Giá Tiền Của Cá Ba Đuôi / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Vàng ( Cá Ba Đuôi)

Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này

Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Video cá vàng – cá ba đuôi

Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nayđã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàngcũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Clip cá vàng bơi trung tăng ăn mồi

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

* Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

* Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

* Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

XEM CHI TIẾT TRONG BÀI VIẾT: Cá vàng ăn gì?

Tập tính sống và hình thức sinh sản

Cá vàngcó khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:

-Thân dài, vây đuôi đơn:

Cá vàng thông thường (Common Goldfish)

Cá vàng sao chổi (Comet)

Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin)

-Thân dài, vây đuôi đôi:​

Cá vàng đuôi bướm (Jikin)

Cá vàng đuôi công (Tosakin)

Cá vàng Wakin (Wakin)

-Thân ngắn, vây đuôi dài:

Cá vàng đuôi voan (Veiltail)

Cá vàng đầu lân (Oranda),

Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)

Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)

Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:

Cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Cá vàng ngọc trai (Pearlscale)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:

Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)

Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)

Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​

Cá vàng sư tử (Lionhead)

Cá vàng Lan Thọ (Ranchu)

Cá vàng Lan sư (Lionchu)

Cá vàng Thọ tinh

Cá vàng Pompon

-Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá vàng gấu trúc, cá vàng xà cừ,…

Một số hình ảnh đẹp về cá vàng

Kĩ Thuật Ép Cá Ba Đuôi Sinh Sản

Cá vàng ba đuôi rất dể sinh sản, đẻ nhiều và tỷ lệ sống rất cao ta có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.

Cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt riêng cá tróng và cá mái riêng ra và cho ăn đầy đủ trong vòng 1-2 tuần lễ, cá vàng nếu cho ăn đầy đủ thì nuôi khoang 6 tháng là có thể cho sinh sản được. Ta có thể cho ép chung 1tróng 1mái hoặc 1 trống nhiều mái hoặc một mái nhiều tróng hoặc nhiều mái nhiều trống. Trong sinh sản để kinh doanh thì người ta thường chọn phương pháp cho ép chung nhiều tróng nhiều mái nhưng thường thì con tróng phải nhiều hơn con mái.

Sau khi chuẩn bị xong thi ta thả cá trong và cá mái vào trong hồ đẻ và cho ăn bình thường không cần phả che đậy nếu mặt hồ nhỏ thì ta phải bơm oxy khoang 1 vài ngày sau thì ta thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ, khi bị rượt đuôi cá tróng sẽ cọ mình vào bụng cá mài thì cá mài sẽ đẻ trứng và cá trống sẽ sản sinh ra tinh trùng để thụ tinh cho những trứng đó, khi đẻ cá mái lội đến chổ có nhiều rong hoặc rễ lục bình khi trứng đẻ ra sẽ bám vào đó, cá đẻ trứng tất nhiều ta có thể nhìn thấy rất nhiều trứng tròn nhỏ bằng đầu chưng nhan trong suốt nằm rời rạc bám trên hồ, trên rong hoặc trên rễ lục bình.

Cách sinh sản nhân tạo

Ta có thê cho sinh sản nhân tạo băng cách chuẩn bị một cái tô hay một cái chén lớn, dưới đáy tô ta lót nhiều rong, tảo, rễ lục bình đổ nước săm sắp trước tiên ta bắt cá tróng một tay nhẹ nhang cầm cá đặt trong tô đã chuẩn bị trước tay kia dung ngón tay vuốt dọc theo bụng cá ta thất cá trống sẽ tiết ra rất nhiều dịch màu trăng như nước cơm vo làm cho tô nước trở nên đục, kế đó ta có bắt con mái cũng làm tương tự như vậy cá mái sẽ đẻ trứng vào tô làm song ta chỉ cần mang nguyên tô đó đặt vào một hồ rong sau vai ngày cá sẽ nở.

Do cá vàng rất dê đẻ nên có khi chỉ cần thay nước hô thì chúng cung đẻ, ban đừng ngạc nhiên khi vùa thay nước hồ xong thì nước đã bị đục như nước vo gạo bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy cá trứng cá vàng trong hồ của bạn và đó là nguyên nhân làm cho hồ trở nên đục như vậy.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Ba Đuôi Khỏe Mạnh

Hướng dẫn chọn cá ba đuôi đẹp, sinh sản tốt

Trong cách nuôi cá ba đuôi, việc đầu tiên để quá trình nuôi diễn ra suôn sẻ và giúp cá sinh sản tốt, bạn cần chọn những chú cá ba đuôi khỏe mạnh. Dấu hiệu của những chú cá khỏe mạnh dễ nhận biết như:

– Màu sắc tươi, không bị nhợt nhạt, có vảy, vây lành lặn.

– Chú cá vô cùng hoạt bát, nhanh nhẹn và sở hữu dáng bơi cân bằng.

– Có ngoại hình đẹp, linh hoạt, nhanh nhẹn và bơi không ngừng nghỉ.

– Không chìm ỉm dưới đáy hồ, hoặc ngoi lên trên mặt nước để ngáp thường xuyên.

Cách nuôi cá ba đuôi không cần oxy nhưng vẫn mau lớn

Có rất nhiều cách nuôi cá ba đuôi đẻ nhiều, khỏe mạnh. Về cơ bản, cần hết sức lưu ý những vấn đề sau để chúng phát triển tốt nhất:

Bể nuôi cũng là yếu tố quan trọng để giúp cá ba đuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Bạn nên chuẩn bị cho chúng loại bể nuôi có bề mặt phẳng thay vì bể tròn nhỏ. Các dạng bể sau: dạng tủ, bể kính, hồ thủy sinh,… rất hợp để nuôi loài cá này. Một số lưu ý khi sử dụng bể nuôi để giúp cá phát triển tốt nhất:

Để khử sạch và làm sạch bể nuôi hiệu quả, bạn có thể áp dụng cách sau: Ngâm chuối xiêm chín vào bể bơi và để chúng trong khoảng ba ngày. Cách này khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng.

Khử mùi clo có trong nước, bạn nên bật máy lọc nước liên tục trong ba ngày và chiếu đèn sáng vào. Nếu như bể nuôi làm từ xi măng thì cần thời gian để lọc nước lâu hơn.

Nếu muốn sử dụng bể cũ để tiết kiệm chi phí, bạn hãy đổ ngập nước vào bể và pha thêm khoảng 1 – 2kg muối hột và ngâm trong vòng hai ngày. Cách làm này sẽ giúp các mầm bệnh tồn tại trong bể sẽ được loại bỏ nhanh chóng để cá không bị dính nhiều dịch bệnh từ bể nuôi.

Vì các chất tẩy rửa hóa học khá khó thoát khỏi bể nuôi, nên bạn cần hạn chế sử dụng chúng để làm sạch bể nuôi. Đây cũng chính là một trong các lý do thường gặp khiến cá ba đuôi chết đột ngột vì phải hít chất tẩy rửa quá nhiều.

Sau khi bể nuôi đã được làm sạch và giảm dịch bệnh, bạn cũng có thể đặt một số tiểu cảnh vào trong bể (sỏi, cây, rong xanh…) để tạo môi trường thoải mái cho cá phát triển tốt.

Về thức ăn cho cá cần bổ sung và thực hiện như sau:

Thức ăn: Nên chọn hai loại thứ ăn phổ biến gồm dạng mảnh và dạng viên.

Thời gian: Hợp lý là không quá 3 phút.

Đối với cá nhỏ: Hãy cho cá ăn theo lượng được hướng dẫn, mỗi ngày cho ăn từ 2 – 3 lần.

Đối với cá lớn: Mỗi ngày cho chúng ăn 1 lần là đủ lượng dinh dưỡng.

Những sai lầm khiến nuôi cá ba đuôi bị chết

Để nuôi cá ba đuôi phát triển tốt cần lưu ý để tránh các sai lầm thường gặp sau:

Cá cần có một không gian thoải mái để bơi lội và phát triển tốt. Vì nếu như bể quá chật sẽ khiến chúng không thoải mái và dễ nhanh chết vì mật độ quá dày đặc.

Cá ba đuôi cũng hay thải ra nhiều chất bẩn gây hại, nên khi bể quá nhỏ sẽ không giải quyết được vấn đề thải độc chất.

Bạn cần lưu ý, mỗi loại cá vàng cần khoảng 60 – 80 lít nước để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Vì thế, nếu bể của bạn là 120cm*50cm*50cm tương đương 300 lít thì nên nuôi 4 – 6 chú cá tùy size. Còn nếu nuôi nhiều hơn cho phép, sẽ không đủ lượng nước và khí oxy để chúng có thể sinh sống được.

Cá ba đuôi thải rất nhiều ammonia, vô cùng độc hại cho cá.

Nếu như không trang bị máy lọc, cơ thể cá sẽ dễ bị nhiễm độc và chết. Vì thế, để chúng có môi trường tốt để phát triển cần được lọc khí đều đặn và thường xuyên.

Vì khi cá ăn quá nhiều sẽ thải rất nhiều ammoniac, do đó nếu lượng thức ăn thừa nhiều cũng sẽ làm tăng lượng chất độc hại này cho cá.

Khi ăn nhiều cũng sẽ khiến cá dễ bị táo bón và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Nên cho cá ăn khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần cho ăn phải hết trong vòng 1 phút.

Việc thay nước cần được tiến hành một cách đều đặn để loại bỏ hết các chất độc hại và thức ăn thừa ở bể cá. Tạo cho cá nước nuôi trong lành để chúng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Ánh sáng rất quan trọng để duy trì và hoàn thiện màu sắc ở cá vàng. Nó còn ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là chuyển hóa Vitamin D, canxi. Rất nhiều chủ nhân đã quên đến yếu tố ánh sáng khiến cá yếu dần và nhanh chết.

Bạn nên nhớ rằng, trong cách nuôi cá ba đuôi tuyệt đối không nuôi chung với các loại cá khác vì rất dễ gây đá đấu lẫn nhau, thậm chí gây chết cá khi không được để ý thường xuyên. Các loại cá nên nuôi chung với cá ba đuôi như: ranchu, oranda, ruykin…có cùng kích thước.

Đừng vì giá thành mà chọn mua các loại cá kém chất lượng ở các chợ, các cửa hàng không uy tín, vì chúng rất nhiều mầm bệnh và khó nuôi. Nên mua ở những cơ sở quan tâm đến chất lượng cá (Nguồn, vận chuyển, cách ly, chăm sóc…) có uy tín trên thị trường.

Thông Tin Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng ( Cá Ba Đuôi)

Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này

Giới thiệu về cá vàng

Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Video cá vàng – cá ba đuôi

Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nayđã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian.

Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàngcũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Clip cá vàng bơi trung tăng ăn mồi

Thức ăn của cá vàng

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp.

Cárất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

Tập tính sống và hình thức sinh sản

Cá đực xuất hiện những nốt sần đẹp ở phần nắp mang, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái.

Ở cá cái thì bạn cũng có thể nhận thấy một cách khá là dễ dàng khi thấy phần bụng của cá to hẳn lên và lệch về một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra.

Sau khoảng thời gian giao hoan, cá cái sẽ tự chui vào các đám cây để tiết trứng, cùng lúc đó cá đực cũng luôn bám sát cá cái để tiến hành quá trình thụ tinh cho trứng của mình.

Cá vàngcó khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ.

Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày.

Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ.

Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C.

Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Phân loại các dòng cá

Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:

Thân dài, vây đuôi đơn:

Cá vàng thông thường (Common Goldfish) Cá vàng sao chổi (Comet) Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin) Cá vàng đuôi bướm (Jikin) Cá vàng đuôi công (Tosakin) Cá vàng Wakin (Wakin) Cá vàng đuôi voan (Veiltail) Cá vàng đầu lân (Oranda) Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​) Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor) Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) Cá vàng đuôi quạt (Fantail) Cá vàng ngọc trai (Pearlscale) Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye) Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial) Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​ Cá vàng sư tử (Lionhead) Cá vàng Lan Thọ (Ranchu) Cá vàng Lan sư (Lionchu) Cá vàng Thọ tinh Cá vàng Pompon Cá vàng Lưu kim Cá vàng gấu trúc

-Ngoài ra còn có một số giống cá khác: cá vàng xà cừ,…

Trong bài viết nếu như có thông tin đang chưa chính xác về các dòng cá vàng mong Quý đọc giả góp ý cùng Kinh Nghiệm Quý để xây dựng một thông tin chung gửi đến Quý đọc giả. Xin cảm ơn