữa, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ phần bụng gần lộ sinh dục. Tuy nhiên, không nên vuốt nhiều lần vì cá sẽ mất nhiều tinh dịch ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh.

5 Chuẩn bị bể đẻ và giá thể

Bể đẻ là hồ xi măng, đáy bằng phẳng và không có vật nhọn. Diện tích 2,5 x 5 x 1,2 m, giăng lưới xung quanh bên trong với mục đích dễ thu gom cá bố mẹ sau khi sinh sản và tiện cho việc theo dõi cá sinh sản. Mực nước cấp vào bể đẻ ban đầu khoảng 0,5 m và phải lấy trước 2 ngày. Cá chép Nhật là loài cá đẻ trứng dính trên cây cỏ thủy sinh nên giá thể là rất cần thiết. Có thể chọn bèo lục bình: vệ sinh sạch sẽ, ngắt bớt phần lá và rễ già để tạo chùm rễ thông thoáng, nên chọn phần rễ 30 cm, phần thân 20 cm là tốt nhất, ngâm vào nước muối 5% để sát trùng, loại bỏ ký sinh trùng khác.

6. Bố trí cho cá sinh sản

– Cá bố mẹ đều có màu gấm vàng hay màu gấm bạc cho sinh sản riêng và không phối sinh sản với các màu sắc khác, để có được thế hệ cá con có màu sắc chủ yếu như cá bố mẹ.

– Cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân là đỏ, đen hay trắng, đen hay đỏ, trắng được cho sinh sản chung với cá có ba màu đỏ, đen, trắng.

Mật độ, tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản:

– Trung bình 0,5 – 1 kg cá cái/m2 bể đẻ (khoảng 2 cá cái/m2 bể đẻ).

– Tỉ lệ đực: cái tham gia sinh sản = 1,5/1 đến 2/1 để đảm bảo chất lượng trứng thụ tinh. Việc lựa chọn cá bố mẹ thường được tiến hành vào buổi sáng: 8 – 9 giờ, khi cá bố mẹ được lựa chọn phù hợp thì cá được đem lên bể đẻ, kích thích dưới ánh sáng mặt trời. Độ chiếu sáng trung bình trên hồ là 8/24 giờ. Đến xế chiều, 16 – 17 giờ cho giá thể vào và tạo dòng nước chảy nhẹ vào hồ. Bố trí hệ thống sục khí để tăng cường oxy. Việc phơi nắng và tạo dòng chảy hay tăng cường oxy là các yếu tố kích thích sự sinh sản của cá.

7. Hoạt động sinh sản của cá

– Cá được đưa lên bể như trên sẽ đẻ trứng ngay vào hôm sau, khoảng 4 – 5 giờ sáng. Nếu cá chưa sinh sản thì phải bố trí lại từ đầu và tiếp tục sử dụng các yếu tố kích thích như ban đầu.

– Tương tự như cá vàng hay cá chép thường, trước khi sinh sản, có hiện tượng cá đực rượt đuổi cá cái. Dưới sự kích thích của nước mới, cá vờn đuổi nhau từ bên ngoài và chui rúc vào ổ đẻ, tốc độ vờn đuổi càng lúc càng tăng thì cá sẽ đẻ dễ dàng. Cá cái quẫy mạnh phun trứng, cá đực sẽ tiến hành thụ tinh nơi trứng vừa được tiết ra. Trong suốt quá trình sinh sản, cá đực luôn bám sát cá cái để hoàn tất quá trình sinh sản.

– Đối với trường hợp cá không sinh sản, cần vớt giá thể ra vào khoảng 9 – 10 giờ sáng hôm sau, hạ bớt một phần nước trong hồ, tiếp tục để cho cá được phơi nắng trong hồ đến xế chiều cho thêm nước mới vào để kích thích cá đẻ tiếp tục và cho giá thể vào. Tạo điều kiện môi trường như lần đầu, hôm sau cá sẽ đẻ lại.

8. Ấp trứng

– Thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong thau ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn. Thau trứng luôn được sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở. Tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

– Trứng thụ tinh sau khoảng 24 giờ sẽ thấy hai mắt đen li ti. Quá trình phát triển phôi cần lượng oxy rất cao, nhất là thời điểm trước và sau khi trứng nở, vì cơ thể cá chuyển từ trạng thái phôi bất động sang trạng thái vận động, quá trình trao đổi chất tăng. Mặt khác, các enzym được tiết để phá vỡ mối liên kết màng trứng chỉ hoạt động trong điều kiện giàu oxy, nếu thiếu oxy thì enzym bị ức chế dẫn đến tỉ lệ nở thấp.

– Trong giai đoạn cá mới nở, cá dễ chết hàng loạt nếu trên bề mặt có lớp váng. Do thiếu oxy, vì vậy phải tăng cường sục khí sau khi trứng nở.

9. Ương cá bột

– Cá mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng trong vòng 3 ngày.

– Cá từ 3 ngày tuổi cá ăn phiêu sinh, bột đậu nành pha loãng trong nước. Sau giai đoạn này một số cá sẽ trổ màu nhưng chưa rõ nét.

– Sau 7 – 10 ngày có thể thả cá ra ao. Ao đã được chuẩn bị sẵn và được gây màu thật tốt (bón phân gây màu như đã được trình bày trong phần chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ). Nguồn thức ăn tự nhiên trong ao lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tỉ lệ sống của cá bột phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên này. Ao ương cá bột cần quản lý khắt khe nguồn cá tạp (diệt tạp trước khi thả cá bột, quản lý chặt chẽ nguồn nước ra vào ao thông qua cống, các hang mọi, trời mưa, nước tràn bờ,…).

– Sau khi thả ra ao vài ngày có thể cho cá tập ăn cám hỗn hợp, tăng dần lượng thức ăn.

– Việc chăm sóc trong giai đoạn ương quan trọng nhất là theo dõi và quản lý màu nước. Luôn giữ nước có màu xanh lá non, ao luôn được thông thoáng, mặt ao có gió lùa. Tùy điều kiện có thể thay nước 2 – 3 lần/tháng.

– Để phòng bệnh cho cá cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật từ quá trình chuẩn bị ao, bể đẻ, nuôi vỗ cá bố mẹ,… đến khâu quản lý ao ương cá con.

– Khi cá được khoảng 4 – 5 tháng tuổi, bắt đầu phát triển kỳ, vây theo kiểu dáng, màu sắc đặc trưng của cá là có thể thu hoạch để bán.

Tuổi trưởng thành của cá chép từ tám tháng đến một năm tuổi. Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa, nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm. Cá không chăm sóc trứng và có tập tính ăn trứng sau khi sinh sản. Sức sinh sản tương đối thực tế của cá: 97.000 trứng/ kg trọng lượng cá. Tuy nhiên, sức sinh sản này còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác như: thời gian phát triển phôi khoảng 8 – 42 giờ ở nhiệt độ nước 26 – 310C. Ngoài tự nhiên: cá đẻ ở vùng nước tù có rễ, cây cỏ thủy sinh, độ sâu khoảng 1 mét. Trong điều kiện nhân tạo: nếu có điều kiện tạo mưa nhân tạo, có giá thể là rễ cây lục bình hoặc xơ nilông, nước trong sạch, mát. Đặc điểm của trứng: trứng dính, hình tròn, đường kính 1,2 – 1,3 mm, màu vàng trong, thời gian phát triển phôi: từ 36 – 40 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Trong điều kiện nuôi ở nước ta, thời gian tái phát dục của cá đực khoảng 15 ngày, của cá cái khoảng 20 – 30 ngày. Thời gian tái phát dục của cá còn tùy thuộc vào bản thân loài và điều kiện sống, mùa vụ …

Theo: Sinh vật cảnh

Hướng Dẫn Nuôi Cá Vàng

Loài cá cảnh đầu tiên ở Trung Quốc được ưa chuộng nhất có lẽ là cá Vàng, vì chính cá Vàng được lai tạo từ đây thông qua loài cá chép hoang dã và cũng là tổ tiên của loài cá Vàng hiện tại.

Cá Vàng đến từ đâu?

Cá Vàng hay còn gọi là cá Ba Đuôi có tên khoa học là Carassius Auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá Vàng được xem là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Cá Vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nay đã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá Vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong hồ nuôi. Cá sống trong hồ tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá Vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá Vàng cũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá Vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Chế độ ăn uống của cá Vàng

Cá Vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng Oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá Vàng:

Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây hoặc bèo tấm, cá Vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu Hà Lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải.

Động vật: Là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá Vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá Vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn khô là các loại cám, giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

Sinh sản và sinh trưởng của cá Vàng

Cá Vàng có khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21 – 24 oC, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 – 8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu Vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 o C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2 – 3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60 – 70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3 – 4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Các dòng cá Vàng

Cá Vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi.

Thân dài, vây đuôi đơn:

Cá Vàng thông thường (Common Goldfish).

Cá Vàng sao chổi (Comet).

Cá Vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin).

Thân dài, vây đuôi đôi:​

Cá Vàng đuôi bướm (Jikin)

Cá Vàng đuôi công (Tosakin)

Cá Vàng Wakin (Wakin)

Thân ngắn, vây đuôi dài:

Cá Vàng đuôi voan (Veiltail)

Cá Vàng đầu lân (Oranda),

Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)

Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)

Cá Vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)

Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:

Cá Vàng đuôi quạt (Fantail)

Cá Vàng ngọc trai (Pearlscale)

Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:

Cá Vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)

Cá Vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)

Cá Vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​

Cá Vàng sư tử (Lionhead)

Cá Vàng Lan Thọ (Ranchu)

Cá Vàng Lan sư (Lionchu)

Cá Vàng Thọ tinh

Cá Vàng Pompon

Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá Vàng gấu trúc, cá Vàng xà cừ,…

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Khỏe Mạnh

Trước tiên là phải chuẩn bị bể nuôi. Thường thì cá vàng sẽ được nuôi trong các bể thủy sinh. Tùy theo số lượng cá muốn nuôi mà bạn lựa chọn loại bể và địa hình nuôi cho phù hợp. Chẳng hạn với số lượng cá dưới 10 con có thể nuôi trong các bể cá thủy sinh được thiết kế dưới dạng bể treo tường, bể dạng tủ…

Nếu bạn nuôi với số lượng đông thành đàn thì nên nuôi trong các hồ cá lớn. Có trang trí thêm cây và hòn non bộ đẹp mắt. Trường hợp chỉ nuôi 1-2 con có thể chọn các bình hoặc bể cá thủy tinh nhỏ để nuôi cũng rất đẹp.

Một chiếc bể tốt trước tiên phải có khả năng chịu đựng sức nặng và độ bền cơ học tốt. Trường hợp bể còn mùi keo thì bạn có thể xử lý bằng cách đập dập quả chuối xiêm vào cho vào bể cá chứa nước trong 2-3 ngày. Nếu hồ nuôi cá xây mới thì trước khi thả cá bạn phải đổ nước vào hồ. Xúc sạch hồ và để khoảng 1 tuần cho mùi xi măng bay hết.

Kết nối thiết bị lọc nước vào bể cá, lọc liên tục trong 3 ngày để diệt vi khuẩn trong hồ. Cách làm này áp dụng với cả hồ xây và bể cá nuôi.

Lưu ý trong quá trình chọn bể nuôi cá

Nếu sử dụng lại những hồ hay bể đã nuôi trước đó, để diệt vi khuẩn bạn đổ đầy nước vào hồ, bể nuôi rồi cho nhiều muối hạt vào. Ngâm như vậy trong 2 ngày rồi rửa lại bể bằng nước sạch và tiến hành lọc như với bể mới.

Một lưu ý quan trọng là bạn không dùng nước xà phòng hay bất kỳ chất tẩy rửa khác để làm sạch bể. Lý do vì nếu cá tiếp xúc với chất tẩy sẽ chết.

Đặc điểm dễ nhận thấy ở cá vàng là chúng rất nhạy cảm với âm thanh lớn. Do đó bạn nên đặt bể cá ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại và hạn chế gây tiếng ồn cạnh bể cá.

Một sai lầm mà nhiều người mắc phải là đặt bể cá ở cạnh ti vi, loa hay thiết bị âm thanh khác với mục đích trang trí. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cá vàng rất nhạy cảm với âm thanh lớn nên việc đặt bể cá ở những nơi như vậy vô tình sẽ khiến cá vàng nhanh chết.

Kỹ thuật chọn cá khỏe mạnh

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết và lựa chọn những con cá vàng khỏe mạnh. Cá vàng khỏe mạnh đầu tiên phải bơi nhanh nhẹn, phản xạ tốt, mang khỏe. Cùng với đó là vảy óng ánh dưới ánh sáng, đuôi xòe như cánh quạt, màu sắc bóng đẹp.

Cần tránh những con cá bơi yếu ớt, vây xù, chảy máu, bụng phình to.

Bên cạnh đó, cần quan sát thân cá. Nếu có những chấm nâu hình oval hơi đập thì khả năng cao là cá có rận, cần loại trừ những con cá như vậy.

Ngoài ra, nếu có rận, bạn sẽ thấy cá xuất hiện tình trạng nhảy dựng bất thường. Đó cũng là một dấu hiệu rất dễ nhận thấy.

Cá khỏe mạnh khi bơi phải nằm miệng đớp nước đều đặn, mang hô hấp tự nhiên. Cá bị bệnh hoặc cá yếu thì không được thế, chúng môi hay bị phù, không tự điều khiển được hướng bơi nên thường bị trôi theo dòng chảy. Hoặc bị hút dính vào thiết bị lọc nước, lao đao ngược xuôi trong bể.

Khi quan sát mắt cá, nếu cá khỏe mắt sẽ trong veo, tròn đều và đen nhánh. Di chuyển rất linh hoạt chứ không đờ đẫn như các con cá bị bệnh.

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp.

Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

Hướng Dẫn Nuôi Cá Cảnh Trong Bình Thủy Sinh Nhỏ

Cửa hàng Lâm Kim Chi sẽ hướng dẫn cách nuôi cá cảnh và trồng cây thủy sinh trong 1 bình cá mini. Sẽ giúp bạn thiết kế 1 bình cá thủy sinh đẹp như ý, sau đây hãy đi vào chi tiết bài viết.

Bể nhỏ và không có máy oxi nên cá sẽ chết. Nếu bể thủy tinh bạn không có máy oxi thì chỉ nên lựa chọn các loài cá khỏe mạnh, có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi như cá betta ( cá xiêm đá ) loài cá này chỉ nuôi riêng 1 con trong 1 bể. Ví dụ: như Cá betta không cần máy xủi oxi, 1 tuần thay nước 1 lần, 2 ngày cho ăn 1 lần trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn viên, thêm 1 cộng rông đuôi chó là thích hợp.

Câu hỏi thường thấy ở những bạn mới chơi bình thủy sinh mini “Thay nước cho cá trong bình thủy tinh thường xuyên có sao không?”

Tức là các bạn chế cái cục xốp, cục mút thành 1 tấm bông lọc nhỏ chẳng hạn

Cho ăn trùng chỉ và lăng quăng đã xử lý sạch sẽ giúp bể cá sạch hơn. Cho ăn thức ăn viên loại khô thì nhớ là cho ăn ít thôi.

Không nhất thiết phải rải cát sỏi, nếu muốn thì mua cát sỏi loại nhỏ và rải với độ dày vừa phải như các hình ở trên

Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxi như: Cá betta

Còn cá bảy màu có 1 số dòng đòi hỏi oxi nhiều, tuy nhiên 1 số loại bảy màu chợ nếu không có máy oxi vẫn sống được, nuôi từ 2 – 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của các thành viên, của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxi đó, những con nuôi trong môi trường như thế đã có sức khỏe mạnh.

– Cá đuôi kiếm, các loại cá mún, hòa lan… cũng khá khỏe mạnh, nuôi 1 đến 2 cặp

– Cá vàng thì 1 cặp nhỏ tí xíu kết hợp với vòi oxi nhẹ trên mặt nước

– Cá ngựa vằn cũng khá khỏe.

Đây là những chia sẽ bổ ích từ Lâm Kim Chi, sẽ cập nhật tiếp các hướng dẫn hay vào các bài viết sau.