Hồ Thủy Sinh Bị Xì Nền / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Đáy Nền Trong Hồ Thủy Sinh

Một bài viết mang tính chất tổng hợp rất tâm huyết của thành viên chepchep, diễn đàn diendancacanh. Trong bất cứ một hồ thủy sinh nào cũng đều phải có lớp đáy nền, dù là loại có dưỡng chất hay trơ (không có dưỡng chất), loại tự trộn hay sản xuất theo phương pháp công nghiệp, loại dạng hạt hay dạng bột… và hầu hết chúng ta mới chỉ sử dụng đơn thuần mà chưa hiểu rõ về hệ thống nền, do đó chưa thể khai thác hết thế mạnh của nền. Trong bài viết này bouaqua xin được trích dẫn và biên tập một số chi tiết chính để gửi tới các độc giả quan tâm về vấn đề nền hồ thủy sinh.

Tổng quan

Trong một số bể cá cảnh, đáy nền đơn giản chỉ là một lớp sỏi nhỏ cỡ hạt đậu. Với bể trồng cây thủy sinh lại khác, đáy nền không chỉ là nguồn dự trữ và cung cấp dưỡng chất, mà còn là chỗ cho rễ bám, trong một số trường hợp nền còn là môi trường để sinh sản. Hệ thống rễ của các loài cây thủy sinh khác nhau có cấu tạo khác nhau và phù hợp với một môi trường riêng, điều khó khăn đặt ra là chúng ta phải nuôi dưỡng chúng trong cùng một môi trường đáy nền duy nhất, vậy đáy nền có cấu tạo thế nào sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau đó? Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, một vài loài cần đáy nền cầu kỳ, một vài loài khác thì không, có loài lại chẳng cần đáy nền! Nhưng nhìn chung một đáy nền pha trộn nhiều yếu tố sẽ tạo ra một môi trường phù hợp với nhiều loài cây trong hồ thủy sinh. Một số điểm cần lưu ý là: Kích thước và hình dáng hạt nền, độ dày của đáy nền, các thành phần chất hữu cơ và khoáng có trong nền.

Kích thước và hình dáng hạt nền

Nếu kích thước các hạt nền không hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cây trồng. Một đáy nền với kích thước hạt quá to sẽ khiến nước chảy qua dễ dàng và cuốn trôi hết dưỡng chất, các mảnh vụn sẽ tích tụ trong khe nền và có thể tạo thành bùn. Trường hợp hạt nền có kích thước quá nhỏ sẽ sớm bị chặt lại, làm ngưng trệ sự chuyển động của oxy và dưỡng chất, điều này không tốt cho cấu trúc của rễ cây. Một đáy nền thích hợp cho hồ thủy sinh nền có kích thước hạt nhỏ từ 1 đến 3mm và có hình tròn. Hình dạng hạt đáy nền với góc cạnh sắc có thể làm tổn thương rễ cây.

Độ dày đáy nền

Độ dày lớp đáy nền có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào loài cây mà bạn trồng trong hồ. Loài mọc rễ dài và mạnh như Echinodorus (họ trầu) cần một lớp đáy nền đủ dày để cây có đủ không gian phát triển bộ rễ, nếu nền quá mỏng, rễ của chúng sẽ co và xoắn lại, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dưỡng chất và làm rễ bị thiếu oxi.

Nhìn chung cây thủy sinh đều không mọc rễ quá dài và chúng ta có thể sắp xếp chúng ở vị trí hợp lý với một đáy nền cao dần về phía sau hồ. Điều này cũng giúp hồ có chiều sâu hơn thực tế. Độ dày đáy nền được khuyến cáo nên ở mức 6 đến 10cm.

Hàm lượng chất khoáng

Cây thủy sinh đều có nhu cầu với một hàm lượng nhỏ các chất khoáng, nhưng không dễ để cung cấp các chất này thông qua đáy nền. Rất may danh sách các chất khoáng mà cây cần thường có sẵn trong nước máy. Nếu nước hồ thủy sinh của bạn tương đối mềm tức là nước đó có khả năng bị thiếu chất khoáng, trong trương hợp như vậy bạn có thể sử dụng thêm phân nước dạng lỏng.

Một vấn đề quan trọng khác là đáy nền không được phép chứa các chất khoáng độc hại, nhất là các hợp chất có hàm lượng can-xi cao. Đáy nền lẫn đá vôi, san hô hoặc vỏ sò, vỏ ốc có hàm lượng can-xi cao không nên dùng trong hồ thủy sinh, nó sẽ làm tăng độ kiềm và độ pH của nước, gây trở ngại cho việc hấp thụ dưỡng chất và CO2 của cây.

Hàm lượng chất hữu cơ

Hàm lượng chất hữu cơ của một đáy nền bao gồm dưỡng chất hữu cơ và chất thải trong hồ (chủ yếu từ cá). Một đáy nền mà không hề có chất hữu cơ thì chỉ đơn thuần là nơi để rễ cây bám vào. Bạn có thể đưa chất hữu cơ vào hồ bằng một đáy nền giàu dưỡng chất, nó có thể được trộn với đáy nền chính hoặc được sắp xếp như một lớp nằm giữa 2 lớp đáy nền. Đất trồng trọt và than bùn có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, vì thế khi sử dụng phải cẩn thận để tránh quá tải cho hồ thủy sinh vì chất hữu cơ.

Lớp nền làm chỗ bám rễ

Lớp này chiếm phần lớn khối lượng của bộ nền, là môi trường cho rễ bám, nhưng đôi khi cũng được dùng để cung cấp dưỡng chất cho cây. Lớp nền này cần phải đủ chặt để ngăn không cho nước chảy mạnh nhưng cũng phải đủ thoáng để tránh ứ đọng bùn đáy nền làm phát sinh chất độc. Lớp nền này dày từ 2 đến 3cm là thích hợp và có thể phối trộn với chất phụ gia giàu dưỡng chất. Có thể dùng nhiều hơn một loại phân nền.

Lớp nền giàu dưỡng chất

Lớp nền này có nhiệm vụ cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cây liên tục trong một thời gian dài. Tùy theo nhu cầu dưỡng chất của cây, bạn có thể trải một lớp mỏng hoặc dày từ 1 đến 4cm. Lớp nền này thường rất chặt nên chúng cần phải được trộn với các lớp nền khác. Một số loại phân nền giàu dưỡng chất được trộn luôn với phần nền trơ để làm chỗ bám rễ cho cây.

Lớp nền mặt

Đây là lớp nền mỏng trải trên phía trên mặt, nó không có chức năng nào khác ngoài việc được dùng với mục đích tăng tính thẩm mỹ cho nền hồ.

Bảo dưỡng đáy nền

Một đáy nền tốt cần được bảo dưỡng chút ít trong quá trình sử dụng để đảm bảo sự ổn định và kéo dài tuổi thọ cho hồ thủy sinh. Khi hồ của bạn đã được thiết kế hoàn chỉnh, cá và cây đều sống tốt thì không có lý do gì để thay đáy nền, vì vậy cần phải chọn được nền đúng và thích hợp ngay từ lúc bắt đầu.

Theo thời gian, chất thải hữu cơ và cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy nền, làm đáy nền bị nén chặt lại tạo ra môi trường yếm khí. Trong một hồ thủy sinh có cây trồng tươi tốt, đa số chất cặn hữu cơ bị phá vỡ bởi vi sinh vật và biến thành dưỡng chất cho rễ cây hấp thụ, rồi đến lượt rễ cây nhả ra một lượng nhỏ oxy vào đáy nền giúp ngăn chặn tình trạng nghẹt rễ. Vì lý do đó mà đáy nền của một hồ thủy sinh có cây trồng phù hợp sẽ bền hơn một đáy nền trồng ít cây. Trong quá trình sử dụng sẽ có một lượng chất thải hữu cơ lắng đọng ở mặt nền mà vi sinh vật không kịp phá vỡ và cây trồng ở khu vực đó không đủ để giữ cho nền được thông thoáng. Bạn nên khuấy nhẹ và hút lớp cặn này định kỳ để giữ cho đáy nền được sạch sẽ.

Nền yếm khí – tốt hay xấu?

Một đáy nền giàu chất hữu cơ sẽ chứa một lượng lớn vi sinh vật có khả năng phân giải những chất hữu cơ này thành dưỡng chất mà cây có thể dùng được. Phần lớn các vi sinh vật này nhanh chóng sử dụng hết oxy xung quanh, tạo nên môi trường yếm khí cho đáy nền. Trong môi trường yếm khí, nhiều loại vi sinh vật khác nhau được sinh ra, chúng không cần nhiều oxy hoặc có thể tự tạo oxy cho mình, những vi sinh vật yếm khí này có thể thải ra khí độc, đáng ngại nhất là hydro-sun-phit có thể làm thối rễ cây gây hại cho sức khỏe của cá và khuyến khích rêu hại nảy nở.

Tuy nhiên, các vi sinh vật yếm khí có thể tiêu thụ nitrat và nhả ra nito vốn là dưỡng chất quan trọng cho cây trồng.

Kết hợp các vùng đáy nền hiếu khí và yếm khí sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hồ thủy sinh của bạn. Khi đáy nền của bạn không quá thông thoáng cũng không quá chặt sẽ tạo ra dòng chảy chậm đi qua lớp nền, phối hợp với sự nhả oxy của rễ cây sẽ ngăn chặn tình trạng yếm khí ở đáy nền. Khi đó nhiều mảng vi sinh vật yếm khí sẽ xuất hiện ở những khu vực không có nhiều rễ cây, nếu những mảng này nhỏ (hạn chế tạo ra những khoảng nền lớn không có cây trồng) chúng sẽ chưa thể thải ra một lượng lớn khí độc mà lại tạo dưỡng chất cho cây (nito). Vì thế một đáy nền với lượng oxy tương đối thấp sẽ là tốt nhất, khi ấy những vùng đáy nền yếm khí sẽ chỉ xuất hiện tại một vài chỗ trong hồ.

Nguồn: http://www.diendancacanh.com/forum/…

Sỏi Suối Làm Nền Hồ Cá Hoặc Trải Nền Hồ Thủy Sinh

là một loại sỏi có kích thước 1-3mm nhìn khá giống với các hạt phân nền trên thị trường, tuy nhiên chúng lại không có dinh dưỡng, nên chủ yếu người ta dùng Sỏi suối để làm trang trí nền hồ cá và hồ thủy sinh.

Sử dụng sỏi suối theo mục đích:

Dùng sỏi suối làm nền cho bể cá cảnh: Giúp lắng những lượng thức ăn dư thừa và phân của cá xuống dưới lớp nền.

Dùng sỏi suối làm nền hồ thủy sinh: Bạn có thể dùng sỏi suối để tạo thành những con đường mòn thay cho cát ở trong hồ thủy sinh sẽ rất đẹp và lạ.

Ưu điểm của sỏi suối: màu nâu đẹp làm nổi bật cảnh vật và cá nuôi trong hồ, không làm tăng PH.Sử dụng: Rửa sạch sỏi suối trước khi đưa vào dùng làm nềnBảng giá: Bịch 2kg: 30.000đ

Thông tin thanh toánEmail: shopthuysinh.com@gmail.com Fanpage: chúng tôi Phone & Zalo: 0902291316 Địa chỉ: 677/124/19 Nguyễn Ảnh Thủ – Phường Hiệp Thành – Quận 12

Một số chính sách khi mua hàng tại Shop Thủy Sinh

Khách mua hàng tại cửa hàng: Do có một số mặt hàng được bảo hành và có một số mặt hàng không được bảo hành, nên các sản phẩm như máy móc, thiết bị mua tại cửa hàng khách hàng có thể test tại cửa hàng, sau khi ra khỏi cửa hàng sẽ không được đổi trả. (lưu ý: chỉ có đa số các mặt hàng xuất xứ từ Châu Âu mới có chính sách bảo hành).Khách mua hàng Online: Cũng như nội dung ở trên, đa số các mặt hàng do chính sách nhà sản xuất không có chế độ bảo hành, nên Shop cũng không thể hỗ trợ cho khách hàng việc hàng hóa bị hư hỏng. Chính vì vậy các mặt hàng như máy móc thiết bị, trước khi giao cho khách, Shop sẽ test kỹ trước khi lên đơn giao cho khách. Trong trường hợp khách thích mua hàng về xé tem, bóc seal ( team dán niêm phong của nhà sản xuất), Shop sẽ không mở ra test mà gửi thẳng cho khách hàng bóc seal, và mọi rủi do về hàng hóa hư hỏng shop sẽ không chịu trách nhiệm.Các mặt hàng shop sẽ không Ship cod: các mặt hàng mang giá trị cao, cồng kềnh, các loại cây cối, cá, tép, ốc… động thực vật sống. Các mặt hàng trên shop chỉ nhận tiền chuyển khoản trước, sau đó sẽ giao hàng.Các mặt hàng Shop sẽ cod cho khách: Các loại máy móc thiết bị nhỏ gọn, mang giá trị trung bình. Ưu tiên các khu vực phía nam.Chính sách gửi hàng chành xe: Đối với các khách hàng ở tỉnh có hỗ trợ tuyến xe của các nhà xe sẽ được Shop gửi hàng, và khách nhận hàng sẽ trả phí ship cho nhà xe. Riêng đối với nhà xe Phương Trang sẽ thu phí vận chuyển trước do đó các khách hàng gửi chành xe này sẽ phải chuyển tiền hàng lẫn tiền phí nhà xe cho Shop trước khi giao hàng.

Cách Trải Nền Trộn Cho Hồ Thủy Sinh

Bài viết này nằm trong loạt bài hướng dẫn làm hồ thủy sinh từ A đến Z của Vinh Aqua.

Vì sao nên cẩn thận khi làm hồ thủy sinh dùng nền trộn?

Nếu xài nền công nghiệp thì không có gì phải nói, còn nếu bạn dùng nền trộn, cần tuân thủ đúng quy trình, vì như tôi đã mô tả, bạn cầm nền trộn giống như bạn cầm 1 cục sình vậy, phải xử lý trước khi trồng cây thủy sinh, xử lý ở đây là ta phải dùng sỏi hoặc phân công nghiệp phủ lên trên với độ dày khoảng 4 cm trở lên.

Giờ mời bạn bắt đầu tìm hiểu.

Trước tiên trải một lớp nền trộn dày khoảng 1-2 cm phía trước, phía sau có thể dày hơn 1 chút, khoảng 3-4 cm.

Độ dày của nền phụ thuộc vào việc bạn có muốn tuổi thọ nền lâu hay không, nếu nhiều thì dinh dưỡng nhiều, không sao cả, nếu quá ít thì dinh dưỡng cho cây mau cạn kiệt. Cho nên, nếu bạn muốn trải lớp nền trộn dày 3-4 hay 5-6 cm cũng không thành vấn đề.

Nếu bạn dùng nền trộn của Nuphar, sản phẩm đang có tại Vinh Aqua, và muốn tăng cường thêm dinh dưỡng để tuổi thọ bộ nền cao hơn, bạn có thể mua thêm cốt nền Nuphar aquabase rải đầu tiên, sau đó phủ nền trộn đè lên, lưu ý không cần phải trộn cốt nền và phân trộn với nhau, cứ phủ cốt nền trước, rồi phân trộn đè lên.

Sản phẩm cốt nền Nuphar Aquabase thường được sử dụng kèm với phân trộn

Nền nên được trải cách thành kính 3-4 cm để tránh xì nền.

Sau khi trải nền ta sẽ bo xung quanh bằng cát xây dựng, hoặc dùng sỏi muối tiêu, sỏi suối, ta gọi chung là lớp sạn đi. Lớp sạn nên dày chừng 4-5 cm để tránh lớp phân trộn xì lên rất dơ nước. Lấy tay nén nén nhẹ chúng lại.

Lưu ý: với bất kỳ loại sỏi nào, bạn nên rửa sạch trước khi sử dụng.

Có trường hợp người chơi rải lớp sỏi 3-4 cm, sau đó còn phủ lên một lớp phân công nghiệp nữa. Cái này như tôi đã nói, không sao cả, phân càng nhiều thì tuổi thọ của nền càng cao. Nếu muốn rải phân công nghiệp lên thì lớp sỏi có thể trải mỏng lại chút.

Sau khi trải một lớp sỏi lên thì ta đã hoàn thành trải nền trộn, giờ ta qua bước tiếp theo là sắp bố cục và trồng cây. Sau khi trải xong, khi vô nước bạn nên cho từ từ, tránh trường hợp nước sói thẳng vào nền bới tung lớp sỏi lên, như tôi mô tả, nền trộn y như sình đất, nó bị xới tung lên sẽ vô cùng dơ nước.

(Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh

Người mới chơi thủy sinh thường hay bị rối thông tin về nền và cốt nền. Thậm chí một số bạn đã có kinh nghiệm chơi 1 thời gian vẫn chưa hiểu rõ và chọn đúng cốt nền. Mình đã gặp khá nhiều khách hàng tìm đến mình nhờ “chữa trị” cho hồ, và đa số các vấn đề gây mất cân bằng của các hồ này là bắt đầu từ việc chọn sai cốt nền ngay từ đầu. Mình viết bài này hy vọng các bạn mới chơi có thêm chút thông tin và kinh nghiệm để cuộc chơi dễ dàng hơn cho các bạn. Các bạn nên đọc đến phần quan trọng nhất ở cuối bài.

1. Cốt nền thủy sinh là gì

– Cốt nền là lớp dinh dưỡng cô đặc thường được trải đáy hồ, dưới lớp phân nền (chất nền) công nghiệp, hoặc dưới lớp sỏi, cát. Mục đích chính của cốt nền là cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho rễ cây thủy sinh, hạn chế tối đa dinh dưỡng được tan tự do vào trong nước gây khó quản dinh dưỡng, độc cây và bùng phát rêu hại. Đa số cốt nền thường không có khả năng tan vào trong nước hoặc tan rất chậm vì nó được kết hợp trộn chung với thành phần chính là đất sét và đặc biệt là cốt nền luôn được để dưới lớp đáy hồ, được phủ dày 1 lớp chất nền phía trên.

– Thành phần dinh dưỡng đa số các loại cốt nền bao gồm đầy đủ ĐA VI LƯỢNG như N, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Zn, Cu… Nhưng chất chủ đạo, chiếm thành phần nhiều nhất trong các loại cốt nền chính là N (Đạm). Một số loại cốt nền còn là chổ chứa vi sinh quan trọng cho cả hệ thống hồ thủy sinh.

– Cần lưu ý là cốt nền và nền trộn tuy đều có nhiều dinh dưỡng, và đều được phủ bởi lớp nền côn nghiệp hay sỏi cát, về bản chất là giống nhau, nhưng các bạn mới chơi cũng nên hiểu rõ sự khác biệt của chúng là: cốt nền thường được làm khô và cô đặc, và nó luôn được để lớp dưới cùng của bộ nền. Nhiều hồ có thể dùng cốt nền sau đó phủ nền công nghiệp lên là xong, nhưng 1 số người chơi có kinh nghiệm có thể dùng chung cốt nền ở đáy, phủ nền trộn ở trên, sau đó phủ lớp nền công nghiệp lên trên cùng.

2. Các loại cốt nền thủy sinh a. Cốt nền công nghiệp

– Điểm yếu của cốt nền CN là giá thành cao hơn cốt nền tự trộn, lượng dinh dưỡng cũng ít hơn, tuy an toàn nhưng người chơi phải châm thêm phân nước dinh dưỡng cho những hồ trồng nhiều cây hoặc những cây cần dinh dưỡng cao.

b. Cốt nền tự trộn

– Loại cốt nền này được những người chơi kinh nghiệm tự trộn. Thành phần đa số trộn đất sét, phân trùn quế, bánh dầu, than bùn, vi sinh… Để tạo ra 1 loại cốt nền chất lượng đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, chỉnh sửa công thức. Những công đoạn này không hề đơn giản và dễ dàng. Loại cốt thông dụng được tin dùng rộng rãi trong nam là cốt Aquabase của nuphar aqua. Ở ngoài bắc dạo này cốt nền của Vũ Aqua và Magic Base cũng rất thông dụng.

– Tuy nhiên, cũng vì lượng dinh dưỡng cao nên đa số các loại cốt nền tự trộn này rất nóng thời gian đầu, hầu như không thể trồng được những loại cây nhạy cảm, điển hình là các loại cây đang được người chơi VN yêu thích như Trân Châu Ngọc Trai, Trân Châu Cuba, Cỏ Giấy, Đàn Thảo, một số họ rotala, trân châu 3 lá, những họ tonina lá cứng và lá mềm…Thậm chí sau vài tháng sử dụng, vi sinh đã ổn định, cốt nền đã bớt nóng hơn thì việc trồng những loại cây nhạy cảm này cũng khá khó khăn, cần kinh nghiệm.

3. Giá Thành các loại cốt thông dụng (tháng 1-2023)

– Cốt nền JBL florapol Đức hủ 350g dùng cho hồ từ 50-100L nước: 155k, hủ 700g dùng cho hồ 150-200L nước: 270k

– Cốt JBL Aquabasic plus Đức bịch 2.5L dùng cho hồ 50-100L nước: 250k, bịch 5L dùng cho hồ 150-200L nước: 440k (loại này mắc hơn vì có trộn sẵn cát, không bị xì, và theo công ty JBL thì có thể dùng đến 3-5 năm)

– ADA Power sand: cốt nền mắc nhất, bịch 2L size S cho hồ 60-100L giá 600k, bịch size M và L 6L có giá 1400k, dùng cho hồ 200-300L (size S dành cho hồ có chiều cao 40cm trở xuống, size M cho hồ 45-50cm, size L cho hồ cao trên 50cm)

– Marfied Tropical Base 2L (cốt của nền contro soil): giá 340k, dành cho hồ 100L

– Tropica Substrate bao 1L dành cho hồ 40L: 180k, bao 2.5L dành cho hồ 100L: 280k, bao 5L dành cho hồ 200L (480k)

– Aquabase nuphar: bao 1kg dành cho hồ 100L: 170k

4. Kinh nghiệm, lời khuyên chọn cốt nền phù hợp (quan trọng)

– Cốt nền khi đã cho vào nền và vào nước thì không thể nào lấy ra được, trừ khi lật hồ làm lại. Hơn nữa, dinh dưỡng, các chất trong cốt nền sẽ quyết định thành bại của hồ bạn sau này nên việc chọn đúng, sử dụng đúng cốt nền ngay từ đầu là điều hết sức cần thiết.

– Lời khuyên đầu tiên của mình dành cho các bạn mới: thiếu dinh dưỡng thì hoàn toàn có thể châm thêm, nhưng nếu dư và độc dinh dưỡng thì thay nước mãi cũng không cải thiện được. Các bạn hoàn toàn có thể chơi cách an toàn là KHÔNG dùng cốt nền, chỉ dùng 100% nền công nghiệp xịn như ADA, Gex, Contro soil… Nếu cây thiếu dinh dưỡng thì châm thêm ít phân nước là an toàn. Hiệu quả hơn thì có thể ƯU TIÊN dùng cốt nền Công Nghiệp vì nó an toàn hơn (tuy yếu hơn). Mình đã gặp nhiều trường hợp trồng thảm Trân Châu Ngọc Trai thành công chỉ dùng 100% nền công nghiệp, hoặc có thêm cốt CN, và rất hiếm khi mình thấy bạn nào có thảm tcnt căng đẹp với nền trộn, hay cốt mạnh.

– Nếu bạn mới tập chơi, cốt jbl là sự lựa chọn tốt và rẻ nhất, an toàn nhất.

– Nếu các bạn muốn sử dụng cốt trộn, nên trồng những loại cây dễ trước, sau khi cycle 1 2 tháng hãy thử những cây khó và nhạy cảm.

– KHÔNG sử dụng quá liều hướng dẫn sử dụng, có thể dùng ít hơn hướng dẫn vì lý do phía trên. Nhiều khách hàng của mình dùng gâp 2-3 liều cốt nền khuyến cáo và kết quả là cây bị thối rữa, hoặc khá hơn thì bị “đứng” (ngừng phát triển) trong thời gian rất dài.

– Dù là dùng cốt trộn hay cốt CN thì việc thay nước ,và châm thêm vi sinh, phân nước là điều cần thiết. Cốt CN thì lượng sắt (Fe) khá ít và hầu như không tan vào trong nước, nên nếu bạn dùng đèn ánh sáng cao thì cây sẽ rất dễ bị thiếu Fe, bạc ngọn, rữa ngọn. Việc châm sắt kịp thời sẽ giúp cây hồi phục và phát triển nhanh hơn. Nhiều loại cốt trự trộn thì cần thay nước nhiều và cần châm NPK thời gian đầu (cốt nuphar qua trải nghiệm của mình), một cố loại cốt trộn khác thì sau khi thay nước cây rất hay bị thiếu Fe. Vậy nên các bạn luôn để ý tính trạng cây để phản ứng kịp thời.

– Không bao giờ chủ quan kiểu: “em sử dụng nền trộn nên chắc chưa thiếu dinh dưỡng” hoặc, “hồ em hồ mới nên chắc chắn không thiếu chất gì”. Có thiếu hay dư gì thì biểu hiện của cây trong hồ của các bạn là câu trả lời rõ nhất.

– Đèn hồ bạn càng sáng thì cốt nền càng dễ độc hoặc càng dễ thiếu dinh dưỡng. Hãy chọn mức đèn hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình trước.

– Tránh việc nhổ rễ cây khỏi hồ có cốt nền vì sẽ dễ gây xì dinh dưỡng lên. Tốt nhất là dùng kéo cắt sát gốc cây, để gốc tự phân hủy sau.

– Việc kết hợp nhiều loại cốt với nhau thật sự không quá cần thiết.

Phạm Thành Văn

Phân Nền Cho Hồ Thủy Sinh Như Thế Nào Là Tốt Nhất?

Phân nền cho hồ thủy sinh không giống như trong bể cá cảnh, không chỉ đơn giản là một lớp sỏi nhỏ mà đáy nền là nguồn dự trữ và cung cấp dưỡng chất, chỗ cho rễ bám, trong một số trường hợp nền còn là môi trường để sinh sản. Bên cạnh đó hệ thống rễ của các loài cây thủy sinh khác nhau sẽ phù hợp với một môi trường riêng, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nuôi dưỡng chúng trong cùng một môi trường duy nhất, vậy đáy nền có cấu tạo thế nào sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau đó?

Các loại phân nền cho hồ thủy sinh trên thị trường hiện nay là gì?

Xây dựng một hồ thủy sinh cũng chính là xây dựng một hệ sinh thái dưới nước thu nhỏ, mà để hệ sinh thái này phát triển tốt thì điều quan trọng không thể thiếu chính là phân nền cho hồ thủy sinh.

Đây chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây thủy sinh sống và phát triển, cũng là nơi để nhiều loại vi sinh vật cư ngụ, góp phần phát triển hệ sinh thái dưới nước. Đất nền tốt thì hệ sinh thái mới tốt được. Vì vậy, việc chọn đất nền tốt cho hồ thủy sinh là hết sức quan trọng. Có 2 hình thức chọn đất nền chính hiện tại đó là nền công nghiệp và nền tự trộn.

Nền công nghiệp là các loại đất nền do các nhà sản xuất công nghiệp làm sẵn và bán trên thị trường, nó tương đối dễ sử dụng và nhanh chóng, thuận tiện cho người sử dụng và ít tốn thời gian, tuy nhiên, giá thành nó cũng tương đối mắc hơn và độ bền cũng kèm hơn so với đất nền tự trộn.

Nền tự trộn là loại nền do chính tay bạn tự làm nên, thường có lớp dưỡng chất tốt ở phía dưới cùng, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh, sau đó đổ thêm lớp cát hoặc sỏi phía trên, để cố định lớp dưỡng chất và tạo nền cho hồ đẹp hơn. Nền tự trộn có độ bền và chất dinh dưỡng tốt hơn tuy nhiên cần có nhiều kinh nghiệm trộn đất và tinh tế trong việc trồng cây cũng như trang trí các loại thủy sinh, để tránh bị bung lớp nền lên.

Sản phẩm tạo phân nền cho hồ thủy sinh của Hồ Cá Nghệ Thuật

Phân nền cho hồ thủy sinh với mức giá thấp và mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và phù hợp với người mới chơi đã có bán tại cửa hàng Hồ Cá Nghệ Thuật, ưu điểm của sản phẩm là:

Chi phí thấp, hiệu quả cao.

Ổn định môi trường nhanh.

Phù hợp với nhiều loại cây thủy sinh.

Nước hồ rất mau trong.

Hạn chế dinh dưỡng thừa, ít rêu hại.

Cá dễ thích nghi và sống khỏe mạnh trong môi trường hồ thủy sinh.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các thành phần vi lượng và đa lượng cho cây thủy sinh phát triển, cây mau ra rễ và phát triển nhanh.

Hướng dẫn cách làm phân nền cho hồ thủy sinh đẹp tại nhà:

Bước 1: cho nền trộn vào đáy hồ, nền có dạng dẻo như đất sét nên rất dễ thao tác.

Bước 2: dùng tay hay dụng cụ ép nền xuống đáy hồ. Để thẩm mỹ ta nên bo viền chung quanh, cách thành kính khoản 10 ly – 20 ly vì khi ta rải sỏi, cát phía trên và xung quanh thì sẽ không nhìn thấy lớp nền trộn ở giữa.

Bước 3: cho sỏi, cát phía trên nền trộn tối thiểu 5 – 6 cm, nhằm tránh tình trạng bị xì nền khi nhổ cây có rễ to. Nên rải sỏi + nền cao ở khu vực hậu cảnh gấp đôi phía trước để tạo chiều sâu cho bố cục.

Bước 4: ta có thể xây dựng bố cục sơ bộ cho hồ thủy sinh.

Bước 5: vào nước với dòng chảy nhẹ, nên lót dĩa tròn hay bao nylon dày phía dưới, tránh dòng chảy trực tiếp vào lớp sỏi, cát làm xáo trộn nền.

Bước 6: trồng cây thủy sinh và hoàn tất bố cục.

Về lượng nền sử dụng tùy theo kích thước đáy hồ, hồ 6 tấc dùng khoản 7 – 8 kg nền, tùy theo lượng cây trồng ta có thể gia giảm lượng phân nền.

Phân nền cho hồ thủy sinh cần được bảo dưỡng định kỳ

Phân nền cho hồ thủy sinh cần được bảo dưỡng trong quá trình sử dụng để đảm bảo sự ổn định và kéo dài tuổi thọ cho hồ cá thủy sinh. Khi hồ của bạn đã được thiết kế hoàn chỉnh, cá và cây đều sống tốt thì không có lý do gì để thay đáy nền, vì vậy cần phải chọn được nền đúng và thích hợp ngay từ lúc bắt đầu.

Theo thời gian, chất thải hữu cơ và cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy nền làm đáy nền bị nén chặt lại tạo ra môi trường yếm khí. Trong một hồ thủy sinh có cây trồng tươi tốt, đa số chất cặn hữu cơ bị phá vỡ bởi vi sinh vật và biến thành dưỡng chất cho rễ cây hấp thụ, rồi đến lượt rễ cây nhả ra một lượng nhỏ oxy vào đáy nền giúp ngăn chặn tình trạng nghẹt rễ.

Vì lý do đó mà đáy nền của một hồ thủy sinh có cây trồng phù hợp sẽ bền hơn một đáy nền trồng ít cây. Trong quá trình sử dụng sẽ có một lượng chất thải hữu cơ lắng đọng ở mặt nền mà vi sinh vật không kịp phá vỡ và cây trồng ở khu vực đó không đủ để giữ cho nền được thông thoáng, nên khuấy nhẹ và hút lớp cặn này định kỳ để giữ cho đáy nền được sạch sẽ.

Tại Cửa Hàng Hồ Cá Nghệ Thuật ngoài sản phẩm phân nền cho hồ thủy sinh chúng tôi còn nhận thiết kế hồ thủy sinh giá rẻ và cung cấp hầu hết các loại cây thủy sinh cùng các loài cá cảnh đẹp nhất, quý khách hàng có nhu cầu tìm mua chỉ cần gọi đến số hotline để được tư vấn tận tình.

Hồ Cá Nghệ Thuật Hồng Vương Văn Phòng Thiết Kế: 485 Cộng Hòa, P.15, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam Trụ Sở – Kho Hàng: 58 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh Điện thoại: 0901.251.256 – 090.7735.456 Email: hotro@hocanghethuat.com