Giá Tiền Cá Bống Tượng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Giá Cá Bống Tượng Hiện Nay

Chúng tôi chuyên cung cấp Cá Bống Tượng được đánh bắt tự nhiên, thịt vị dai, ngọt thường kho cùng tương hột, thịt ba chỉ, làm thịt cá săn lại, ăn ngon lạ lùng.

Quy cách: Cá Bống Tượng hàng sống nguyên con còn bơi. Giao hàng toàn quốc.

Giá bán Cá Bống Tượng

size 0.1-0.2kg/con 380.000/kg

size 0.9-1kg/con 530.000/kg

Hãy liên hệ với http://cungcaphaisantuoisong.com/ để có giá tốt nhất !

Mua Cá Bống Tượng ở đâu?

Cá Bống Tượng có màu đen điểm thêm vằn nâu, nhìn xấu xí với cái đầu bự chảng so với thân hình.

THÔNG TIN CÁ BỐNG TƯỢNG:

Thịt cá nấu lên trắng tinh như thịt gà, lại dai và ngọt lạ lùng.

Phần má con cá, cũng là phần thịt ngon nhất. Thế nhưng, đối với cá bống tượng thì bộ lòng mới chính là đặc sản. Con cá càng lớn thì lá Gan càng to, gan cá màu vàng như gan gà, ăn vừa bùi vừa béo.

Bao tử cá rất dày, giòn rụm như một miếng cơm dừa, càng ăn càng thấy ngon.

Cá bống tượng có tập tính sống tầng đáy, môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá đỡ, cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. Cá bống tượng thường ban ngày ít hoạt động và thường vùi mình dưới bùn, hoạt động tích cực vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày.

MÓN NGON TỪ CÁ BỐNG TƯỢNG:

Cá bống tượng rất hợp với tương hột, con lớn chưng tương với nấm mèo, bún tàu, hành, gừng, thơm không sao kể xiết. Gặp loại cá nhỏ cỡ chừng gang tay đem kho với tương hột làm thịt cá săn lại, kèm thêm thịt heo ba rọi cho béo thì tô cá bống tượng đánh đổ nồi cơm. Mà mùa rộ của cá là những tháng Tết, tiết trời se lạnh, ăn cơm cá kho mới ngon làm sao!

Ngoài ra Cá Bống Tượng có thể bóp gỏi và nấu cháo. Miếng thịt gỏi cá dai và thơm ngọt đánh tan cảm giác nghi ngại ban đầu. Không hề có cảm giác là mình đang ăn đồ sống, nhất là cái vị ngòn ngọt chan chát của lá sung và đinh lăng ăn kèm trong cuốn gỏi.

1. Cá Bống Tượng hấp nấm

250gr cá bống tượng

200gr nấm rơm.

1 nhánh thì là.

1 quả ớt sừng.

1 thìa súp dầu hào.

1 thìa cà phê hạt nêm.

2 thìa cà phê đường.

1/2 thìa cà phê tiêu.

1 thìa súp dầu ăn.

Nguyên liệu để chế biến món cá bống tượng hấp nấm:

Cá bống đánh vảy, móc ruột, rửa sạch, thái làm đôi, để ráo.

Nấm rửa sạch, cắt cuống, chẻ đôi, ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút.

Cách làm:

Ướp cá với dầu hào, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn khoảng 10 phút, để cá ngấm gia vị. Sau đó, đặt cá vào đĩa dài hay bầu dục, đem hấp trong tủ nấu cơm khoảng 15 phút.

Khi cá chín cho nấm rơm vào, sử dụng tủ cơm công nghiệp hấp thêm 5 phút nữa rồi cho hành lá thái khúc dài khoảng 5-6cm và ớt sừng thái lát.

2. Cá Bống Tượng hấp dầu hào:

Một con cá bống tượng khoảng 700g đã làm sạch;

Hành lá, hành cọng cắt sợi: 100g;

Dầu hào: hai muỗng canh;

Dầu mè: 1/2 muỗng canh;

Nước tương: hai muỗng canh;

Đường: 1/2 muỗng cà phê;

Gừng củ nhỏ cắt sợi; dầu ăn.

Bắc chảo, đổ dầu ăn vào để nóng, bỏ gừng và hành lá vào đảo sơ.

Nguyên liệu (hai người ăn):

Cá làm sạch, khứa ba-bốn đường trên mình theo chiều ngang, đặt vào nồi hấp. Trộn dầu hào, dầu mè, nước tương, đường cho tan và đổ lên mặt cá, hấp khoảng 40 phút cho cá thấm. Đun sôi dầu để rót lên cá.

Sau khi cá chín, bày cá ra đĩa.

Chế biến:

Chế dầu lên để tạo độ béo và bóng cho cá.

Trang trí hành lá, gừng (đã chiên), ớt xắt sợi.

* Mách nhỏ: Một số bà nội trợ thường hấp cá trước, sau đó mới đổ các gia vị vào, như thế cá sẽ bị mềm, bở. Bạn nên hấp chung với gia vị. Món này ăn liền, không nên hấp đi hấp lại nhiều lần, cá sẽ bị khô.

GIAO HÀNG TẬN NƠI TRONG NỘI THÀNH GIÁ CẢ CẠNH TRANH ********TỔNG HÓA ĐƠN HƠN 500 NGHÌN GIAO HÀNG MIỄN PHÍ ***********

GIÁ LUÔN THAY ĐỔI TỪNG THỜI ĐIỂM

CHÚC CÁC BẠN NGON MIỆNG VỚI HẢI SẢN TƯƠI NGON TỪ chúng tôi

Địa chỉ:

Trụ sở chính: Khu Phố Định Thọ 1, TT Phú Hoà, H. Phú Hoà, Phú Yên

Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng

CN1: DNTN Hải Việt, Km3, Nguyễn Tất Thành, TP Nha Trang, Khánh Hoà

SĐT: 0913433587 (Mr. Thành)/ 0903732293 (Ms. Hiền)

CN2: số 80/28, Đường số 9, Kp 5, P. Hiệp Bình Phước, Q Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

ƯU ĐÃI CHO: KHÁCH HÀNG ĐẶT HÀNG TRƯỚC 1 NGÀY ĐƯỢC GIẢM GIÁ 10K/KG

********CAM KẾT CHẤT LƯỢNG:******** Bán đúng giá thị trường Đảm bảo cân đúng trọng lượng Chất lượng, luôn tươi sống, đảm bảo hợp vệ sinh, không dùng chất bảo quản. Phục vụ tất cả quý khách: Siêu Thị, Nhà Hàng, Quán Ăn, Trung tâm tiệc cưới, đám tiệc, gia đình,..

【7/2021】Cá Bống Tượng – Cá Bống Bóp Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 154,440】

Cá bống tượng là một loại cá bống với phần thịt tươi ngon có vị riêng và có giá trị kinh tế cao vì được nhiều người tìm mua. Đây là loại cá dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món như: cá bống tượng kho tiêu, cá bống tượng kho lá dứa.

Cá bống tượng thịt dai và ngọt

Giới thiệu thông tin cá bống tượng

Cá bống tượng là một loại cá chuyên sống ở sông nước ngọt thuộc hạ lưu sông Mê Kong. Đây là loại cá có kích thước lớn nhất trong số các loại cá bống nước ngọt hiện nay. Với thân hình thon và tròn mũn mĩm, cá bống tượng chứa nhiều thịt sau lớp da màu nâu lốm đốm các mảng màu đen tựa như da cá mú cọp. Cá bống tượng thường được tìm thấy tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và hiện nay đã được nuôi  thành công tại Quảng Nam.

Thức ăn của chúng là những loại động vật, chính vì thế cấu tạo hàm răng cũng là những răng sắc nhọn để có thể tiêu thụ được thức ăn. Đầu cá lúc nào cũng to hơn thân và nhỏ dần về phần đuôi. Để nhận biết được cá bống tượng chính gốc, có một đặc điểm dễ nhận dạng và không nhầm lẫn được ở đâu đó chính là ở phần đuôi có hình chữ V.

Địa chỉ bán cá bống tượng sống

Giá cá bống tượng sống

Giá cá bống tượng:

+ Size 0.5 – 0.9 kg/con : Giá bán : 480k/kg

Quy cách: Cá bống tượng sống nguyên con – giao hàng tận nơi

Các món ăn ngon với cá bống tượng: Có nhiều món ăn ngon và nổi tiếng từ nguyên liệu cá bống tượng sống của hải sản Ông Giàu như: Cá bống tượng kho tiêu, cá bống tượng chưng tương. Cách chế biến cá bống tượng không hề khó, nếu bạn cần biết cá bống tượng làm món gì ngon hãy để Ông Giàu tư vấn cho bạn 2 món ăn với cá bống tượng như trên. Cả 2 món ăn trước khi chế biến bạn đều cần chọn được mặt hàng cá bống tượng ngon và phải đảm bảo còn sống thì thịt mới đạt chất lượng tốt nhất. Sau đó sơ chế bằng cách bỏ ruột, làm sạch nhớt cá và đánh vảy, loại bỏ mang và tiến hành ướp cá với đầy đủ gia vị rồi đem bắt lên bếp lửa nấu những món thật ngon.

Cá bống tượng làm nguyên liệu nấu nhiều món ngon

Gọi Hotline để đặt hàng cá bống tượng sống nguyên con và giao hàng tận nơi nếu quý ở tại các quận TpHCM và công ty còn có đóng hàng sống chuyển đi cả nước. Hải sản Ông Giàu đảm bảo chất lượng cá bống tượng sống nguyên con đến quý khách hàng.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thương phẩm ( Oxyeleotris marmoratus Bleeker)

1. Nuôi CBT ở ao:

a. Chọn ao nuôi CBT:

Có vị trí phải gần nơi có nguồn nước sạch dồi dào, cung suốt thời gian nuôi cá (nước pH 7-8,3, nước không bị nhiễm độc, nước có cây), ao có nước lưu thông tốt thì nuôi mật độ nuôi càng cao. Đất phải giữ được nước, đất không có phèn tiềm tàng. Ao có nước thủy triều lên xuống hàng ngày nuôi cá càng tốt. Ao có diện tích 50-2000m vuông tốt nhất 300-400m vuông, nước sâu trung bình 1,5-1,8m.

b. Cải tạo ao nuôi CBT:

+ Sên vét sình bùn còn đến đáy trơ, nơi không có nước phù sa, đáy ao còn lớp bùn loãng 0,1m.

+ Xâm chặt các hang, mội, tu sửa bờ đập cao hơn mực nước cao nhất hàng năm 0,5m.

+ Ao có bộng, đầu cấp nước vào, đầu thoát nước ra càng tốt. Nếu bộng ở về một phía thì có bộng dưới thoát nước đáy ao ra, bộng trên lấy nước từ mặt sông vào hoặc có thể làm một bộng nhựa ở sát đáy ao có co điều tiết nước theo yêu cầu.

+ Bón vôi bột 7-15kg/100 m vuông ao tùy đất ao phèn nhiều ít, phơi nền đáy ao được 3-7 ngày càng tốt.

c. Giống CBT:

– Chọn giống CBT tốt: cá đều cỡ, cá khỏe mạnh, không thương tật, dị hình, cá không bị chích điện, mắc câu, mắc lưới.

+ Đầu và mình cá cân đối, màu sắc sáng rõ. Cá không có vết trầy, vết do các vật bám, nguyên đuôi và vi, cá còn nguyên nhớt. Bụng và rốn cá không đỏ. Cá không có ký sinh trùng đeo bám. Lật ngửa cá lên thì thấy cá phồng mang, đuôi xòe. Cá đang ở trong nước thì nằm sát đáy. Ngâm cá vào xanh metylen thì không có vết thấm màu.

Chọn giống CBT tốt để nuôi có ý ngĩa rất quan trọng cho thành công nuôi cá, nếu còn cá yếu, cá bệnh sẽ lây lan cả đàn cá nuôi. Khi đem CBT về, không nên thả thẳng vào nơi nuôi mà tiếp tuyển chọn lần cuối: Cho các vào một phạm vi nhỏ một góc ao mương, thời gian 10-15 ngày, cho cá ăn đủ, kiểm tra cá khỏe, tốt thì thả nuôi chung với nhau.

– Cỡ CBT đều cỡ: 50-70g, 80-100g, 110-150g, 160-200g nuôi chung một nơi cá lớn đều hơn.

+ Mật độ cá nuôi 3-10 con/m vuông: Nơi nước lưu thông liên tục 8-10 con/m vuông, nơi nước lưu thông theo thủy triều 4-5 con/m vuông, nơi có nước lưu thông ít 1-2 con/m vuông. Cá trước khi thả vào ao được tắm bằng nước muối 2-3g/ lít 10-15 phút hoặc formol 25ml/m khối nước, thuốc tím 20g/m khối nước 15-30 phút, nếu còn ký sinh trùng gỡ bằng tay.

– Trong ao nuôi CBT còn thả nuôi ghép cá tép làm thức ăn ở tại chỗ cho cá:

+ Ương nuôi tép ở ao nuôi CBT.

+ Ương nuôi cá sặt bướm, cá bảy màu chung với CBT.

+ CBT sống ở đáy, thích ăn các loài cá sống ở đáy: cá trôi Ấn Độ, cá hường. Thả thử 10% cá sống làm thức ăn, sau 5 ngày cá trôi và cá hường không còn, riêng cá mè Vinh còn một phần. Nếu các giống cá trên giá thành sản xuất 5000-7000đ/kg, hệ số thức ăn là 6 thì nuôi CBT vẫn còn lời.

d. Cho CBT ăn:

– Nuôi ghép cá tép tạo thức ăn ở tại cỗ cho CBT.

– CBT thích ăn thức ăn tươi sống, thức ăn ương thối cá không ăn, cá có ướp chất hóa học cá thường bị bệnh, cắt thức ăn vừa cỡ cho cá ăn, bỏ ruột.

– Tùy thực tế mà tăng giảm lượng thức ăn, cho ăn thức ăn vào sàn, kiểm tra sau 1 giờ, cho cá ăn ngày 3 lần sáng, chiều và tối.

– Cỡ cá nhỏ hơn 10g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 8-12.

– Cỡ cá 10-12g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 6-10.

– Cỡ cá 20-50g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 4-8.

– Cỡ cá 50-100g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 3,5-6.

– Cỡ cá 100g/con, tỷ lệ % thức ăn so với trọng lượng cá 3-5.

e. Quản lý chăm sóc CBT nuôi:

– Thường xuyên thay nước sạch cho CBT, loại bỏ nước dơ: nếu sử dụng nước thủy triều thì khi nước ròng 2/3 sông chênh lệch nước ao và sông lớn, rút bộng ra nước chảy mãnh thải các chất dơ từ đáy ao ra sông. Khi nước lớn 2/3 sông, lấy nước mới vào, nước sông lớn đã hòa loãng giảm độ dơ, lấy nước sạch vào ao, kích thích cá phat triển. CBT nuôi ở nước tốt lớn nhanh hơn nước xấu, nuôi ở nước lưu thông lớn nhanh hơn nước tĩnh 24-29% và nước lưu thông nhiều nuôi mật độ càng cao.

– Đảm bảo chất lượng thức ăn là động vật cho CBT là tươi, không ướp hóa chất, số lượng cho ăn đủ, không để thức ăn dư.

– Tạo điều kiện cho cá bắt mồi liên tục, ngày và đêm: cá thường sống ở đáy làm thức ăn tự nhiên cho cá hoặc đưa cá sống từ đáy ao sang mé ao, bằng tạo mé cỏ tối nước nước dầy ở từng đoạn mương ao (thả lục bình ở nơi yên tĩnh). Khi cá đã sống ở mé ao, cá giảm bệnh, cá tép con ban ngày trú vào rong cỏ sẽ làm mồi ăn trực tiếp cho CBT. Nuôi CBT mà cá không có đớp mồi ban ngày là điều kiện sống ở ao mương chưa tốt.

– CBT là cá dữ nhưng nhát, ban ngày nằm sát đáy ao, hay hốc nên dễ bệnh ký sinh trùng (mỏ neo, rận cá,…) làm cá chậm lớn. Dùng lá xoan bó thành bó treo ở đầu cống nước ra vào hoặc dùng Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) liều lượng 0,7-10g/m khối nước tắm cá 10-15 phút, sau đó cho nước mới vào, cứ 3 ngày làm một lần đến khi cá hết bệnh.

– Nuôi CBT ở ao nếu tạo điều kiện cho cá ăn và nước tốt, lưu thông thì cá lớn như nuôi ở bè, cá ít bệnh so với bè.

f. Thu hoạch CBT:

– Thu tỉa thì dùng lọp, thả mồi bắt.

– Thu cuối vụ thì tát cạn, CBT thường lặn sâu vào đáy bùn có khi đến 1m, khó bắt. Cần tát cạn vào chiều mát, mò bắt sơ bộ CBT có ở ao, sau đó dùng chuối cây trang ao cho bằng, cho nước vào 5cm, nửa đêm và gần sáng CBT ngóc nằm ở mặt bùn, dùng đèn soi bắt. Có nơi còn dùng dòng nước chảy bắt cá vào đêm.

2. Nuôi CBT ở ao gắn với bè lồng:

Do điều kiện nuôi ở từng nơi, nuôi ở lồng thì vào mùa khô lượng nước ở sông rạch thấp, nước thường bị ô nhiễm, nuôi CBT thường dễ bị bệnh và cá chậm lớn, thời gian này lồng bè thường được sửa chữa và nuôi loại cá khác. CBT thịt được nuôi ở ao vào thời gian này, cá đạt cỡ 200-300g. Khi nước ở sông rạch tốt, đưa cá nuôi từ ao mương ra lồng bè nuôi vỗ béo để cá lớn nhanh, sạch, bán được giá cao. Cần có kết hợp chặt chẽ nuôi CBT ở ao và lồng bè là nâng cao hiệu quả của nuôi CBT. Kỹ thuật như phần nuôi ở ao và ở lồng bè.

3. Nuôi CBT ở ruộng lúa:

– Ruộng lúa nuôi cá trắng (mè trắng, chép trôi, mè vình, rô phi, hường …) các loại cá này chủ yếu ăn rong cỏ, mùn bả hữu cơ, sinh vật phù du. Chưa có loại cá ăn tép, cá tạp, động vật nhỏ có ở trong nước, khi đó loại cá tép con ngày có ở trong ruộng lúa rất nhiều. Khi chuẩn bị vụ lúa Đông Xuân mỗi ha có từ vài chục đến vài trăm kg cá tép vụn có thể làm thức ăn tốt cho CBT.

– Mật độ thả ghép: 1 con/5-10m vuông ruộng.

– Tạo điều kiện cho CBT ăn mồi tự nhiên ó ở ruộng: từng đoạn mương bao, chọn nơi êm, thả lục bình dầy làm nơi tối nước để CBT sống, cá tép tự nhiên vào cỏ trú, làm mồi ăn tự nhiên cho CBT.

– Cuối vụ thu hoạch cá trắng, có sản lượng cao, giá trị thấp, song giá trị CBT nuôi ghép lại cao hơn hẳn cá trắng nuôi chính.

4. Nuôi CBT ở lồng bè.

a. Chọn nơi nuôi CBT:

– Nước sông rạch, hồ chứa sạch, có dòng chảy đều, nước tốt suốt thời gian nuôi, lưu tốc nước 0,2-1m/giấy. Nơi có đủ nguyên liệu làm thức ăn cho cá.

– Cần tránh: Nơi nước nông cạn, nước không chảy, không có gió. Nơi nước chảy quá mạnh, sóng to, gió lớn, tàu bè qua lại nhiều, có tiếng động mạnh và cản trở giao thông. Nơi có nguồn nước nhiễm bẩn thuộc nông nghiệp, chất thải từ đồng ruộng, công nghiệp, nước phèn, nước đen. Nơi khúc quanh cửa sông, mùn bả hữu cơ tích tụ nhiều. Nơi có quá nhiều rong cỏ. Nơi có quá nhiều lồng bè đặt gần nhau.

b. Thiết kế lồng bè:

– Nuôi CBT nên làm lồng bè loại nhỏ: 1×1,5×1,2m 3x4x1,5m dễ xử lý quá trình nuôi. Nguyên liệu có thể bằng tre gỗ.

– Bè đóng kín 3 mặt: đáy và 2 bên hông, mặt trước và mặt sau đóng lưới hoặc nẹp tre, gỗ có kẽ thưa.

c. Thời vụ thả cá:

– Tùy môi trường nước và giống CBT có ở từng nơi mà thời vụ thả cá nuôi có thay đổi, thông thường từ tháng 6-7 đến tháng 12.

– Cỡ cá theo quy cỡ của sản xuất cá giống hay bắt tự nhiên: 50-70g, 80-100g, 160-200g. Mật độ thả từ 20-80 con/ m vuông, thông thường 25-40 con/ m vuông.

– Chất lượng giống cá trước khi thả phải thật tốt, cá đều cỡ, cá được khử trùng bằng nước muối 3-4%, tắm trong 15-20 phút hoặc Malachite green (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) một phần triệu.

d. Thức ăn:

– Tận dụng thế mạnh thức ăn có ở địa phương: tôm tép, cá nhỏ, trùng, ốc, cua, … cho cá ăn trực tiếp. Thức ăn phải tươi, không được muối hóa chất. Khi nguồn thức ăn này giảm, giá cao, có thể thay một phần bằng thức ăn hỗn hợp.

+ Bột cá : 30-35%

+ Cám, bột gạo, mù, bắp: 55-60%

+ Dầu cá : 7-10%

+ Bột lá gòn : 3-5%

Công thức 2:

+ Bột cá : 30-35%

+ Cám, bột gạo, mù, bắp: 50-60%

+ Trùn đất băm nhỏ : 7-10%

+ Bột lá gòn : 3-5%

Lượng thức ăn hàng ngày 5-10% trọng lượng cá nuôi trong bè.

Thời gian cho ăn vào sáng sớm và chiều tối.

Thức ăn cho vào sàn, treo lơ lửng trong lồng bè, cách mặt nước 40-50cm. Mỗi bè lồng có 1-3 sàn ăn.

Có thể nuôi cá sống: cá săt, cá hường, cá trôi, rô phi, cá 7 màu, ốc, nhái làm thức ăn cho CBT.

e. Chăm sóc quản lý:

– Cho cá ăn đủ, đều, không để thức ăn dư thối.

– Hàng tuần cọ rửa lồng bè một lần và cọ vét thức ăn dư rơi vãi, phù sa ở đáy bè.

– Nếu cá bị bệnh trùng mỏ neo, dùng lá xoan bó thành bó để dưới đáy bè, nước lá xoan tiết ra làm trùng rơi khỏi cá.

– Nếu cá bị bệnh tuột nhớt, cuốn nhớt làm cá chết hàng loạt và nhanh chóng: cần chú ý nguồn nước qua bè nuôi chất phải tốt, không làm xây xát cá khi chuyển về bè. Thời kỳ đầu bệnh có vết trắng ở đuôi, sau đó lan dần toàn thân cá. Phòng bệnh không nên nuôi cá mật độ quá dầy, không làm xây xát cá. Dùng vôi bột 1-2kg/ m khối nước treo ở đầu nguồn nước: trị: ngâm cá trong clorua vôi nồng độ 1ppm. Tắm cá bằng Treptomycine 25mg/l trong 30 phút đến 1 giờ. Có thể dùng cao su bịt hai đầu bè cho thuốc vào bè tắm cá.

f. Thu hoạch:

– Cá nuôi sau 5-7 tháng đạt cỡ trên 400g/con thì thuhoạch.

– Hàng tháng nên đánh tỉa cá đạt tiêu chuẩn một lần. cá chưa đat nên tiếp tục nuôi và bổ sung giống.

– Cuối vụ thu hoạch tổng thể, vệ sinh bè lồng, chuẩn bị cho vụ nuôi sau.

Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt – Dương Tấn Lộc – NXB TPHCM 1. Xây dựng ao:

– Ao nuôi nên đặt gần nguồn nước đế cấp và thoát dễ dàng.

– Vùng đất ít bị nhiễm phèn.

– Gần nhà để dễ quản lý và chăm sóc.

– Diện tích ao thích hợp từ 200-500m2, sâu 1,2-1,5m

2. Cải tạo ao:

– Sên vét bùn đáy, lấp kín hang hốc, lỗ mọi.

– Rào lưới xung quanh bờ ao, phòng tránh cá thoát ra ngoài.

– Bón vôi bung CaO từ 7-10kg/100m2 để nâng pH đất, diệt tạp và mầm bệnh.

– Diệt cá dữ bằng dây thuốc cá với liều lượng 1kg/70m3 nước. Sau đó lấy nước vào qua túi lọc bằng vải KT.

– Kiểm tra pH, khi pH đạt 7-8 thì tiến hành bón phân gây màu bằng:

+ Phân vô cơ: DAP + Urê (tỉ lệ 1:1) với liều lượng 2kg/1.000m2

+ Phân hữu cơ: phân chuồng đã ủ hoai (với 2-3% vôi CaO) liều lượng 80 kg/100m2

Sau khi bón phân khoảng 5-7 ngày thấy nước có màu xanh đọt chuối non (độ trong 40-50cm) thì tiến hành thả giống.

3. Thả giống:

Chọn cá khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, bơi lội linh hoạt, cơ thể không xây xát. Cá giống cỡ 10-12 con/kg, thả mật độ từ 2-3 con/m2.

Nên thả giống lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Cá mới mua về trước khi thả cần tắm qua dung dịch muối có nồng độ 2% trong thời gian 5-10 phút để loại trừ kí sinh và sát trùng vết thương do xay xát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.

4. Chăm sóc và quản lý:

– Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn tươi sống (tôm, tép, cá, thịt, ốc, hến…) được cắt nhỏ để cho cá dễ ăn (thức ăn cần được rửa sạch).

– Cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm (6-7h) và chiều mát (18-19h), lượng thức ăn mỗi ngày bằng 3-5% tổng trọng lượng đàn cá trong ao.

– Dụng cụ cho cá ăn là sàng tre đan thưa, nhẵn hoặc bằng sàng lưới cước được đặt cách mặt nước 40-50cm.

– Sau khi cho cá ăn khoảng 30phút đến 1giờ kiểm tra lại sàng ăn để xem khả năng cá ăn mồi, qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp ở lần kế tiếp.

– Phải chà rửa sàng ăn mỗi ngày để tránh nấm, sinh vật ký sinh, vi khuẩn bám có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cá.

– Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, chống rò rĩ và mưa tràn bờ thất thoát cá. Cần kiểm tra pH của ao nhất là sau những trận mưa lớn.

– Hàng ngày thăm ao vào lúc sáng sớm quan sát hoạt động của cá và kiểm tra môi trường nước để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Thường xuyên thay nước mới để đảm bảo nước tốt. Lượng nước thay khoảng 20% lượng nước có trong ao.

5. Phòng bệnh:

Định kỳ 10 ngày dùng vôi bột với liều lượng 5g/m3 hoà nước tạt để ngừa bệnh cho cá.

Thường xuyên bổ sung vitamine C để tăng sức đề kháng cho cá và định kỳ trộn tỏi vào thức ăn với liều lượng 4-5g/kg thức ăn để phòng bệnh đường ruột cho cá.

KS. Nguyễn Thị Thy Nga – Khuyến ngư Kiên Giang, 3/5/2006

Nhấn vào đây để xem các tin kỹ thuật nuôi cá bống tượng

Niềm Vui Nhờ Cá Bống Tượng

Sau một thời gian rớt giá, đến thời điểm hiện tại, cá bống tượng đột ngột lên giá, giúp cho những hộ “bám nghề” rất phấn khởi.

Cá từ 1 con/kg trở lên hiện đang có giá 520 ngàn đồng/kg. Bà con nuôi cá bống tượng đang tất bật thu hoạch để bán được giá.

Hộ anh Nguyễn Minh Cảnh (ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) đã thành công khi quyết tâm bám trụ với mô hình nuôi cá bống tượng. Anh Cảnh nhớ lại khoảng thời gian giá cá “rẻ mạt”. Cá bống loại nhất chỉ có hơn 200 ngàn đồng/kg. Anh Cảnh trần tình: “Có thời điểm không dám cho cá ăn nhiều, vì sợ cá lớn quá lại không bán được giá. Mà bán rẻ thì lỗ vốn”.

Niềm vui trúng mùa, được giá của người nông dân. Nhiều con có trọng lượng trên 1kg.

Vào thời điểm cá không được giá, anh không dám nuôi dày mà chỉ thả nuôi với mật độ 5 con/m2 để tiện cho việc chăm sóc và hạn chế rủi ro, ao nuôi có đáy sâu từ 1,2 – 1,4m, đáy ao bằng phẳng, diệt các loại cá tạp. Trong quá trình nuôi phải xử lý môi trường nước định kỳ, nhằm ngừa bệnh cho cá.

Đặc tính của cá bống tượng là thích chui xuống bùn để trốn nên muốn bắt chúng phải tát khô nước ao, bắt từng con, bắt nhẹ nhàng và phải nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch, nếu không cá sẽ bị ngộp và chết.

Anh Cảnh có hơn 1ha đất sản xuất, vào những thời điểm giá cá giảm, anh chuyển qua nuôi tôm, cua. Qua tìm hiểu, anh Cảnh biết được cá bống ngoài sống ở vùng nước ngọt thì có khả năng sống ở vùng nước lợ. Không bỏ qua cơ hội, anh tiếp tục đào ao và tìm con giống thả nuôi. Ngót nghét vậy mà anh đã gắn bó với con cá bống tượng trên 20 năm, nên anh đã “nếm” đủ thăng trầm của câu chuyện được mùa – mất giá.

Có những mùa người nuôi không dám “lên hầm” vì giá cá quá rẻ, nhưng anh Cảnh cũng như nhiều hộ dân nơi đây không hề bỏ cuộc, đến khoảng tháng 10/2017, giá cá bống có dấu hiệu tăng trở lại, anh bắt đầu cho cá ăn thúc để kịp bán.

Với cá từ 1 con/kg trở lên, anh bán với giá 520 ngàn đồng/kg; cá từ 700 – 900g có giá 460 ngàn đồng/kg. Anh Cảnh cho biết: “Cá dưới 700g tôi nuôi lại chứ không bán. Cá này khoảng tháng 5 là trên 1kg, lúc đó giá sẽ cao hơn”. Thu hoạch đợt 1 được 160 con, anh thu về trên 50 triệu đồng. Bằng cách sàng lọc, bắt cá lớn, chừa cá nhỏ nuôi tiếp, đến nay anh Cảnh còn lại 3 hầm cá, dự kiến sẽ thu hoạch trong thời gian tới. Nếu giá cả như hiện nay, anh Cảnh sẽ có hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi cá bống tượng.

Chị Lê Thị Lụa, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, cho biết: “Ở ấp Tân Thành này, hầu như hộ nào cũng có nuôi cá bống tượng, cá chình. Với giá cá như hiện nay, người nuôi cá bống phần nào đỡ vất vả”.