Hồ Thủy Sinh Nên Nuôi Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Nên Chọn Nuôi Cá Gì Cho Hồ Thủy Sinh Đẹp Và Hợp Phong Thủy?

Hồ thủy sinh đẹp là tiêu chí chung được nhiều người chọn khi lắp đặt hồ. Bên cạnh việc bố cục sao cho đẹp mắt thì một vấn đề nữa cũng quan trọng khôn

Khi làm

Hồ thủy sinh đẹp là tiêu chí chung được nhiều người chọn khi lắp đặt hồ. Bên cạnh việc bố cục sao cho đẹp mắt thì một vấn đề nữa cũng quan trọng không kém. Đó là chọn loại cá cảnh nào hợp với tuổi của gia chủ để mua tài lộc cho gia đình.

Trong bài viết này, Cát Tường sẽ giúp bạn chọn cá cảnh phù hợp với nghề nghiệp của gia chủ. Chắc chắn những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm đến mẫu hồ này đấy!

– Nếu bạn là người kinh doanh, hồ thủy sinh cá cảnh tốt nhất nên chọn cá có tính cầu an. Ví dụ như: cá vàng, cá Dĩa… Những giống cá này ngụ ý cầu mong công việc thuận buồm xuôi gió, gặt hái nhiều thành công.

– Nếu bạn đang theo đuổi công việc làm luật sư, chuyên viên tư vấn… Hãy chọn những loại cá có vẻ ngoài ” lạnh ” và mạnh mẽ. Chẳng hạn như: cá huyết anh vũ, cá đèn…

– Nếu bạn đang là vận động viên, cảnh sát… Vậy thì chẳng cần suy nghĩ nhiều về ý nghĩa. Cứ chọn cá có tính dũng cảm, nhanh nhẹn là được. Ví dụ như: La Hán, Phượng Hoàng…

Ngoài việc chọn cá theo nghề nghiệp, các bạn có thể chọn theo tuổi. Thiết kế hồ thủy sinh đẹp và hợp phong thủy có thể tham khảo những thông tin sau:

hồ thủy sinh trong nhà, các bạn nên nhớ hồ cá là yếu tố Thủy. Vậy nên hồ cá không thể đặt cao hơn đầu người vì nó sẽ làm vận khí suy giảm. Nếu như các bạn quyết định đặt hồ cá gần salon, sofa… Thì hãy đặt bể cá cảnh thủy sinh thấp hơn đầu người hoặc cách xa vị trí ngồi hơn 1 m. Trường hợp nhà bạn đang kinh doanh hay buôn bán nhỏ… Hãy lắp đặt hồ thủy sinh ở nơi làm việc hoặc ở phòng khách. Ngược lại, đừng đặt hồ cá ở phòng ngủ hay nhà bếp. Nó có thể khiến sức khỏe của bạn bị giảm sút.

– Chọn cá theo màu sắc phong thủy. Ví dụ bạn mạng Thủy thì nên chọn cá cảnh có màu trắng; mạng Mộc chọn cá màu xanh. Hoặc mạng Hỏa chọn cá màu đỏ; mạng Thổ ưu tiên cá màu đen; mạng Kim chọn cá màu vàng.

Thêm nữa, một yếu tố quan trọng không kém khi làm hồ cá là kích thước hồ. Thường thì chúng ta sẽ dựa theo diện tích nơi đặt hồ cá để quyết định hồ lớn hay nhỏ. Nói chung, chọn hồ thủy sinh mini hay hồ lớn đều. Miễn sao bố cục hồ hợp lý, cá sống khỏe là bạn đã có một hồ thủy sinh đẹp rồi.

Xây Dựng Hồ Thủy Sinh Theo Phong Thủy Nên Chú Ý Việc Gì?

Hồ thủy sinh chẳng những có tác dụng giúp trang trí không gian nhà mà nó còn có giá trị về mặt thẩm mỹ.Những năm gần đây, khá nhiều gia đình sinh sống tại các khu vực thành phố lớn thường thiếu những khoảng xanh cần thiết cho môi trường sống. Ngoài bước trồng những chậu cây kiểng, một các được nhiều người chọn là thiết kế hồ cá thủy sinh để tạo khoảng xanh, vừa đẹp mắt vừa giúp tạo khung cảnh thiên nhiên cho ngôi nhà.

1.Điều tuyệt vời thiết kế hồ thủy sinh trong nhà

Khoa học đã chứng minh thiết kế hồ cá thủy sinh trong nhà mang lại tác dụng thị giác và cảm giác tâm lý rất đặc biệt do hồ thủy sinh như một mô hình mini, sống động. Chiếm diện tích nhỏ nên nó rất dễ giúp không gian nhà được mềm mại và đẹp hơn, khắc phục được khuyết điểm về ánh sáng, tạo cảm giác thư giãn.

Khi được ngắm nhìn màu xanh mát dịu của cây thủy sinh, những chú cá thủy sinh bơi lội bên trong hồ là là cách thư giãn tuyệt vời sau các giờ làm việc căng thẳng ở chốn thành thị hay là chỉ nhằm điểm tô thêm giá trị phong thủy toàn bộ không gian nhà. Chính vì các điểm đó mà nhu cầu chơi thủy sinh được ưa chuộng và mở ra một thị trường cung cấp hồ thủy sinh khá lớn.

Hồ thủy sinh đẹp cùng với tác dụng trang trí cho không gian kiến trúc của ngôi nhà thì hồ thủy sinh được xem là vật “tụ tài, phát tài” cho chủ nhân. Chọn nuôi cá hợp phong thủy sẽ mang đến năng lượng tốt giúp cho gia đình bạn thêm thịnh vượng, tài lộc, giàu sang, đảm bảo cho môi trường sống rực rỡ hơn và ngôi nhà mát dịu hơn.

2.Thiết kế hồ thủy sinh phong thủy

-Lưu ý trong khâu chọn bể thủy sinh

Nếu gia chủ muốn hồ thủy sinh ở trong nhà hợp phong thủy, bạn phải lựa chọn kiểu hồ sao cho phù hợp với điều kiện tổng thể của nhà mình.

Nếu như các bạn xây hồ ở hướng Đông Nam, tức đại diện bởi yếu tố Mộc, các bạn cần mua bể kiểu hình vuông, tượng trưng cho Đất hoặc hình chữ nhật, tượng trưng cho Cây.

Nếu bạn chỉ yêu thích bể tròn, tượng trưng cho Kim, các bạn chỉ nên chọn hồ thủy sinh mini kích thước nhỏ là bởi vì những yếu tố Kim – Mộc khắc nhau. Nếu lên kế hoạch để hồ cá ở hướng Bắc, tốt nhất gia chủ nên chọn mua bể cá thủy sinh hình tròn.

-Kết hợp nuôi cá theo phong thủy gia chủ

+ Cá huyết anh vũ (từ Đài Loan) là loại cá âm dương, nó có màu đỏ rực giống như ngọn lửa, đứng đầu những loại cá về phương diện phong thủy

+ Cá vàng (Kim ngư) có nguồn gốc từ triều Tống ở Trung Quốc mang lại nhiều may mắn.

+ Cá chép (Koi) có gốc ở Nhật Bản đa dạng về màu, đặc biệt vẩy, phần đuôi, có hình xăm; người Nhật luôn xem đó là sự may mắn.

+ Cá Rồng (Kim Long) có dáng vẻ sang trọng, màu sắc đẹp rất có giá trị về tâm linh phong thủy. Các kiểu thiết kế hồ thủy sinh bonsai để nuôi cá rồng được nhiều người chọn, ngụ ý mang tới may mắn và cầu chúc trường thọ.

+ Cá đĩa (còn gọi là loài cá “ngũ sắc thần tiên”) có nguồn gốc từ Nam Mỹ đó là loại cá đẹp bậc nhất trong các loài cá nuôi cảnh, rất tốt cho phát triển tài vận.

+ Cá La Hán đem đến sự may mắn…

+ Cá Nheo (có xuất xứ từ Châu Âu) thường nuốt (ăn) những loại cá nhỏ bé thế nên là loài cá yêu thích của nhiều thương gia (họ cho rằng có thể cạnh tranh các đối thủ…)

+ Cá Chọi (có nguồn gốc từ Thái Lan, Campuchia) có vô số màu đó chính là loại cá nhỏ có tác dụng bổ sung ngũ hành… Người nuôi có thể chọn mẫu thiết kế hồ thủy sinh nhỏ để nuôi loài cá đó.

-Chọn số lượng cá để nuôi trong hồ thủy sinh

+ Nuôi cá vàng nên chọn nuôi khoảng 8 con cá vàng, 1 con có màu đen, không những có tác dụng bảo vệ được tài lộc mà nó còn chống lại sự tổn thất của tài lộc.

+ Đối với các sinh vật cá khác, số lượng cá nuôi khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: chọn nuôi 1 con – Nhất bạch thương mang đến vượng tài; nuôi 2 con – Nhị hắc thổ khắc thủy không có lợi cho tài vận; nuôi 3 con cá – Tam bích mộc tiết thủy ảnh huowgr xấu đến tài vận…

-Lựa chọn màu sắc cá thủy sinh hợp

+ Nếu bạn mệnh Kim hãy chọn tông màu sáng và những ánh kim bởi vì màu trắng đó là màu của bản mệnh. Thêm nữa xây hồ thủy sinh đẹp thì nên kết hợp với một số tông màu nâu, màu vàng vì đây chính là những màu sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Các màu này luôn luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho cả gia chủ. Thế nhưng các bạn phải tránh tất cả các màu kiêng kỵ như là màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).

+ Nếu người chơi mệnh Thuỷ nên sử dụng các mẫu hồ thủy sinh đẹp với sắc đen, màu xanh biển sẫm. Bên cạnh đó kết hợp cùng với các tông màu trắng và những sắc màu ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh việc dùng các tone màu kiêng chẳng hạn như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).

+ Nếu bạn thuộc mệnh Mộc nên xây dựng bể thủy sinh có màu xanh. Ngoài ra phối với màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Các bạn hãy tránh việc dùng những tone màu trắng và màu ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).

+ Nếu người chơi mệnh Hoả nên làm hồ thủy sinh với màu đỏ, sắc hồng, màu tím. Thêm nữa kết hợp với những tông màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Chủ nhân nên tránh dùng những sắc đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).

+ Nếu người chơi mệnh Thổ nên dùng hồ thủy sinh đá có tông màu vàng đất, màu nâu. Ngoài ra có thể phối hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

3.Các cách chăm sóc hồ thủy sinh mà các bạn cần chú ý

-Hồ thủy sinh cần chú trọng ánh sáng:

Khi lắp đặt ánh sáng có thể chia thành 2 giai đoạn mỗi ngày (thế nhưng vẫn chắc chắn thời gian chiếu sáng thật lâu) nhằm ngăn chặn các loại tảo và rong trong hồ phát triển. Để có thể hạn chế được điều này, các bạn nhớ sử dụng loại ổ cắm hẹn giờ để dùng cho hệ thống chiếu sáng của hồ cá.

-Hồ thủy sinh có nhiều chất dinh dưỡng:

Trong hồ dù đang vận hành tốt nhưng không phải do thế mà các bạn quên lãng, gia chủ cần bổ sung dưỡng chất cho thực vật thủy sinh. Để cây căng đẹp và ít bị bệnh, người chơi hồ thủy sinh phải thường xuyên theo dõi để phát hiện những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng của cây để chắc chắn bổ sung cho hợp lý.

-Cắt tỉa cây thủy sinh bên trong hồ:

Khi cây thủy sinh đã phát triển ổn định thì việc cắt tỉa giúp cho cây có hình dáng đẹp hơn và nó sẽ phát huy toàn bộ vẻ đẹp tuyệt vời của chúng.

-Vị trí thi công hồ thủy sinh:

Phải luôn thông thoáng. Có được ánh sáng điều hòa tự nhiên hoặc là chọn dùng đèn nuôi thực vật thủy sinh, tránh quá tối bởi vì kéo rèm hoặc phòng chẳng có ánh sáng khuếch tán tự nhiên.

-Thay nước cho hồ:

lưu ý đến bước thay nước cũng nên được để ý và tiến hành đều đặn để đảm bảo môi trường nước luôn luôn sạch. Mỗi một lần đổi nước không nên nhiều hơn 50% tổng số lượng nước bên trong bể không làm xáo trộn môi trường sinh thái của cả bể.

Hồ Cá Thủy Sinh Là Gì?

Hồ cá thủy sinh là một trong những loại bình bể cảnh trong gia đình hoặc công ty được nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Bởi đây chính là một hệ sinh thái thu nhỏ dưới nước hết sức độc đáo và ấn tượng. Tuy nhiên, vì đây là loại hình bể cảnh khá mới lạ nên vẫn có không ít người chưa biết: Bể thủy sinh là gì ? Vẻ đẹp của bể thủy sinh như thế nào. Chính vì vậy, sau đây Thủy Sinh Vlog sẽ giới thiệu với bạn những thông tin thú vị về bể thủy sinh như sau:

Hồ cá thủy sinh cần được quan tâm với 5 lý do sau

1) Bể cá thủy sinh đẹp tạo nên một cảnh quan thiên nhiên “ở đâu đó” khiến óc tưởng tượng của bạn phong phú hơn.

2) Ngắm nhìn cá cảnh thủy sinh bơi lội sẽ giảm căng thẳng đáng kể sau những giờ làm việc mệt mỏi.

3) Bể cá thủy sinh cần giải quyết tận dụng được một góc “thừa” nào đó trong trang trí nội thất cho không gian thêm sinh động và quyến rũ.

4) Quan niệm về nước và bể thủy sinh luôn mang đến sự may mắn và thịnh vượng trong phong thủy nội thất cũng như phong thủy ngoại thất.

5) Là “bình phong” che chắn một góc nào đó chưa phù hợp trong nội thất phong thủy.

Đâu là yếu tố chú ý khi tiến hành thiết kế

Tìm hiểu về bể cá thủy sinh là tìm hiểu về một hệ sinh thái vô cùng phong phú dưới nước. Bởi vậy đối với những người lần đầu tiếp cận với nghệ thuật chơi thủy sinh, có 3 vấn đề gây trở ngại lớn là:

Bể cá thủy sinh rất phong phú và đa dạng

Hồ cá cảnh và Cây Thủy sinh có số lượng vô cùng phong phú và đa dạng. Người chơi thường phải đặt câu hỏi: “Nên dùng loại cây gì? Thời điểm nào dùng là phù hợp? Nếu không dùng cây này, ta nên dùng cây nào?”. Ngoài những loại cây phổ biến như: Trân châu, Ngưu mao chiên, Vảy ốc, Đại hồng liễu, Dương sỉ,… còn có hơn 100 cây thủy sinh các loại.Bên cạnh kiến thức về cây, người chơi cần có kiến thức về đất, phân bón cho cây. Nhiều loại đất nền công nghiệp, đất nền tự làm với nhiều công thức đa dạng phù hợp cho từng loại cây.

Bố cục trang trí bể cá thủy sinh

Để có một bố cục bể cá thủy sinh đẹp, người chơi cần phải biết các nguyên tắc bố cục trong kiến trúc, thiết kế như: Bố cục đối xứng, bố cục hình xiên, bố cục điểm nhấn,… Hiện nay có xu hướng bố cục theo phong cách Nhật Bản và Hà Lan, theo phong cách Nhật Bản thường phối hợp với các loại đá còn theo phong cách Hà Lan chủ yếu sử dụng cây.

Cần được chăm sóc theo định kỳ

Bể cá thủy sinh có điểm đặc biệt: “Càng lâu càng đẹp”. Thường khi chơi hồ thủy sinh chưa đẹp ngay và để có một bể cá thủy sinh đẹp, cần mất ít nhất 6 tháng chăm sóc. Trong suốt thời gian chăm sóc, nhiều lúc cây bị chết, lượng dinh dưỡng, cường độ ánh sáng chưa hợp lý sẽ làm hỏng mất bể thủy sinh. Những điều đó thực sự thử thách tính kiên nhẫn của người chơi.

Các bước tự làm một bể thủy sinh đơn giản

– Làm vệ sinh thành và đáy bể sau khi mua về.

– Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2 – 3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.

– Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.

– Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.

– Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.

Sau khoảng 2 tuần, cây bắt đầu tươi tốt, khoảng sau một tháng thì phát triển nhanh.

Liên hệ làm bể thủy sinh

Khách hàng có nhu cầu làm bể cá thủy sinh vui lòng xem các video trên website chúng tôi để tìm cho mình một cửa hàng uy tín.

Các Loại Cá Nuôi Chung Và Không Nên Nuôi Chung Với Tép Trong Hồ Thủy Sinh

Các loại cá nuôi chung với tép thường là các loại cá nhỏ hiền lành ăn rêu và có thể nuôi trong bể thủy sinh. Chúng tôi xin chia sẻ 1 sô vấn đề khi nuôi tép kiểng với các loại cá khác như sau:

– Tép là món mồi hấp dẫn đối với các loài cá, vì thế cho tép vào hồ cá thì có thể chúng sẽ trở thành món tráng miệng của các loài cá khác.

– Trong bể cá cảnh nhân tạo của chúng ta đã làm tép giảm mất khả năng trốn tránh kẻ săn mồi như trong tự nhiên.

– Tuy nhiên vẫn có nhiều câu hỏi của các bạn chơi tép đặt ra là: cá nào nuôi chung được với tép? tép nuôi chung với cá gì? cá gì hay ăn tép? Câu trả lời là bạn có thể an tâm nhập môn chơi tép, đừng chán nản, sau đây là các loại cá có thể nuôi chung với tép tùy theo cấp độ cũng như những tác hại của loài cá đó đối với tép kiểng. Cá Cảnh.

1. Cá nuôi chung với tép kiểng tốt nhất

– Cá chuột otto hoàn toàn không gây hại cho tép, cùng lắm là chúng giành thức ăn của tép thôi

2. Các loại cá có thể nuôi chung với tép mức độ trung bình

+ Các dòng cá guppy, bảy màu rừng.. + Các dòng cá Rasboras (Cá tam giác) + Các dòng cá Danios (Cá sọc ngựa) + Cá thủy tinh, bút chì cũng ăn những con tép vừa miệng chúng + Cá neon được nhiều người nói là hay ăn tép con + Cá trâm nuôi theo đàn cũng sẵn cả tép con

4.Các loại cá tuyệt đối không được nuôi chung với tép

– Cá họ Cichlids(kili) – Cá họ Discuss (cá dĩa) – Cá họ Angels (Ông tiên, thần tiên) – Cá họ Gouramis (cá sặc)

Kết luận cuối cùng:

– Nếu muốn bể tép bạn sinh sản và giữ được số lượng tép con nhiều thì không nên nuôi chung với các loài cá khác. – Trong bể thủy sinh cần có các bụi cây rậm rạp để tép con có chỗ trốn cá săn mồi. – Tép con bị cá ăn là quá bình thường, còn tép lớn không vừa miệng cá thì chúng có thể cắn rỉa con tép.

Nguồn Mr.Lân – Thiên Đường Cá Cảnh