Giá Trị Dinh Dưỡng Cá Rô Phi / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Rô Phi

Cá dài từ 8 – 25cm, trung bình thường gặp là 10 – 15cm. Thân màu nâu, thuôn và gần như hình ống về phía đầu. Đầu cứng, mắt to, miệng trung bình, hơi tù. Vi hậu môn và vi lưỡng màu sậm.

Cá rô tạo ổ cho cá mái đẻ trứng, mỗi lần có thể đẻ đến 5000 trứng, cá đực canh giữ trứng đến khi trứng nở (1 – 2 ngày sau đó).

Cá thuộc loại ăn tạp và sinh sống tại những vùng nước chảy chậm như ao hồ, ruộng nước, phân bố rộng từ Ấn Độ, Đông Nam Á sang đến Philippines.

Cá rô chịu được những điều kiện thổ nhưỡng khó khăn, sống được trong nước đục, ao tù. Trong mùa khô, cá có thể vùi mình dưới bùn, ăn cây cỏ, tép và cá bột. Tại vùng châu thổ sông Cửu Long, cá được cho là khả năng di chuyển vào các nhánh sông nhỏ khi nước lên và sau đó trở về lại nơi đã sinh sống khi nước xuống. Cá có thêm một cơ quan thở phụ có thể thở bằng không khí ngoài trời, nên có thể sống được cả tuần nơi khô cạn, không nước miễn là cơ quan thở có đủ độ ẩm cần thiết. Cá cũng được cho là có khả năng đi bằng bụng (trườn bằng cách quẫy đuôi giống cá lóc) và trong điều kiện môi trường vừa đủ ẩm ướt, cá có thể đi xa cả trăm thước.

Cá rô tuy nhiều xương, nhưng được xem là một loại cá cung cấp thịt ngon, nấu canh rất ngọt và là nguồn thực phẩm quan trọng cho nông dân Đông Nam Á.

Thành phần dinh dưỡng:

100 gam phần ăn được (bỏ xương) chứaCalori: 103, chất béo 1,5g (bão hoà 0,3g; chưa bão hoà 1,2g), cholesterol, 45mg, chất đạm 20,3g, có đủ các loại vitamin B1, B2, B6, B12, PP và các chất khoáng: sắt, magnesium, natri, rất giàu kali (297,5 mg/100g tốt cho tim mạch), nhiều canxi, nên có thể được xem là giúp bổ xương.

Cá rô trong dược học cổ truyền

Dược học cổ truyền Trung Hoa gọi cá rô là Quyết ngư, Kế ngư, hay Thạch quế ngư.

Thịt cá rô được xem là có tính bình, vị ngọt, không độc; có các tác dụng bổ, ích cho tỳ vị, chữa được các chứng tràng phong hạ huyết, ích khí lực, làm người dùng có cảm giác khoẻ khoắn.

Mật cá rô hay quyết ngư đảm được dùng để điều trị hóc xương, trị dằm gai hay các loại gai hóc trong cổ (dùng mật khô hoà với rượu, hớp rồi nhổ ra).

Nguồn Thuốc & Sức khoẻ, số 357, 1 – 6 – 2008, tr 26

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Hồi

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi

Thịt cá hồi là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến và đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong thịt cá hồi chứa hàm lượng protein, axit béo omega – 3 và vitamin D rất dồi dào. Axit béo omega – 3 là axit béo “thiết yếu” giúp giảm nguy cơ gây nên các bệnh về tim mạch như đau tim, đột quỵ, và các bệnh nguy hiểm khác như ung thư, sa sút trí tuệ,…

Bên cạnh đó, vitamin B12 trong cá hồi góp phần giúp cho các tế bào máu và thần kinh hoạt động tốt, giúp tạo DNA, tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, thịt cá hồi còn là một nguồn gốc của cholesterol tốt, với một loại từ 23 – 214 mg/100g tùy thuộc vào từng loài. Với những thành phần mang giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi đang được sử dụng phổ biến trên rất nhiều quốc gia hiện nay.

Gía trị dinh dưỡng của cá hồi mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Cung cấp nhiều axit béo Omega – 3 tốt nhất cho cơ thể:

Đây là loại axit “thiết yếu” bởi cơ thể không thể tạo ra chúng mà phải dung nạp từ chế độ ăn uống bên ngoài. Theo một nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng 0,45 – 4,5 gram axit béo omega – 3 mỗi ngày sẽ làm cải thiện đáng kể về chức năng động mạch.

Cung cấp protein:

Cá hồi cung cấp protein giúp cơ thể nhanh chóng phục hội chấn thương, bảo vệ xương và duy trì lượng cơ bắp trong suốt quá trình giảm cân hay lão hóa.

Cung cấp vitamin B cao

Cá hồi cung cấp các loại vitamin B như: Vitamin B1, B2, B3, B4, B5, B6, B9, B12. Đây là các loại vitamin này hỗ trợ các quá trình quan trọng cho cơ thể như biến đổi chất, sửa chữa hoặc tạo DNA

Cung cấp kali

Thịt cá hồi cung cấp kali cho cơ thể, từ đó làm giảm huyết áp, đặc biệt thì kết hợp cùng khẩu phần ăn chứa nhiều kali.

Chống lại quá trình oxy hóa

Giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim,…

Với hàm lượng Omega – 3 dồi dào, cá hồi giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, dầu cá còn giúp làm giảm đi các nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm, bảo vệ sức khỏe não bộ cho thai nhi, giúp đầu óc thư thái, giảm căng thẳng, giảm hiện tượng mất trí nhớ ở tuổi già.

Cá Rô Phi Giàu Dinh Dưỡng Hơn Nhờ Selen Hữu Cơ

Bổ sung Selen (Se) hữu cơ, thay Se vô cơ trong khẩu phần căn của cá rô phi không chỉ góp phần thúc đẩy hiệu suất chăn nuôi mà còn gia tăng giá trị dinh dưỡng trong thịt cá.

Chọn Se hữu cơ hay vô cơ?

Một nhóm nhà nghiên cứu tại Viện Bách khoa thuộc Đại học Virginia, Cao đẳng Thú y Virginia-Maryland, Đại học North Dakota và Đại học Texas A&M đã cùng đánh giá hiệu quả Se trong các khẩu phần ăn của cá rô phi sông Nile (Oreochromis niloticus). Nhóm đã xây dựng các nghiệm thức để đánh giá hiệu quả của Se như một thành phần thức ăn chức năng. Tác động của Se hữu cơ và Se vô cơ lên tăng trưởng, sinh trắc học, plasma, gan và mô của cá được so sánh để xác định loại Se nào có hiệu quả nâng cao mật độ mô và nồng độ plasma. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đánh giá các chỉ số biến đổi thức ăn (FCR), tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống và chiều dài nhung mao đường ruột để so sánh hiệu quả của Se tới năng suất chăn nuôi.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện cá rô phi được cho ăn theo khẩu phần chứa hàm lượng Se hữu cơ hoặc vô cơ như nhau sẽ có sinh trắc học và hiệu suất tăng trưởng tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thịt (fillet) của những con cá được ăn Se hữu cơ sẽ có nồng độ Se cao hơn những con cá ăn Se vô cơ; hoặc cá được lấy về từ các khu chợ. Cá ở cả hai khẩu phần đều có hoạt tính của enzyme chống ôxy hóa nội sinh glutathione peroxidase (GPX) trong gan và plasma tương tự nhau.

Nghiên cứu này đã chứng tỏ, Se hữu cơ có sinh khả dụng cao hơn Se vô cơ. Để sản xuất fillet cá rô phi giàu Se, người nuôi cá nên cân nhắc bổ sung Se hữu cơ vào khẩu phần ăn thay Se vô cơ.

Tại sao cần bổ sung Se cho rô phi?

Các khoáng chất không thể thiếu trong quá trình sinh học quan trọng ở cả cơ thể người và vật nuôi. Một trong những selenoprotein được nghiên cứu tốt nhất là glutathione peroxidase – loại enzyme này bảo vệ màng tế bào trước các tác nhân gây ôxy hóa bằng cách xúc tác các phản ứng cần thiết để biến đổi hydrogen peroxide và axit béo hydroperoxide thành nước và axit béo. Qua glutathione sẽ đánh giá được tình trạng hoạt tính sinh học của Se ở mô của người và vật nuôi. Với cá rô phi, Se giúp vật nuôi duy trì sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, muốn cá khỏe mạnh cần phải bổ sung hàm lượng Se cao hơn vào thức ăn của chúng.

Nâng cao giá trị thịt cá

Trước khi tiến hành thử nghiệm cho ăn, nhóm nghiên cứu đã mua 12 mẫu cá rô phi từ những vùng khác nhau để xác định nồng độ Se trong thịt cá. Ngoài ra, dữ liệu của các mẫu cá ngoài chợ gồm cách nuôi, xuất xứ, giá, chứng nhận, điều kiện nuôi cá cũng được nhóm nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng. Các mẫu cá này được phân tích và kiểm tra các chất gồm thạch tín, canxi, cadmium, đồng, sắt, magie, mangan, molybdenum, natri, phốt pho, potassium, selen và kẽm.

Thử nghiệm cho ăn được tiến hành trên 168 con cá rô phi theo 1 trong 2 nghiệm thức trong thời gian 7 tuần. Thức ăn dạng viên chứa 1 mg/kg Se Natri vô cơ và Se L-methionine hữu cơ. Hàng tuần, cân trọng lượng cá và đo hàm lượng Se trong nước bể nuôi vào giai đoạn đầu, giữa và cuối thử nghiệm để theo dõi sự tích tụ Se. Ngoài ra, nhóm cũng theo dõi tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và tăng trọng, chỉ số HIS và VSI. Cuối thử nghiệm, đo trọng lượng và chiều dài cá, lấy mẫu phân tích máu, fillet, gan, thận, ruột cá. Kết quả, 11 trong số 12 mẫu cá rô phi nuôi lấy về từ các khu chợ đều có nguồn gốc Trung Quốc với hàm lượng Se trong thịt tương đối thấp. Không phát hiện cá bị chết ở cả 2 thử nghiệm. Tuy nhiên, hiệu suất tăng trưởng và biến đổi thức ăn của cá ăn Se hữu cơ được cải thiện tốt hơn nhóm cá ăn Se vô cơ dù chỉ số HIS và VSI tương tự nhau.

Nồng độ Se trong plasma, thận và fillet của những con cá ăn bổ sung Se hữu cơ cao hơn hẳn; tuy nhiên, nồng độ Se trong gan của cá ăn Se vô cơ lại cao hơn. Điều này là do khả năng hấp thụ và sinh khả dụng của Se vô cơ và hữu cơ không giống nhau hoạt tính GPX trong gan và plasma tương tự ở cả 2 nghiệm thức. Nhìn chung, cá rô phi ăn Se hữu cơ có nồng độ Se trong thịt cao hơn hẳn những con cá ăn Se vô cơ hoặc cá được mua ngẫu nhiên tại chợ. Hiện, những quốc gia nghèo hoặc đang phát triển rất khó tiếp cận các nguồn thịt giàu vi chất. Do đó, bổ sung Se hữu cơ vào khẩu phần ăn của cá rô phi nuôi có thể được coi là một giải pháp dinh dưỡng tổng thể nâng cao giá trị thịt cá rô phi, giải quyết vấn đề thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như Se ở người tiêu dùng.

Se có thể trở thành một phụ gia thức ăn có giá trị trong NTTS vì có khả năng thúc đẩy sức khỏe và tăng trưởng ở cá, đồng thời cải thiện chất lượng thịt cá giàu dinh dưỡng hơn. Khi bổ sung Se vào thức ăn cho cá, cần cân nhắc lựa chọn loại Se phù hợp. Se hữu cơ vẫn được ưu tiên vì giúp thịt cá giàu Se hơn (giá trị dinh dưỡng cao hơn) khi dùng làm thực phẩm cho con người.

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Chép Giòn

Có thể xếp giá trị dinh dưỡng của cá chép giòn rất cao, ngang ngửa với cá Hồi và Lươn.

Cá chép giòn là loài cá có nguồn gốc từ việc lai ghép giữa giống cá giòn của Nga và cá chép ta để tạo ra một giống cá mới, đó cũng chính là nguồn gốc tên gọi của nó.

Để nuôi cá chép giòn ngoài các loại thức ăn tự nhiên thì riêng cá chép giòn còn có một loại thức ăn khác vô cùng đặc biệt đó chính là đậu tằm, một loại hạt đậu có màu đỏ.

Thịt cá chép giòn có độ dai, săn và giòn đúng nghĩa với tên gọi của cá. Đặc biệt, thịt cá rất chịu lửa, khi chiên thịt cá chép giòn không teo như các loại cá khác mà vẫn chắc, đặc, giữ được hương vị đặc trưng ngọt thanh, đậm và béo. Thực khách khi thưởng thức món cá chép giòn thường rất thích thú, rất lạ miệng vì cá dễ ăn và không có mùi tanh.

Cá chép giòn ăn lượng lớn đậu tằm, vậy nên cũng được bổ sung các loại vitamin, vi chất ở đậu tằm bổ dưỡng và thuần thiên nhiên.

Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu tằm chứa lượng protein thô chiếm 31%; lipid thô (tạo mỡ) chỉ chiếm chưa tới 0,5% rất ít so với các loại thực phẩm khác; 49% hàm lượng tinh bột; 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể…

Thành phần collagen trong cơ thịt cá chép giòn (colla 2 và colla 1) cao hơn sơ với cá chép thường lần lượt là 2,8 lần và 5 lần.

Hàm lượng can xi trong cá chép thường thấp hơn 17,5% so với cá chép giòn.

Axit amin trong cá chép giòn rất phong phú. Hàm lượng các axit amin thơm và axit amin thiết yếu trong 100g thị cá lần lượt là 6,61g và 6,70g chiếm tỷ lệ lần lượt là 39,7% và 39,88 % tổng hàm lượng axit amin.

Đặc biệt cá chép giòn chỉ thấp hơn cá Hồi và cao hơn cả Lươn về lượng axit amin trong 100g. Có thể xếp giá trị dinh dưỡng của cá chép giòn rất cao, ngang ngửa với cá Hồi và Lươn.

Tác dụng của cá chép giòn

Về tác dụng của cá chép giòn cũng giống như cá chép thường.

Cá chép trong dân gian còn được gọi là “ích mẫu hà tiêu” (thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) cho phái yếu.

Cá chép bổ tỳ vị, tiêu phù, chữa ho, lợi tiểu, thông sữa, lở loét, bài tiết và trừ khử được tả độc sung tấy… là một trong những thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho thai phụ.